Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 20Bảng 2.2 Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 23Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá, phân hạng nhóm chỉ tiêu cấp 1 39Bảng 2
Trang 1Trong suốt thời gian làm luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâmgiúp đỡ của các Thầy cô, người thân và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
TS Lê Năm, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp tôi trong quá trình nghiêncứu và hoàn thiện đề tài này
Cho tôi gởi lời cám ơn đến các cán bộ nhân viên các phòng, ban Sở Văn hóa –Thể thao và Du lịch tỉnh, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Vườnquốc gia Bạch Mã…đã cung cấp cho tôi những tài liệu, ý kiến quý báu, thông tin bổích có liên quan đến đề tài
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm
ơn sự quan tâm của BGH Nhà trường, phòng Sau đại học, khoa Sinh – trường ĐHKhoa học Huế cùng các thầy cô, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôihoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2014
Học viên
Bùi Thị Lệ
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sửdụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Học viên
Bùi Thị Lệ
Trang 3UNESCO : Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp luận 2
4.1.1 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 2
4.1.2 Quan điểm tổng hợp 3
4.1.3 Quan điểm lãnh thổ 3
4.1.4 Quan điểm môi trường 3
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 4
4.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 4
4.2.3 Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp 4
4.2.4 Phương pháp bản đồ 4
4.2.5 Phương pháp thực địa 4
4.2.6 Phương pháp chuyên gia 5
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5
6 Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý thuyết 6
1.1.1 Những vấn đề về du lịch 6
1.1.2 Tài nguyên du lịch (TNDL) 8
1.1.3 Quản lý tài nguyên du lịch 11
1.2 Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1 Trên thế giới 12
1.2.2 Ở Việt Nam 13
Trang 5CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI 15
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 15
2.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 15
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 17
2.1.4 Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 18
2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 24
2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên 24
2.2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn 26
2.2.3 Các tài nguyên DLST chủ yếu 26
2.3 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 38
2.3.1 Xác định các tài nguyên DLST 38
2.3.2 Đánh giá khả năng khai thác của các tài nguyên DLST và kết quả đánh giá 39
2.4 Nhận xét tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 46
2.4.1 Thuận lợi 46
2.4.2 Khó khăn 47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 49
3.1 Cơ sở định hướng 49
3.1.1 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 49
3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 50
3.1.3 Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 52
3.1.4 Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái trong sự phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 54
3.2 Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế .55
3.2.1 Định hướng bảo tồn, khai thác phát triển tài nguyên du lịch sinh thái55 3.2.2 Định hướng sản phẩm tại điểm du lịch sinh thái 56
Trang 63.2.4 Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch 64
3.3 Giải pháp 64
3.3.1 Giải pháp về quy hoạch 64
3.3.2 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường 65
3.3.3 Giải pháp phát triển DLST dựa vào cộng đồng 65
3.3.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 66
3.3.5 Giải pháp về phát triển CSHT & CSVCKT 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 20Bảng 2.2 Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 23Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá, phân hạng nhóm chỉ tiêu cấp 1 39Bảng 2.4 Thang điểm đánh giá, phân hạng nhóm chỉ tiêu cấp 2 40
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của tài nguyên
DLST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
41Bảng 2.7 Kết quả đánh giá khả năng khai thác tài nguyên DLST phục vụ
phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
43Bảng 2.8 Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên DLST phục vụ
phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
45
Bảng 3.1 Chỉ tiêu khách du lịch đến Việt Nam từ 2015 đến 2030 51
Bảng 3.3 Chỉ tiêu GDP du lịch và tỷ trọng của du lịch trong GDP của tỉnh
Thừa Thiên Huế
54
Trang 8Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 18Hình 2.2 Biểu đồ lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 19
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 20
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, thể hiện qua việc ngành dulịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia trên thếgiới, trong đó có Việt Nam Ngày nay, con người có xu hướng gần gũi với thiênnhiên, hài hòa với thiên nhiên hơn Do đó, du lịch sinh thái (DLST) đang thu hútđược đông đảo du khách DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển, bởi đây làloại hình du lịch ngoài những lợi ích về kinh tế như: việc tăng thu nhập, giải quyếtcông ăn việc làm… Mà còn là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mụctiêu bảo tồn môi trường tự nhiên (vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên(KBTTN)…), môi trường nhân văn (văn hóa bản địa, lễ hội…), phát triển cộngđồng Chính vì điều đó, việc nghiên cứu tài nguyên du lịch sinh thái đã và đangđược quan tâm rất lớn
Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về DLST nhờ có điều kiện tựnhiên và nhân văn đa dạng Địa hình của tỉnh phân hoá theo đặc trưng lãnh thổ tạo nênnhiều dạng hấp dẫn, độc đáo Vùng núi ở phía tây có KBTTN Phong Điền, VQG BạchMã; cộng đồng dân tộc ít người với phong tục tập quán, lễ hội phong phú, nhiều di tíchlịch sử cách mạng trãi dài theo tuyến đường Hồ Chí Minh Vùng đồng bằng nhỏ hẹpven biển, tập trung đông dân cư và hệ sinh thái tự nhiên đa dạng như vùng đầm pháTam Giang - Cầu Hai (TG - CH), rừng ngập mặn Rú Chá, suối nước nóng Thanh Tân,
Mỹ An, cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá Đường bờ biển dài 127 km vớinhiều bãi tắm đẹp như Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô thu hút đông đảo khách dulịch Tuy nhiên, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Nên đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế” với
mong muốn góp phần vào việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trongtương lai trên cơ sở khai thác tối ưu, hiệu quả các lợi thế về tiềm năng, đề xuất giảipháp quản lý tài nguyên DLST phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các định hướng nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịchsinh thái theo hướng bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnhThừa Thiên Huế
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh
thái tỉnh Thừa Thiên Huế.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
4.1.1 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Tài nguyên du lịch có tính quyết định trong phát triển hệ thống lãnh thổ dulịch Các yếu tố hình thành, tác động lên tiềm năng du lịch sinh thái Thừa ThiênHuế luôn biến đổi không ngừng theo thời gian, chịu sự tác động của quy luật tựnhiên và quy luật xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào lịch sử của
nó để xác định được quy luật phát triển của từng đối tượng nhằm đánh giá được sựphát triển, dự báo tương lai phù hợp với những biến đổi theo quy luật
Trang 114.1.2 Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển DLST chịu sự tác động tương hỗ của nhiều nhân tố, nhiều lĩnhvực, nhiều ngành, cùng tác động lên môi trường sinh thái Chính vì vậy, khi nghiêncứu tiềm năng, phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế đểtìm ra những tác động chung và riêng phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể cácyếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường để từ đó có những biện pháp khaithác phù hợp
4.1.3 Quan điểm lãnh thổ
Các yếu tố hình thành nên tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế không đồng nhất
mà có sự phân hoá theo không gian, chịu sự tác động của nhiều quy luật khác nhau
Vì vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch phải đứng trên quan điểm lãnh thổ để pháthiện các quy luật tạo nên sự phân hoá các yếu tố tài nguyên và xác định được quyluật chung tạo nên sự tác động qua lại, hài hoà giữa các yếu tố, hình thành nên mộtlãnh thổ thống nhất, hoàn chỉnh
4.1.4 Quan điểm môi trường
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái cũng cómối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội Giá trịcủa tài nguyên du lịch sinh thái cần phải gắn liền với môi trường trong sạch, lànhmạnh Vì vậy khi nghiên cứu đề tài tài cần đứng trên quan điểm môi trường nhằmkhai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tạinhưng không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai Dulịch sinh thái là ngành rất nhạy cảm, dễ biển đổi do tác động của con người và tựnhiên Sự biến đổi này theo hai chiều hướng có lợi và có hại Vì vậy, việc nghiêncứu của đề tài cần đứng trên quan điểm phát triển bền vững, đề xuất các giải phápnhằm khai thác lãnh thổ du lịch một mặt mang lại hiệu quả kinh tế, mặt khác khônglàm tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của các thành phần môi trường tự nhiên
