Ngày nay, bên cạnh những hoạt động du lịch truyền thống nhằmtìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và văn hóa như tham quan Đại Nội, lăng tẩm, đền miếu…thì hình thức du lịch sinh thái ở các vùng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Huế được biết đến là một thành phố du lịch nổi tiếng của miền Trung và cả nướcnhờ mang trong mình nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, cùng với các công trình lịch sử,các địa danh nổi tiếng Ngày nay, bên cạnh những hoạt động du lịch truyền thống nhằmtìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và văn hóa như tham quan Đại Nội, lăng tẩm, đền miếu…thì hình thức du lịch sinh thái ở các vùng phụ cận cũng là một trải nghiệm mới mẻ đốivới khách du lịch ở trong và ngoài nước Ở Huế, nhiều địa điểm nổi tiếng, trong đó cóvườn Quốc gia Bạch Mã, suối Tiên, suối Voi, khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân,vịnh Lăng Cô v v đang xây dựng và phát triển mô hình du lịch sinh thái Tuy nhiên,hiệu quả của hình thức du lịch này ở Thừa Thiên Huế còn chưa cao do thiếu vắng kếhoạch khai thác, quản lý và phát triển dài hạn Chính điều này đã gây ra tình trạng lãngphí nguồn tài nguyên tự nhiên, trong đó có cả hệ thống đầm phá giàu tiềm năng của địaphương
Với chiều dài gần 70 km và diện tích xấp xỉ 22 ngàn hecta - chiếm 4,3% tổng diệntích tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nổi tiếng là một lagoon ven
bờ có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những lagoon có bề mặt vực nướclớn nhất thế giới Hệ bao gồm một chuỗi 5 đầm phá nhỏ kế tiếp nhau: Phá Tam Giang,đầm An Truyền, đầm Sam, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai Đây là vùng có nhiều giá trị
về kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa, đặc biệt là sinh thái và môi trường rất đặc trưng
Từ lâu, hệ đầm phá này là nơi sinh sống của cư dân thuộc 32 xã ven vùng đầm phá Nhờ
điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn thủy hải sản phong phú và lối sống đặc trưng của
vùng văn hóa sông nước nên phá Tam Giang ngày càng được nhiều du khách ở trong vàngoài nước tìm đến Hiện nay, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh đầu tư và pháttriển hệ đầm phá này thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn liềnvới các yếu tố tự nhiên và văn hóa của vùng Tuy nhiên, quá trình này lại làm nảy sinhnhiều vấn đề tiêu cực, ảnh trực tiếp đến các giá trị sinh thái của vùng Thực tế đó đặt rayêu cầu cần phải xây dựng một mô hình du lịch sinh thái bền vững để vừa phát huy hiệuquả tiềm năng và lợi thế của vùng, vừa bảo tồn dài lâu môi trường tự nhiên và phát triểnngành du lịch Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi quyết
định lựa chọn vấn đề: “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm làm rõ tiềm
Trang 2năng, đánh giá thực trạng và bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển
du lịch sinh thái ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm kiếm thông tin và thu thập tài liệu để thực hiện đề tài này,chúng tôi nhận thấy có không ít sách, báo, tạp chí, luận văn nghiên cứu về vùng đầmphá Tam Giang – Cầu Hai nói chung và hoạt động phát triển du lịch của vùng nói riêng,tựu trung lại có thể chia thành ba nhóm nội dung cơ bản:
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và
đặc điểm sinh thái của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, điển hình như tác giả:
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2014) với “Đặc điểm môi trường và đa dạng của thủy sinh vật trong hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” đã trình bày khái quát về đặc
điểm môi trường cũng như sự đa dạng của thủy sinh vật trong hệ sinh thái của vùng đầmphá bao gồm đặc điểm môi trường từ các thông số đặc trưng như: Nhiệt độ, nồng độ pH,
NH4+, NO3−, Fe, Đồng thời, tác giả còn thống kê cụ thể và chi tiết số lượng loài sinhvật sống trong vùng đầm phá; qua đó, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về sự đadạng của hệ sinh vật Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đức Thạnh (2015) với nghiên cứu:
“Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” cũng cung cấp nhiều kiến
thức cơ bản về hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Giá trị tài nguyên, môi trườngsinh thái, thực trạng khai thác hệ đầm phá v v Công trình này còn làm rõ điều kiện kiếntạo địa chất, quá trình hình thành, phát triển và tiến hóa của Tam Giang - Cầu Hai cũngnhư trạng thái tồn tại hiện nay của hệ đầm phá - cửa biển Một bài viết khác của tác giả
Nguyễn Huy Anh (2012) có tên:“Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã trình bày tổng thể hiện
trạng môi trường nước ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, từ đó, đưa ra các kết luận
cụ thể về thực trạng của môi trường nước để có hướng khai thác và bảo vệ hệ đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai Nhà nghiên cứu Lưu Văn Diệu (2006) trong bài viết “Hiện trạng
và diễn biến chất lượng môi trường hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên – Huế)” cũng có đề cập đến hiện trạng và diễn biến chất lượng nước của hệ đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai trên cơ sở các kết quả điều tra trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm
2005 do Phân viện Hải dương học Hải Phòng nay là Viện Tài nguyên và Môi trườngBiển thực hiện Theo đó, các yếu tố về môi trường nước cũng như các đặc điểm sinhthái liên quan đến vùng đầm phá này được tác giả cụ thể hóa thông qua hệ thống các
Trang 3bảng biểu và độ pH,cũng như nồng độ các chất trong nước… Tuy nhiên, các thông sốnày lại luôn có sự biến đổi theo thời gian và có chiều hướng đi xuống, nghĩa là hiệntrạng và chất lượng môi trường hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ngày càng bị giảmsút, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh sinh môi trường
và hệ sinh thái của vùng Trong nhóm tài liệu thứ nhất này còn có khá nhiều bài nghiêncứu về sự biến động cửa biển cũng như sự thay đổi về thành phần loài ở vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai; trong đó tiêu biểu là hai bài viết:“Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự biến động cửa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” của Nguyễn Thám (2010) và
“Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Võ Văn Phú và Hoàng Đình Trung (2012).
Nếu như công trình khoa học đầu tiên chỉ rõ nguyên nhân gây xói lở bờ biển là do sóngtác động vuông góc với bờ tại các điểm mực nước cao hoặc nước dâng do bão, áp lựcsóng gây sạt trượt mái bờ thì công trình khoa học thứ hai lại tập trung nghiên cứu vềthành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh ThừaThiên Huế; qua đó, khẳng định thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Haikhá đa dạngvới 43 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ
Có thể thấy, các công trình nêu trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về vị trí địa lýcũng như đặc điểm môi trường tự nhiên và sinh thái của vùng đầm phá Tam Giang –Cầu Hai; từ đó, giúp chúng tôi có cách nhìn đầy đủ hơn về đề tài được lựa chọn
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, điển hình là: “Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên tại vùng đầm phá Tam Giang”của
tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2013) cung cấp nhiều thông tin như hoạt động đánh bắt tựnhiên trên đầm phá Tam Giang có rất nhiều sản phẩm, trong đó hai loại chính yếu làtôm và cá, có số người tham gia khai thác nhiều nhất, đem lại thu nhập cao và ổn địnhnhất Tuy nhiên, các số liệu điều tra về mức thu nhập bình quân nhân khẩu thông quahoạt động đánh bắt hải sản là rất thấp, ước đạt khoảng 141.000 đồng/người/tháng(2005), thấp hơn chuẩn nghèo hiện hành của Việt Nam (TCTK, 2005) Như vậy, đây lànhóm đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế Cùng tập trung nghiên
cứu về chủ điểm này, tác giả Lê Thị Nam Thuận (2014) có bài viết:“Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản với sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch sắp xếp lại nò sáo khu vực Sam Chuồn hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
Trang 4Huế” đã nêu rõ tính cấp thiết trong việc mở rộng thủy đạo và sắp xếp lại nò sáo khu vực
đầm Sam Chuồn, nguyên nhân là do phát triển thiếu quy hoạch nên hiện nay luồng lạch
bị ách tắc, chằng chịt, gây cản dòng thoát lũ ở hạ lưu sông Hương và sông Lợi Nông,môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản của khu vực Tác giảcòn nhấn mạnh cần phải có sự quy hoạch tổng thể về mật độ nuôi trồng cũng nhưphương hướng khai thác hợp lý để bảo tồn được nguồn lợi thủy sản cũng như tạo thunhập ổn định cho người dân Cùng chung quan điểm đó, hai tác giả Tôn Nữ Hải Âu vàBùi Dũng Thế (2011) đã cụ thể hóa nội dung nói trên bằng việc đưa ra các hình thứcnuôi trồng hiệu quả nhằm bảo tồn nguồn nước cũng như đem lại thu nhập ổn định cho
người dân Cụ thể, với bài viết “Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú - cá kình ở phá Tam Giang”, nhóm tác giả đã phân tích tính hiệu quả trong việc nuôi xen kẽ
tôm sú - cá kình ở vùng đầm phá có thể đem lại thu nhập lớn cho người dân Tuy nhiên,
do các hộ quy hoạch vùng nuôi thiếu hợp lý nên hiệu quả kinh tế chưa cao
Về hoạt động đánh bắt thủy hải sản trong vùng, tác giả Nguyễn Chí Duyên (2014)
có bài viết:“Tác động của nghề lừ lên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” với việc tập
trung phân tích nhiều khía cạnh và tác động của nghề lừ đến nguồn lợi thủy hải sảntrong hoạt động săn bắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Đây là một loại hìnhđánh bắt có xuất xứ từ Trung Quốc, có tính tận diệt và “sát thương” rất cao So với lừtruyền thống, miền Bắc thường gọi là “lờ”, “rọ”, ngư cụ này tuy hiệu quả đánh bắtkhông cao nhưng lại góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm phá, trong khi đó lừ cóxuất xứ từ Trung Quốc này có khả năng “thâu tóm” toàn bộ thủy sản dù lớn hay nhỏ.Với mật độ và số lượng ngày càng dày đặc, hình thức này đã làm cạn kiệt nghiêm trọngnguồn lợi thủy hải sản nơi đây Điểm nổi bật của bài viết này là đã nghiên cứu một cáchsâu sắc về tác động của nghề lừ lên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, một hình thứckhai thác được sử dụng một cách tràn lan và nguy cơ “tận diệt” nguồn lợi thủy hải sảnrất cao Đây là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho chúngtôi về hoạt động đánh bắt thủy hải sản hiện nay để có cái nhìn cụ thể hơn về những tácđộng tiêu cực của hoạt này trong quá trình nghiên cứu đề tài
Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về tiềm năng du lịch và hoạt động khai
thác, phát triển du lịch ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Nổi bật trong nhóm này
là bài viết:“Nhu cầu tiềm năng đối với du lịch dựa vào cộng đồng ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” của tác giả Bùi Thị Tám (2011) Công trình này chỉ ra rằng: Nhu cầu
Trang 5tiềm năng và tính khả thi của các tour du lịch cộng đồng ở vùng Tam Giang - Cầu Hai làkhá cao, thể hiện ở mức độ quan tâm của du khách đối với các tài nguyên du lịch vùngđầm phá, tầm quan trọng của các yếu tố thuộc tính sản phẩm du lịch cộng đồng Do vậy,
để thúc đẩy phát triển du lịch vùng đầm phá, bên cạnh các giải pháp có tính chiến lược
về quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch, địa phương cũng cần tập trung triển khai cácgiải pháp phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá cho du lịch của vùng Tác giả địnhhướng thiết kế các tour cần phải thay đổi từ việc duy trì mức giá hợp lý đến việc tậptrung nâng cao giá trị trải nghiệm cho du khách, khai thác thị trường tham quan và trảinghiệm phong cảnh và cuộc sống đầm phá, kết hợp các hoạt động giúp đỡ và giao lưuvới cộng đồng địa phương Tuy nhiên, công trình nói trên lại chưa nghiên cứu chuyênsâu về các tiềm năng hiện có trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cũng như chưatận dụng những nét đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của cư dân để đưa vào khai thác
du lịch theo hướng bền vững và dựa vào cộng đồng
Các công trình nêu trên đã giúp chúng tôi hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vùng đầmphá Tam Giang – Cầu Hai Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu hiệuquả hơn về thực trạng cũng như tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở vùng đầm phánày Mặc dù vậy, không ít các nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
Một là, các công trình chỉ tập trung làm rõ đặc điểm sinh thái, môi trường tự nhiên
và những biến động diễn ra trên vùng đầm phá mà chưa thực sự đi sâu phân tích chuỗihoạt động kinh tế; truyền thống sinh hoạt văn hóa, cũng như vai trò và tác động của cácyếu tố này đến mô hình du lịch sinh thái tại địa phương
Hai là, các bài nghiên cứu về hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, chưachỉ ra các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường do nuôi trồng, đánhbắt trái phép và thiếu đồng bộ Bên cạnh đó, các công trình này mới chỉ tập trung nghiêncứu vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở một số khía cạnh đơn lẻ như: Môi trường,môi sinh, du lịch… chứ chưa có sự liên kết giữa các nội dung này, do đó, tính tổng hợpcòn chưa cao
Ba là, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển du lịch, nhất là hoạt động du lịch sinh thái Tuy nhiên, nội dung này vẫnchưa được đề cập trọn vẹn và phản ánh thỏa đáng trong các công trình nghiên cứu nóitrên
Trang 6Trên cơ sở chọn lọc, kế thừa và bước đầu khắc phục những hạn chế từ kết quả củacác công trình khoa học đi trước, chúng tôi đã xác lập được phương pháp và nội dungnghiên cứu Từ đó, tiếp tục triển khai đánh giá, phân tích khả năng phát triển du lịchsinh thái ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
3 Mục tiêu nghiên cứu
[i] Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở ven bờ và xung quanh khu vực
cư dân sinh sống
[ii] Tiềm hiểu các hoạt động khai thác trái phép, làm mất cân đối nguồn thủy hảisản trong vùng
[iii] Tiềm hiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh doanh, buôn bán trênmặt nước
[iv] Nghiên cứu những đặc trưng vốn có trong sinh hoạt của người dân địaphương, chẳng hạn: Hoạt động buôn bán, đánh bắt đánh bắt thủy sản v v để từ đó địnhhướng xây dựng mô hình du lịch sinh thái bền vững cho vùng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
[i] Tìm hiểu tiềm năng hiện có để phát triển hoạt động du lịch vùng đầm phá TamGiang - Cầu Hai theo mô hình du lịch sinh thái
[ii] Phân tích thực trạng, làm rõ những vấn đề đang tồn tại trong hoạt động du lịchsinh thái ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
[iii] Đề xuất kiến nghị, định hướng bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên xungquanh của vùng (đối tượng hướng đến là người dân địa phương sinh sống quanh đầmphá)
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 7Đề tài tập trung nghiên cứu về môi trường và con người sinh sống trên vùng đầmphá Tam Giang – Cầu Hai.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan trongphạm vi khu vực hai vùng đầm phá Tam giang và Cầu Hai Ngoài ra, chúng tôi cònkhảo sát và nghiên cứu thêm một số địa danh lân cận như Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh, ĐầmChuồn v v nhằm đảm bảo tính khoa học và hệ thống của vấn đề
6 Phương pháp nghiên cứu
[i] Nghiên cứu điểm: Xác định địa bàn nghiên cứu là vùng đầm Tam Giang và
Cầu Hai, trong đó tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinhthái
[ii] Điền dã, thu thập thông tin:
Tài liệu thành văn: Những bài báo, bài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học,
báo cáo hội thảo về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và những tài liệu liên quan đến hoạt
động du lịch, khai thác thủy sản của vùng.
Nguồn tài liệu Internet: Tham khảo nhiều thông tin trên một số trang điện tử của
Tổng cục du lịch, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịchThừa Thiên Huế và một số trang đề cập đến vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai khác
Tài liệu điền dã: Thực tế, quan sát các hoạt động diễn ra trên vùng đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai nhằm đưa ra những cứ liệu cụ thể và khách quan về vấn đề nghiêncứu
[iii] Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn
lọc những công trình nghiên cứu liên quan cộng với các cứ liệu thu thập, tác giả khóaluận tiến hành phân tích, tổng hợp để xử lý thông tin nhằm cụ thể hóa, mô hình hóa vấn
đề Qua đó, giúp đề tài đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra
7 Giả thiết nghiên cứu
7.1 Về mặt khoa học
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần vào quá trình nghiên cứu việc pháttriển du lịch vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Tìm hiểu thực trạng cũng như nhữngtiềm năng du lịch của vùng Trên cơ sở đó, khẳng định vùng đầm phá Tam Giang - CầuHai có điều kiện và khả năng phát triển mô hình du lịch sinh thái một cách bền vững
7.2 Về mặt thực tiễn
Trang 8Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, gópphần bổ trợ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành: Văn hóa – Du lịch, khoa Việt Namhọc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Trong một chừng mực nhất định, kết quả nghiên cứu còn gợi mở một số ý tưởng
và giải pháp thực tiễn nhằm quản lý, phát triển du lịch có hiệu quả ở địa bàn nghiên cứu
8 Bố cục
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (3 trang), nộidung Khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1 Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu hai
Chương 3 Một số đề xuất phát triển du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Trang 9Nếu nói du lịch là sự di chuyển của một cá nhân hay một tập thể từ vùng này đếnvùng khác, từ nước này đến nước khác để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinhthần thì phục vụ du lịch lại là một “guồng máy sản xuất và cung ứng” các dịch vụ từ
công tác tuyên truyền, quảng cáo, vận chuyển, hướng dẫn đến phục vụ nhu cầu: Ăn,
ngủ, vui chơi giải trí… được tiến hành một cách đồng bộ, ăn khớp nhịp nhàng và yêucầu ngày một được cải tiến, nâng cao phù hợp với thị hiếu của khách du lịch [20; tr 9]
Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là mộtcuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát Từ những năm 30 của thế kỷ XXI,các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của hiện tượng du lịch để đưa ramột định nghĩa chính xác, nhưng nhìn chung việc tìm ra một định nghĩa cho du lịch vẫnchưa thống nhất vì:
[i] Du lịch có hai nghĩa Một mặt khi nhắc đến du lịch người ta thường hiểu rằng
đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi cưtrú thường xuyên của họ) để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa,nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảm, công vụ… Mặt khác, du lịch còn được hiểu là tậphợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ việc thực hiện các cuộc hành trình và lưutrú tạm thời của con người, thông qua việc tổ chức phục vụ vận chuyển, phục vụ lưu trú,phục vụ ăn uống, phục vụ hướng dẫn tham quan… Tất cả những hoạt động nêu trên đềutạo nên ngành du lịch
[ii] Trong Hội nghị do Liên hiệp quốc tổ chức tại Rome (Ý) năm 1963, khi thảoluận về du lịch, các chuyên gia đã xác định phạm trù khách du lịch quốc tế như sau:
Trang 10“Là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian
ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên” Tuy nhiên, Hội nghị này lại
nói rõ: Không công nhận những người ở nước ngoài quá một năm hoặc những người đi
ra nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động, hoặc tìm nơi cư trú của mình cũng nhưnhững người ở vùng biên giới, sống ở nước này sang làm việc ở nước khác
Từ thực tế trên, có thể thấy, khái niệm “khách du lịch” phải xuất phát từ nhữngđặc điểm riêng và giai đoạn cụ thể của từng nước Điều này đóng một vai trò rất quantrọng trong việc hình thành cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tế sản xuất kinhdoanh của ngành Ngày nay, bên cạnh việc đi du lịch ở nước ngoài, con người cũng cónhu cầu du lịch trong nước với nhiều hình thức phong phú và đa dạng Như vậy, kháiniệm chung về du lịch nên được nghiên cứu xuất phát từ đối tượng hoạt động của dulịch, đó chính là du khách
Có thể dẫn ra một số khái niệm khác liên quan đến du lịch tùy thuộc vào từngkhía cạnh nghiên cứu cụ thể, từng cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn:
Về mặt địa lý: Du lịch là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ
Về mặt kinh tế: Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách tạo ra và củanhững khách vãng lai đến với một túi tiền đầy tiêu dùng trực tiếp, trước hết trong kháchsạn, và tiêu dùng gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết vàgiải trí (Picara Edmol)
Ý nghĩa hiện đại: Du lịch là một hiện tượng thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về
nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phátsinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên (Guer Freuler)
Tiếp cận cộng đồng: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm:
khách du lịch, đơn vị cung ứng, chính quyền và dân cư tại nơi du lịch tạo nên (Coltman)[37; tr 9]
Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX, du lịch
hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đâynhư một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội Trong thời kỳ này, người tacoi du lịch là một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và mởrộng nhận thức của con người Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường
Trang 11xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đíchkiếm tiền, kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác
Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison [15, tr 30] du lịch là hoạt động
xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực
để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu lại tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quámột năm Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua các hoạt động đặc trưng mà conngười mong muốn trong các chuyến đi của họ
Ngoài ra, các giáo sư Thụy Sỹ cũng khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng
và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương
- những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếmtiền nào Với quan niệm này, du lịch mới chỉ giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuynhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở đểhình thành nên các nhu cầu về du lịch sau này
Tựu trung lại, khái niệm du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam ghi rõ: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16; tr 13].
1.1.1.2 Khách du lịch
Xuất phát từ định nghĩa du lịch được xác định tại Hội nghị Liên hợp quốc về dulịch năm 1963 ở Roma, khách du lịch được hiểu là những người hội tụ 3 tiêu chuẩn:
- Người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
- Không phải theo đuổi mục đích kinh tế mà cụ thể là động cơ lao động kiếm tiền
- Thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch, thời gian kéo dài trongkhoảng 24h đến 1 năm
Khách du lịch là một trong 4 nhóm nhân tố chính, tham gia vào quá trình diễn rahoạt động du lịch: Khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân tại địa phương
Trang 12“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
1.1.2 Du lịch sinh thái
1.1.2.1 Khái niệm
Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và rộng, ngày càng thuhút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tiếp cận ở những góc độ khác nhau và đãđưa ra những định nghĩa khác nhau Đối với một số người, DLST được hiểu đơn giản là
sự kết hợp của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc Song ở phạm virộng thì nhiều người lại quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trongthực tế đã có từ đầu những năm 1800 Theo đó, mọi hoạt động du lịch có liên quan đếnthiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là DLST
Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu dưới những tên gọi khác như [17; tr 5]:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – based Tourism)
- Du lịch môi trường (Enviromental Tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
thuật ngữ “Du lịch trách nhiệm” luôn gắn liền với khái niệm DLST Vậy, DLST là hình thức du lịch trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến các ý nghĩa bảo tồn thiên
Trang 13nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường mặt khác còn góp phần vào việc duy trì, phát triển cuộc sống cộng đồng người dân địa phương [37; tr 19].
Ngoài ra, người ta còn đưa ra một số cách hiểu khác về DLST như sau:
Theo tổ chức bảo tồn thực vật hoang dã (World Wide Fund): DLST đề cập tới cáchoạt động du lịch đi tới những khu vực tự nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môitrường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lạimột số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người địa phương phục vụtại đó
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): DLST là loại hình du lịch được thực hiệntại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là đểchiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảmthiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà khách đến thăm Ngoài ra,DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển nhữngkhu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năngnhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và dukhách đến thăm
Theo hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST 9/1999 tại HàNội: DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa địa phương, có tínhgiáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển với sự tham giatích cực của cộng đồng địa phương
Theo Luật Du lịch Việt Nam:“DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Qua các định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng khái niệm du lịch sinh thái dù cónhiều khía cạnh khác nhau nhưng vẫn tồn tại nhiều nét tương đồng và thống nhất cao vềnội dung Điều này được biểu hiện cụ thể thông qua cấu trúc sau:
Trang 14Sơ đồ 1 Cấu trúc du lịch sinh thái
-Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế
Như vậy, định nghĩa về du lịch sinh thái chung quy lại phải chứa đựng cả bốnyếu tố:
Thứ nhất: DLST phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn
hóa bản địa
Thứ hai: DLST được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
Thứ ba: Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
Thứ tư: Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
1.1.2.2 Đặc điểm du lịch sinh thái
DLST về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng có khả năng hòanhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn Đây cũng làmột loại hình du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định:
Nó nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân ở vùng có dukhách đến tham quan, nghỉ dưỡng,… đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồncác nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trongtương lai [9, tr 125]
Du lịch hỗ Trợbảo tồn
Du lịchthiên nhiên Du Lịch
Định nghĩa về
Du lịch sinh thái
Du lịch hỗ trợcộng đồng
Du lịch
có giáo dụcmôi trường
Trang 15Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên của các yếu tố văn hóa bản địa: Đối tượngcủa DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên, kể cả những nét văn hóa bản địa đặcsắc Đặc biệt, những khu vực tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn.Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ của các vườnQuốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên có giá trị.
Một số đặc trưng riêng của DLST:
Một là, đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn: vì hình thức du lịch nàyđược phát triển trong môi trường có những hấp dẫn ưu thế về mặt tự nhiên Vì thế, trongDLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duytrì và quản lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch Điều nàyđược thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sửdụng các phương tiện, dịch vụ về tiện nghi của du khách thường thấp hơn các yêu cầu
về đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng Các hoạt động trong DLST thường ítgây tác động đến môi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường.Hai là, có giáo dục môi trường: Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là mộtyếu tố cơ bản phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác Giáo dục và thuyết minhmôi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tàiliệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình thứcquan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường
và bảo tồn Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái
độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn, và sẽ gópphần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên
Ba là, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch:DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cungcấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham giavào quản lý, vận hành dịch vụ DLST Đó cũng là cách để người dân có thể trở thànhnhững người bảo tồn tích cực
Bốn là, cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách: Việcthỏa mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm
du lịch lý thú, là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST Vì vậy, các dịch vụ dulịch trong DLST thường tập trung nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức vàkinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi của du khách
Trang 161.2.Thế mạnh và hạn chế của du lịch sinh thái
1.2.1 Thế mạnh chủ yếu
Về kinh tế
[i] Với việc tổ chức DLST, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo tồn thiênnhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiêncho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch
[ii] DLST phát triển góp phần tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cáccộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động DLST Qua đó, phát triển kinh
tế địa phương, xóa đói giảm nghèo ở các vùng xa xôi, hẻo lánh
[iii] Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu DLST, nâng caođời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng tại địa phương
[iv] Với việc giáo dục môi trường, DLST giúp cộng đồng địa phương có được kếhoạch phát triển nguồn tài nguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và
sử dụng
[v] DLST góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ truyềnthống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế
Tóm lại, DLST có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế của đơn vị kinh doanh du lịch, địa phương và quốc gia
Về xã hội
[i] Loại bỏ mâu thuẫn đối kháng giữa khu bảo tồn thiên nhiên với cộng đồng địaphương DLST “đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường” bằng cách cải thiện mốiquan hệ này, giúp khu bảo tồn thiên nhiên cùng tồn tại và phát triển
[ii] Nhờ việc “dựa vào văn hóa bản địa”, DLST không những giúp bảo tồn văn hóa
mà còn có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, pháthuy bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc của cộng đồng địa phương
[iii] Cùng với sự phát triển do đô thị hóa, con người ngày càng bị tách rời với môitrường thiên nhiên, nhiều hình ảnh thiên nhiên chỉ còn trong kí ức Với việc đưa ra cáckhu bảo tồn thiên nhiên vào khai thác du lịch, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của conngười sẽ được đáp ứng và thỏa mãn
Về thẩm mỹ
Trang 17[i] Mỗi một cảnh quan là một vẻ đẹp, sự sinh động của thế giới tự nhiên, phản ánhkhả năng thích ứng với tự nhiên của con người Do vậy, nơi DLST phát triển sẽ cónhiều cảnh quan thiên nhiên được phát hiện, phát triển và bảo tồn.
