Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên được học tập nâng cao trình độ ở một ngành mà mình yêu thích, đã từng gắn bó gần 20 năm qua khiến em vô cùng phấn khởi và tự hào Có dịp học hỏi, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cộng với sự dìu dắt tận tình của các thầy cô trong Khoa Đêán nay khi ra trường được sự phân công của khoa Thương mại và Du lịch, được sự hướng dẫn của các thầy cô, em đã đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Hôm nay bản luận văn đã hoàn thành em xin chân thành cảm ơn :
Tiến sĩ NGUYỄN ĐỨC TRÍ Chủ nhiệm Bộ môn du lịch - Khoa Thương mại và Du lịch cùng các thầy cô trong Khoa đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi và động viên em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tiến sĩ ĐỖ QUỐC THÔNG Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, người đã định hướng và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Quý thầy cô trường đại học Kinh tế đã giảng dạy và cung cấp các kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội và quản lý kinh tế, cho em có một kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong công việc hàng ngày
Ngoài ra em cũng xin được cảm ơn:
Các bạn sinh viên trong lớp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, chuẩn bị và trình bày các tiểu luận cũng như trong quá trình thực hiện luận văn
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I:
PHẦN MỞ ĐẦU
a Lý do chọn đề tài b Mục đích nghiên cứu
c Quan điểm và phương pháp nghiên cứu d Giới hạn đề tài
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH SINH THÁI
1 Tác động của du lịch sinh thái đến môi trường du lịch 2 Quá trình hình thành của du lịch sinh thái
3 Lợi ích kinh tế và xu hướng phát triển du lịch sinh thái 4 Du lịch sinh thái, thuật ngữ và những tên gọi khác 5 Một số định nghĩa về du lịch sinh thái ở một số quốc gia 6 Định nghĩa của du lịch sinh thái tại Việt Nam
7 Vai trò của du lịch sinh thái
7.1 Vai trò tích cực 7.2 Vai trò tiêu cực
8 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
8.1 Nguyên tắc hòa nhập
8.2 Nguyên tắc kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái
8.3 Nguyên tắc quy mô
9 Phương thức tổ chức hoạt động du lịch sinh thái
9.1 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 9.2 Vai trò của du khách
Trang 39.3 Tổ chức và quản lý khu du lịch sinh thái 9.4 Các biện pháp từ các nhà lữ hành 9.5 Vai trò của chính quyền địa phương
9.6 Vai trò của các cơ quan quản lý cấp nhà nước
CHƯƠNG III:
TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA VIỆT NAM
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam 1 Tiềm năng về du lịch sinh thái
1.1 Các hệ sinh thái điển hình 1.2 Hệ thống rừng đặc dụng
2 Tiềm năng về du lịch sinh thái nhân văn 2.1 Dân cư, dân tộc
2.2 Các di tích lịch sử, văn hoá
3 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam 3.1 Tổ chức không gian du lịch sinh thái
3.2 Tổ chức quản lý 3.2.1 Vườn quốc gia
3.2.2 Khu bảo tồn thiên nhiên
3.2.3 Khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường 4 Mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
CHƯƠNG IV:
TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG
1 Khái quát về du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 Tiềm năng du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.1 Tài nguyên thiên nhiên
2.2 Các hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia 2.3 Tài nguyên nhân văn
Trang 43 Sự phân bổ các tài nguyên sinh thái trong vùng đồng bằng sông Cửu Long 4 Sức hấp dẫn và khả năng khai thác - quản lý tại các điểm du lịch sinh thái vùng
đồng bằng sông Cửu Long
5 Các khu du lịch sinh thái điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long
5.1 Khu du lịch sinh thái Tràm Chim - Tam Nông 5.2 Khu du lịch sinh thái Côn Đảo
5.3 Khu du lịch sinh thái Đảo Phú Quốc
6 Các tuyến du lịch sinh thái điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long
6.1 Tuyến du lịch Long An - Đồng Tháp 6.2 Tuyến du lịch Tiền Giang - Bến Tre 6.3 Tuyến du lịch Vĩng Long - Trà Vinh
6.4 Tuyến du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau 6.5 Tuyến du lịch Cần Thơ - Châu Đốc - An Giang
6.6 Tuyến du lịch Rạch Giá - Hà Tiên 6.7 Tuyến du lịch Rạch Giá - Phú Quốc
7 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long:
7.1 Về tổ chức quản lý
7.1.1 Sự thành công của du lịch sinh thái miệt vườn
7.1.2 Tổ chức và quy hoạch: “ dự án bảo vệ, phát triển và nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim” và du lịch sinh thái
7.2 Về hoạt động của các hãng lữ hành 7.3 Về chính quyền và cộng đồng địa phương
CHƯƠNG V:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG VI:
KẾT LUẬN
Trang 5CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch sinh thái là một trào lưu mới đang thu hút du khách các nơi trên thế giới, sống giữa một nền văn minh công nghiệp, với những tiếng ồn và khói bụi, cộng với nhịp độ sống cao, con người bỗng cảm thấy thiếu một khoảng trời xanh với bầu không khí trong lành… Nắm bắt được nhu cầu đó các hãng lữ hành trên thế giới đã và đang xây dựng các chương trình du lịch sinh thái để thu hút du khách
Chỉ tính riêng Vườn Quốc Gia của Mỹ hàng năm đón 270 triệu du khách, của Canada đón 30 triệu với doanh thu hàng chục tỉ USD,… không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà du lịch sinh thái còn có tầm quan trọng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng do du lịch sinh thái mang lại nên Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm Quốc tế về Du Lịch Sinh Thái
Tự hào về đất nước Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được phân bố hài hòa, hợp lý giữa các miền, các khu vực là tiềm năng lớn của đời sống kinh tế xã hội vào trào lưu và nhu cầu trên thế giới Ở nước ta hiện nay, du lịch sinh thái đang là một lĩnh vực mới và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái ra đời Du khách nước ngoài tìm đến Việt Nam nhằm tìm đến với thiên nhiên, cây cỏ với đời sống dân dã vốn xa lạ với nếp sống công nghiệp của người Tây phương
Bên cạnh thành công là thu hút được lượng du khách nước ngoài và khách du lịch trong nước đến với du lịch sinh thái ngày càng tăng cũng đã nảy sinh những vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm và định hướng như:
Trang 6- Chúng ta chưa hoạch định được chiến lược phát triển lâu dài và hoạt động mang tính khả thi
- Bên cạnh việc khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên chúng ta chưa có kế hoạch tôn tạo và bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên đó
- Chúng ta chưa định hướng được thế mạnh của tài nguyên sinh thái để khai thác nhằm đem lại hiệu quả cao
Là sinh viên đang học tập, nghiên cứu và công tác trong ngành du lịch ,tôi nhận thấy với Việt Nam du lịch sinh thái hiện nay đang là thế mạnh của ngành kinh doanh du lịch Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu để khai thác thế mạnh của du lịch sinh thái nhằm cống hiến một phần kiến thức để đóng góp cho việc phát triển ngành du lịch đó là mục đích và lý do tôi lựa chọn đề tài này
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, trên thế giới vẫn còn nhiều ý kiến và tranh luận về khái niệm của du lịch sinh thái Ngay cả ở Việt Nam, khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn chưa được rõ nét Trong thực tế, tuyến điểm du lịch sinh thái và chương trình du lịch sinh thái vẫn đang diễn ra theo 2 chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực đến môi trường Vậy thực chất du lịch sinh thái là gì? Du lịch sinh thái có vai trò như thế nào trong ngành du lịch cũng như định hướng phát triển bền vững của Việt Nam nhất là Du lịch sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Lý do nào dẫn đến việc đi sâu nghiên cứu tiềm năng định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long:
- Là nơi thiên nhiên ưu đãi, cây trái phát triển quanh năm và là vựa lúa nổi tiếng, nơi cung cấp các nông sản phẩm cho cả khu vực phía nam và cả nước
- Là nơi đời sống của người dân gắn liền với thiên nhiên và lợi ích từ thiên nhiên - Môi trường thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với môi trường