Trang 124.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Tiến hành thu thập, điều tra những nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài qua sáchbáo, các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các công trình nghiên cứu của cácchuyên gia để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài
4.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phânchúng thành từng loại, nhóm dữ liệu để hiểu chúng một cách chi tiết, đầy đủ và chọnlọc ra các thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài Sau đó tiến hành liên kết từng mặt,từng bộ phận thông tin ấy một cách khoa học nhằm tạo ra một hệ thống lập luận mới,logic và có giá trị khoa học về chủ đề nghiên cứu
4.2.3 Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp
Phương pháp này đánh giá tài nguyên bằng thang điểm tổng hợp cho điểmtừng chỉ tiêu của đối tượng nghiên cứu Cách đánh giá này tuy mang tính chủ quannhưng đảm bảo được tính chính xác và đánh giá được mối tương quan, tác động củacác yếu tố lên vấn đề nghiên cứu
4.2.4 Phương pháp bản đồ
Trong hoạt động du lịch, bản đồ là một phương tiện không thể thiếu, bản đồvừa là nguồn cung cấp thông tin vừa là phương tiện giúp người nghiên cứu thể hiệnmột số kết quả nghiên cứu Áp dụng phương pháp này, đề tài tiến hành thu thập cácbản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên, bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, hiệntrạng khai thác điểm du lịch Thừa Thiên Huế, tiến hành phân tích và đánh giá tiềmnăng du lịch phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trang 13Tại các điểm khảo sát chúng tôi sẽ tiến hành thu thập tư liệu, chụp ảnh, phỏngvấn các chuyên gia và cư dân địa phương về những vấn đề có liên quan đến hoạtđộng du lịch.
4.2.6 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được vận dụng thông qua việc xin ý kiến góp ý phươngpháp, nội dung nghiên cứu cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn của các chuyêngia có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh vực du lịch
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phương pháp đánh giátài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái
Trên cơ sở đặc điểm của điều kiện tự nhiên, vận dụng cơ sở lý luận vào việcphân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên của tỉnh theo hướng phục vụ phát triển dulịch lãnh thổ theo hướng bền vững
Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý tài nguyên phục vụ phát triển du lịchsinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa
Thiên Huế
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đicủa con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầutham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [1]
1.1.1.2 Du lịch sinh thái
a, Khái niệm
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và đã thu hút được sự quantâm của nhiều nhà nghiên cứu, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Vì vậy, nhiều địnhnghĩa DLST đã được đưa ra dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như:
Tại diễn đàn DLST tại Nam Úc (1993) AllenK đã đưa ra định nghĩa:DLST được phân biệt với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên hay du lịch giáodục khác ở chổ nó có mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông quanhững hướng dẫn viên có trình độ DLST bao hàm một phần đáng kể sự giao tiếpmạnh mẽ của con người tích cực bảo vệ môi trường Hoạt động DLST sẽ làm giảmđến mức tối thiểu các tác động của khách du lịch đối với môi trường và văn hóa,đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và đặt biệt sẽđóng góp về tài chính cho các nỗ lực bảo tồn [14]
Trang 15Ở Việt Nam, tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịchsinh thái ở Hà Nội (9/1999) đã định nghĩa như sau: “DLST là một loại hình du lịchdựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng gópcho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộngđồng địa phương” [2].
Luật du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm về DLST như sau: “DLST là hìnhthức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn liền với bản sắc văn hóa địa phương với sựtham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [1]
Như vậy, DLST là loại hình du lịch dự vào tự nhiên, hỗ trợ cho các hoạt độngbảo tồn và quản lý được bền vững về mặt sinh thái
b, Các đặc trưng cơ bản của DLST
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó mang những đặc trưng cơbản của hoạt động du lịch nói chung như: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đamục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã hội hóa Bên cạnh đó,DLST thường gắng liền với thiên nhiên và văn hóa bản địa nên cũng có những đặctrưng riêng như:
- Phụ thuộc sâu sắc vào sức hấp dẫn tự nhiên, văn hóa bản địa
- DLST mang tính giáo dục cao về môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạngsinh học
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
DLST còn có thêm những đặc trưng riêng để bảo vệ tài nguyên và môi trường,giáo dục ý thức về môi trường và nâng cao đời sống của cư dân bản địa đảm bảo sựphát triển du lịch bền vững [2]
c, Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST
Hoạt động phát triển DLST cần tuân theo các nguyên tắc sau :
- Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho khách du lịch
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
Trang 16- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái (HST).
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
1.1.1.3 Sản phẩm du lịch
Theo tác giả Lê Văn Thăng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp nhữngdịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằmcung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọnvẹn và sự hài lòng Một cách nói đơn giản: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch +các dịch vụ và hàng hóa du lịch [23]
Theo Michael Coltman: “Sản phẩm du lịch là tổng thể bao gồm các thành phầnkhông đồng nhất hữu hình và vô hình” [30]
1.1.2 Tài nguyên du lịch (TNDL)
1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người vàcác giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơbản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [1].TNDL vốn rất phong phú và đa dạng, song vẫn có thể phân làm hai loại tàinguyên du lịch: TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn
TNDL tự nhiên gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước và sinh vật Theo luật dulịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địamạo, khí hậu, thủy văn, HST, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thểđược sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [1]
TNDL nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là
do con người tạo ra Bao gồm: các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc; các lễ hội; cácđối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học; các đối tượng văn hóa thể thao và hoạtđộng nhận thức khác
Trang 171.1.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
a, Khái niệm
Theo GS.Lê Huy Bá “Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành cácđiểm, các tuyến hoặc các khu DLST; bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các di tíchlịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụngnhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST” [2]
DLST lấy tài thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tàinguyên DLST là bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch Không phải bất cứ mọigiá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có cácthành phần và tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thểđược khai thác, được sử dụng để tại ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đíchphát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng
b, Các đặc điểm của tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng: Vì nó được hình thành trong tự
nhiên bao gồm các HST đặc biệt, là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của nhiềuloài động vật quý hiếm
Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động: tài nguyên DLST
rất nhạy cảm với những tác động của con người Mọi tác động của con người lên tựnhiên làm thay đổi một phần hoặc suy giảm hay mất đi một loài sinh vật thì có thểlàm mất hoặc thay đổi cả một HST
Thời gian khai thác tài nguyên DLST không đồng nhất: Tài nguyên DLST có
thể khai thác được quanh năm, cũng có loại tài nguyên DLST được khai thác theothời vụ
Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch: Tài nguyên DLST thường nằm xa dân cư và ít
người lui tới, do vậy chũng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, biến đối do những tác độngsăn bắn, chặt cây của con người Vì vậy tài nguyên DLST thường nằm trong phạm
vi của các KBTTN
Trang 18Khác với các loại tài nguyên khác, TNDL nói chung và tài nguyên DLST nóiriêng thường được khai thác tại chổ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu củakhách Vì vậy, muốn khai thác tài nguyên DLST hiệu quả thì cần thiết có các điềukiện về cơ sở hạ tầng (CSHT) thuận lợi.