[ii] DLST tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảo sát các tuyến điểm
du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và tôn tạo nguồn tài nguyên nhânvăn Quá trình khảo sát này kèm theo những quy tắc chặt chẽ như nghiêm cấm mọi hành
vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ, các công trìnhkiến trúc, văn hóa cổ,… thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn
Về sinh thái
[i] DLST phát triển tạo điều kiện cho các loài động thực vật quý hiếm được khôiphục, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và duy trì sự đa dạng của hệsinh học trên toàn thế giới
[ii] Cảm nhận được nét đẹp tinh tế của thiên nhiên và thông qua các hoạt độnggiáo dục môi trường, du khách sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên, về sự phong phú và đadạng của thiên nhiên, sự cân bằng mong manh trong mỗi hệ sinh thái Thông qua đó,DLST góp phần giúp con người sống nhạy cảm và sống có trách nhiệm hơn với môitrường, với hành tinh xanh của chính mình
Tóm lại, DLST đóng vai trò tích cực trong việc kết hợp hài hòa cả ba mục tiêu:Kinh tế, xã hội và sinh thái Do đó, DLST là một loại hình du lịch bền vững, nó đảmbảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn đượccủng cố và phát triển lâu dài Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, DLST vẫn còntiềm ẩn một số vai trò tiêu cực trong quá trình xây dựng và khai thác, ảnh hưởng trựctiếp đến nhiều khía cạnh ở các lĩnh vực văn hóa - xã hội, kinh tế và môi trường
1.2.2 Hạn chế cơ bản
Đối với môi trường
Nếu không được quản lý tốt, DLST có nguy cơ trở thành một loại hình du lịch đếnrồi đi một cách vô trách nhiệm Nếu việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải khôngđược thực hiện tốt thì sẽ phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái Tác động
về môi trường của hoạt động DLST được thể hiện một cách rõ nét nhất ở những bộphận: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh học Việcphát triển thiếu quy hoạch, khai thác không hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể
Trang 18làm hỏng các bờ biển, phá vỡ hệ sinh thái của sông biển, nước, đảo, làm cho nguồn tàinguyên bị nghèo đi hoặc bị thu hẹp Đồng thời, việc xây dựng các công trình hạ tầngphục vụ cho DLST, các cơ sở lưu trú hay ăn uống, cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễmmôi trường nếu không được quản lý tốt.
Phát triển du lịch nói chung hay DLST nói riêng cũng có thể gây sức ép lớn đốivới nguồn tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động của khách du lịch ở vườn quốc gia,khu bảo tồn tự nhiên có thể làm giảm đa dạng sinh học Việc tổ chức các hoạt hoạt độngDLST có thể có thể làm cho số lượng các cá thể động thực vật bị giảm sút, thậm chí đẩymột số loài sinh vật vốn có trong hệ sinh thái đó bị tiêu diệt hoặc đe dọa tuyệt chủng.Với loại hình DLST, nhân tố quan trọng nhất đó là dựa vào thiên nhiên, dựa vào nhữngtiềm năng hiện có để phát triển du lịch Tuy nhiên, nếu nhân tố này không được bảo vệmột cách có hiệu quả thì cũng gây ra nhiều hệ lụy trong quá trình hoạt động, đồng thờicũng làm mất đi ý nghĩa ban đầu của mô hình DLST là bảo tồn và phát huy nguồn tàinguyên thiên nhiên hiện có
Đối với văn hóa và xã hội
Có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng do sự thẩmthấu, sự giao thoa văn hóa của người dân địa phương, làm thương mại hóa các hoạtđộng văn hóa truyền thống nhằm thu hút du khách Trong DLST, yếu tố bản địa cũng làmột trong những thành phần quan trọng thu hút du khách đến tìm hiểu và tham quan,nhờ vào những hoạt động mang tính đặc trưng như lễ hội, tập tục văn hóa địa phương.Đối với cộng đồng dân cư địa phương, DLST là cơ hội để tạo việc làm, tạo thu nhập;đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phongtục tập quán, bản sắc văn hóa Mặt khác, cộng đồng cư dân nơi khác đến tham quancũng chịu tác động nhiều chiều của hoạt động DLST Cộng đồng ở đây được hiểu làmột nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ qua nhiều thế hệ và có những đặcđiểm chung về sinh hoạt và văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên, môitrường Cộng đồng là nền tảng của phát triển xã hội, cuộc sống của cộng đồng dựa trênviệc khai thác tài nguyên nơi mình sinh sống với việc phát triển các phong tục, tập quánriêng mang đậm bản sắc của mỗi cộng đồng DLST hoạt động ngay trong những nét vănhóa đặc trưng đó, vì vậy mức độ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa văn hóa địaphương và văn hóa ngoại lai sẽ rất cao nếu không được quản lý đồng bộ và có hiệu quả
Trang 19Mặt khác, trong một số các dự án phát triển du lịch nói chung hay DLST nói riêng,
vì một số lý do nào đó mà người dân địa phương bị buộc phải rời bỏ nơi cư trú và phảirời bỏ các ngành nghề truyền thống gắn bó với họ qua nhiều thế hệ Cộng đồng dân cưđịa phương sẽ không được chia sẻ hoặc chia sẻ không thỏa đáng lợi nhuận trong việcphát triển DLST Ngoài ra, nếu như các nhà kinh doanh không tuân thủ theo nguyên tắcphát triển du lịch theo hướng bền vững, mâu thuẫn xã hội sẽ được nảy sinh giữa cácthành viên của cộng đồng do có sự tranh chấp các lợi thế để có được nguồn thu hút lớnhơn từ DLST Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó đặc trưng cho cuộc sốngtruyền thống của cộng đồng Bên cạnh đó, các lối sống mới được khách du nhập sẽ cótác động nhiều mặt đến cộng đồng Nét truyền thống văn hóa của địa phương có thể sẽ
bị “thương mại hóa” để đáp ứng nhu cầu của du khách
Đối với kinh tế
DLST sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sống của cộng đồng địa phương, làm tăng
sự phân hóa xã hội trong cộng đồng về thu nhập, làm nảy sinh những mâu thuẫn giữacác nhóm người trong cộng đồng địa phương, giữa cộng đồng địa phương với hoạt động
du lịch [15, tr 19] Để thu hút du khách, nhiều tổ chức du lịch tự ý “cải tạo” và “sángtạo mới” rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương để tạo nênmột “hàng hóa mới” hấp dẫn du khách Mặt khác, vì lợi ích kinh tế mà nhiều hoạt độngvăn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên và chuyên nghiệp, đôi khichỉ làm trò cười cho du khách Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyềnthống có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu Do chạy theo số lượng, không
ít các mặt hàng truyền thống được chế tác để làm hàng lưu niệm cho du khách được sảnxuất một cách cẩu thả và làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệchhình ảnh của một nền văn hóa bản địa Bên cạnh đó, hoạt động DLST vẫn còn tại nhiều
hệ lụy của hoạt động du lịch nói chung, đó là dưới con mắt của người dân bản xứ, dukhách là những kẻ giàu sang, lắm tiền Vì vậy, chính du khách trở thành mục tiêu béo
bở cho việc tống tiền, trộm cướp Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồnkhách, tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ bị giảm dần Quan hệ tình cảm giữa dukhách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó
là quan hệ buôn bán Đại đa số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao Nếu vào giaiđoạn đầu, những hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm cho người dân thấyngộ nghĩnh và buồn cười thì nay có thể cũng với hành động ấy của du khách lại bị xem
Trang 20là lố bịch Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có, du kháchđược tiếp đón ở những điều kiện sẵn có ở địa phương như nhà dân, quán bình dân thìnay họ dần dần bị cô lập trong các điều kiện được tạo nên để phục vụ riêng cho họ Điềukiện tiếp xúc, giao tiếp cộng đồng giảm và do vậy sự cảm thông, đồng cảm cũng hạnchế rất nhiều Tồi tệ hơn là khi xuất hiện tư tưởng và hành động chống đối du khách.Những tác động không thuận lợi nói trên sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột dulịch và kết quả là quá trình phát triển DLST không được bền vững và sẽ không đem lạihiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội như mong muốn Ngay cả khi không xảy ra xung độtgiữa cộng đồng và phát triển DLST nhưng nếu thiếu kiểm soát và không có sự tham giatích cực của cộng đồng thì sự suy thoái về môi trường tự nhiên và thay đổi các giá trịvăn hóa sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các hoạt động du lịch Để loại trừ những tácđộng ngược chiều của hoạt động DLST đối với cộng đồng dân cư và ngược lại, cần phảixây dựng một mô hình DLST theo hướng bền vững Mục tiêu của việc phát triển DLST
là đem lại lợi ích cho cộng đồng và hoạt động DLST chỉ có thể thực hiện được khi có sựtham gia của cộng đồng Để phát triển DLST cần phải có kế hoạch quản lý các nguồntài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khivẫn duy trì được sự phát triển lâu dài cho thế hệ mai sau Để có thể ngăn chặn và giảmthiểu những tác động tiêu cực của DLST, yêu cầu đặt ra là phải có những nguyên tắc cơbản trong quá trình phát triển DLST Đây là mục tiêu quan trọng nhằm bảo tồn nhữnggiá trị hiện có cũng như giữ gìn những nét bản sắc văn hóa ở các khu du lịch sinh thái
1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Để phát triển mô hình DLST thành công phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bảnsau:
- Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi vàđiều hành các dự án, cùng với du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa vàthiên nhiên của địa phương
- DLST phải cải thiện được chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địaphương; các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên
và văn hóa của địa phương
- Khuyến khích sự giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng dân cư địaphương; đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, các tácđộng du lịch có hại được giảm thiểu
Trang 21Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên khi phát triển mô hình DLST tại địaphương, điều cần thiết phải làm đầu tiên đó là: xây dựng năng lực quản lý du lịch chocộng đồng địa phương Bên cạnh đó, công tác tiếp thị phải cần nhấn mạnh vào sự khácbiệt giữa sản phẩm DLST với các loại hình du lịch khác Đồng thời giáo dục nhận thứccho du khách người dân địa phương về tâm quan trọng của DLST, một loại hình du lịchbảo vệ được tài nguyên và sự toàn vẹn về văn hóa.
