KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 49 - 51)

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2010. Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ còn gọi là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm 12 tỉnh) với tổng diện tích là: 39,565 km2. Trong đó:

1 - Tỉnh Long An : 4,341 km2 2 - Tỉnh Đồng Tháp : 3,275 km2 3 - Tỉnh An Giang : 3,424 km2 4 - Tỉnh Tiền Giang : 2,338 km2 5 - Tỉnh Bến Tre : 2,247 km2 6 - Tỉnh Vĩnh Long : 1,487 km2 7 - Tỉnh Trà Vinh : 2,368 km2 8 - Tỉnh Cần Thơ : 2,962 km2

9 - Tỉnh Sóc Trăng : 3,190 km2

10 - Tỉnh Bạc Liêu : 6,243 km2

11 - Tỉnh Kiên Giang : 2,487 km2

12 - Tỉnh Cà Mau : 5,203 km2

(Bản đồ hành chánh Việt Nam - nhà xuất bản Bản đồ, 9/1997) Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông (con sông lớn nhất Đông Nam Á) có chiều dài 4,220 km bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam - Trung Quốc, được biết đến như một khu vực có diện tích đất ngập nước (được dịch từ 1 từ tiếng Anh là Wetland) lớn nhất Việt Nam. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét đặc trưng: Đa dạng về tự nhiên, và các kiểu sinh cảnh đất ngập nước: kể cả nước mặn và nước ngọt đồng thời đa dạng cả về hệ thống động vật và thực vật, tương đối phong phú về sắc thái dân tộc và không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế. Trong vùng phải kể đến vựa lúa và trái cây lớn nhất toàn quốc. Đặc biệt là tiềm năng phát triển về nông nghiệp và thủy hải sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc phát triển kinh tế nói riêng và du lịch nói chung.

Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long khá thuận tiện cho hoạt động du lịch. Với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân cả năm là 27,5oC. Chênh lệch giữa mùa cao nhất và thấp nhất chỉ 5oC. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 05 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 04) và hầu như không có bão.

Về tài nguyên nước bao gồm: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Cửu Long dồi dào với các hệ thống sông và kênh rạch dày đặc.

đầm sen đồng tháp mười

Thông qua hệ thống giao thông tương đối phát triển như đường bộ đi khắp 12

tỉnh thành trong vùng, nhất là khi Cầu Bắc Mỹ Thuận nối liền giữa Tiền Giang và

Cần Thơ, hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, các đường bay từ TP Hồ Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Phú Quốc, Côn Đảo, Rạch Giá và hệ thống tàu cao tốc cánh ngầm từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể liên hệ trực tiếp, thuận tiện với nhiều vùng trong và ngoài nước, hình thành nhiều tuyến điểm du lịch phong phú và đa dạng.

2. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG. 2.1 Tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 49 - 51)