ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 79 - 88)

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nhìn chung, du lịch sinh thái trên thế giới cụ thể là ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các tổ chức hoạt động du lịch nói chung (nhìn dưới cả 2 góc độ quản lý tại các khu du lịch sinh thái và đơn vị lữ hành) trên thực chất vẫn còn là du lịch dựa vào thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái, chưa chứa đựng những yếu tố hợp thành đầy đủ của loại hình du lịch sinh thái vừa là khám phá thiên nhiên vừa bảo vệ thiên nhiên với đầy đủ trách nhiệm. Đặc biệt các đơn vị lữ hành ngoài việc đưa du khách đến các khu bảo tồn để tham quan thì họ chưa hề có một loại hình hoạt động hoặc phương thức hoạt động nào nhằm thể hiện vai trò tích cực của mình cho công tác bảo tồn. Cụ thể là công tác giáo dục và chuẩn bị cho du khách hòa nhập vào môi trường tự nhiên.

Có một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển của du lịch sinh thái Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng như sau:

• Đây là 1 loại hình mới cả về khái niệm, tổ chức, quy hoạch, đầu tư và khai thác.

• Chưa có được những đánh giá cần thiết về tiềm năng du lịch sinh thái và quy hoạch du lịch trong hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên dẫn đến thiếu những thông tin cần thiết và bổ ích cho du khách về khu du lịch sinh thái cũng như có thể đóng góp cho nỗ lực bảo tồn.

• Lực lượng quản lý các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu về số lượng và chất lượng (việc đào tạo chưa bài bản và chưa có những kiến thức đáp ứng nhu cầu).

• Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, có kiến thức về tự nhiên, môi trường sinh thái còn yếu và thiếu.

• Việc quản lý và phát triển du lịch sinh thái còn mang tính tự phát, kinh doanh du lịch lữ hành (một hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch) chưa được chú ý. Thiếu một “hệ thống, công nghệ quản lý, khai thác sản phẩm” phù hợp và tiên tiến nên sản phẩm du lịch chưa thực sự trở thành hàng hóa, còn nghèo nàn và chậm đổi mới.

• Các loại hình du lịch sinh thái còn đơn giản, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với du khách. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của du lịch và ảnh hưởng luôn đến nguồn tái đầu tư, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái.

• Tỉ trọng chi phí cho hoạt động sử dụng dịch vụ và mua sắm sản phẩm địa phương chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí tiêu xài của du khách (không quá 10%) dẫn đến việc thiếu sự tham gia tích cực của Cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

• Hiện tượng đón nhận lượng du khách quá tải ở khu du lịch sinh thái cho thấy mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại giữa lợi ích thu được tù du lịch và lợi ích bảo tồn, mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và khả năng phát triển bền vững.

• Để loại hình du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển đúng hướng và đóng góp tích cực trong việc bảo tồn. Chính phủ, Tổng cục du lịch là cơ quan cao nhất của cấp ngành và các đơn vị quản lý kinh doanh du lịch cấp dưới cần định hướng, quan tâm và giải quyết một số vấn đề có liên quan sau:

Định hướng về cơ chế, chính sách

Nhà nước phải ban hành và thực thi một chính sách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhằm cho phép người dân tham gia cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường lâu và khả năng rủi ro cao.

Cần có một cơ chế thoáng hơn về tài chính để những lợi ích thu được từ du lịch sinh thái được khuyến khích và có thể chia sẻ trực quan đối với toàn thể cộng

đồng địa phương trong các chương trình tái đầu tư cho địa bàn như xây dựng trường học, cầu đường, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch… nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của công đồng địa phương. Kiến nghị với Trung Ương dành riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long 1 nguồn kinh phí lớn và thích đáng để đầu tư cho vùng này tạo tiền đề phát triển.

Đồng thời cũng cần có cơ chế nhằm ngăn ngừa, răn đe hiện tượng quá tải vi phạm nguyên tắc tại các khu du lịch sinh thái như các nước vẫn thực hiện: Cấp giấy phép, định mức giới hạn số lượng khách tương xứng với khả năng quản lý, bảo vệ tại khu du lịch sinh thái, đặc biệt tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu có hiện tượng vi phạm xảy ra sẽ rút giấy phép hoặc đóng cửa khu du lịch sinh thái nhằm mục đích bảo tồn. Cần phải khẳng định rằng môi trường và sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương, bảo vệ sự đa dạng của sinh học là việc quan trọng hàng đầu.

Trong du lịch sinh thái nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức tham gia của du khách vào nỗ lực bảo tồn là một trong những nguyên tắc chính của du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt cơ bản của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch tự nhiên khác.

Định hướng về cơ sở hạ tầng

Do đặc điểm các vùng du lịch sinh thái thường nằm ở vùng sâu, vùng xa vì vậy điều kiện tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy phải ưu tiên phát triển hạ tầng hợp lý đến khu vực này không chỉ có mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái.