Tài nguyên DLST có khả năng tái và sử dụng lâu dài: Tài nguyên DLST có
khả năng phục hồi và tái tạo Tuy nhiên, có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc như cácloài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có thể biến mất do những tai biến tự nhiên hoặc dotác động của con người Vì vậy, cần phải nắm được các quy luật của tự nhiên, lườngtrước được những tác động của con người đối với môi trường sinh thái Nhằm sửdụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững hơn
c, Phân loại tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, theo GS.Lê Bá Thảo tài nguyênDLST có thể phân làm hai nhóm:
Tài nguyên DLST tự nhiên bao gồm:
- Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt ở những nơi có tính đa dạng sinh học caovới nhưng sinh vật đặc hữu quý hiến như: các VQG, các KBTTN, các khu dự trữsinh quyển
- Những cảnh quan sinh thái tự nhiên gắn với địa hình như: đồi núi, hang động
- Những cảnh quan sinh thái tự nhiên gắn với thủy văn như: sông suối, ao hồ,thác ghềnh, đầm phá
- Cảnh quan du lịch sinh thái biển: các bãi biển, các vịnh, đảo, rạn san hô Tài nguyên DLST nhân văn bao gồm:
- Các HST nhân tạo như: vườn cây ăn trái, vườn rau xanh, làng hoa, vườngkiểng, quần thể văn hóa sinh thái vườn
- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồntại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên: các phương thức canh tác, các lễ hội, sinhhoạt truyền thống gắn với truyền thuyết cộng đồng, làng nghề nhà vườn, ẩm thựcđặc trưng
Trang 19TNDL là được xem yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịchnhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Cùng với tổ chứclãnh thổ du lịch tạo nên các loại hình du lịch và sản phẩm đặc sắc, riêng biệt chotừng địa phương, từng khu vực.
1.1.3 Quản lý tài nguyên du lịch
1.1.3.1 Khái niệm
Quản lý là sự điều kiển chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vàonhững quy luật hay định luật tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận độngtheo ý muốn của người quản lý nhằm đặt được mục đích đã đặt ra
Quản lý tài nguyên môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản
lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận
có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường cóliên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triểnbền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên [37]
Trong đó, TNDL là nguồn lực quan trọng, là cơ sở để phát triển du lịch TNDLnếu không được sử dụng một cách hợp lý, bảo vệ và tôn tạo sẽ dẫn đến suy thoái,ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai Vì vậy, đểTNDL được sử dụng bền vững thì cần có các công tác quản lý, chỉnh sách phápluật, sự liên kết chặc chẽ giữa các ban ngành
“Sử dụng hợp lý TNDL là sử dụng TNDL một cách bền vững, có khoa học.Cần đảm bảo sự hợp lý trong bảo tôn và phát triển du lịch thì cần có các biện phápquản lý và kỹ thuật không ngừng phát huy vai trò của du lịch, đồng thởi làm phongphú thêm nền văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ” [37].Như vậy, quản lý tài nguyên môi trường du lịch được thực hiện bằng tổng hợpcác biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, giáo dục,văn hóa thích hợp nhằm bảo vệ tài nguyên, chất lượng môi trường sống và pháttriển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia Các biện pháp này có thể đan xen, phốihợp với nhau để đạt được mục đích đã đề ra
Trang 201.1.3.3 Vai trò của việc quản lý TNDL
TNDL là yếu tố quyết định đến mục đích đi du lịch của du khách và mang tínhquyết định đến sự phát triển ngành du lịch của một địa phương, của một quốc gia
Vì vậy, quản lý tài nguyên môi trường du lịch rất quan trọng
Quản lý TNDL góp phần hình thành những điểm du lịch, trung tâm du lịchtheo hướng phát triển bền vững
Góp phần sử dụng khoa học có hiệu quả và tiết kiệm TNDL mà không làm cạnkiệt và suy thoái tài nguyên
Thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội
và môi trường
1.2 Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, môi trường sống của thay đổi nên conngười có xu hướng quay về với thiên nhiên hoang dã, các khu bảo tồn, vườn quốcgia nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nơi có nền văn hóa dântộc đặc sắc… từ đó, DLST sớm được hình thành và phát triển Việc nghiên cứu tàinguyên phục vụ phát triển DLST đã được quan tâm từ lâu
1.2.1 Trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Liên Xô,
Ấn Độ… đã có nhiều công trình điều tra, đánh giá nghiên cứu về TNDL và đề racác dự án thành lập các công viên quốc gia, bảo vệ vùng tự nhiên như: năm 1872Hoa Kỳ thành lập công viên Yellow Stone, ở Đức năm 1903…
Từ những năm của thập kỷ 1970 cũng đã có những công trình nghiên cưu đếnphát triển DLST như:
“Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki(1972), Seper (1973) Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quychuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, làm cơ sở cho việc xây dựng cáctiêu chuẩn đánh giá tiềm năng của điểm DLST
Các chương trình nghiên cứu về DLST trên thế giới đã trở nên phổ biến kể từnăm 1990 Nhiều công trình nghiên cứu của các hiệp hội, tổ chức du lịch trên thế
Trang 21giới được thành lập như: Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ chức Du lịch Thế Giới(WHO 1994)… với các công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Công trình nghiên cứu về
cơ sở lí luận phát triển DLST” của Wight (1993) Glaser (1996) Holden (1999) “Dulịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg(1999) và các chuyên gia của Hội DLST Quốc tế
Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và tổ chức phát triển DLST hiệu quả,một số nước điển hình như: Nhật Bản, Costa Rica…
1.2.2 Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về DLST tạotiền đề về cơ sở lí luận và thực tiễn cho quy hoạch và đề xuất những phương hướngcho phát triển DLST bằng những phương án cụ thể
Năm 2002, PGS – TS Phạm Trung Lương với công trình nghiên cứu
“DLST những vấn đề về lí luận và thực tiển phát triển ở Việt Nam” đã đề cậpđến những vấn đề về lí luận DLST cũng như đánh giá tiền năng phát triểnDLST của Việt Nam
“Tuyến, điểm du lịch Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hải Yến (Hà Nội, 2006)
đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng du lịch Việt Nam,xác định một số tuyến điểm du lịch của vùng
1.2.3 Ở Thừa Thiên Huế
DLST Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triển trong những năm gầnđây, tuy nhiên cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tài nguyênphục vụ phát triển DLST của tỉnh như:
“Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dãi ven biển Thừa Thiên
Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tưởng (1999).
“Đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa ThiênHuế” Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Văn Tin (1999)
Trang 22“Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa ThiênHuế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế.