chung của cả khu vực phía Nam do qui mô và vị trí địa lý đặc biệt của nó - Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về Quốc phòng
Trang 73 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quan điểm nghiên cứu: 3.1.1 Quan điểm hệ thống:
Là một quan điểm mà các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái nói riêng khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề cụ thể nào đó cần đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề Theo quan điểm này, du lịch sinh thái được coi như một hệ thống cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất như: phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá, công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và điều hành…
Ưu điểm của quan điểm này là giúp cho các nhà nghiên cứu luôn nhìn nhận các đối tượng trong các mối quan hệ đa phương và tránh được các sai sót đáng tiếc trong khi nghiên cứu
3.1.2 Quan điểm tổng hợp:
Cùng với quan điểm hệ thống thì quan điểm tổng hợp là một trong những quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch Quan điểm này chỉ đạo các nhà nghiên cứu đặt các vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong mối liên hệ với các ngành khác Điều này còn được sử dụng triệt để hơn nữa trong nghiên cứu du lịch sinh thái do đặc điểm của du lịch sinh thái phải gắn chặt tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các thành phần tự nhiên, kinh tế xã hội vừa là khách thể vừa là chủ thể trong du lịch sinh thái luôn có mối tương quan và tác động chi phối lẫn nhau
Ưu điểm của quan điểm này là giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn và giải quyết vấn đề một cách khách quan và đúng đắn
3.1.3 Quan điểm lịch sử và dự báo:
Với các quy hoạch tổng thể về du lịch đã có, hầu hết các điểm du lịch và nhiều tuyến du lịch đã được khai thác Do đó khi nghiên cứu về du lịch sinh thái, chúng ta cần tiếp tục kế thừa các thành quả và từ đó có những nhận định, đề xuất biện pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái đúng hướng
Trang 83.2 Phương pháp nghiên cứu :
3.2.1 Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu:
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên quan và xử lý chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận Các tư liệu có được trong luận văn này gồm các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo và trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo giấy, website, báo điện tử, tạp chí… Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng vẫn giúp có được tầm nhìn khái quát các vấn đề nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống:
Phương pháp này nghiên cứu các cơ chế hoạt động, mối quan hệ tương tác giữa các thành phần bên trong cũng như giữa hệ thống với môi trường xung quanh
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa:
Phương pháp này là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch Phương pháp này giúp có được các thông tin thực tế đối chiếu, bổ sung các thông tin mà các phương pháp khác không cung cấp được hoặc cung cấp chưa chính xác
3.2.4 Phương pháp bản đồ - sơ đồ:
Phương pháp này giúp xây dựng hình ảnh không gian của hệ thống tuyến điểm, minh họa nội dung
3.2.5 Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học:
Phương pháp này sử dụng các công cụ tin học như máy tính, các phần mềm tin học là các công cụ được sử dụng để xử lý hình ảnh, truy cập Internet và hoàn thành luận văn này
4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài này chọn Đồng bằng sông Cửu Long là điểm nghiên cứu do tính chất đặc thù của môi trường thiên nhiên nơi đây và ý nghĩa quan trọng của việc phát triển kinh tế xã hội phục vụ nâng cao đời sống văn hóa và kinh tế của người dân
Trang 9vốn còn thấp so với cả nước Việc phát triển du lịch bền vững nơi đây sẽ tạo ra một bộ mặt mới cho toàn cảnh kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng to lớn của đất nước Phát triển du lịch bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long còn góp phần tạo lợi thế cạnh tranh du lịch cho Việt Nam so với các nước trong khu vực vốn đã tiên phong hay đã tập trung vào vào các lĩnh vực mà Việt Nam khó cạnh tranh ít nhất là trong tương lai gần như mua sắm, du lịch mạo hiểm, du lịch thể
Trang 10thao…
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH SINH THÁI
1 SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DU LỊCH
Môi trường tự nhiên là một nguồn lực thu hút du khách đến với những vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, địa hình ngoạn mục, khí hậu mát mẻ dễ chịu… Trong các phương thức phát triển du lịch, cách tốt nhất là giữ lại những nét độc đáo, kỳ diệu của môi trường tự nhiên bên cạnh sự cung cấp cho du khách những tiện nghi cần thiết
Ngoài tác động tích cực của du lịch sinh thái đối với xã hội và cộng đồng như nâng cao đời sống người dân, cung cấp điện, nước, y tế, thông tin liên lạc … sự phát triển của du lịch cũng có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường (rác thải, khói bụi…) tắc nghẽn giao thông, nảy sinh những tệ nạn xã hội (như trộm cắp, đeo bám người nước ngoài xin ăn, tầng lớp nam nữ thanh niên có những biểu hiện văn hoá lệch lạc, lai căng, bắt chước không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam
Vì vậy nếu chúng ta không định hướng cho du lịch phát triển, thì sẽ dẫn đến “lợi bất cập hại” môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa sẽ bị hủy hoại, đời sống người dân sẽ không được nâng cao mà trái lại có nguy cơ tụt hậu do có thói quen hưởng thụ Khi đó du khách sẽ bỏ đi vì môi trường du lịch không còn hấp dẫn du khách nữa Vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ra cho ngành du lịch là “ hoạt động du lịch cần phải được kế hoạch và quản lý chu đáo nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch trong nước”
Về phương diện văn hoá, các nền văn hóa luôn thay đổi để phù hợp với thế giới luôn đổi thay Du lịch là một tác nhân làm tăng quá trình thay đổi này Sự thay đổi thường xảy ra ở nền văn hóa của cư dân địa phương hơn là của du khách và
Trang 11những thay đổi thường là tiêu cực Mặt khác du lịch vừa khuyến khích vừa cản trở các loại hình nghệ thuật cổ truyền, người ta cũng cho rằng du lịch có thể khuyến khích “sự đình trệ văn hóa” (sự phát triển văn hóa của một vùng bị dừng lại vì nhu cầu muốn xem, muốn tìm hiểu nếp sống cũ) Nếu như du lịch làm thay đổi tiêu cực tới văn hóa địa phương, cộng đồng địa phương có thể phản ứng tiêu cực với du khách nói riêng và hoạt động du lịch nói chung
2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA DU LỊCH SINH THÁI
Cách đây một vài năm có lẽ thuật ngữ “du lịch sinh thái” còn xa lạ với mọi người chứ chưa nói gì đến các nguyên tắc của nó
Thật vậy đã có những nhà du lịch khám phá cảnh đẹp của thiên nhiên từ rất lâu nhưng những chuyến du lịch của họ không nhiều và cách nhau rất xa, không thường xuyên và riêng lẻ nên nó không mang lại lợi ích kinh tế xã hội đáng kể cho những vùng mà họ đến tham quan, các hoạt động của họ cũng không nhằm bảo tồn các khu thiên nhiên, văn hóa địa phương, hay các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa diệt chủng
Chỉ đến khi trong xã hội gia tăng mối quan tâm của mọi người đến môi trường tự nhiên và ý thức bảo tồn bảo tàng các di sản thiên nhiên trên toàn thế giới, đặc biệt sự xuất hiện của vô số các tài liệu về du lịch thiên nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình… Đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên được pháp luật và thế giới công nhận Các cảnh quan, động thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu trong các khu bảo tồn thiên nhiên trở nên ngày càng hấp dẫn đối với không chỉ người dân ở nước sở tại mà còn hấp dẫn với du khách trên toàn thế giới Điều đó dẫn đến du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên phát triển ngày càng tăng và rộng khắp trên toàn thế giới
Bên cạnh đó những nhà bảo tồn và những nhà tổ chức du lịch đã nhận thấy tính hấp dẫn và thu hút du khách của du lịch và cũng nhận thức được hậu quả của việc ngành du lịch thiên nhiên không được quản lý và quản lý không nghiêm túc có thể gây ra hậu quả xấu cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới cho cộng
