1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk

104 1,9K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

- Đề tài của Phạm Trung Lương chủ biên “Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” nêu rõ những cơ sở lý luận về DLST,tiềm năng và hiện trạng phát triển D

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghitrong luận văn là trung thực, được các đồng tác giảcho phép sử dụng và chưa từng được công bố trongbất kỳ một công trình nào khác

Họ tên tác giả

Hồ Thị Thu Hiền

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo trong khoa Địa lý, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học sư phạm Huế, quý cán bộ

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, Phòng Văn hóa Thông Tin huyện Krông Ana, Phòng Nghiên cứu Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài.

Huế, tháng 9 năm 2013

Tác giả

Hồ Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

Danh mục các chữ viết tắt 7

Danh mục bảng, biểu, hình ảnh 8 A PHẦN MỞ ĐẦU 6 B PHẦN NỘI DUNG 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DLST 12

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI 12

1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 12

1.1.2 Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự 14

1.1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái 16

1.1.4 Yêu cầu của du lịch sinh thái 20

1.1.5 Nguyên tắc của du lịch sinh thái 23

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN 24

1.2.1 Nhận thức của xã hội 24

1.2.2 Tài nguyên du lịch 26

1.2.3 Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái 27

1.2.4 Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách 28

1.2.5 Hoạt động xúc tiến quảng bá 29

1.2.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 30

1.3 Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 33

1.3.1 Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường 33

1.3.2 Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện 34

1.3.3 Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch 35

1.3.4 Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 37

1.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DLST 38

Trang 5

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH 46

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 46

21.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC DU LỊCH 48

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 48

2.2.2 Lao động trong du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 53

2.2.3 Hoạt động quảng bá du lịch 54

2.2.4 Công tác quản lý du lịch 55

2.3 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN 56

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 80

3.1 ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH SINH THÁI 80

3.2 SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI 82

3.2.1 Về lượt khách du lịch 82

3.2.2 Về cơ cấu nguồn khách 84

3.2.3 Về thời gian lưu trú của khách du lịch 84

3.3 DOANH THU TỪ DU LỊCH SINH THÁI 85

3.4 CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 88

3.4.1 Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: 88

3.4.2 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: 88

3.5 CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CHÍNH 90

3.5.1 Tuyến du lịch theo quốc lộ 14 90

3.5.2 Tuyến du lịch theo quốc lộ 26 90

3.5.3 Tuyến du lịch theo quốc lộ 27 91

3.5.4 Tuyến du lịch theo Trường Sơn Đông 91

3.5.5 Tuyến du lịch theo quốc lộ 29 mới 91

3.6 NHẬN XÉT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 92

3.7 PHÂN TÍCH DU LỊCH SINH THÁI 93

3.7.1 Điểm mạnh 93

3.7.2 Điểm yếu 94

3.7.3 Thời cơ 94

3.7.4 Thách thức 95

Trang 6

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 96

4.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 96

4.1.1 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 96

4.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 98

4.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN 102

4.2.1 Củng cố các khu du lịch sinh thái đã có và tăng cường thu hút 102

4.2.2 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái Đắk Lắk 102

4.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái 103

4.2.4 Phát triển DLST kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm du lịch 104

4.2.5 Bảo vệ tài nguyên – môi trường và đảm bảo phát triển du lịch 104

4.2.6 Vốn 106

4.2.7 Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái 107

C PHẦN KẾT LUẬN 110 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH

I DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 2.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Đắk Lắk 49

Bảng 2.2 Hiện trạng lao động du lịch Đắk Lắk 53

Bảng 3.1 Danh mục các dự án DLST ưu tiên đầu tư 81

Bảng 3.2 Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Đắk Lắk 83

Bảng 3.3 Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Đắk Lắk 85

Bảng 3.4 Hiện trạng doanh thu du lịch Đắk Lắk 87

II DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 46

Bản đồ 2.2 Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Lắk 57

Bản đồ 3.5 Các tuyến du lịch sinh thái chính

III DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2006 – 2012 47

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ lượt du khách quốc tế đến Đắk Lắk 82

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của du lịch Đắk Lắk 86

Trang 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Du lịch Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành côngnghiệp xanh Đặc biệt khi đời sống của con người ngày một nâng cao, người takhông còn phải lo đến việc ăn no mặc đủ nữa mà đã hướng đến việc ăn ngon mặcđẹp Đồng thời nhu cầu hưởng thụ của họ ngày một cao hơn, dẫn đến việc đi du lịch

có xu hướng phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người

Sự bùng nổ các khu đô thị trong những thập niên gần đây đã làm cho con ngườingày càng xa rời với thiên nhiên Con người thường xuyên sống và làm việc trongmôi trường công nghiệp với cường độ và áp lực cao, vì vậy họ dễ mắc những chứngbệnh như căng thẳng thần kinh, khủng hoảng tinh thần Ống khói nhà máy ngàymột lan rộng, không khí ngày càng ô nhiễm đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm vềvới thiên nhiên, nhu cầu đi du lịch đến những nơi có không gian yên tĩnh, bầukhông khí trong lành, mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc đểnghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng Đây chính là cơhội cho DLST phát triển

