0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

SỰ PHÂN BỔ CÁC TÀI NGUYÊN SINH THÁI TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 54 -58 )

3. SỰ PHÂN BỔ CÁC TÀI NGUYÊN SINH THÁI TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. SÔNG CỬU LONG.

Các tài nguyên sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long được phân bố trên bản đồ như sau:

• Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa: Phát triển chủ yếu ở vùng Hà Tiên, Đồng Tháp Mười và U Minh với thảm thực vật ưu thế là rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa bao gồm:

- Trảng cỏ trên những vùng đất ngập nước ngọt sâu và kéo dài.

- Trảng cỏ trên đất phèn ưu thế (ngập nước ngọt trong thời gian vừa phải).

- Trảng cỏ trên đất cát hoặc đất phù sa cổ (chỉ ngập nước nông trong một thời gian ngắn).

- Trảng cỏ bị ảnh hưởng bởi nước lợ (đây là những vùng có xu hướng nước lợ và có thể bị ngập nước theo ngày do thủy triều).

Các trảng cỏ ngập nước theo mùa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ còn phân bố hạn chế ở vùng Đồng Hà Tiên và Đồng Tháp Mười, ở đó có các quần xã thực vật đặc trưng không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác tại Đông Dương.

• Các trảng cỏ ngập nước theo mùa ở vùng Đồng Hà Tiên: Vùng này bao gồm những trảng cỏ rộng lớn cuối cùng với những quần xã thực vật đặc biệt còn lại ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có sự chuyển tiếp từ các quần xã nước lợ đến phù sa bồi tụ. Đây là điểm được xác định là 1 trong 4 vùng đặc biệt quan trọng cho công tác bảo tồn tại Đồng bằng sông Cửu Long.

• Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng: Được thành lập năm 1993 có diện tích khoảng 8,500 ha. Đây là nơi có vùng rừng trên đầm lầy than bùn cuối cùng ở vùng Thượng U Minh. Nơi đây có một sân chim được xem là khu tập trung sinh sản lớn nhất các loài chim nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

• Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi: Đây là vùng rừng Tràm, đầm lầy, và trảng cỏ trên vùng đất than bùn có diện tích khoảng 3,700 ha. Có thể coi đây là vùng đa dạng sinh học ở U Minh bổ xung cho khu bảo tồn U Minh Thượng. Hệ động thực vật ở đây khá phong phú với khoảng 82 loài chim và một số loài thú như nai (Cervus unicolor), sóc đỏ (Callosciurus sp.). Đặc biệt đây còn là nơi sinh sống của loài dơi quả (Pteropus sp.) vốn rất nổi tiếng.

• Láng sen: Nằm kẹp giữa sông Cái Sách và sông Nước Lớn trên địa phận huyện Tân Hưng tỉnh Long An với diện tích khoảng 3,200 ha. Đây là khu vực có rừng tràm bán tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt ở đây tồn tại một số đầm sen lớn một kiểu thảm thực vật rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

• Xẻo Quýt: Là khu di tích căn cứ kháng chiến cũ của tỉnh Kiến Phong (trên địa bàn huyện Cao Lãnh) nằm giữa hệ sinh thái rừng tràm. Đây là một số ít khu vực ở Đồng Tháp Mười còn bảo tồn được những cánh rừng tràm lâu năm tương đối nguyên vẹn.

• Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển: Các vùng đất ngập nước ven biển ưu thế bởi rừng ngập mặn, trong đó có một số vùng còn rừng trưởng thành tự nhiên. Sinh cảnh này là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật, đặc biệt là nơi tập trung một số lớn loài chim nước di cư, trong đó có một số loài đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể coi là tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Philippin. Diểm tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị thu hút khách du lịch sinh thái là khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi và rừng ngập mặn Duyên Hải (Trà Vinh).

• Các miệt vườn: Miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành và phát triển trên đất phù sa nước ngọt chủ yếu ở các cù lao và vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu, Sinh cảnh này thường chỉ phát triển ở địa hình đã được tôn cao, ít bị ngập nước. Tuy nhiên sự tồn tại của các miệt vườn Nam Bộ luôn gắn liền với hệ sinh thái đất ngập nước và cuộc sống của người dân vùng sông nước. Từ lâu các miệt vườn được biết đến như tiềm năng du lịch sinh thái rất đặc thù và hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với cuộc sống sông nước mà tiêu biểu là sinh hoạt chợ nổi trên sông như Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp, Phong Điền (Cần Thơ)…, các miệt vườn nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được sự quan tâm của du khách như miệt vườn ở Cù lao Thới Sơn, Tân Phong (Tiền Giang), Bình Hòa Phước, Năm Roi (Vĩnh Long), Cù Lao Phụng (Bến Tre)… được xem như các điểm du lịch sinh thái rất đặc thù.

• Các Sân Chim: Cùng với các vùng đất ngập nước trong đất liền và ven biển còn có một số sân chim quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều sân chim không thật sự hình thành trên các vùng đất ngập nước và thường không được tính là sinh cảnh đất ngập nước. Tuy nhiên những sân chim này lại thực hiện một chức năng quan trọng sống còn của đất ngập nước là cung cấp nơi sinh sản cho một số lượng lớn chim nước. Tại các sân chim Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện được 2o loài chim nước với số lượng cá thể ít nhất lên đến 32,500. Các sân chim ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi trú ngụ của khoảng 3% số lượng quần thể toàn cầu của loại Cốc Đế Aán Độ, khoảng 8% quần thể của loài Quắm Đen nhỏ. Ngoài ra tại đây còn có các quần thể quan trọng của một số loài bị đe dọa hoặc gần như bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu như: Cò Oác, Quắm đầu đen và Điềng Điễng. Sân chim có số lượng nhiều nhất là U Minh Thượng với tổng số ghi nhận là 5,500 con (còn thấp hơn so với thực tế). Sân chim Bạc Liêu có số lượng ít hơn nhưng lại có số loài cao nhất (17 loài)

Tiềm năng du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ bao hàm sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của các hệ sinh thái mà còn bao gồm những

giá trị văn hóa bản địa. Việc khai thác các giá trị sinh thái bản địa trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái được thể hiện ở góc độ nhận thức, mối quan hệ trong nghi thức văn hóa cộng đồng của ngườn dân địa phương đối với thiên nhiên. Thể hiện từ những bài dân ca Nam bộ hay những bản nhạc đờn ca tài tử… đến những nét sinh hoạt bình dị gắn với sông nước như chợ nổi, xạ lúa, hoặc lễ hội mừng nước của người Kinh, Khơ me vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 54 -58 )

×