“Tiềm năng và định hướng chủ yếu phát triển du lịch sinh thái trên địa bànThừa Thiên Huế” của Nguyễn Quyết Thắng (2004), luận án thạc sĩ Kinh tế, trườngĐại học Kinh tế Huế
Tất cả các đề tài trên đều được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng về DLSTcủa tỉnh, đề xuất về định hướng và giải phát nhằm đưa du lịch của tỉnh và DLSTphát triển bền vững hơn trong tương lai
Trang 23CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí giao lưu tương đối thuận lợi: Phía Bắc giáptỉnh Quảng Trị, nơi có cửa khẩu Lao Bảo nối Việt Nam với Lào và các tỉnh ĐôngBắc Thái Lan; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, nơi có cảng biển và sân bay quốctế; phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn, có 2 cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng, Hồng Vân –Cutai giao thương với nước bạn Lào; Phía Đông giáp biển Đông
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáodục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùngkinh tế trọng điểm miền Trung Chính vì những đặc điểm đó tạo điều kiện cho hoạtđộng du lịch phát triển và hấp dẫn đối với khách du lịch
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Thừa Thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình: núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá,duyên hải, biển liên kết với nhau trong không gian hẹp Địa hình núi chiếm phầnlớn diện tích và tập trung ở phía Tây, chiếm khoảng 75% diện tích toàn tỉnh, vớinhiều đỉnh núi cao từ 1000 – 1500m Diện tích đồng bằng khá bằng phẳng có độcao tuyệt đối từ 15 - 10m trở xuống, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền,Quảng Điền và Phú Vang chiếm 16% trải dài dọc theo ven biển Khu vực đầm phá,dãy cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ chiếm tới 9% Đây là điều kiện rất thuận lợiđối với việc phát triển các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
2.1.2.2 Khí hậu
Do đặc điểm địa hình mà khí hậu Thừa Thiên Huế mang tính chuyển tiếp giómùa, khá phức tạp Nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng Thừa ThiênHuế là 25,3oC, vùng A Lưới là 22,4oC Tuỳ theo sự biến đổi nhiệt độ mà có thể chialàm hai mùa: mùa lạnh và mùa nóng Mùa lạnh bao gồm các tháng 12, tháng 1 và
Trang 24tháng 2 với nhiệt độ trung bình là 19,7oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa lạnh có thểxuống tới 8,8oC (Huế và A Lưới), 4oC (VQG Bạch Mã) Mùa nóng kéo dài từ tháng
6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình là 28,5oC, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới
40oC (huyện Nam Đông) Vào các giai đoạn chuyển tiếp từ lạnh sang nóng (từtháng 3 đến tháng 5) và từ nóng sang lạnh (tháng 10,11), khí hậu thường mát mẻ.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.800mm, độ ẩm tương đối đo được ởtrạm quan trắc Huế là 86,2% cao nhất là 95%, thấp nhất là 76%
Hệ thống đầm phá: phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú, đầm Cầu Hai, đầm AnCư… và hệ thống trằm bàu, hồ, hồ chứa nước nhân tạo cũng là nguồn tài nguyên cógiá trị cho việc phát triển DLST
Về nước ngầm, kết quả khảo sát thăm dò khu vực Huế và phụ cận cho thấytrầm tích Hôlôxen chứa nước phong phú Đây là loại nước ngầm nhạt, nằm ở độ sâu
từ 34,1m trở lên, là điều kiện thuận lợi để khai thác Đồng thời tại khu vực này cónhiều mạch nước khoáng ngầm với nhiệt độ từ 42 - 80oC
Về chế độ hải văn, khu vực ven bờ Thừa Thiên Huế có chế độ bán nhật triều đặctrưng ở vùng biển miền Trung Trung Bộ, biên độ triều trung bình là 0,6m
2.1.2.4 Tài nguyên sinh vật
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biểnĐông, có kiểu khí hậu chuyển tiếp Bắc - Nam Việt Nam do đó sinh vật ở ThừaThiên Huế rất đa dạng và phong phú
Về thực vật hiện thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124
họ trong đó có nhiều loài quý hiếm như Kim giao, Chò, Kiền Kiền, Gụ, Cẩm Lai,
Trang 25Trắc… đặc biệt là VQG Bạch Mã hiện còn nhiều loài sinh vật quý hiếm Đây lànguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt, đặc biệt đối với DLST và nghiên cứu.
Hệ động vật Thừa Thiên Huế khá đặc sắc và nổi bật với các loài thú lớn như:Sao La, hổ, báo gấm, gấu… Theo thống kê chưa đầy đủ, có 80 loài động vật quýhiếm trong đó có 37 loài thú, 16 loài chim, 15 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 6 loài cá,
1 loài không xương sống Ngoài ra còn có loài cá dầy (Cyprinus centralis) ở đầmphá TG – CH có khả năng là loài đặc hữu
Thừa Thiên Huế với chiều dài bờ biển trên 127 km còn có nhiều loài sinh vậtbiển có giá trị phục vụ du lịch Nguồn hải sản phong phú của Thừa Thiên Huếkhông những đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách mà còn tạo ra khả năng để tổchức các loại hình du lịch như câu mực trên biển, lặn bắt tôm hùm… hay câu cá,tôm trong khu vực phá Tam Giang, đầm Cầu Hai
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Kinh tế
Thừa Thiên Huế nằm trong chiến lược quan trọng trong khu vực Bắc Trung
Bộ Việt Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhữngbước chuyển đổi mạnh mẽ Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh ThừaThiên Huế năm 2012 đạt được những kết quả quan trọng với mức tăng trưởng kinh
tế ước đạt 9,7% Trong đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực:dịch vụ, du lịch chiếm 48% trong GDP; công nghiệp - xây dựng: 37,8%; nông - lâm
- ngư nghiệp: 14,2% [7]
Du lịch Công nghiệp - xây dựng Nông - lâm - ngư nghiệp
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012
Trang 26Dự ước 10/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; trong đó một số chỉ tiêuđạt khá như: Thu ngân sách Nhà nước đạt 5.861,4 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch;Giá trị xuất khẩu đạt 460,5 triệu USD, bằng 115% kế hoạch.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 12.500 tỷ đồng Hầu hết các công trìnhđảm bảo tiến độ, nhất là các dự án trọng điểm như: hồ Tả Trạch, hạ tầng khu kinh tếChân Mây – Lăng Cô, cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông cũng như các dự ánlớn như khu du lịch Laguna Việt Nam, thủy điện A Lưới đã đưa vào hoạt động
2.1.3.2 Dân cư và nguồn lao động
Theo niên giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012, dân số của tỉnh
là 1.115.523 người Trên địa bàn tỉnh có 5 dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinhchiếm đa số và tiếp theo đó là các dân tộc như: Bru – Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, CơTu… cùng sinh sống Mật độ dân số toàn tỉnh là 222 người/km2 và phân bố khôngđồng đều Mật độ dân số tại thành phố Huế cao nhất: 4.807 người/km2, thấp nhất là
ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông: 37 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, năm 2012 chỉ còn 11,14% Tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 15% (đã giảm so với năm 2011: 16%)
Tổng số lao động đang có việc làm là 625.460 người (trong đó lao động nữ305.081 người), tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 48% Tạo việc làm mới cho16.600 người dân nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồngthời giảm tỷ lệ người nghèo có trên địa bàn tỉnh xuống còn 8% [7]
2.1.4 Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.4.1 Số lượng khách du lịch
Trong thời gian những năm gần đây, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có những bướcphát triển đáng kể Thu hút một lượng lớn khách du lịch đến từ trong và ngoài nước đếnvới Thừa Thiên Huế Dịch vụ, du lịch luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu: 48% trongtổng GDP của tỉnh Lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tăng lên đáng kể, từ
1.430.000 lượt khách (năm 2009) tăng lên 1.771.588 lượt khách (năm 2013) [21].
