TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG 1Tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 51 - 54)

Lãnh thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long trải dài nối tiếp sau vùng Đông Nam Bộ đất đai màu mỡ. Thừa hưởng nguồn đất phù sa, những vùng ngập nước, đầm lầy nhiệt đới rộng biểu thị sự tranh chấp giữa đất liền và biển cả. Các quần đảo lớn như: Côn Đảo, Phú Quốc. Kiểu địa hình Kar-stơ ở Hà Tiên. Các núi đá hoa cương ở núi Bà Đen… Tất cả những điều đó tạo nên sự phong phú và đa dạng về kiểu địa hình cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Về động thực vật: Với những kiểu địa hình phong phú, với những điệu kiện vô cùng thuận lợi của khí hậu động thực vật của vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những hệ sinh thái điển hình đặc trưng khá phong phú.

Hệ thực vật: Về cơ bản được chia thành các quần xã nước ngọt mà tiêu biểu là cây Tràm (Melaleuca cajuputi), các trảng cỏ và các quần xã nước mặn với các loài ưu thế là mắm (Avicenia Alba), vẹt (Bruguiere), đước (Rhizophora), cóc (Lumnitzera racemora). Các tập đoàn cây chìa nước (Nypa fruticans) là đặc thù của những vùng nước lợ.

Hệ động vật: Đa dạng và phân bố trong các sinh cảnh như bãi bồi, rừng ngập mặn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và rừng tràm, đầm lầy trống và đất nông nghiệp. Theo điều tra ban đầu của đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 23 loài thú

như: Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis);Rái cá lông mượt (Lutragale perspicillata); Mèo cá (Prionailurus viverrina); Sóc chuột lửa (Tamiops rodolphii)… 194 loài chim trong đó có 73 loài “chim nước”; 27 loài phụ thuộc vào đất ngập nước; 61 loài di cư thường xuyên đến đồng bằng sông Cửu Long (14 loài đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu cũng đã được ghi nhận); 260 loài cá; nhiều loài lưỡng cư và bò sát như: Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus); Rùa (Tabagua Batagur baska); Kỳ đà hoa (Varanus salvator); Trăn gấm (Pythou retieulatus),…

Không kể đến những bãi biển nổi tiếng tuyệt vời ở Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, trong đó có những bãi biển nằm gần các cánh rừng như Ba Động - Trà Vinh có khá nhiều các loài động vật thân mềm giáp sắt dưới những lớp cát mỏng ven bờ như ngêu, sò … Các bãi biển ở những cụm đảo nhỏ như: Hòn Khoai, Hòn Sao (Đất Mũi - Cà Mau) …

SÂN CHIM NGỌC HIỂN – CÀ MAU

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là những nơi có tiềm năng du lịch sinh thái cơ bản bao gồm: Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa; Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; các miệt vườn và các sân chim.

2.2 Các hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Các hệ sinh thái điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được xác định tại các khu bảo tồn thiên nhiên Quốc Gia như sau:

STT KHU VỰC HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH ĐẶC ĐIỂM

nhiên Tam Nông - Đồng Tháp

Sếu cổ đỏ

02

Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng - Cà Mau

Rừng ngập mặn

Rái cá lông mũi

03 Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc

Rừng cao vùng đảo

Cây trầm 04 Vườn Quốc Gia Côn

Đảo

Rừng khô hạn vùng đảo

Bên cạnh đó còn có các vườn chim như vườn cò Bằng Lăng, vườn cò Mỹ An (Đồng Tháp). Đặc biệt hai sân chim lớn đang được các tổ chức quốc tế lập dự án thành lập khu bảo tồn và quan sát chim biển di trú thế giới: sân chim Vàm Hồ (Bến Tre) và sân chim Ngọc Hiển (Cà Mau) là những tiềm năng phong phú cho du lịch sinh thái.

2.3 Tài nguyên nhân văn.

Ngoài các di tích lịch sử - văn hóa được nhà nước sắp hạng. Tài nguyên nhân văn của vùng đồng bằng sông Cửu Long còn rất nhiều tiềm năng để phục vụ cho du lịch sinh thái.

Cộng đồng dân tộc của vùng với các lễ hội văn hóa nghệ thuật như múa chằng, diễn xướng “duke” của người Khơme, đua ghe ngo…, tập tục và các dụng cụ sinh hoạt đặc trưng, các loại hình cư trú thành phum, sóc cùng với các thiết chế, tín ngưỡng trong cộng đồng là những nét văn hóa đa dạng phong phú cần được bảo vệ. Đặc biệt môi trường sông nước, đất ngập nước cũng ảnh hưởng đến loại hình cư trú và sản xuất. Trong sản xuất là các làng cá bè, các loại hình săn bắt như: đặt trum, đặt lưới và đặc biệt như đặt kèo, nuôi và lấy ong mật ở U Minh Thượng… Trong vận chuyển là sự phong phú của các loại ghe thuyền như: tam bản, tắc ráng, ghe bầu…

Trong cư trú là từ chỗ tụ tập tại một thị trấn, các trục đường giao thông đường sông và kêng mương tỏa ra thành hình tia kéo theo những dãy nhà nằm ven bờ, cố băng nhanh qua những cánh đồng quá rộng để mau chóng tụ tập ở một thị trấn khác; rồi từ đó lại toả đi đến các thị trấn khác cho đến khi ra tới biển… Kiểu “quần cư theo tuyến” đó chỉ có thể có được ở những vùng đất mới. Kiểu quần cư đó cũng đã dẫn đến việc hình thành các chợ nổi - một hình thức văn hóa xã hội tiêu biểu của vùng đồng bằng sông nước và cũng là một hình thức sinh hoạt vô cùng hấp dẫn du khách nước ngoài.

Bên cạnh đó các di chỉ văn hóa Óc Eo - một nền văn hóa đã từng tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á; trải dài từ thượng du sông Đồng Nai sang tận Đồng Tháp, An Giang và đến tận bìa rừng U Minh với các di tích và đền đài một thời nguy nga hoành tráng cùng các di vật phong phú là những tài nguyên tăng thêm phần hấp

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)