6. CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI ĐIỂN HÌNH CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
DU LỊCH SINH THÁ
• Loại hình hệ sinh thái rừng có 2 điểm, đó là rừng tràm Dồ Dơi, rừng ngập mặn Cà Mau, đây là hai hệ sinh thái rừng điển hình cho môi trường nước mặn và nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu hơn mười năm về trước Cà Mau nổi tiếng với rừng đước Năm Căn thì ngày nay khó sánh nổi với rừng đước Cần Giờ bởi lẽ rừng đước Năm Căn đã bị con người tàn phá, biến rừng đước thành vuông tôm.
• Loại hình đảo: Có 2 điểm gồm Đá Bạc và Hòn Khoai, cảnh quan của hòn Đá Bạc rất hấp dẫn du khách với vẻ hoang sơ của nó nhưng cần được đầu tư tôn tạo. Hòn Khoai còn phủ đầy rừng nguyên sinh, có suối nước ngọt, bãi tắm, khí hậu trong lành rất thích hợp cho việc an dưỡng nghỉ ngơi.
• Loại hình bãi biển: Có 1 điểm đó là bãi biển Khai Long vẫn còn đang dạng hoang sơ cần được bàn tay con người tôn tạo.
• Loại hình văn hóa: Đình Bình Thủy, chùa Dơi, bảo tàng Khmer, chợ nổi Phụng Hiệp, chợ nổi Phong Điền. Một trong những chợ nổi đặc sắc hấp dẫn du khách quốc tế.
Các sản phẩm du lịch sinh thái gồm có:
• Tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học: Tập trung khai thác ở 3 hệ sinh thái sân chim, 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên này cần được đầu tư tôn tạo, lập nhiều chòi quan sát chim, cò, xây nhà nghỉ
dạng Bungalow ở mỗi sân chim để lưu thời gian nghỉ của du khách. Ở khu rừng ngập mặn Nam Căn có thể tôn tạo lại dạng làng rừng dọc hai bên một vài kinh đào, chọn các nơi thuận lợi cho du khách tham quan rừng.
• Xây dựng khu du lịch an dưỡng, nghỉ ngơi, ở Hòn Khoai kết hợp với việc tắm suối, tắm biển.
• Tổ chức du thuyền và các trò chơi dưới nước ở các vùng bãi biển Khai Long, hòn Đá Bạc
• Tổ chức thưởng ngoạn du thuyền: Ở đầm Thị Tường kết hợp tìm hiểu cuộc sống ngư dân ven đầm.