Trang 270 200000
Hình 2.2: Biểu đồ lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế
Cùng với sự gia tăng về lượt khách thì doanh thu trong hoạt động du lịch cũngtăng lên từ 1.203.450 triệu đồng (năm 2009) và đạt 2.441.176 triệu đồng (2013) [21]
0 500000 1000000
Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động du lịch
Đối với DLST thì đây là một loại hình tương đối mới, lượng khách DLST đếnThừa Thiên Huế trong những năm qua còn hạn chế, chiếm một tỷ lệ không đáng kểtrong tổng số khách đến với tỉnh Nên vẫn chưa có các thống kê cụ thể về lượtkhách tham gia cũng như doanh thu từ DLST trên toàn tỉnh
2.1.4.2 Về cơ cấu khách
Thị trường khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế ngày càng đa dạng và ngàycàng tăng về số lượng
Trang 28Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế.
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế,lượt khách đến Thừa Thiên Huế nhiều nhất là Thái Lan từ năm 2010 là 113.796 lượttăng lên 130.943 lượt năm 2013 Tiếp theo là khách du lịch đến từ Pháp, Úc, Đức,
Mỹ, Anh, Nhật Bản…[xem thêm phụ lục 6]
Riêng về thị trường khách DLST gồm 2 loại khách chính là khách địa phương
và khách du lịch Khách địa phương chủ yếu là sinh viên, học sinh, người dân địaphương và các vùng phụ cận, cơ quan nhà nước tổ chức cho nhân viên đi tham quannghỉ dưỡng vào các dịp lễ hoặc cuối tuần… Thành phần này chiếm đến 70% tổnglượng khách đến với các điểm DLST
Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế với mục đích DLST thuần túy còn ít, chủyếu là kết hợp với du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử Khách nội địa đến từcác thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… Khách quốc tế có các thịtrường chính như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và một số nước ở Bắc Âu… Tuy nhiên,lượng khách này chiếm tỷ lệ không lớn, chủ yếu là khách du lịch ba lô và khách đinghiên cứu, khảo sát [20]
2.1.4.3 Đội ngũ lao động trong du lịch
Trang 29Đội ngũ lao động ngày một được nâng cao cả về chất lượng và số lượng Sốlượng lao động trong ngành dịch vụ ngày một tăng từ 7.150 người năm 2009 tănglên 10.050 người năm 2013 [21] Hàng năm, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổchức nhiều hội thảo, tập huấn, hội thi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viênnghiệp vụ của các doanh nghiệp du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên.Ngoài ra, còn tổ chức các lớp tập huấn cho những người lao động tự do tham giavào việc cung ứng dịch vụ như: lái xe taxi, xích lô, lái thuyền Tuy nhiên, lao độngtrong DLST còn yếu và thiếu về nhiều mặt [12]
2.1.4.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSHT & CSVCKT)
CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch của tỉnh đang ngày một hoàn thiện, đápứng được những nhu cầu cơ bản của khách du lịch cũng như người dân Trong thờigian qua tỉnh cũng đã có những đầu tư vào hệ thống CSHT & CSVCKT nhằm phục
vụ hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng
a, Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông vận tải
Giao thông vận tải trên địa bàn Thừa Thiên Huế có những bước phát triểnquan trọng Ngoài quốc lộ 1A, quốc lộ 49 được nâng cấp thì các hệ thống giaothông vận tải khác mới được đầu tư xây dựng phục vụ cho hoạt động du lịch trong
đó có DLST Cụ thể như: Hoàn thành hệ thống giao thông đến khu du lịch nhưđường phía Tây đầm Lập An, đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đườngxuống Bãi Cả
Nhiều tuyến đường trung tâm thành phố được nâng cấp, nới rộng mang lạidiện mạo mới cho thành phố Huế
Hệ thống đường ven đầm phá TG – CH cũng được xây dựng, nâng cấp Cầuvượt phá Tam Giang (Trường Hà, Tư Hiền, Ca Cút) cũng đã đưa vào hoạt động.Nâng cấp tuyến đường dài 20 km lên đỉnh Bạch Mã và các đường mòn DLSTnhư: Ngũ Hồ, Đỗ Quyên, Trĩ Sao, Vọng Hải Đài…
Đã rút ngắn đoạn đường khoảng cách đoạn đường lên Nam Đông, A Lưới.Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giaothông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm
Trang 30Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng cũng đã được đầu tư mở rộng.
Sân bay Phú Bài được nâng cấp thành sân bay quốc tế đảm bảo cho may bayAirbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn, tạo điều kiện thu hút du khách đếnHuế nhiều hơn trong tương lai
+ Điện – nước
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện của xã hội ngày càng tăng cao, thời gian tớiĐiện lực sẽ tập trung thực hiện tốt một số mục tiêu trọng tâm sau: ưu tiên phát triểnnguồn lưới điện truyền tải và các trạm biến áp từ 110KV - 500KV trên địa bàn tỉnh;đầu tư để phát triển thêm hơn 100 trạm biến áp phân phối có cấp điện áp từ 10 -35/0,4KV; xây dựng mới hơn 110km đường dây trung áp 22KV và 35KV; 170kmđường dây hạ áp Đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và chất lượng
Công ty TNHH Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có 10 nhà máytrực thuộc, với công suất thiết kế 99.200m3/ngày đêm Hệ thống đường ống cấpnước được phân chia thành các hệ thống cấp nước riêng biệt, bao gồm: Hệ thốngcấp nước thành phố Huế và các huyện phụ cận; Hệ thống cấp nước A Lưới; Hệthống cấp nước Nam Đông; Hệ thống cấp nước Chân Mây Phú Lộc; Hệ thống cấpnước Bạch Mã…
b, Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
Tại Thừa Thiên Huế cho đến nay hầu hết các CSVCKT đều phục vụ cho hoạtđộng du lịch nói chung và tập trung phần lớn ở thành phố Huế và thị trấn Lăng Côvới nhiều khách sạn, resorts lớn như: Morin, Laguna Lăng Cô, Vedana LagoonWellness Resort & Spa…
Hệ thống lưu trú: trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể Năm 2009 có
285 nhà nghỉ với số phòng là 6.409 và 11.843 giường Nhưng đến năm 2013 tănglên 526 nhà nghỉ với 9.925 phòng và 16.834 giường [21]
Trang 31Bảng 2.2: Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bên cạnh đó, nhiều điểm DLST khác cũng đã trang bị cơ sở lưu trú phục vụ dukhách, nhưng số lượng phòng còn hạn chế như: Suối nước nóng Thanh Tân: 66phòng, suối khoáng Mỹ An: 22 phòng, khu du lịch dịch vụ sinh thái Thác Mơ (NamĐông): 18 phòng, khu nghỉ dưỡng sinh thái Tam Giang…[5]
Tại huyện Nam Đông và A Lưới cũng đã có dịch vụ homestay phục vụ nhucầu của du khách, tuy nhiên chất lượng còn thấp
Công ty lữ hành: Một số đơn vị lữ hành lớn như: Hương Giang, DMZ, Thăng
Long citytour… Đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng các dịch vụ như: lưutrú, điểm tham quan, phương tiện đi lại…; cầu nối văn hóa giữa các vùng miền
Đơn vị vận chuyển: Ngày càng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng Một
số đơn vị vận chuyển lớn như: DMZ, Tâm Đức, An Phước… Ngoài ra, có nhiều dịch
vụ di chuyển khác cho du khách lựa chọn như xích lô, xe đạp, xe máy, thuyền rồng,taxi… góp một phần không nhỏ tạo nên sự hấp dẫn cho du khách khi đến với Huế
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm tập trung chủ yếu ở cácđiểm trung tâm như ở đường Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An… và tại cácđiểm du lịch Các mặt hàng lưu niệm chủ yếu sản xuất tại địa phương hoặc các mặt
Trang 32hàng đem về từ các địa phương khác như: đồ đá, đồ khảm, hàng tơ lụa… Các mặthàng thủ công mỹ nghệ thì mẫu mã chưa phong phú, chất lượng còn thấp.