Trang 12đồng Quá trình tìm đến tiếng nói chung của du lịch thiên nhiên và bảo tồn những di sản thiên nhiên đó dẫn đến việc hình thành loại hình du lịch sinh thái
Ngày nay, chính phủ các nước đang phát triển cũng như các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giớiû, các nhà bảo tồn, các nhà điều hành du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch sinh thái Điều đó đã nói lên một phần tiềm năng kinh tế của loại hình này và ý thức bảo tồn của cộng đồng đối với loại hình du lịch này
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn du lịch sinh thái hình thành và phát triển trở nên một hiện tượng thu hút sự quan tâm của cộng đồng và tự khẳng định là một trong những loại hình du lịch thu hút du khách trong hiện tại và tương lai
3 LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Loại hình du lịch sinh thái tuy mới ra đời vào những năm 1990, bắt nguồn từ Châu Phi nhưng du lịch sinh thái đã nhanh chóng lan qua Châu Mỹ, mở rộng ở Châu Âu và hiện nay đang phát triển mạnh ở Châu Á
Theo số liệu thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO) doanh thu từ du lịch sinh thái chiếm từ 2 đến 10 tỉ USD trong tổng số 55 tỉ USD của thị trường du lịch Các chuyên gia du lịch ước tính thị trường du lịch sinh thái từ nay sẽ tăng từ 12 -15% trong thập kỷ tới do 4 nhân tố tác động đến xu hướng phát triển du lịch sinh thái sau:
- Tình hình căng thẳng trên thế giới giảm dần dù có các tranh chấp có tính địa phương hay chủng tộc
- Chi phí du lịch rẻ hơn trước
- Xuất hiện nhiều thị trường du lịch đa dạng
- Khách du lịch được cung cấp thông tin chính xác và tốt hơn
Theo nhận định của các tổ chức du lịch tại Chââu Âu và Châu Mỹ các nước phát triển thuộc vùng nhiệt đới Châu Á là nơi thuận lợi nhất cho việc phát triển du lịch sinh thái Các nhà khoa học đã đánh giá châu Á là nơi có môi trường sống phong phú nhất hành tinh hiện nay Ở đây có những hệ sinh thái rừng nhiệt đới độc đáo, ít gây chết người hơn so với các hệ sinh thái rừng ở Châu Phi và Nam Mỹ,
Trang 13người ta cũng phát hiện ra ở những vùng nhiệt đới Châu Á có những bãi ngầm san hô tuyệt đẹp và đầy bí ẩn Hơn nữa ở các nước Châu Á tồn tại 1 nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm đến nay vẫn còn dấu tích qua các kiến trúc cổ xưa, tôn giáo trang nghiêm, tập quán tôn trọng lễ giáo của dân tộc và trang phục độc đáo đầy màu sắc Việt Nam nước ta là 1 quốc gia nhỏ bé của Châu Á nhưng lại có một nguồn tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách Vì vậy mà lượng du khách nước ngoài đến với du lịch sinh thái Việt Nam ngày càng gia tăng
4 DU LỊCH SINH THÁI, THUẬT NGỮ VÀ NHỮNG TÊN GỌI KHÁC
Thuật ngữ về du lịch sinh thái: Ecologically Responsible Tourism (được viết tắt là Ecotourism) có nghĩa là du lịch ý thức sinh thái hay du lịch có trách nhiệm với hệ sinh thái
Hiện nay trên thế giới có 11 loại hình du lịch (dựa vào) thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường:
1 Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
2 Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature Based Tourism) 3 Du lịch môi trường (Environmental Tourism) 4 Du lịch xanh (Green Tourism)
5 Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) 6 Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) 7 Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism) 8 Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) 9 Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) 10 Du lịch đặc thù (Particular Tourism) 11 Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
Vì đều “có trách nhiệm” với môi trường mà những nhà điều hành du lịch trong mỗi loại hình trên đều tự nhận mình là du lịch sinh thái duy nhất Như vậy cho đến gần đây định nghĩa về du lịch sinh thái vẫn chưa được thống nhất Điều đó cũng khá
Trang 14phù hợp vì du lịch sinh thái chỉ là một hiện tượng mới xuâát hiện những năm 1990 và ở mỗi quốc gia đều có một định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái
5 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ DU LỊCH SINH THÁI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
5.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Malaysia:
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay) mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham gia một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”
5.2 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Australia:
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”
5.3 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Nepal:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch Đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”
5.4 Định nghĩa về du lịch sinh thái của Hiệp hội du lịch sinh thái:
“Du lịch sinh thái là sự du hành có mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết lịch sử tự nhiên, văn hóa môi trường, không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
Liệu du lịch sinh thái có thể tạo nên những thay đổi cho bảo tồn hay không? Liệu du lịch sinh thái có mang lại lợi ích xác thực cho cộng đồng địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường hay không? Còn phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa về du lịch sinh thái, nhiệm vụ và quy mô tổ chức của du lịch sinh thái
Trang 156 ĐỊNH NGHĨA CỦA DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM
Trong hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế Giới (IUCN) và Ủy ban kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999 Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa thống nhất du lịch sinh thái của Việt Nam như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
7 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI
• Giáo dục môi trường cho người tiêu dùng
• Và những quyết định về chính sách ảnh hưởng đến du lịch sinh thái và bảo tồn Và với định nghĩa trên du lịch sinh thái đem lại lợi ích nổi bật về nhiều mặt như: • Lợi ích kinh tế:
- Với việc tổ chức du lịch sinh thái, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch
- Du lịch sinh thái phát triển tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho các cộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh
Trang 16thái Góp phần cải thiện tình hình kinh tế địa phương, xoá đói giảm nghèo ở các vùng xa xôi, hẻo lánh
- Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu du lịch sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng địa phương
- Hơn nữa với việc giáo dục môi trường, du lịch sinh thái giúp cộng đồng địa phương có được kế hoạch phát triển ngồn tài nguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và sử dụng
- Du lịch sinh thái cũng có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vì vậy du lịch sinh thái có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch Hiện nay du lịch sinh thái chiếm 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế và 50% khách du lịch nội địa, dự báo sẽ tăng từ 12 đến 15% mỗi năm
• Lợi ích xã hội:
- Mâu thuẫn giữa khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương đã luôn tồn tại từ trước đến nay Với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái góp phần “Đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường” bằng cách cải thiện mối quan hệ này, giúp khu bảo tồn thiên nhiên tồn tại và phát triển
- Văn hóa bản địa đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồn Với việc “dựa vào văn hóa bản địa”, du lịch sinh thái không những giúp bảo tồn văn hóa mà còn có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc của cộng đồng địa phương
- Cùng với sự phát triển do đô thị hóa, con người ngày càng bị tách rời với môi trường thiên nhiên, một số hình ảnh thiên nhiên chỉ còn tìm thấy trong ký ức Với việc đưa các khu bảo tồn thiên nhiên vào khai thác du lịch, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của con người mới có thể được thỏa mãn
• Lợi ích thẩm mỹ:
Trang 17- Mỗi một cảnh quan chứa đựng trong nó biết bao nhiêu là vẻ đẹp, sự sinh động của thế giới tự nhiên và sự năng động trong cách thích ứng với tự nhiên của con người Nơi du lịch sinh thái phát triển là có biết bao cảnh quan thiên nhiên được phát hiện, phát triển và bảo tồn
vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới - Du lịch sinh thái tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảo sát các
tuyến điểm du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn Sự khảo sát này kèm theo những quy tắc chặt chẽ như nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ, các công trình kiến trúc, văn hóa cổ… thúc đẩy sự bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn
Trang 18• Lợi ích sinh thái:
- Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quý hiếm được khôi phục, gìn giữ và bảo tồn góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh học trên toàn thế giới
- Cảm nhận được nét đẹp tinh tế của thiên nhiên và thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, du khách sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên về sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, sự cân bằng mong manh trong mỗi hệ sinh thái… Thông qua đó du lịch sinh thái góp phần giúp con người sống nhạy cảm và có trách nhiệm hơn với môi trường, với “hành tinh xanh” của chính mình
Du lịch sinh thái kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội và sinh thái Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng cố và phát triển lâu dài
Bên cạnh vai trò tích cực, du lịch sinh thái cũng có tiềm ẩn một số vai trò tiêu cực như:
7.2 Vai trò tiêu cực • Đối với môi trường:
Nếu không được quản lý tốt, du lịch sinh thái có nguy cơ trở thành một loại hình du lịch đến rồi đi một cách vô trách nhiệm Từng dòng du khách yêu thiên nhiên tràn đến những điểm du lịch sinh thái mới nhất, sau khi đã “khám phá” chúng một cách vô tội vạ rồi bỏ ra đi để lại sau lưng một đống rác thải gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái
• Đối với văn hóa và xã hội:
Có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng do sự thẩm thấu, sự giao thoa văn hóa với người dân địa phương, làm thương mại hóa các hoạt động văn hoá truyền thống nhằm thu hút du khách
• Đối với kinh tế:
Trang 19Du lịch sinh thái sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sống của cộng đồng địa phương, làm tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng về thu nhập làm nẩy sinh những mâu thuẫn giữa các nhóm người trong cộng đồng địa phương, giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch
Để hạn chế bớt vai trò tiêu cực, du lịch sinh thái cần có những nguyên tắc hoạt động đặc trưng đó là 3 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc hòa nhập, Nguyên tắc kết hợp và Nguyên tắc quy mô mà chúng ta sẽ xem xét kỹ dưới đây
BÃI BIỂN LĂNG CÔ - THỪA THIÊN – HUẾ
8 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
8.1 Nguyên tắc hòa nhập
Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn Đây chính là nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái, đồng thời cũng tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch tự nhiên khác
Việc giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên sẽ làm thay đổi nhận thức và thái độ của mình, du khách sẽ có trách nhiệm với môi trường, nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên
Trang 20sinh thái Mặt khác nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực đạo đức, phải được tuyên truyền lâu dài, có hệ thống, không chỉ đơn giản là việc kêu gọi du khách chú trọng việc bảo vệ sự trong sạch của môi trường nơi mình sắp đến tham quan mà cần phải thông tin qua hệ thống giáo dục ở ngay bậc tiểu học và trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày
Việc giáo dục môi trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các thành viên tham gia chương trình (các đơn vị tổ chức du lịch và cộng đồng địa phương) vì cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên
Nếu như đối với những loại hình du lịch khác thì vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của du lịch sinh thái
Sự xuống cấp của môi trường, hủy hoại các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự diệt vong của du lịch sinh thái Một khi môi trường tự nhiên bị hủy hoại thì sức hút của khu du lịch đối với du khách không còn nữa
Sự xuống cấp của môi trường hay sự thay đổi tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đối với một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của du lịch sinh thái
Bảo vệ và phát huy văn hóa là nguyên tắc đặc biệt quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ, bảo vệ các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị của môi trường, xã hội đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể
Nói cách khác, tính hấp dẫn và sự tồn tại của hoạt động du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái điển hình, vì vậy một phần thu nhập của du lịch sinh thái cần phải được đầu tư cho việc hạn chế các tác
Trang 21động tiêu cực nảy sinh và có được những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Hoà nhập tự nguyện là một nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, khách du lịch sinh thái phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, vào môi trường văn hóa và xã hội theo đúng nghĩa của nó Ví dụ như phải chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là cải tạo biến đổi môi trường được thuận tiện theo ý muốn của cá nhân
Bản thân ngành du lịch với những hoạt động, thiết kế cũng nhằm hoà nhập với môi trường nhằm giúp du khách nhận thức hoà nhập với thiên nhiên và cộng đồng là những kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết, tăng cường sự thông cảm, có thái độ tích cực và trách nhiệm hơn là đi tìm những gì mới lạ hay thỏa mãn những ý muốn, sở thích của cá nhân mình
Thái độ hòa nhập theo không khí nhiệt tình thái quá cũng có thể gây ra những tác động xấu mặc dù hành động này xuất phát từ mục đích tốt như: cho động vật hoang dã thức ăn sẽ làm chúng mất đi khả năng tự tìm kiếm thức ăn hoặc trở nên quá thân thiện với con người, việc cho người dân địa phương tiền có thể làm thương mại hóa những hoạt động truyền thống của họ… Do đó dù khách du lịch sinh thái đã có sự tự nguyện hòa nhập nhưng du khách vẫn cần sự giúp đỡ Cần được giáo dục để có sự nhận thức đúng về vai trò bảo tồn của mình nhằm thể hiện những hành vi tích cực đóng góp cho sự bảo tồn ngành du lịch sinh thái
8.2 Nguyên tắc kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái
Mọi hoạt động của du lịch sinh thái đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ tính bền vững cho nên ngoài đòi hỏi phải có nhận thức cao, kinh nghiệm tổ chức và quản lý chặt chẽ thì nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Về mặt đạo đức và công bằng xã hội: Cộng đồng địa phương chính là chủ nhân thật sự của các nguồn tài nguyên du lịch (cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và
Trang 22tài nguyên du lịch nhân văn) mà ngành du lịch dựa vào để thu hút du khách cho nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi thu được từ hoạt động mà ngành du lịch đem lại Ở những khu vực được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, môi trường sống, phương thức tổ chức sản xuất truyền thống của cộng đồng địa phương thường ít nhiều bị ngăn cấm hoặc hạn chế như: Không còn được tự do chặt cây, phá rừng làm rẫy, việc khai thác và đánh bắt hải sản bị hạn chế Do đó thu nhập của cuộc sống và vấn đề tồn tại của cộng đồng địa phương bị đe doạ vậy ngành du lịch sẽ khai thác được gì trong khu vực đang bị tranh chấp?
Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng sự tham gia của cộng đồng địa phương và chia sẻ lợi ích từ du lịch: từ nguồn thu nhập này nhằm bù đắp cho cộng đồng địa phương, giúp họ định hướng được cuộc sống của chính mình từ đó tạo cho họ có ý thức không xâm phạm và hủy hoại nguồn tài nguyên môi trường mà ngược lại còn có ý thức bảo vệ nguồn sinh sống của chính họ Điều này có tác dụng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn là việc tuyên truyền rầm rộ về việc bảo vệ môi trường chỉ mang tính lý thuyết Khi nhận thức các vấn đề một cách rõ ràng thì cộng đồng địa phương sẽ tự giác không chặt cây, phá rừng và săn bắt thú nữa Do đó việc bảo vệ môi trường tự nhiên với cuộc sống của cộng đồng địa phương có sự gắn bó hữu cơ với nhau Cộng đồng địa phương sẽ cảm nhận được chính họ là người chủ thực sự, là người bảo vệ trung thành các giá trị quý giá của thiên nhiên, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên du lịch cho sự phát triển bền vững và chính họ là những người tạo cho du lịch những thuận lợi đặc biệt để phát triển