Kiến nghị Trung Ương nhanh chóng mở rộng con đường quốc lộ số 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau (vùng đất Mũi cực nam của Tổ Quốc). Thay đổi và nâng cấp hệ thống đường bộ cũng như tải trọng các cầu. Khôi phục lại tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã có từ trước giải phóng.

Khôi phục lại tuyến sân bay Trà Nóc - Cần Thơ để tiếp nhận nguồn khách trung chuyển từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nhất là hiện nay khi thành phố Cần

Thơ đã được nâng lên đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương thì Cần Thơ phải là 1 tầm cỡ như Đà Nẵng có các tuyến bay đưa đón khách quốc tế trực tiếp từ Cần Thơ tới Băngkok, Singapore, Hồng Kông…Nhanh chóng xây dựng cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu. Đối với sân bay Phú Quốc duy trì lịch bay đều đặn, nhanh chóng xây dựng một sân bay mới (với vốn đầu tư là 41 tỉ đồng) để tiếp nhận máy bay Airbus hạ cánh. Nếu được thì thiết lập sân bay quốc tế Phú Quốc.

Tiếp tục duy trì tuyến tàu cao tốc cánh ngầm từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho, Cần Thơ, Châu Đốc (không vì lý do tàu cao tốc trong quá trình vận hành làm sạt lở các bến sông mà các nhà nghiên cứu cho rằng do các tàu xúc cát và chở cát làm sạt lở). Đẩy mạnh việc nối tuyến từ An Giang, sông Mekong vào Tonglesap, Biển Hồ đến Aêngko…)

Định hướng về quy hoạch tổng thể

Căn cứ vào các định hướng của nhà nước. Các cơ quan ban ngành cấp dưới cần nhanh chóng tập trung xúc tiến việc nghiên cứu và quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch sinh thái ở địa phương, tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên làm cơ sở cho các dự án đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững ở những khu vực này.

Trong quá trình quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi, nếu cần: xúc tiến thành lập Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái như nội dung trong định hướng du lịch sinh thái quốc gia đã nêu, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia ngay từ giai đoạn đầu của dự án phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra việc hợp tác với các chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo cho tính khả thi của các dự án.

Huyện Côn Đảo đã được thực hiện dự án ADB 5712 - REG trong thời gian 1 năm từ 2001 - 2002 với 3 nội dung: Khoanh vùng biển (phần bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm), phát triển du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng và xây dựng năng lực quản lý môi trường cấp huyện đạt được 1 số kết quả đáng khích lệ.

Tiếp tục mở rộng và xây mới những khu Resort và Bungalow tại Phú Quốc, Hòn Chông, Mũi Nai, mở rộng và nâng cấp các cơ sở lưu trú tại Mỹ Tho, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên… Xây dựng và mở rộng các nhà hàng có sức chứa lớn có thể phục vụ từ 500-1000 khách với các món ăn đậm chất dân dã đồng quê Nam Bộ. Xây dựng ở Cần Thơ một trung tâm hội chợ quốc tế lớn với những trang thiết bị hiện đại nhằm làm nơi đăng cai các hội nghị hội thảo quốc tế nhất là về nông nghiệp.

Điều quan trọng nhất là phải bảo vệ được cảnh quan môi trường tự nhiên, giữ được những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bảo tồn được các vườn chim, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…

Tổng cục Du lịch nên cho phép thành lập hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến và quảng bá du lịch. Xây dựng một hình ảnh chung về đồng bằng sông Cửu Long. In ấn những Brochure, tập gấp để tăng cường xúc tiến và quảng bá những sản phẩm du lịch của đồng bằng sông Cửu Long ở các hội chợ quốc tế và trong nước. Nhất là gắn kết với các công ty du lịch lớn tại thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng 1 web site riêng là 1 công cụ quảng bá hữu hiệu cũng như thông tin trước cho du khách cách thức hòa nhập với môi trường thiên nhiên mà họ sẽ tới là một trong những cách làm hiệu quả nhất.

Điểm hạn chế của nhiều qui hoạch hiện tại là có qui hoạch nhưng không có đơn vị triển khai một cách hiệu quả. Cần có chính sách kêu gọi đầu tư và chính tư nhân là lực lượng giúp thực hiện tốt ý đồ của qui hoạch.

Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch

Chúng ta phải xác định được thị trường tiềm năng là Châu Aâu và Bắc Mỹ, thị trường mong đợi là khách Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore và mỗi một thị trường chúng ta cũng phải quan tâm đến cơ cấu nguồn khách. Ví dụ như nguồn khách châu Aâu, Nhật Bản quan tâm đến du lịch sinh thái nhẹ nhàng, ngắn ngày như cù lao Thới Sơn, du lịch miệt vườn, cù lao sông Tiền, Vĩnh Long,

Cần Thơ… Thị trường bắc Mỹ, Úc mong muốn khám khá loại hình du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển ngắm san hô…

Với thị trường khách nội địa chúng ta nên đẩy mạnh các trò chơi trên biển, tăng cường các loại hình du lịch lễ hội như đua ghe Ngo, đua bò ở Tri Tôn (An Giang), lễ hội Óc Bomboc, những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Chăm, Khơme… Trong xây dựng các sản phẩm du lịch nên dựa vào thế mạnh của từng địa phương mà xây dựng những sản phẩm riêng biệt có tính độc đáo, tránh sự trùng lặp.

Mở rộng quy mô các lễ hội của vùng này. Hiện nay các lễ hội chỉ kéo dài có một ngày không đủ để thu hút khách.

Việc phát triển thị trường phải gắn liền với chính sách tuyên truyền tiếp thị và bán hàng. Nhất là những vùng có tiềm năng như các thành phố lớn trên cả nước, website, các hội chợ, hội thảo… ở nước ngoài.

Định hướng về nguồn nhân lực

Là một lĩnh vực mới nên việc đào tạo một cách có hệ thống đối với các nhà quản lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực này là đặc biệt quan trọng.

Chúng ta cần gấp rút tiến hành đào tạo đồng bộ đội ngũ quản lý trực tiếp các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên về du lịch sinh thái để có thể phối hợp với các nhà tổ chức có hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái.

Cần có một chương trình đào tạo đặc biệt để đào tạo các hướng dẫn viên du lịch sinh thái, chú trọng đến các nguồn lực từ địa phương để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên ngay trên mảnh đất của mình. Nên thành lập một trường đào tạo chuyên ngành về du lịch tại Cần Thơ để thực hiện nhiêm vụ đào tạo riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch.

Vì du lịch sinh thái đòi hỏi sự tham gia rất rộng rãi các tầng lớp dân cư trong khu vực, họ cần được coi là nguồn nhân lực của phát triển du lịch sinh thái. Bản thân người dân vừa có thể là “nội dung” của sản phẩm du lịch sinh thái vừa có thể là người góp phần sáng tạo nội dung sản phẩm mới. Vì vậy chính sách phát triển

nguồn nhân lực cần phải đặc biệt chú trọng đến họ bên cạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực hướng dẫn du khách.

Tiếp thị sản phẩm du lịch sinh thái vượt qua biên giới để đến các nước. Giá trị của du lịch sinh thái đặc biệt cao đối với du khách từ các nước không có môi trường thiên nhiên ưu đãi. Vì vậy việc liên kết với các cơ sở bán sản phẩm du lịch nước ngoài, thiết lập đại diện và phát triển cán bộ làm công tác tuyên truyền, bán sản phẩm sẽ quyết định sự thành công và phát triển của ngành.

Định hướng về giáo dục và xã hội

Ngoài việc thực thi pháp luật, thực thi các chính sách kinh tế và xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo là điều kiện cần để bảo vệ môi trường, thì điều kiện đủ là nâng cao nhận thức của người dân về môi trường thông qua những chương trình giáo dục đồng bộ từ cấp tiểu học đến đại học. Cung cấp và phổ biến những thông tin về môi trường, kết hợp tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hóa mới, dần hình thành một chuẩn mực đạo đức trong xã hội với quan điểm phát triển hài hòa và tôn trọng môi trường. Đặc biệt các chương trình giáo dục ngoài trời sinh động và trực quan cho cộng đồng địa phương tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia cần được phòng giáo dục các huyện và chính quyền địa phương quan tâm, khuyến khích thực hiện.

Trên cơ sở đó tuyên truyền và cổ động cho ý nghĩa, lợi ích kinh tế của phát triển du lịch sinh thái, từ đó khuyến khích, tổ chức và huấn luyện để cộng đồng địa phương có thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, tham gia bảo vệ môi trường (tự nhiên, xã hội, tài nguyên và văn hóa) nhất là bảo tồn và phát huy văn hóa cổ truyền của dân tộc.

In ấn và cung cấp bản đồ quy hoạch và phổ biến các buổi nói chuyện chuyên đề cho người dân hiểu. Các chương trình cổ động hay phổ cập vào chương trình giáo dục cộng đồng, tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình một cách thường xuyên.

Tập hợp được một lực lượng tình nguyên viên làm công tác vận động và giáo dục quần chúng. Cho đến nay, các chương trình này đi sâu đi sát thực tế rất tốt. Hơn nữa nó cũng phù hợp với trình độ người dân, dễ gần gũi và có tính thuyết phục cao.

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN

Với một tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong thời gian vừa qua ngoài lợi ích tích cực về kinh tế nó còn đem lại tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như môi trường. Vì vậy loại hình du lịch sinh thái xuất hiện là hết sức

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)