2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về cả tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyênDLST nhân văn với nhiều loại hình du lịch như: du lịch lễ hội, du lịch chữa bệnh, nghiêncứu và đặc biệt là DLST… tài nguyên mang tính quốc gia như: VQG Bạch Mã; tàinguyên mang tính địa phương: KBTTN Phong Điền, đầm phá TG - CH…
TNDL của tỉnh phân bố thành từng cụm: cụm Huế và vùng phụ cận, Cảnh Dương– Bạch Mã – Lăng Cô – Hải Vân, cụm A Lưới – đường mòn Hồ Chí Minh Mỗi cụm
du lịch mang một nét đặc sắc riêng, bên cạnh đó sự kết hợp với văn hóa bản địa tạo nêntính hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến với Thừa Thiên Huế
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch biển
Vùng biển Thừa Thiên Huế kéo dài 127km, qua địa phận 5 huyện từ Phong Điềnđến Phú Lộc và 20 xã, với các cửa biển: Thuận An, Tư Hiền Với các bãi biển đẹp nổitiếng: Thuận An, Cảnh Dương, Vinh Hiền và Lăng Cô có địa hình bãi cát thoải, dài từ
5 đến 10km, cát mịn… thích hợp cho các dịch vụ tắm biển, thể thao bãi biển, nghỉdưỡng Nằm cạnh đầm phá lớn nhất Đông Nam Á (đầm phá TG - CH), dọc bờ biển cócác di tích lịch sử, làng nghề nổi tiếng Ngoài ra, biển Thừa Thiên Huế còn là nguồncung cấp các loại hải sản có giá trị, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của du khách
2.2.1.2 Tài nguyên đầm phá
Vùng đầm phá ven biển là một vùng kinh tế trọng điểm giàu tiềm năng củatỉnh Thừa Thiên Huế, trãi dài trên 68km, bao gồm 44 xã và thị trấn của 5 huyện:Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc Với diện tích71.230ha, cộng đồng dân cư sinh sống đông đúc hình thành nhiều nét văn hóa đặctrưng, lễ hội đặc sắc Đầm phá TG – CH là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á –chứa đựng nhiều giá trị về kinh tế lẫn sinh học, nơi có HST đa dạng, cảnh quanthiên nhiên tuyệt đẹp, là nơi cư trú của các loài chim nước Đầm phá TG – CH nằm
kề với nhiều điểm DLST khác như: sông Hương, VQG Bạch Mã, cạnh các bãi biểnđẹp Cảnh Dương, Lăng Cô thuận lợi cho việc liên kết các tour, tuyến du lịch
Trang 332.2.1.3 Tài nguyên du lịch sông - hồ - suối
Có các con sông chính là sông Hương, sông Bồ, sông Ô - Lâu, sông Truồi,trong đó sông Hương là con sông quan trọng nhất, đóng góp vai trò không nhỏtrong phát triển du lịch cũng như kinh tế
Hệ thống hồ bao gồm: hồ Thuỷ Tiên, hồ Truồi, hồ Tịnh Tâm Thừa ThiênHuế có nhiều suối đẹp, thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch dã ngoại cuốituần, DLST như Suối Voi, Thác Nhị Hồ (Phú Lộc), suối A - đon (Phong Điền), thác
A Nor (A Lưới), thác Mơ, Kazan (Nam Đông) nên rất thuận lợi cho việc pháttriển tuyến DLST
2.2.1.4 Tài nguyên địa hình
Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.009km2, địa hình núi chiếm 75% diện tích
và tập trung ở phía Tây, có nhiều đỉnh núi cao từ 1.000 - 1.500m
Hệ thống đồi núi của Thừa Thiên Huế có giá trị lớn đối với việc phát triển DLST,tạo điều kiện cho việc hình thành các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm
và vui chơi giải trí, nghiên cứu… Tiêu biểu VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền
2.2.1.5 Tài nguyên nước khoáng nóng
Cho đến nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 7 nguồn nướckhoáng nóng: Thanh Tân, Hương Bình, A Roàng, Pahy, Mỹ An, Thanh Phước, Tân
Mỹ Nhưng chỉ mới khai thác 3 nguồn nước dưới lòng đất có giá trị kinh tế, chữabệnh, đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch tại 3 điểm là suối khoáng nóng Mỹ An, suốikhoáng nóng Thanh Tân và A Roàng
2.2.1.6 Tài nguyên sinh vật
- Động vật
Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Thừa Thiên Huế bao gồm:1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật Trong đó có nhiều loại động vậtđặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống (thuộc lớp côn trùng); Về động vật có xươngsống, 13 loài động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa Thiên Huế, như: chồndơi, dơi mũi ống cánh lông, rái cá lông mũi, mang lớn, gà lôi lam mào trắng, ếchnhẽo, cá chình mun và cá dầy
Trang 34Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các HST Thừa Thiên Huế còn gặpnhững loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đông Dương, thậm chí cả vùng Đông Nam
Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc)
- Thực vật
Những khu rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật caohơn hẳn các nơi khác, vì đây là nơi gặp nhau của hai hệ thực vật tương ứng với haimiền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới Chỉ tính riêng các loài cây gỗ lớn, thì ngoàinhững loài nhiệt đới như gõ, mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu, còn có các loài
á nhiệt đới như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao
Một số những cánh rừng đó đã được đánh giá, quy hoạch thành các vườn quốc gia,các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan tiêu biểu là VQG Bạch Mã
2.2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn
- Vườn rau xanh nội thành, nhà vườn Huế cũng là nét đặc trưng của Huế rất
2.2.3 Các tài nguyên DLST chủ yếu
- Bãi biển Thuận An
Bãi biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 13km Đây là bãi biển đẹp, có chiềudài hơn 8km, nước xanh cát mịn, sóng vừa thu hút đông đảo du khách vào mùa hè Nằmgần kề phá Tam Giang, dọc theo bờ biển có làng chài Hải Dương, một số di tíchChămpa, di tích triều Nguyễn và các khu lăng mộ của cư dân địa phương được xây dựngvới lối kiến trúc độc đáo Từ trung tâm thành phố Huế, du khách dễ dàng đến bãitắm Thuận An bằng nhiều phương tiện khác nhau: ôtô, xe máy, xe đạp, thuyền…Ngoài ra, còn có miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương đượcdân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linhthiêng của dân miền biển
Trang 35- Bãi biển Cảnh Dương
Bãi biển Cảnh Dương nằm cách thành phố Huế 45km về phía Đông Nam vàcách đường quốc lộ 1A 4km, bãi biển Cảnh Dương dài khoảng 8km, rộng 200m, cóhình vòng cung được giới hạn bởi mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông Bãibiển có đặc trưng của vịnh nên có độ dốc thoải, cát mịn, nước trong xanh, sóng nhỏrất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển…Ngoài ra, tại đây còn có cửa biển Tư Hiền nối với đầm Cầu Hai, có cửa sông Bu-so