1.3 Khái quát về tình hình phát triển du lịch sinh thái hiện nay ở Thừa Thiên Huế
1.3.1 Số lượng khách du lịch sinh thái
DLST là một bộ phận của du lịch ở Thừa Thiên Huế, du khách đến với DLST chủyếu qua các tour, tuyến kết hợp với các loại hình du lịch văn hóa và lịch sử Đó là sựkéo dài, mở rộng của các tour, tuyến nổi tiếng và quen thuộc với du khách Vì thế lượngkhách đến với DLST ở đây không nhiều, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượngkhách đến Huế
Năm 2000, lượng khách DLST đến Thừa Thiên Huế là gần 45.000, chiếm 9,6%tổng lượng khách du lịch Đây là một con số khiêm tốn, còn kém xa so với tiềm năng,thực trạng DLST mà tỉnh đang có Năm 2005, lượng khách tăng lên đáng kể, đạt147.000 lượt người, tăng gấp 4 so với năm 2000, chiếm 14% so với lượng khách toàn
tỉnh (Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2008) Có thể nói,
lượng khách DLST đã có những bước tiến đáng kể, tăng nhanh về cả số lượng lẫn tỉ lệ
so với tổng lượng khách du lịch đến Huế Điều này có được là nhờ sự động viên, quantâm của các cấp chính quyền, cũng như công tác xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp
và địa phương tại địa điểm DLST
Đến năm 2008, con số khách DLST là hơn 294.000 lượt, tăng gần gấp đôi năm
2005 và chiếm 17,5% tổng lượng khách đến tỉnh tham quan Mặc dù đã có tăng trưởngkhá, nhưng lượng khách DLST đến Huế còn khá thấp, nhất là so với tiềm năng sinh tháiphong phú như hiện nay
1.3.2 Sản phẩm du lịch sinh thái
Các tour, tuyến du lịch
Tour du lịch thu hút khách du lịch và phổ biến nhất hiện nay là Lăng Cô - Bạch
Mã Với hai địa điểm DLST hấp dẫn và khá nổi tiếng, đây là tuyến du lịch vàng đối vớiDLST nói riêng và du lịch ở Thừa Thiên Huế nói chung
Trang 22Ngoài Lăng Cô - Bạch Mã, hầu hết các tuyến DLST còn lại đều là những tuyếnđơn lẻ, rời rạc, kết hợp ít các địa điểm DLST nhỏ với nhau, hoặc kết hợp với các loạihình du lịch khác Có thể kể đến tuyến du lịch Thác Mơ - Thác Trượt với du lịch cộngđồng ở huyện miền núi Nam Đông, tuyến hồ nước ngọt Suối Voi - Nhị Hồ, hay tuyến
du lịch nghỉ dưỡng ở suối nước nóng Thanh Tân kết hợp với tham quan, khám phá hệsinh thái rừng nhiệt đới cùng các loại động thực vật ở xã Phong Mỹ, Phong Điền…
Các loại hình du lịch
Ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa phát triển đầy đủ các loại hình DLST Phát triển nhấtvẫn là DLST phổ biến với những yêu cầu và đặc tính dễ thực hiện, phù hợp với điềukiện tài nguyên DLST cũng như khả năng tổ chức của các đơn vị kinh doanh du lịch.Hai loại hình còn lại là du lịch tiên phong và du lịch nhóm nhỏ vẫn chưa được đầu tưkhai thác hợp lý, chưa tương xứng với những điều kiện tự nhiên mà Thừa Thiên Huếvốn có
Các cơ sở ăn uống và vui chơi giải trí
Do đặc thù của các điểm DLST, cơ sở ăn uống và vui chơi giải trí cũng còn thiếu,chưa phục vụ đầy đủ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách Có thể điểm qua một sốđịa điểm vui chơi như: hồ Thủy Tiên thuộc khu vực đồi Thiên An, gần đồi Vọng Cảnh,hay khu suối nước nóng Thanh Tân Tuy nhiên, đó chỉ là một số địa điểm hiếm hoi, nằmrải rác và không bám sát các điểm DLST tạo sự thuận tiện cho du khách
Bên cạnh đó, các cơ sở ăn uống quanh khu vực DLST còn thiếu nhiều, chất lượngphục vụ còn kém và vẫn còn hiện tượng cò, ép giá đối với du khách Một số địa điểm có
Trang 23vị trí địa lý không thuận lợi hoặc xa nơi dân cư thì các cơ sở ăn uống này càng ít và nếu
có thì giá cả rất cao, chất lượng lại kém làm rất nhiều du khách không vừa lòng
Vận chuyển khách du lịch
Các địa điểm DLST thường ở xa trung tâm thành phố Huế, đường xá đi lại khókhăn, địa hình hiểm trở Điều này ảnh hưởng lớn đến vấn đề vận chuyển khách du lịch.Các điểm du lịch đã được du khách biết đến như vườn Quốc gia Bạch Mã, suối Voi,thác Nhị Hồ,… đều đã có tuyến đường thuận lợi Dù vậy, đối với các địa điểm du lịchtiềm năng thì đây lại là một trở ngại lớn trong việc thu hút khách du lịch Hiện tại, tuyếnđường đến các điểm này chủ yếu vẫn là đường đất heo hút, một số nơi khá hơn thì cóthể là đường đổ bê-tông với chất lượng kém và rất nhỏ hẹp
1.3.3 Doanh thu từ du lịch sinh thái
Hàng năm, DLST chỉ đóng góp một phần nhỏ bé vào doanh thu du lịch của toàntỉnh Năm 2000, doanh thu DLST đạt 15.960 triệu đồng, chiếm 8,4% doanh thu du lịchtoàn tỉnh, trong đó nộp gần 1.000 triệu cho ngân sách của tỉnh Năm 2003, doanh thutăng khá, đạt 28.560 triệu, chỉ chiếm 10,2% tổng doanh thu và chỉ nộp cho ngân sách1.500 triệu đồng Năm 2005, con số này là 70.642 triệu đồng, chiếm 13% tổng doanhthu du lịch của cả tỉnh Năm 2008 vừa qua, doanh thu DLST tăng trưởng khá, đạt
1.738.120 triệu đồng, chiếm 15,2% tổng doanh thu (Nguồn: Sở Văn hóa – Thể Thao và
Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2008)
So sánh kết quả kinh doanh của DLST với các loại hình du lịch khác của ThừaThiên Huế, có thể thấy, thấy tỉ trọng của DLST thấp, chưa tương xứng với tiềm nănghiện có của tỉnh Tốc độ tăng của doanh thu DLST chưa cao, dù tỉ lệ khách DLST so vớitổng lượng khách du lịch đến Huế đã có tăng lên đáng kể, đạt 17,5% nhưng kết quả kinhdoanh của nó chỉ chiếm 15,2% Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh sản phẩmDLST ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa thực sự hiệu quả
Tiểu kết chương 1:
DLST là loại hình du lịch đặc biệt tổng hợp các mối liên hệ giữa môi trường tựnhiên và nhân văn, tìm đến những vùng thiên nhiên nhiều tiềm năng về môi trường sinhthái để cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá những cáimới, cái đẹp và sự trong lành của thế giới tự nhiên, tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hoà đồnggiữa con người với thiên nhiên và môi trường Ở Thừa Thiên huế, hoạt động DLST
Trang 24ngày càng phát triển nhờ vào những tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng Tuy nhiên, vềquy mô cũng như doanh thu của mô hình DLST chưa thực sự hiệu quả, thiếu tính đồng
bộ và chưa phát huy hết những tiềm năng hiện có trong quá trình phát triển du lịch
Trang 25CHƯƠNG 2.