Ngoài các nguồn lợi về kinh tế, môi trường mà du lịch sinh thái đem đến cho cộng đồng dân cư, du lịch sinh thái còn chú trọng đến đời sống văn hóa của cộng đồng, sự tham gia tích cực của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch Đây cũng chính là sự khác biệt giữa du lịch sinh thái và các ngành du lịch khác
Kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của cộng đồng địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương Nền văn
Trang 23hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của người dân địa phương là những nhân tố quan trong trong việc thu hút du khách
Cộng đồng địa phương không chỉ là những yếu tố thu hút du khách trong rất nhiều trường hợp mà còn là nguồn nội lực to lớn Họ chính là nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp nhất trong các dự án đầu tư và phát triển du lịch Điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư vào du lịch
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất của mình để phục vụ du khách như chuyên chở, cho thuê nhà để ở, nấu ăn phục vụ cho du khách, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm cho du khách… Bên cạnh đó với kiến thức hiểu biết về lịch sử và văn hóa của địa phương cũng như các kinh nghiệm phong phú của họ sẽ giúp giúp cho du khách hiểu một cách tường tận về nơi họ đến, tham quan, vì không ai có thể hiểu rõ về địa thế, phong tục tập quán, cảnh quan, sinh hoạt của những chủ thể tại đây bằng chính cá nhân họ Nếu được họ cung cấp thông tin, đào tạo, huấn luyện và tổ chức tốt thì chính họ sẽ là người phục vụ du khách tốt hơn ai hết trong tất cả các vai trò, thậm chí đến cả vai trò là người điều hành hay nhà quản lý
Du lịch sinh thái còn quan tâm đến sự cân bằng đời sống xã hội của cộng đồng địa phương Đây cũng chính là sự khác biệt giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác
Đối với du lịch sinh thái, lợi ích từ du lịch cần được phân bố rộng rãi đến các thành viên trong cộng đồng Cá nhân những người tham gia trực tiếp và những người tham gia không trực tiếp Phần lớn các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng ít nhiều có liên quan đến việc phân chia lợi ích thu được từ du lịch Nếu không được hưởng lợi ích thì chính những thành viên trong cộng đồng sẽ là những người phá hoại tích cực đến các nguồn tài nguyên du lịch của cộng đồng
Ngoài ra việc phân chia lợi ích cộng đồng trên sẽ góp phần làm giảm tính cạnh tranh không lành mạnh giữa những người tham gia làm du lịch Đây là một
Trang 24trong những mối đe dọa tiềm ẩn đối với việc phát triển bền vững, Các chương trình phúc lợi và xã hội của cộng đồng cần phải đem đến lợi ích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng
Tóm lại nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng địa phương vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái Nguyên tắc này tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
8.3 Nguyên tắc qui mô
Dưới góc nhìn của sinh thái học trong một hệ sinh thái, khi một số lượng, một loài thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến những tác động làm thay đổi sự cân bằng của hệ du lịch sinh thái
Đối với hệ sinh thái nhân văn số lượng vài trăm hay vài ngàn du khách xuất hiện trong một ngày có thể tác động ít đến môi trường Nhưng trong hệ sinh thái thiên nhiên, nơi còn người là một chủng loài có số lượng nhỏ (thậm chí không có trong khu thiên nhiên hoang sơ nguyên thủy) thì sự xuất hiện của vài chục người với hành vi của họ có thể là tác động rất lớn thậm chí có thể dẫn đến sự hủy hoại thế cân bằng của hệ sinh thái
Trước khi phát huy những vai trò tích cực, yêu cầu đầu tiên có thể nói là số một của du lịch sinh thái là không hủy hoại môi trường Không làm tổn hại đến cuộc sống của các loài sinh vật, các cư dân địa phương, vì thế du lịch sinh thái khi khai thác cần chú ý đến một số yếu tố trong đó khả năng sức chứa là quan trọng nhất
Khái niệm “sức chứa” ở đây bao gồm 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội học
• Khía cạnh vật lý:
Sức chứa về con người được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm du lịch có thể tiếp nhận Nó liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cùng những hoạt động tương ứng với loại hình du lịch mà họ tham gia
Trang 25Diện tích khu vực mà du khách sử dụng Sức chứa =
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi du khách
Tiêu chuẩn không gian trung bình của mỗi du khách bao gồm cả nhu cầu sinh hoạt của họ thường được xác định bằng thực nghiệm và những thay đổi phụ thuộc vào các loại hình hoạt động du lịch
Ví dụ: Du lịch nghỉ dưỡng biển từ 30-40 m2 / người Du lịch giải trí cần từ 60 m2 / người Du lịch mang tính chất thể thao từ 200-400 m2 /người
50-Sức chứa về diện tích sử dụng và xây dựng: Khi khai thác, du lịch sinh thái không chỉ quan tâm đến sức chứa du khách của khu du lịch sinh thái mà còn quan tâm đến sức chứa của các công trình
Đối với một điểm du lịch sinh thái thì bố cục và tỉ lệ giữa hệ thống xây dựng và hệ thống tự nhiên phải rất hợp lý, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên Điều này có nghĩa là phải có sự hài hoà về cả mặt mỹ quan lẫn môi trường
• Khía cạnh sinh học:
Sức chứa sinh thái tự nhiên được hiểu là giới hạn về lượng khách đến một khu vực mà nếu vượt quá sẽ xuất hiện các tác động của du khách và các tiện nghi do họ sử dụng tới môi trường, tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho các hệ sinh thái xuống cấp (ví dụ như làm cho đất bị xói mòn, làm phá vỡ tập quán kết bầy của thú…)
• Khía cạnh xã hội:
Sức chứa văn hóa xã hội được hiểu là giới hạn về lượng khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người dân bản địa
• Khía cạnh tâm lý:
Dưới góc nhìn của du khách: tâm lý của du khách khi đến các khu du lịch sinh thái thiên nhiên thường chờ đợi cảm giác được hòa nhập vào thiên nhiên hoang sơ,
Trang 26nói cách khác họ phải có được cảm giác: đó là nơi có ít du khách, nơi môi trường thiên nhiên được bảo vệ chu đáo và nơi đó họ ít bị các nhóm du khách khác làm phiền…
Nếu một đoàn du khách tham quan khu du lịch sinh thái có thể gặp gỡ với nhiều đoàn du khách khác, nếu quá trình thưởng thức cảnh đẹp của họ bị mất do bị ảnh hưởng dù không cố ý của nhóm du khách khác, thời gian của họ bị chi phối và bị làm phiền, liệu rằng họ còn có được một cảm giác khi đang ở giữa thiên nhiên hay ở giữa chốn du lịch đông đúc? Và như vậy liệu du lịch sinh thái có còn hấp dẫn du khách?
Do đó có một chỉ số khác mà du lịch sinh thái cần quan tâm và tôn trọng là chỉ số số lượng khách tham quan trong một ngày
Số lượng khách tham quan / ngày = Sức chứa x hệ số luân chuyển
Trong đó hệ số luân chuyển được tính bằng công thức:
Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan Hệ số luân chuyển =
Thời gian trung bình của một cuộc tham quan
Nguyên tắc qui mô không chỉ áp dụng cho các hoạt động du lịch thuần tuý, chúng cũng cần phải được áp dụng cho cộng đồng địa phương để không ảnh hưởng đến hệ thực vật, không ảnh hưởng đến hệ động vật hoang dã và cảnh quan, diện tích trồng trọt, vật nuôi… Dưới góc độ xã hội nguyên tắc qui mô của cộng đồng địa phương còn là kiểm soát sự tăng dân số (trên cả hai phương diện sinh học và cơ học) nhằm thiết lập sự phát triển cân đối về kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương
Nguyên tắc qui mô không chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo tồn, bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái mà còn xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch sinh thái đúng
Trang 27nghĩa Trong du lịch, nguyên tắc qui mô đòi hỏi bố cục và tỉ lệ hợp lý giữa xây dựng và hệ thống tự nhiên, sức chứa du khách và số lượng du khách trong từng nhóm, mật độ du khách tham quan trong một ngày, một khu Về xã hội, nguyên tắc quy mô là sự hạn chế các hoạt động sản xuất, là sự kiểm soát gia tăng dân số