và chùa Tuý Vân là những thắng cảnh nổi tiếng có sức hấp dẫn cao đối với dukhách Bãi biển Cảnh Dương còn thu hút du khách với những món hải sản tươi sốngnhư: ghẹ, mực, cá hanh, cá dìa…
- Bãi biển Vinh Hiền
Bãi biển Vinh Hiền nằm cách thành phố Huế 50km về phía nam tỉnh ThừaThiên Huế Vinh Hiền quyến rũ với bãi đá tự nhiên, không khí trong lành, bãi biểnsạch và bờ cát thoai thoải Hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn tính tự nhiên, ít
có sự tác động của con người Biển Vinh Hiền có kết cấu gồm: núi đá + bãi đángầm + bờ cát dài và nước biển xanh biếc tạo nên không gian hữu tình, thơ mộng.Thức ăn ở đây như tôm, ghẹ, cua, ốc tươi và ngon, ngoài ra còn có món ốc cay làđặc sản của vùng biển nơi đây
- Bãi biển Lăng Cô
Biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế,cùng với cụm Hải Vân - Non Nước được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc giaViệt Nam Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên
và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, lànnước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộnglớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn.Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc - Nam cách thành phố Đà Nẵng 30km vàthành phố Huế 70km, Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú:
bờ biển, bãi cát mịn, đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần VQG BạchMã… sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa mãn các loại hình du lịch
Trang 36- Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Đầm phá TG - CH (tên gọi tắt của một hệ thống đầm phá liên hoàn bao gồm:Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đầm CầuHai) là hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, thuộc cỡ lớn trên thế giới Trãi dàitrên 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc Nóđược phân bố trên chiều dài 68km, rộng gần 22.000ha, nơi rộng nhất là 14km và nơihẹp nhất là 0,6km, có tổng diện tích mặt nước là 216km2, chiếm 43% diện tích lãnhthổ Thừa Thiên Huế, chiếm gần một nữa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam(480,5km2)
Hệ đầm phá TG - CH nằm cách cố đô Huế khoảng 7km và cách khu bảo tồnthiên nhiên Phong Điền khoảng 20km về phía Đông Bắc, cách bãi biển Lăng Côkhoảng 15km và gần bên VQG Bạch Mã ở phía Nam
Đầm phá TG - CH được hình thành và tồn tại hơn 2000 năm Đây là loại hìnhthuỷ vực rất độc đáo, được coi như là một vùng biển - một lagoon ven biển nhiệt đới
TG - CH còn là một hệ tự nhiên thuộc miền chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương
- phía Đông nối thông với biển Đông qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền, phía Tây tiếpxúc với với đồng ruộng và nhận nước của nhiều con sông (Ô Lâu, sông Hương…) Vìvậy, các yếu tố sinh thái trong đầm phá biến động lớn theo không gian và thời gian dotác động của dòng sông, dòng triều Sự biến động đó đã tạo nên một vùng đa sinh cảnh,kéo theo tính đa dạng về thành phần loài của HST
Hiện nay, hệ đầm phá TG – CH là nơi giàu tài nguyên động, thực vật Được đánhgiá là nơi phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á Đến nay, đã xác định được 947 loàisinh sống ở TG – CH Trong số này, thực vật phù du có số loài cao nhất: 250 loài, cá:
230 loài, chim: 73 loài, động vật phù du: 66 loài, động vật đáy: 179 loài, rong biển 46loài, thực vật bậc cao: 31 loài, cỏ nước 18 loài, thực vật nhỏ sống đáy: 54 loài Trong
đó, có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loàichim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước, tập trung ở các vùng cửa sông Ô Lâu,Đại Giang (thuộc hệ thống đầm phá TG - CH) Và do đặc thù là khu vực đầm lầy vớimột hệ cỏ nước phát triển, nên đây thường là nơi di trú của nhiều loài chim cư Trong
Trang 37đó có khoảng 30 loài là đối tượng bảo vệ của EU như: Diệc lửa, Ó cá, Choắt LưngHung… và một loài Choắt Chân màng lớn đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam
Có hơn 41.000 người dân trong vùng hiện sống bằng nghề nuôi trồng và đánhbắt thủy sản trên đầm phá TG - CH Tại đây, ở mỗi thôn, làng, tính trội về bản sắc,dân tộc, mối quan hệ dòng tộc - họ hàng vẫn luôn hiện diện Đây là một tài nguyênvăn hoá đặc sắc tạo điều kiện cho hoạt động du lịch hoà mình vào cuộc sống cộngđồng Đồng thời, dọc đầm phá có nhiều di tích văn hoá (đình làng Thủ Lễ (thị trấnSịa), di tích lịch sử cấp quốc gia với những nét kiến trúc cổ xưa), các làng nghề(mây tre đan Bao La (Quảng Điền), lễ hội nổi tiếng (lễ cầu ngư, làng nghề AnTruyền, đua thuyền…)
Bên cạnh đó, khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên trên vùng đầm phá, qua các kỳFestivals Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các tour du lịch tham quan đầm phá.Mới đây, Thừa Thiên Huế tiến hành khảo sát, xây dựng, tour du lịch đầm phá TamGiang để đưa vào khai thác
- Sông Hương
Sông Hương có chiều dài 30km, rộng khoảng 300 – 400m, bắt nguồn từ hàngtrăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy trường Sơn hùng vĩ theo nhau về xuôi rồi hợpnhau lại thành 2 nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch đến ngã ba Bằng Lẵng thì cùng hợplại uốn lượn quanh co giữa núi rừng rồi chảy qua lòng thành phố Huế và chia đôithành phố thành ra hai bờ Bắc - Nam Dòng sông chảy qua những địa danh nổitiếng: phà Tuần, điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ, cầu Dã Viên, cầu Phú Xuân, cầuTràng Tiền, cồn Hến, ngã ba Sình, rồi hội ngộ với sông Ô Lâu và đổ vào phá TamGiang Sông Hương – núi Ngự được xem là biểu tượng của thành phố Huế Các loạihình du lịch thường được tổ chức trên sông Hương mà cho đến nay vẫn đang thuhút khách du lịch là: ca Huế trên sông, du thuyền thăm các di tích Huế, thả đèn trênsông, ngắm cảnh thiên nhiên
- Thác Nhị Hồ
Nằm cách Huế 45km về phía Nam, cách Quốc lộ 1A 4km đường bộ Từ bãi đỗ
xe, đi bộ 300m nữa, Nhị Hồ hiện ra đẹp như một bức tranh thuỷ mặc với dòng thác
Trang 38cao 30m đổ xuống 2 hồ tắm rộng nằm nối nhau Nhị Hồ thu hút được nhiều dukhách tới tham quan, thưởng ngoạn, đặc biệt là với giới trẻ Nhị Hồ thu hút mộtlượng lớn du khách vào mùa hè, hòa mình vào thiên nhiên, xua tan những bộn bềcủa cuộc sống hiện đại Về đây, ngoài được tắm mát, du khách còn có thể thưởngthức những sản vật của địa phương.