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG
ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI 2.1 Khái quát về vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Đầm phá Thừa Thiên Huế bắt đầu hình thành vào thời Holocence muộn (khoảngsau văn hóa Bàu Tró đến văn hóa Sa Huỳnh), cách đây khoảng 2.500 năm Lúc mớihình thành, đầm phá rộng hơn bây giờ nhiều, bao gồm các vùng đất thấp thuộc cửa sôngĐại Giang, sông Hương và cửa sông Ô Lâu, kéo dài tới tận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.Giai đoạn đầm phá chỉ tồn tại với một cửa biển Tư Hiền mà trước đây còn gọi là cửa ÔLong, Tư Dung, Tư Khách, được coi là giai đoạn trẻ của đầm phá Tam Giang
Hình 1 Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang- Cầu Hai
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi Trường Thừa Thiên Huế
Phá Tam Giang còn có tên là Hải Nhi (biển nhỏ) hay là Hải Hạt (vùng biển rộngmênh mông) [4, tr 762], từ nam chí bắc dài 30 dặm, từ đông sang tây rộng chừng 6dặm Từ hạ lưu nguồn Ô Lâu - Thọ Lai (hệ thống sông Lương Ðiền) chảy xuống Phá vềphía tây nam có 3 cửa sông đổ vào là sông Tả, sông Trung và sông Hữu nên vua MinhMạng đổi tên gọi là Tam Giang Năm Giáp Thân (1404) do một trận lũ cực phát, sôngYêu Lục ở Châu Hóa bị vỡ, mở thành cửa Nhuyễn, tục gọi là cửa Eo Kể từ đó đến nay,
hệ đầm phá được xem đang ở giai đoạn trưởng thành và phát triển, đặc trưng bởi tínhphân dị phức tạp về khối nước, trầm tích và môi trường lắng đọng trầm tích, xu thế pháttriển, tính không ổn định của cửa và sự giảm trao đổi với biển Năm 1904, một trận lũ
Trang 26lớn xé đôi làng Thai Dương Hạ, lúc bấy giờ chỉ tồn tại hai cửa tại khu vực này, đó làcửa Tư Dung và cửa Eo Do lưu lượng nước ở Eo ra vào ít nên sau một vài năm, cửa Eo
bị đóng lại, người ta mở thêm một cửa mới, gọi là cửa Thuận An, cửa Tư Hiền trở thànhcửa phụ Kể từ đó đến giờ, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai chỉ có hai cửa chính thông
ra biển, đó là cửa Thuận An và Tư Hiền
Phá Tam Giang nằm trên địa phận huyện Quảng Điền, một địa danh tồn tại cáchđây hơn 200 năm, nguyên là đất quận Nhật Nam thời Hán, sau là Châu Lý của ChiêmThành; thời nhà Trần là quận Trà Kệ thuộc châu Hóa; thời nhà Lê đổi thành huyện ÐanÐiền thuộc phủ Triệu Phong Trong Ô Châu Cận Lục của Dương văn An viết vào đầunửa thế kỷ XVI (1555) dưới thời Lê - Mạc thì vùng Quảng Ðiền - Phong Ðiền hiện naynằm trong địa phận 2 huyện Kim Trà và huyện Ðan Ðiền thuộc phủ Triệu Phong Dướithời nhà Nguyễn đổi Ðan Ðiền thành Quảng Ðiền [10, tr 96] Hiện nay huyện QuảngÐiền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, địa danh Ðan Ðiền xưa được mang ra đặt tên cho mộtcây cầu hiện nay ở thị trấn Sịa Phía Bắc phá Tam Giang giáp với cửa sông Ô Lâu, phíaNam giáp với cửa sông Hương thông với biển qua cửa Thuận An, dài 26km, rộng từ 2-3,5km Thuộc địa phận 12 xã của ba huyện Quảng Ðiền, Phong Ðiền và Hương Trà.Phá Tam Giang có diện tích khoảng 5.200ha Phá Tam giang có độ sâu từ 2 đến 7m, sâunhất là 10m; phía Bắc phá là Quảng Thái, một vùng phù sa nhờ hai con sông Ô Lâu vàsông Nịu mang lại sau những mùa lụt, phá Tam Giang từ đây vẽ một vòng cung rahướng Bắc Đông Bắc thì gặp một vùng đất đầm thuộc Phong Chương, Ðiền Lộc, ÐiềnMôn…Tên các làng dọc theo vùng đất này nghe rất lạ tai như Thủy Nịu, Trằm Nầy,Trằm Dét…
Để có thể hiểu rõ hơn về vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, chúng tôi xin trích dẫnhai ca dao cổ trong cuốn “Dân ca Bình Trị Thiên” nói về về hệ đầm phá này [7, tr 204]:
[i] “Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ chuông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
[ii] “Phá Tam Giang thì nay đã cạn
Truông nhà Hồ, Nội tán dẹp yên”
Đối với câu hò thứ nhất, trong quá khứ có một số lý giải về ấn tượng “Sợ phá TamGiang” vì cho rằng “nước sông sâu rộng, sóng gió bất trắc, thuyền bè dễ gặp nạn” vàđưa vào một số dẫn chứng về bài ca “ Cửa biển Tư Hiền” với ba ngọn sóng thần đánhđắm thuyền bè Chuyện kể rằng Thái Tông hoàng đế thường đến nơi đây, trông thấy
Trang 27sóng yêu làm hại thuyền, nổi giận vua sai đem đại bác ra bắn, trúng được hai ngọn sóngmáu phun ra cả dòng nước, còn một sóng chạy ra biển cả trốn mất Từ đấy thuyền bè đilại không lo gì nữa, đến nay người ta còn ca tụng [10, tr 147] Thêm một cách lý giảikhác, muốn đi vào hai châu Ô, Rý thì chỉ có đường bộ và đường thủy Đường bộ thìphải qua truông nhà Hồ và đường thủy thì phải vào phá Tam Giang Nhưng cả truôngnhà Hồ và cả phá Tam Giang đều trở thành những mối đe dọa và uy hiếp đến tính mạng,tài sản của những ai muốn vào vùng này Trong suốt một thời gian dài, truông nhà Hồkhông chỉ là mối đe dọa đối với dân thường mà còn là mối đe dọa cho cả nhà nước.Hàng hóa, lương thực của nhà nước chở qua truông cũng bị cướp Nếu tránh đường bộqua truông nhà Hồ mà đi đường thủy vào phá Tam Giang thì lại bị sóng nhận chìm.Thời đó, người ta dựng nên câu ca dao “sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” là vì vậy.
Ý nghĩa của câu ca dao thứ hai lại gắn liền với địa danh Bầu Ngược nổi tiếng.Tương truyền chỗ Bầu Ngược sông rộng nước sâu, mùa đông, mùa thu có nhiều gióbão, tàu thuyền đến đây thường bị đắm Theo nhận định, chỗ Bầu Ngược này có mộtcấu trúc khá đặc biệt về địa chất làm dòng nước chảy ngược về địa phương, tạo ra mộtdòng xoáy mạnh có thể nhấn chìm thuyền bè đi ngang qua nó Thường thì dòng xoáynày xảy ra không định kỳ, không có giấu hiệu báo trước tên người ta rất khó biết haytiên liệu khi nào xảy ra; vì thế cư dân đặt tên nơi đây là Bầu Ngược Dưới thời chúaNguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), có một vị quan triều thần tên là Nguyễn Khoa Đăng,sinh năm 1691 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Tương truyền rằng để trị sóngthần trên phá Tam Giang, ông đã cho nhiều người về cửa phá nghiên cứu thật kỹ và điđến kết luận rằng sóng dữ ở phá Tam Giang thực chất không phải là sóng thần nhưngười ta đồn đại, sóng dữ ở đây chủ yếu là do địa hình cửa phá tạo ra nhưng vì nhân dân
đã tin như vậy nên quan nội tán cũng dùng mê tín để trị mê tín Ông đã tổ chức một buổi
lễ bắn sóng thần công khai trên phá Tam Giang có đông đảo nhân dân hai bên bờ chứngkiến Sau khi làm lễ gọi “sóng thần” lên ông liền bắn vào ba ngọn “sóng thần” hung dữnhất Ông đã bí mật bỏ rất nhiều gói phẩm điều vào trong tay áo thụng Sau khi bắnxong, ông liền tung hết phẩm điều ra giữa phá làm cho nước phá đỏ ngầu Ông cho quânlính reo hò và báo cho nhân dân hai bên bờ biết là sóng thần đã bị bắn chết và máu củathần đã chảy ra đỏ cả nước phá Sau khi bắn sóng thần xong ông liền huy động nhân dân
mở rộng cửa phá, nạo vét những chỗ cần thiết để sóng không còn dữ dội như trước nữa
Sự thật là nhờ mở rộng cửa nên sóng ở phá Tam Giang mới lặng đi Nhưng vì có cái lễ
Trang 28bắn sóng thần rất oai phong do ông diễn nên nhân dân cứ tin tưởng là sóng thần đã bịquan nội tán bắn chết Như vậy, cùng với việc dẹp yên bọn cướp ở truông nhà Hồ, quannội tán cũng đã dẹp yên nạn “sóng thần” trên phá Tam Giang.