9 PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
Nhằm thực thi những nguyên tắc của mình: một khu du lịch sinh thái cần tiếp cận cả 3 đối tượng chính: cư dân địa phương, các tổ chức du lịch và chính quyền Mỗi đối tượng có những biện pháp, vai trò nhất định trong tổ chức và hoạt động của du lịch sinh thái
9.1 Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là mục tiêu và nguyên tắc của du lịch sinh thái Những lợi ích từ sự tham gia của cộng đồng địa phương cho du lịch sinh thái và môi trường là rất đa dạng và phong phú (như đã phân tích ở trên) Trong phần này đề cập đến phương thức tổ chức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch sinh thái bắt đầu từ việc tôn trọng quyền được thông tin, quyền cùng tham gia và điều hành du lịch của cộng đồng địa phương Thông báo cho địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động du lịch gây nên qua đó cùng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng và tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân địa phương và sự phát triển bền vững của du lịch Nói cách khác du lịch sinh thái khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia ngay từ đầu dự án: Thu thập thông tin, thảo luận góp ý góp phần hình thành dự án khu du lịch sinh thái
Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương bằng cách huy động tối đa về khả năng con người và cơ sở vật chất của cộng đồng địa phương vào phục vụ du khách như tham gia vận chuyển du khách, tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc, bán các sản phẩm từ các
Trang 28làng nghề truyền thống, tham gia giữ gìn trật tự và vệ sinh mội trường…) Tăng cường thông tin, trao đổi thường xuyên với cộng đồng nhằm giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện và chia sẻ lợi nhuận thu được từ du lịch
Sự tham gia của cộng đồng địa phương qua các tổ chức thường có hiệu quả và bền vững hơn cá nhân riêng lẻ Vì vậy phương thức tổ chức tốt nhất cho sự tham gia của cộng đồng địa phương là vận dụng các tổ chức có sẵn hoặc tập hợp cộng đồng địa phương thành các tổ chức: Đưa ra các hướng dẫn hoặc huấn luyện nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức đó Trên cơ sở đó có thể trao quyền hạn quản lý rộng hơn cho cộng đồng địa phương: chức năng giữ gìn trật tự, chức năng giáo dục về bảo tồn…
Nét đẹp của thế giới tự nhiên trong khu du lịch sinh thái có thể là bình thường đối với người dân địa phương Tạo điều kiện hoặc tổ chức cho người dân địa phương tham gia các chuyến du lịch khám phá cùng du khách sẽ giúp cho người dân địa phương nhận biết sự khát khao của du khách đối với thiên nhiên mà họ đang được làm chủ Đối với cộng đồng địa phương đó là cách giáo dục sinh động nhất để xây dựng ý thức làm chủ, có thái độ trân trọng thiên nhiên và cùng tham gia bảo tồn thiên nhiên
Hơn nữa, có thể phát huy vai trò làm chủ của cộng đồng địa phương bằng cách xem họ như các cổ đông của khu du lịch sinh thái bằng cách góp vốn hoặc sức lao động vào các dự án… nhằm tăng tỉ lệ phân bổ lợi nhuận cũng như gắn bó trách nhiệm của họ với bảo tồn và du lịch
Đầu tư cho phúc lợi cộng đồng địa phương: huấn luyện, đào tạo và tuyển dân cư địa phương vào làm việc, phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa bằng những công trình công cộng… là hình thức chia sẻ lợi ích từ du lịch với những người không tham gia trực tiếp, xây dựng bầu không khí ủng hộ và tham gia hoạt động du lịch trong toàn cộng đồng
9.2 Vai trò của du khách
Trang 29Thông thường du khách là những người có tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên Số lượng du khách kéo đến ồ ạt kèm theo rác thải, tiếng ồn cộng thêm một số khách hàng có hành vi thiếu ý thức tôn trọng môi trường thì đây thực sự là một hiểm họa cho sinh thái
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục về môi trường, du khách sẽ nhận thức được tác hại đối với sinh thái do họ có thể gây ra, để giúp họ cùng với cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường tự nhiên
Du khách sinh thái ngày nay là những người sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ và tiện nghi đắt tiền của một chuyến du lịch phổ thông để được hòa mình vào cùng với thiên nhiên, tậân hưởng được những cảm giác thư thái mà thiên nhiên mang lại cho chính họ Lúc cần họ cũng sẵn sàng bỏ công sức và tiền bạc ra để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó
Ở mỗi vùng sinh thái khác nhau các hệ sinh thái tự nhiên đều có những đặc trưng khác nhau Và mỗi cộng đồng địa phương ở các khu vực đó cũng có những quan điểm, phong tục tập quán và cách ứng xử riêng của mình Vì vậy khách du lịch sinh thái cần có những thông tin đầy đủ về vùng mà họ muốn đến và họ phải được hướng dẫn về cách thức hoà nhập với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội tại khu du lịch sinh thái ngay cả việc họ cũng cần được biết phương thức để đóng góp sức mình cho nỗ lực bảo tồn tự nhiên nữa
Xuất phát từ các yêu cầu của thực tế đó mà các khu du lịch sinh thái nên biên soạn “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách”
Hội đồng biên soạn bao gồm ban quản lý tài nguồn tài nguyên địa phương (Bao gồm Ủy ban nhân dân, Ban quản lý vườn quốc gia, Ban quản lý khu du lịch sinh thái), đại diện cộng đồng địa phương và đại diện các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương, nếu có thể thì nên có các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý du khách
Nội dung của “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” bao gồm cả 3 lãnh vực: Môi trường, Kinh tế và Văn hoá, nhằm cung cấp thông tin cho du khách về
Trang 30các tác động mà họ có thể gây ra, những phương thức hạn chế chúng, những điều cấm và những điều nên thực hiện
Dưới đây là những “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” bao gồm những vấn đề mà du khách có thể cần biết hoặc lưu tâm đến:
• Lĩnh vực môi trường: - Xả rác và thu gom rác - Phương thức xử lý chất thải - Bảo vệ nguồn nước sạch
- Những khu vực cho phép cắm trại và được phép chơi lửa trại - Hành vi trên đường mòn, khi lái xe hoặc khi đi thuyền…
- Những loài động thực vật có nguy cơ tiệt chủng cần được bảo vệ - Khoảng cách giữa người và vật khi ngắm, xem và chụp ảnh - Cho động vật ăn và vuốt ve chúng
- Tiếng ồn
- Tác động của cảnh quan lên các khách tham quan khác - Những vật lưu niệm thiên nhiên bị cấm khai thác và mua bán • Lĩnh vực về xã hội:
- Tập quán và truyền thống địa phương - Tín ngưỡng tôn giáo
- Ăn mặc, ngôn ngữ - Giới hạn của sự riêng tư - Xin phép chụp ảnh - Đổi chác và mặc cả - Tiền TIP thích hợp
- Phản ứng đối với người ăn xin
- Những giúp đỡ xã hội có thể thực hiện - Quyền của người dân địa phương - Quyền của cán bộ khu du lịch
Trang 31- Các chất gây nghiện bị cấm tại địa phương • Lĩnh vực về Kinh tế:
- Mua các sản phẩm tại địa phương - Lệ phí vào cổng và lệ phí sử dụng
- Sử dụng nhà hàng, nhà trọ tại địa phương
- Các loại hình văn hóa, nghệ thuật tại địa phương có thể dự khán - Những giúp đỡ cho các tổ chức phát triển cộng đồng địa phương - Quyên góp cho bảo tồn
Với quan điểm “phòng ngừa từ xa” du lịch sinh thái cần tạo điều kiện để du khách tiếp cận với “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” càng sớm (cẩm nang hướng dẫn du lịch, bản đồ, tờ bướm, tài liệu từ các nhà điều hành trước chuyến đi …) càng dễ dàng (áp phích, bảng hiệu tại các trung tâm đón khách, nơi bán các dụng cụ dành cho chuyến đi…) và càng sinh động (các hướng dẫn minh họa, có thể bằng băng hình…) càng tốt
Với mục đích và nội dung được ví dụ minh họa như trên, nếu được biên soạn và tiếp cận tốt đến du khách thì “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” trở nên một công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong dự án và tổ chức hoạt động du lịch sinh thái 9.3 Tổ chức và quản lý khu du lịch sinh thái
Việc phát triển khu du lịch sinh thái có rất nhiều vấn đề liên quan cho nên rất cần có nhiều bên tham gia, góp ý và thảo luận bao gồm: Bản thân ngành du lịch, chính quyền địa phương, ban quản lý khu bảo tồn tự nhiên hoặc vườn quốc gia và cộng đồng địa phương, Ngoài ra còn có sự tham gia của các chuyên gia về môi trường, sinh thái, các cơ quan bảo tồn…