Tại khu vực này đang có kế hoạch xây dựng một hồ nước nhân tạo rộng 1ha,xung quanh là vườn cây ăn quả nhằm cung cấp cho du khách một điểm giải trí mớivới các dịch vụ câu cá, bơi thuyền
- Suối Voi
Cách thành phố Huế 60km về phía Nam, Đà Nẵng 40km về phía Bắc, cáchquốc lộ 1A khoảng 4km Thuộc địa phận xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa ThiênHuế Du khách có thể đến suối Voi bằng ôtô, xe máy, xe đạp, tàu hoả Trên dòngsuối có những bãi đá lớn nhỏ nằm san sát nhau, chạy dài hàng cây số giống nhưhàng ngàn con voi đang thủ phục, có lẽ cái tên suối Voi bắt nguồn từ đó Giữa mộtthế giới đá hoành tráng, dòng suối len lỏi chảy tạo ra những hố nước nhỏ xanh trongphù hợp với tắm suối Có 4 bãi tắm lý tưởng ở suối Voi là đá Bàng, Vũng Voi,Vũng Đu và Chuột Mao
Hiện nay, hàng năm vào mùa hè có khoảng 5.000 - 10.000 khách đến tắm,ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên ở vùng thượng nguồn – nơi còn lưu lại nhiều câysến cổ thụ và nhiều loài chim thú quý hiếm hoặc bắt cá…
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền
BQL (ban quản lý) KBTTN Phong Điền được thành lập theo Quyết định số2470/QĐ-UB, ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nằm trên địa bàncủa 2 huyện Phong Điền và A Lưới Diện tích vùng lõi của KBTTN Phong Điền là41.508,7ha và vùng đệm là 43.600ha
Đặc điểm tài nguyên thực vật ở đây là khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kínthường xanh Độ cao dưới 700m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 700mtrở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới Rừng nguyên sinh đã bị tác động nhiều,
do vậy, hiện tại thảm rừng thứ sinh chiếm ưu thế
Trang 39Hệ thực vật ở KBTTN Phong Điền đến nay đã ghi nhận được 597 loài thực vật bậccao thuộc 366 chi và 188 họ, trong đó có 175 loài gỗ, 159 loài làm thuốc, 41 loài làmcảnh Bao gồm nhiều luồng thực vật, hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam TrungHoa tiêu biểu là các cây trong họ Re Trong khu hệ thực vật ở đây có 5 loài đặc hữulà: Baccaurea sylvestris, Breyniaseptata, Macaranga eberhardtii, Dendrobiumamabile và Acamuspoilanei Đến nay có tới 16 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.Động vật gồm có 44 loài thú, 172 loài chim, 34 loài bò sát, 19 loài ếch nhái và
143 loài bướm Trong đó có 36 loài được ghi vào Sách Đỏ thế giới, 54 loài được ghivào sách Đỏ Việt Nam
Với sự đa dạng và phong phú về hệ thực vật và động vật, KBTTN Phong Điền
có tiềm năng để hình thành và phát triển các tuyến, điểm DLST
Bên cạnh đó, các xã vùng đệm KBTTN Phong Điền được thiên nhiên ưu đãivới nhiều thắng cảnh tự nhiên, nhiều thác nước ao hồ và đã trở thành những điểmhấp dẫn du khách trong và ngoài nước Có thể điểm qua một vài nơi có thắng cảnhđẹp trong vùng: thác A Don, đập Quao, Khe Me… cùng với nét bản sắc văn hóadân tộc thiểu số
- Vườn quốc gia Bạch Mã
VQG Bạch Mã nằm ở phía Nam tỉnh thừa Thiên Huế, cách trung tâm thànhphố Huế khoảng 40km, nằm sát những bờ biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương vàvùng đầm phá lớn nhất Việt Nam
VQG Bạch Mã được thành lập theo quyết định số 214CT/HĐ-BT ngày15/7/1991 của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng Vườn có diện tích 22.031ha nằm trênđịa phận 9 xã và 2 thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc và Nam Đông Đặc điểm khíhậu ở đây gần giống Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, do Bạch Mã gần biển nên nhiệt độmùa đông chưa khi nào xuống dưới 4oC và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè chưa vượtquá 26oC
VQG Bạch Mã có tới 16.900ha rừng che phủ trên tổng diện tích 22.031ha, độ chephủ chiếm 76,71%, với hai HST rừng kín thông xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên900m bao quanh các đỉnh núi cao ở Bạch Mã và HST rừng kín thường xanh vào mùa
Trang 40mưa nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 900m Với hệ thực vật phong phú và đa dạngkhoảng 1.406 loài, trong đó có 86 loài thực vật quý hiếm và đặc hữu có nguy cơ bị tuyệtchủng và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam Nhiều loài cây thuốc có nguy cơ tuyệtchủng cần bảo vệ như Vàng Đắng, Hoàng tinh hoa trắng… Nhiều loài hoa đẹp có giá trịnhư Phong Lan, Địa Lan, Đỗ Quyên… và các loài cây có giá trị về khoa học như Dương
xỉ thân gỗ, Đỉnh tùng hoặc các loài đặc hữu như cốm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã
VQG Bạch Mã có khu hệ động vật rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quýhiếm Các nhà khoa học đã ghi nhận được 931 loài động vật bao gồm: 83 loài thú,
333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 39 loài cá, 218 loài bướm, 178 loài côntrùng cánh cứng ăn lá, 28 loài mối hiện đang có mặt trong vườn [11]
Trong tổng số các loài thống kê được có đến 68 loài được ghi vào Sách Đỏ ViệtNam, tiêu biểu là Voọc Ngũ Sắc, vượn Đen Má Trắng, Đại Bàng Bụng Hung, Hoạ
Mi Đất, Gà Lôi Trắng, Gà Lôi Lam Mào Trắng… Đây còn là nơi cư trú của 3 loàithú: Sao La, Mang Trường Sơn và mang Lớn là những loài thú mới tìm thấy ở ViệtNam và thế giới Bạch Mã là có nhiều con suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mụcnhư Thác Đỗ quyên, Ngũ Hồ, Thác Bạc…
Với các đặc trưng nêu trên, Bạch Mã được đánh giá là nơi có tiềm năng DLSTlớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đèo Hải Vân
Là hệ thống rừng thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc vươn ra biểnĐông, nằm trong dãy Bạch Mã - Hải Vân - Bà Nà có độ cao gần 500m so với mặtnước biển Đỉnh cao nhất là Hải Vân lên tới 1.172m Cách thành phố Huế 77,3km.Hải Vân có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, ẩn mình trong mây trắng vàsoi bóng xuống biển xanh, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Nằmtrong huyết mạch giao thông quan trọng trên tuyến đường Bắc - Nam, trên đỉnh đèo cóHải Vân Quan là di tích đã được nhà nước công nhận là Di sản lịch sử - văn hoá củaquốc gia Hải Vân là một danh thắng du lịch nổi tiếng, là điểm dừng chân lý tưởng của
du khách trên tuyến đường bộ và đường sắt Bắc - Nam