Và đến đầu thế kỷ XXI, Bàu Ngược đã được phù sa bồi lắng tạo thành một bãibồi Hiện nay cư dân địa phương gọi trại đi là Bàu Nhà Nước hay Bãi Bồi Di tích mũitàu và cột cờ vẫn còn đó như một chứng tích của một huyền thoại về phá Tam giang,nằm cách sau lưng chợ Sịa chừng 1km
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Tiềm năng của đầm phá Tam Giang mới chỉ được khai thác mạnh trên lĩnh vựckinh tế, tập trung chủ yếu vào đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, còn tiềm năng du lịch hầunhư bỏ ngỏ Từ lâu, du khách đến Huế chỉ mới quẩn quanh các di tích Cố đô, “ăn cơmvua, mua tranh bèo”, không nhiều khách du lịch đến với đầm phá Tam Giang để tìmhiểu về văn hóa, tập quán của cư dân bản địa và khám phá môi trường tự nhiên cònnguyên sơ ở nơi đây Vậy nên, hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng tiềm năng du lịch củađầm phá Tam Giang như "kho vàng" chưa mở của du lịch Thừa Thiên Huế
2.2.1 Khía cạnh tự nhiên
Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là thủy vực lớn với chiều dài 68km, rộng22.000 ha, tổng diện tích mặt nước là 216 km2, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ hay17,2% diện tích đồng bằng Thừa Thiên Huế, trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ Bắc
và 107°22′ đến 107°57′ kinh Đông, đi qua 33 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, QuảngĐiền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc) nằm áng ngữ suốt phần bờ biển phía đông củatỉnh Hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được xem là hệ đầm phá ven biển lớnnhất nước ta, thuộc vào loại lớn trên thế giới [13, tr 108] Ngoài ra, hệ đầm phá cònđược coi là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng phongphú, là nơi sinh tồn của hàng ngàn loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao
Tam Giang – Cầu Hai là một hệ thống rất năng động, được đặc trưng bởi mức độ
đa dạng cao nhờ sự thay đổi về không gian và thời gian trong điều kiện sinh thái dọcphức hợp đầm phá, đặc biệt là sự khác biệt trong độ mặn của nước và giữa mùa mưa vàmùa khô Căn cứ theo hệ thống phân loại đất ngập nước Ramsar, vùng đầm phá TamGiang – Cầu Hai được xếp vào nhóm đầm phá nước lợ ven biển với bốn loại môi trườngsống đất ngập nước chính sau:
Trang 29- Vùng đất ngập nước có thảm thực vật, chủ yếu bao gồm các đầm lầy/vũng lầy.
- Vùng đất ngập nước không có thảm thực vật, bao gồm các bãi bùn và bãi cát
- Vùng đất ngập nước nước ngập vĩnh viễn, một số nơi có thảm cỏ biển
- Vùng đất ngập nước nhân tạo, bao gồm các ao nuôi trồng thủy sản và ruộng lúa
Về khía cạnh loài, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu là nơi gặp gỡ, giao thoa củahai môi trường sống khác biệt nhau tạo nên sự đa dạng về sinh học, được ghi nhận là có
921 loài đang sinh sống cho đến nay, bao gồm 287 loài thực vật phù du và 223 loài cá,
trong đó có một loài đặc hữu của Việt Nam là cá dầy ( Cyprinus centralis) và 6 loài
trong sách đỏ của Việt Nam hiện đang được liệt vào nhóm bị đe dọa trên thế giới TamGiang – Cầu Hai cũng đồng thời là khu vực sinh sống quan trọng cho các loài cá nộiđịa, trên biển cũng như các loài chim: 73 loài chim nước được ghi nhận đang sống tạikhu vực này, trong đó có 34 loài di cư, đặc biệt là loài choắt chân màng lớn tại châu Á
(Limnodromus sesmipalmatus), một loài gần như bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam
cũng như trên thế giới
Chính sự đa dạng và phong phú về nguồn lợi thủy hải sản sẽ kéo theo nhiều nhucầu khác phát triển như hoạt động nghiên cứu hay là tìm hiểu tự nhiên Tiềm năng vềnguồn lợi thủy sản là một trong những nhân tố thúc đẩy hoạt động DLST phát triển
Bảng 1 Các nhóm gen cơ bản ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Trang 30Ngoài những giá trị về kinh tế khai thác và điều hòa hệ sinh thái vùng duyên hải,đầm phá Tam Giang - Cầu Hai còn là một khu du lịch, giải trí với nhiều nét độc đáo.Cảnh sắc vùng đầm phá trải rộng trong những không gian bao la với vực nước yên tĩnh
và trong xanh, những đụn cát trắng xóa hùng vĩ chắn ngang cơn sóng biển vỗ bờ, cáccửa sông với những bãi lầy ngút cỏ là nơi cư trú yêu của nhiều loài chim Trong chiếnlược phát triển lâu dài về du lịch, tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn vùng đầm phá này để pháttriển các loại hình du lịch sinh thái
Với nguồn lợi thủy hải sản phong phú, bên cạnh việc đem lại lợi ích kinh tế chođịa phương thì việc tận dụng tiềm năng này trong hoạt động du lịch sinh thái cũng làmột nhân tố quan trọng Đây là môi trường thuận lợi cho du khách đến tham quan vàtìm hiểu sự đa dạng của hệ sinh thái Như vậy, có thể khẳng định rằng vùng đầm pháTam Giang – Cầu Hai có đủ khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển DLST dựavào các tiềm năng tự nhiên của vùng
2.2.2 Khía cạnh nhân văn
Bộ phận cư dân ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai sinh sống ở đây từ lâu đời.Trải qua bao thế kỷ, họ đã sống và gắn bó mật thiết với vùng đầm phá này Hiện nay, bộphận cư dân này được tập hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau:
- Một số là cư dân bản địa từ lâu đời
- Một số là ngư dân miền Bắc chuyển vào, phần lớn theo chúa Nguyễn vào Namlập nghiệp
- Một số là dân thủy diện từ các sông lân cận đến khai thác và cư trú ở đầm phá
- Một số ít từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi di chuyển ra
Vì vậy, mỗi thôn, làng ở vùng này, tính trội về bản sắc dân tộc, mối quan hệ dòngtộc – họ hàng vẫn luôn hiện diện Đây là một tài nguyên văn hóa đặc sắc tạo điều kiệncho hoạt động du lịch hòa mình vào cuộc sống cộng đồng Cộng đồng cư dân đầm phá
xa xưa đã phân thành cư dân thủy diện (sống chủ yếu trên đầm) và cư dân bản địa ở trên
bờ Hai cộng đồng cư dân này với hai phương thức sản xuất khác nhau đã góp phần làmgiàu bản sắc đặc trưng sông nước này sẽ là tiền đề cho việc tổ chức các tour du lịch trênđầm phá ở lại qua đêm hay chứng kiến những phương thức tổ chức sinh hoạt, tổ chứcsản xuất, nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tập quán ăn ở và đặc biệt là cách ứng xửgiữa con người với con người Đối với du khách, hoạt động đánh bắt thủy hải sản là mộttrải nghiệm thú vị đối với họ Trên cơ sở đó, có thể tạo ra các chương trình du lịch mới
Trang 31như cho du khách thử sức mình trong các hoạt động đánh bắt cùng với ngư dân, hay trảinghiệm cuộc sống trên đầm phá và cùng sinh hoạt với họ.