Cả hai biện pháp nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như phương án chuẩn bị tốt cho du khách hòa nhập với môi trường thiên nhiên, văn hóa đó là kế hoạch phát triển khu du lịch sinh thái và sự quản lý giám sát
Trang 32Kế hoạch phải xác định các phân khu trong khu du lịch sinh thái Những phân khu này được xác định dựa trên những nghiên cứu điều tra về tài nguyên sinh thái và xác định mục đích sử dụng cho du lịch, xác định phương án tiến hành khảo sát trong các khu du lịch sinh thái cho các vùng hoang dã, hệ sinh thái hoặc các loài hiện hữu nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ Từ đó thiết lập các chỉ số chuẩn về “sức chứa” trên cả phương diện môi trường, xã hội và tâm lý cho từng phân khu
Trong từng phân khu, ban quản lý cần xem xét đến việc tăng cường huy động sử dụng các công trình hoặc phương tiện truyền thống có sẵn của cộng đồng địa phương (nhà rông, nhà sàn, ghe…) nhằm phục vụ du khách trước khi đưa vào các thiết kế và các phương tiện vận chuyển khác Trong trường hợp cần phải thiết kế xây dựng ban quản lý khu du lịch sinh thái chọn những thiết kế nhạy cảm và hài hòa với thiên nhiên qua các tiêu chí như: Giảm đến mức tối thiểu việc lấn chiếm không gian, địa hình và mặt bằng để xây dựng Lựa chọn những phương án về năng lượng và nước hợp lý cho môi trường Xử lý chất thải và cố gắng vận dụng các vật liệu tái chế Kiểu dáng thiết kế cố gắng sử dụng dáng dấp của các công trình văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương Vận dụng tối đa vật liệu và tay nghề của địa phương để xây dựng Thiết bị và đồ dùng nội thất phải được làm từ nguyên liệu của địa phương, trừ các nguyên liệu đặc biệt không có sẵn Hạn chế sử dụng chiếu sáng để không ảnh hưởng đến chu kỳ ngày đêm của động vật hoang dã Những thiết kế nhạy cảm mang tính ngăn chặn sự thâm nhập của côn trùng (hơn là tiêu diệt chúng)
Và sẽ là bất hợp lý nếu thiếu hệ thống giám sát, xác định các kỹ năng và số lượng nhân sự cần thiết để quản lý số lượng và hạn chế sự tác động của du khách Từ đó xác định chương trình tập huấn về du lịch và môi trường cần thiết cho nhân viên và cộng đồng địa phương
Trên những cơ sở đó, tổ chức cấp giấy phép cho các đoàn du khách và ghi nhận những thay đổi Thực hiện các biện pháp quản lý trước khi những tác động có thể gây nên những hậu quả khiến môi trường không thể phục hồi
Trang 339.4 Các biện pháp từ các nhà lữ hành
Nhằm phát huy những biện pháp và công cụ đã nêu trên, các hãng lữ hành và các nhà điều hành du lịch khi thiết kế chương trình cần thể hiện được 6 điểm sau: • Thông tin và hướng dẫn đầy đủ cho du khách trước chuyến đi, chuẩn bị cho du
khách tối thiểu hóa các ảnh hưởng của họ bằng cách tập các chỉ dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn bằng các ví dụ, các hành động đúng
• Tuân thủ quy tắc, quy mô bằng cách duy trì những đoàn và những nhóm khách đủ nhỏ
• Nhân viên và hướng dẫn viên phải được đào tạo và huấn luyện những kỹ năng về du lịch sinh thái, môi trường, bảo tồn… có khả năng nắm và chỉ dẫn cho du khách trong môi trường nhạy cảm
• Tránh đưa du khách đến tham quan những khu vực chưa được phép hoặc thiếu sự quản lý
• Tăng cường sử dụng hoặc khuyến khích du khách sử dụng các dịch vụ của địa phương, mua các mặt hàng lưu niệm truyền thống được làm từ các loại tài nguyên có thể tái tạo
• Khuyến khích du khách hòa nhập và trao đổi cảm xúc với cộng đồng địa phương 9.5 Vai trò của chính quyền địa phương
Những lợi ích về bảo tồn, kinh tế và văn hóa là những quan tâm hàng đầu của chính phủ đối với du lịch sinh thái trong chiến lược phát triển bền vững của một quốc gia
Trong quá trình phát triển, sự ủng hộ về mặt thể chế, chính sách cũng là những yếu tố xúc tiến hoặc kìm hãm vấn đề phát triển du lịch Nếu có được một chính sách phù hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển, ngược lại cũng có những chủ trương kìm hãm sự phát triển du lịch
9.6 Vai trò của các cơ quan quản lý cấp nhà nước
Hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường, cần phải bảo đảm một môi trường an toàn cho du
Trang 34khách cũng như các cơ sở pháp lý để du lịch sinh thái thực hiện tốt vai trò bảo tồn của mình
Với chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế, nhà nước có thể cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như các dự án của các nhà đầu tư Với nguồn kinh phí nhà nước cấp cho bảo tồn, những ưu đãi để khuyến khích đầu tư phát triển, nhà nước sẽ giúp du lịch sinh thái để có thể tăng cường những lợi ích được chia sẻ cho cộng đồng địa phương
Về mặt xã hội, với chính sách định canh định cư, chính sách hạn chế di dân, kiểm soát dân số, những đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế bền vững Đặc biệt những nghiên cứu về sản xuất hiệu quả cho cộng đồng địa phương Với hệ thống tuyên truyền và giáo dục về môi trường , chính phủ nói chung và chính quyền địa phương nói riêng đã làm giảm áp lực từ xã hội lên các khu sinh thái đặc thù, lên những dự án và khu du lịch sinh thái
Các ban ngành chức năng, bộ chủ quản và chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các nghiên cứu về sinh thái, là một thành phần trong bảo tồn khu du lịch sinh thái
Ngoài ra chính quyền các cấp các ban ngành là cầu nối giữa khu du lịch sinh thái và các tổ chức thế giới, vận động nguồn tài trợ , phối hợp và tổ chức thực hiện, phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và khu vực
Như vậy các cơ quan nhà nước đóng một vai trò rất lớn đối với du lịch sinh thái: Tạo ra một môi trường ổn định về an ninh, kinh tế và xã hội, tích cực hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong du lịch sinh thái như hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về pháp luật và đóng vai trò cầu nối giữa khu du lịch sinh thái với các đơn vị ngành chức năng, các tổ chức phi chính phủ tại địa phương và thế giới
Trang 35CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỦA VIỆT NAM
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM
Nằm ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm trải dài trên 13 vĩ độ (từ 22o05’ đến 8o10’ vĩ bắc) với ¾ diện tích là đồi núi, địa hình đa dạng và hơn 3,200 km đường biển Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ đa dạng sinh học rất cao mang tính điển hình cho vùng Đông Nam Á và là một trong số ít quốc gia có những phát hiện mới về các loài đặc hữu trong thập niên 1990 Việt Nam còn được xác định là một đất nước giầu tiềm năng du lịch sinh thái, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… và nhiều hệ sinh thái khác nhau
Hiện nay nước ta có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 255 loài ở vùng biển phía Nam Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Trung bộ Việt Nam còn có thêm 10 triệu ha đất ngập nước ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong đó có Đồng Tháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á Hệ thống rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giầu có về tính đa dạng nên ngay từ thời gian đầu của quá
Trang 36trình đổi mới đất nước, việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng
Tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiện và hệ sinh thái nhân văn, Do đó có thể chia tiềm năng du lịch sinh thái ra làm 2 loại: Du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch sinh thái nhân văn
1 Tiềm năng về du lịch sinh thái tự nhiên
Tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta bao gồm các hệ sinh thái điển hình như: Hệ san hô, vùng cát ven biển, vùng đất ngập nước, rừng khô hạn, rừng ngập mặn…, và hệ thống rừng đặc dụng được phân thành các loại như: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa xã hội - bền vững môi trường
1.1 Các hệ sinh thái điển hình
Nước ta có nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau: trong đó nổi bật nhất là các hệ sinh thái điển hình sau:
• Hệ sinh thái san hô:
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ở vùng biển Việt Nam các hệ sinh thái san hô ở ven bờ, ven các đảo và ngoài khơi phát triển rất thuận lợi Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam có thành phần loài rất phong phú tương đương với các khu vực giàu san hô của Tây Thái Bình Dương Ở vùng ven biển phía Bắc của nước ta bước đầu đã định tên được 95 loài, thuộc 35 giống, 13 họ Còn ở vùng ven biển phía Nam có 225 loài, thuộc 69 giống Số lượng các loài san hô ở Việt Nam như vậy khá phong phú vì vùng giầu san hô trên thế giới cũng chỉ có số lượng là 75 loài
Một số khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh thái dạng san hô ở Việt Nam là: Các quần thể đảo ở miền Trung, Đảo Cát Bà, Côn Đảo, vùng Vịnh Văn Phong - Đại Lãnh, Đảo Phú Quốc - Kiên Giang
• Hệ sinh thái vùng cát ven biển:
Trang 37Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3200 km, dọc theo bờ biển có khoảng 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó nhóm đất cát đỏ chiếm diện tích 77.000 ha ở các tỉnh duyên hải miền Trung bộ và tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh có tiềm năng du lịch cao hơn cả
Hệ sinh thái vùng cát ven biển điển hình là các cồn cát di động ở Phan Thiết là tiềm năng du lịch hết sức độc đáo Ngoài việc hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan các cồn cát di động, nghiên cứu cát đỏ Ở đây còn có thể có điều kiện phát triển các loại hình du lịch thể thao như trượt cát, đua xe, chơi bóng trên cát và kết hợp du lịch biển
• Hệ sinh thái đất ngập nước:
Các hệ sinh thái đất ngập nước điển hình trên thế giới đều có thể tìm thấy trên lãnh thổ nước ta Diện tích đất ngập nước ở Việt Nam khá lớn với tổng diện tích ước tính khoảng 7 -10 triệu ha, phong phú về kiểu loại cũng như đa dạng về các hệ sinh thái Trong đó nổi bật là vùng châu thổ sông Cửu Long, miền Trung thì có các đầm phá ven biển như đầm Cầu Hai, phá Tam Giang…, các hồ chứa nước nhân tạo cũng được xem là vùng ngập nước quan trọng Trong khi đó ở phía Bắc lại có nhiều hồ, hồ chứa nước nằm trong lưu vực sông Hồng và những bãi triều rộng lớn cùng với những cánh rừng ngập mặn của châu thổ
Sự phong phú về kiểu loại đất ngập nước ven bờ cũng kéo theo sự đa dạng của các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên Mỗi nhóm đất ngập nước ven hồ lại chứa đựng một vài hệ sinh thái, trái lại mỗi kiểu loại đất ngập nước có thể trùng với một hệ sinh thái cùng tên Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy, vùng đồng bằng sông Cửu Long là những nơi có điều kiện phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
• Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng:
Một loại hình sinh thái đặc sắc khác của nước ta là hệ sinh thái khô hạn, mà đặc trưng là các hệ sinh thái rừng khộp Diện tích rừng khộp ở Việt Nam có khoảng 500.000 ha Phân bố từ Nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh, song tập trung nhiều
Trang 38nhất là ở Easup (DăkLăk) với 357.114 ha, trong đó khu vực YokDon có 58.000 ha giáp ranh với Campuchia Ngoài ra còn có một số dải rừng nhỏ hoặc đám cây họ dầu đặc trưng cho rừng khộp phát triển ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước và Tây Ninh
Hệ sinh thái rừng khộp có tiềm năng to lớn về mặt phát triển du lịch sinh thái vì trong hệ sinh thái này có một tập hợp đa dạng sinh học bao gồm nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng và bảo tồn một số loài quý hiếm như hệ sinh thái rừng khộp YokDon và các khu vực lân cận quanh khu bảo tồn đang còn bảo vệ một số loài thực vật, động vật quí hiếm: Giáng hương, cà te, gấu mật…, bò tót, trâu rừng, bò xám, hưu cà tông (carvus eldi), vọc bạc, cọc ngũ sắc, hổ, voi, rái cá, gấu ngựa, công, gà lội, lông tía, cá sấu…
• Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn ở nước ta phát triển từ Bắc vào Nam nhưng phát triển mạnh ở phía Nam và đặc biệt phát triển ở bán đảo Cà Mau và huyện Cần Giờ với thành phần loài khá phong phú so với các nước trong khu vực Đông Nam Á không chỉ cung cấp lâm sản có giá trị mà còn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế như: Khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn, cá sấu… hình thành nên nhiều sân chim ở Tây Nam Bộ tạo nên một sức hấp dẫn du khách
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài sức lôi cuốn du khách còn có sức cuốn hút các nhà nghiên cứu Từ việc tham quan rừng ngập mặn, các sân chim, hệ thống động thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn…
1.2 Hệ thống rừng đặc dụng
Hiện nay ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích là 2.381.791 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu rừng bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử và bảo vệ môi trường Đó là những khu vực còn giữ được cân bằng sinh thái tự nhiên và nhiều khu đã trở thành những điểm du lịch sinh
Trang 39thái quan trọng nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái
• Vườn quốc gia
Vườn quốc gia là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch
Hiện nay nước ta có 10 vườn quốc gia với tổng diện tích là 252.209 ha Các vườn quốc gia là nơi bảo tồn nhiều diện tích rừng nguyên sinh nhất và đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam Trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm Các vườn quốc gia không chỉ có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu khoa học như: Bảo tồn nguồn gien, bảo vệ đa dạng sinh học… mà còn có giá trị rất cao đối với hoạt động du lịch Mục tiêu của vườn quốc gia là: - Bền vững các cảnh quan tự nhiên quan trọng của một quốc gia và quốc tế nhằm
phục vụ cho mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái
- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên, các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gien của các loài nhằm bảo đảm tính đa dạng và bền vững
- Duy trì các cảnh quan tự nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục
- Phát triển du lịch sinh thái
Các vườn quốc gia được phân bổ rải rác từ Bắc Vào Nam, mỗi vườn quốc gia có các đặc điểm tự nhiên, các loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu…khác nhau do sự phân hóa về địa lý, khí hậu, địa hình… Điều đó khiến cho du khách khi đến với mỗi vườn quốc gia đều có thể được thưởng thức một hệ sinh thái khác nhau, không hề bị trùng lắp
• Khu rừng bảo tồn thiên nhiên
Là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gien động thực vật, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch
Trang 40hoặc các yêu cầu văn hóa khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên tràm chim Tam Nông, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy
• Khu rừng văn hóa - lịch sử và bảo vệ môi trường
Là khu rừng có các di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan có giá trị hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi như: Khu rừng Pắc Pó, Tân Trào, Đền Hùng, Côn Sơn, rừng thông Đà Lạt…
2 Tiềm năng về du lịch sinh thái nhân văn (tại các khu bảo tồn thiên nhiên)
Bên cạnh những tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên - đối tượng chủ đạo của hoạt động du lịch sinh thái thì tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn tại các khu bảo tồn là một cấu thành không thể tách rời Nguồn tài nguyên nhân văn trong các khu du lịch sinh thái tự nhiên được hiểu bao gồm cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…
2.1 Dân cư, dân tộc
Như đã đề cập ở trên, dân cư dân tộc với các hình thức sinh hoạt văn hóa của họ giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại các điểm du lịch sinh thái Tại một số nước Đông Nam Á, ở những điểm du lịch sinh thái đã có sự kết hợp hài hòa với yếu tố cộng đồng người dân bản địa vào các chương trình tour du lịch như tổ chức để dân địa phương nhảy múa chào đón du khách đến thăm vườn quốc gia, để thổ dân giới thiệu cảnh thoát hiểm nếu bị lạc trong rừng, lấy lửa để nấu nước, loại rễ cây nào dùng để rửa tay thay xà phòng… Trong thực tế ở Việt Nam hầu hết các khu bảo tồn tự nhiên đều có dân cư sinh sống và đa phần là dân cư các dân tộc thiểu số
Ví dụ: Rừng quốc gia Cúc Phương: Có dân tộc Mường, dân tộc Thái… Vườn quốc gia YokDon: Có dân tộc Êđê, Giarai, M’nông…
Ngoài tập tục tín ngưỡng, tập quán canh tác, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội và nghề thủ công truyền thống của các dân tộc kể trên cũng rất