Bên cạnh những tiềm năng trên, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hài còn có một tậphợp các địa danh lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục mang tính đặc trưng của vùng Điềunày đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tour du lịch sinh thái mang tínhkết hợp Ở huyện Quảng Điền, các di tích lịch sử thường gắn liền với các hoạt động lễhội như đình Thủ Lễ gắn với hội vật, các điệu hò như mái nhì, hò ô, hò giã gạo được ưachuộng trong dân gian; các trò chơi chọi gà, đua thuyền, kéo co, vật võ, bài chòi thườngđược tổ chức trong các dịp lễ, tết Đây là vùng đất mang nét đặc thù chung của nền vănhoá Huế, và cũng là nơi có nền văn hoá Chăm Pa, những di tích mang dấu ấn của mộtthời lịch sử như Thành Hoá Châu, Phủ Phước Yên, Phủ Bác Vọng Vài năm trở lại đây,một số lễ hội của cư dân vùng đầm phá được tổ chức như lễ hội Cầu Ngư làng AnTruyền, hội vật làng Sình, đua thuyền, đua thúng Lăng Cô được tổ chức thường niên
và ngày càng được nhiều người biết đến Cùng với đó là chương trình lễ hội “Sóng nướcTam Giang” được tổ chức hai năm một lần là một trong những điểm nhấn quan trọngtrong quá trình phát triển du lịch của vùng Lễ hội thường được tổ chức tại bến đò CồnTộc xã Quảng Lợi và thôn Bác Vọng Đông xã Quảng Phú nhằm tôn vinh những giá trịcảnh quan về đa dạng sinh học và đời sống của người dân vùng đầm phá Tam Giang Lễhội thường được diễn ra trong nhiều ngày với các chương trình và hoạt động hấp dẫnnhư lễ tế Bà Tơ - lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước Quảng Điền được tổchức với nhiều nghi thức mang đậm nét văn hóa dân gian để tưởng nhớ người phụ nữ họTrần ở làng Bác Vọng có công cứu Chúa Nguyễn thoát nguy trong một lần vượt pháTam Giang Cùng với đó là nhiều chương trình văn nghệ, hội chợ thương mại ẩm thực,đua thuyền… được tổ chức quy mô, thể hiện niềm tự hào về những giá trị lịch sử - vănhóa của người dân địa phương
Nhắc đến phá Tam Giang, người ta không thể không nói đến một khu chợ nổitiếng, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùngsông nước, nơi cả người bán lẫn người mua đều dùng ghe, thuyền làm phương tiện vậntải và di chuyển Chợ nổi là nét đặc trưng văn hóa đặc thù của miền Tây Nam Bộ, nơi có
hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc, gắn liền với nhiều khu chợ nổi tiếng như: chợnổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Hiệp, chợ nổi Châu Đốc, chợ nổi Cái Răng… Nằm cáchthành phố Huế chừng 30km về phía bắc, nằm trên địa bàn xã Quảng Lợi, huyện Quảng
Trang 32Điền, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh từ lâu nổi tiếng là một khu chợ độc đáo theo kiểu chợ nổicủa các tỉnh miền Tây Nam Bộ Chợ nổi ở đây không đông đúc như ở miền vì chủ yếubuôn bán các loại thủy hải sản của vùng đầm phá Chợ họp từ rất sớm từ khoảng 3 – 4giờ sáng và cũng tan nhanh Hoạt động buôn bán ở đây chủ yếu diễn ra giữa các thươnglái và cư dân địa phương trên hàng trăm chiếc thuyền nhỏ Chợ nổi của vùng khá đặcbiệt vì người bán và người mua đều khá quen biết nhau, do vậy, sản phẩm của ngư dânđều được các thương lái mua hết chứ không mặc cả hay trả giá Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh
đã tồn tại ở đây rất lâu Theo những người lớn tuổi trong làng, dân chài Ngư Mỹ Thạnh
có gốc tích là người Phú Lộc, Cầu Hai Trước đây, tổ tiên họ sống lênh đênh trên đầmphá Tam Giang Sau đó, nhận thấy khu vực này giàu tôm cá, thủy sản nên người dân đãtập trung về đây, tạo thành một xóm chài gọi là Ngư Mỹ Thạnh Và chợ nổi cũng xuấthiện từ đó Ngày nay, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh không đơn thuần chỉ là nơi mua bán củangư dân mà còn trở thành một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan Người tacòn ví khu chợ này là một “đặc sản văn hóa của vùng quê sông nước” Đến đây, dukhách không chỉ tận mắt chứng kiến cảnh họp chợ mà còn có thêm những trải nghiệmmới lạ với hình ảnh cuộc sống thường nhật của người dân vùng đầm phá từ đánh bắt,nuôi trồng thủy hải sản cho đến những phong tục tập quán, những di tích lịch sử nổitiếng trong vùng
Ngoài ra, một địa điểm khác rất nổi tiếng trong hoạt động du lịch hiện nay đóchính là Đầm Chuồn Từ lâu, Đầm Chuồn được nhiều người biết bởi nhiều cảnh đẹp,sản vật ngon, người dân thân thiện, chất phát, người ta thường ví von rằng:
“Đầm Chuồn khung cảnh như tranh
Ai đi nhớ mãi ân tình thân thương
Về rồi vẫn mãi vấn vương Thịnh tình nơi ấy luôn còn trong tim.”
Đối với nhiều du khách, nơi đây được mệnh danh là 1 trong 3 điểm đến trong mộthành trình: là nơi chơi được, ăn được và ngủ lại được Họ đã khá quen thuộc với trảinghiệm ở trọ miễn phí trong nhà chồ - nét chấm phá miền sông nước Đầm Chuồn Nhàchồ là loại nhà tạm bợ được xây dựng ngay trên sông, thường được ngư dân ở đây làmnơi trú chân khi mỏi mệt Du khách có thể dừng chân nơi này để thưởng thức cảnh đêmĐầm Chuồn mà không cần trả thêm một khoản phí nào Bên cạnh đó, Đầm Chuồn cũng
là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn thưởng thức phong vị ẩm thực đặc trưng của
Trang 33vùng đầm phá Ở gần bờ có một dãy nhà hàng nổi với những cái tên như Đầm ChuồnHội Quán, Đầm Chuồn Hương Quán, Đầm Chuồn Việt Quán, Đầm Chuồn Lộng Gió…
là những địa điểm nổi tiếng để du khách thưởng thức nhiều món ăn hải sản trong vùng
Du khách cũng có thể xuôi thuyền theo ngư dân ra nhà chồ thì lại càng thú vị hơn, đượctrải nghiệm cảm giác của miền sông nước và thưởng thức các món hải sản như cháo cákình, cá dìa hấp, cá ong kho… cực kỳ hấp dẫn
Với vùng đầm phá Cầu Hai, khu vực này là nơi gắn liền với nhiều di tích và sựkiện lịch sử quan trọng: cửa Tư Hiền là nơi quân Nguyên hành quân qua đánh ChiêmThành; phá Tam Giang trước đây tàu thuyền tấp nập ngược sông Hương lên cảng Thanh
Hà, Bao Vinh… Dọc theo vùng đầm phá này là tập hợp các di tích lịch sử, văn hóa, làngnghề nổi tiếng như: Chùa Túy Vân, vườn quốc gia Bạch Mã, làng nghề An Truyền, làng
cổ Mỹ Lợi, đua thuyền… Cộng đồng dân cư ở khu vực này chủ yếu sống dựa vào nghềnông và nghề đánh bắt thủy hải sản Hoạt động sản xuất của họ đã góp phần hình thànhnhững phong tục tập quán riêng cho cư dân của vùng Sự phong phú và tinh tế của cácngành nghề và công cụ khai thác cùng với những yếu tố lâu đời đã góp phần tạo ranhững yếu tố văn hóa, nhân văn mang tính đặc trưng của khu vực Các lễ hội dân gian ởđây lễ hội như đua thuyền làng Mỹ Á, lễ hội Cầu ngư…thường gắn với tín ngưỡng, tôngiáo, tinh thần thượng võ và khát khao cuộc sống Lễ hội cầu ngư được diễn ra hàngnăm vào tháng giêng âm lịch tại xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc Đây được coi là một trongnhững lễ hội dân gian đặc sắc được tổ chức nhằm cầu mùa màng bội thu và gia đìnhsung túc Phần lớn bộ phận người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sảnhải, nên lễ hội Cầu ngư được xem như là một lễ hội có giá trị tinh thần rất lớn đối vớingười dân địa phương [33, tr 14] Còn với lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mỹ Áthì lại mang một ý nghĩa khác, đây được xem như là một sự kiện văn hóa truyền thốngcủa địa phương đồng thời là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch Lễ hội được tổchức với tinh thần “ly hương bất ly tổ” bằng cách tập trung con cháu đang làm ăn sinhsống ở trong và ngoài nước về với quê hương, cội nguồn Hoạt động chính của lễ hội làđua thuyền trên mặt biển Có thể nói đây là một trong những lễ hội góp phần giúp chongười dân địa phương bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo đậm
đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên, cũng như các di tích lịch sử văn hóa khác, theo thời gian,các lễ hội này đang bị mai một hoặc mất dần Vì thế, việc xây dựng và phát huy các
Trang 34làng nghề, lễ hội truyền thống trong du lịch là một yêu cầu khách quan trong việc bảotồn các giá trị cổ xưa.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
2.3.1 Thực trạng khai thác tài nguyên sinh thái trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai từ bao đời nay không chỉ là nguồn sống,nguồn thu nhập chính của người dân địa phương mà còn chiếm vị trí quan trọng trongviệc cân bằng hệ sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên, trước sức ép ngày càngtăng của con người do khai thác quá mức đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sảncủa vùng Theo ước tính, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai hiện có khoảng 300.000 cưdân sinh sống thuộc 32 xã xung quanh phá Tam Giang Đời sống của các hộ dân nàygắn liền với việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn tài nguyên sinh thái trongđầm phá Phong trào nuôi tôm sú ven bờ và nuôi cá lồng đã mang lại nhiều lợi ích kinh
tế cho người dân nhưng hiện nay một số vùng không có sự quản lý theo quy hoạch,không có các hình thức nuôi phù hợp dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước; cộng với đó làlượng rác thải sinh hoạt của cư dân, rác thải công nghiệp không qua kiểm soát, xử lý vàcác đầu vào phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như phân bón, thuốc trừ sâu ngàymột tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái Bên cạnh đó, dầu máy cũng
là một nguồn gây ô nhiễm tại Tam Giang – Cầu Hai khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng,khu vực này đang bị ô nhiễm một phần bởi dầu từ các tàu, thuyền Mặt khác, cư dânsống xung quanh khu vực đầm phá phần lớn là các hộ nghèo, đánh bắt theo thói quen,mong muốn kiếm được nhiều nguồn lợi thủy sản càng tốt nên họ không “từ chối” bất cứmột hình thức đánh bắt trái phép nào Đời sống của bộ phận dân cư này gắn liền vớiviệc khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên trên đầm phá; tuy nhiên, vấn đề quản lý, sửdụng và khai thác hệ đầm phá hiện nay lại chưa hợp lý và thiếu bền vững Điều này lànguyên nhân làm suy thoái các nguồn tài nguyên, đe dọa tính đa dạng sinh học và gây ônhiễm môi trường Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạnkiệt, số lượng, chủng loại tôm cá các loài đều giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đời sốngcủa các hộ dân có sinh kế gắn liền với hoạt động đánh bắt và khai thác nguồn lợi thủysản trên đầm phá Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó chủ yếu vàtrực tiếp nhất vẫn là do ngư dân tham gia đánh bắt, khai thác ngày một đông, số lượngngư cụ có tính chất hủy diệt được sử dụng ngày càng nhiều Điển hình là tác động của