Đắk Lắk là một tỉnh Tây Nguyên có ngành du lịch đang có những bước khởisắc Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc

và tài nguyên DLST đa dạng, Đắk Lắk được nhiều du khách trong và ngoài nướcbiết đến như một điểm DLST hấp dẫn Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh ĐắkLắk, việc chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển DLSTkhông chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phùhợp với xu thế phát triển của xã hội Việc nghiên cứu, tiềm năng, thực trạng nhằmtìm ra những giải pháp để phát triển DLST là cần thiết, không chỉ với lý luận mà

còn có giá trị thực tiễn cao Do vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt

nghiệp của mình

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng góp phần làm rõ một số vấn đề cơbản về DLST cuả tỉnh, đưa ra những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằmđẩy mạnh phát triển DLST ở Đắk Lắk tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh

Trang 10

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Thu thập và hệ thống các thông tin về du lịch Đắk Lắk

- Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST tỉnhĐắk Lắk trên quan điểm phát triển bền vững

- Đề ra giải pháp phát triển DLSTtỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững

IV GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển

DLST tỉnh Đắk Lắk

2 Lãnh thổ nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3 Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề DLST trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012

V LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1 Trên thế giới

Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30(Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giớithứ II Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu

về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977) Vềsau, khi du lịch ngày càng phát triển và những nghiên cứu của các nhà địa lý học về

du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch

mà không dính dáng đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà không có ít nhiềuđóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch

Du lịch đang là hiện tượng toàn cầu Lợi nhuận khổng lồ thu được từ du lịch đãkhiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm,

và nền kinh tế - xã hội của các lãnh thổ đón khách bị ảnh hưởng một cách tiêu cực Mộtchiến lược du lịch tôn trọng môi trường và quan tâm đến khả năng đáp ứng các nhu cầutrong tương lai đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Hoạt động DLST đượcquan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập kỷ 1980, đã có nhiều tổ chức như:IUWTO ( tổ chức du lịch thế giới), IUCN (tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới), WW(quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề về lý luận DLST Các tổ chứctrên đã khẳng định tầm quan trọng của DLST trong vấn đề giáo dục môi trường, bảotồn hệ sinh thái, ủng hộ cộng đồng địa phương Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm

cơ sỏ để tiếp tục nghiên cứu các lĩnh vực của DLST

Trang 11

Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển dulịch bền vững đã được tiến hành Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn mạnhkhía cạnh môi trường như DLST, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch thay thế hay

du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động

du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững

Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị vềmôi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chươngtrình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thếkỷ XXI Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường vàphát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn

2 Ở Việt Nam

Hoạt động DLST vẫn còn khá mới mẻ, các công trình nghiên cứu chủ yếutập trung vào vấn đề lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cảtrong nước và quốc tế nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch như:

- Phạm Quang Anh “phân tích cấu trúc sinh thái, cảnh quan ứng dụng địnhhướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” nêu rõ sự nhất quán giữa phát triển du lịchvới việc bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Hiệp hội DLST: “ du lịch sinh thái hướng cho các nhà lập kế hoạch và quảnlý” đưa ra một số hoạt động cụ thể của DLST, khuyến khích những tác động có lợilàm giảm sự gây hại của ngành du lịch

- Đề tài của Phạm Trung Lương (chủ biên) “Du lịch sinh thái những vấn đề

lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” nêu rõ những cơ sở lý luận về DLST,tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST, đưa ra những định hướng và giải phápphát triển DLST ở Việt Nam

- Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch: “hội thảo vềDLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” đã dưa ra một số vấn đề về cơ

sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, phát triển DLST theo quan điểm pháttriển bền vững, phát triển DLST trên cơ sở tài nguyên môi trường tự nhiên, DLSTnhân văn và giáo dục

- GS.TSKH Lê Huy bá “Du lịch sinh thái”.(nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật )

- Phan Trung Lương, “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”

Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998

Trang 12

- Và một số công trình khoa học, bài viết khác.

3 Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ đề cập đếnvấn đề du lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau Chưa có công trìnhnào đi sâu nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về phát triển DLST ở Đắk Lắk Đề

tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk” không

trùng lặp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố

VI QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1 Quan điểm tổng hợp

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên,kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quyluật cơ bản Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địaphương và cả nước

Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ

hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệthống đó Du lịch Đắk Lắk cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh

tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng Đắk Lắk mà của cả nước Quan điểm nàyđược áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn

2 Quan điểm hệ thống

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nhiều bộ phận hợp thành và bản thân

sự vật, hiện tượng đó cũng là một bộ phận của tổng thể lớn hơn

Vì vậy khi nghiên cứu phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk phải đặt trong tổng thểphát triển du lịch chung của tỉnh Đắk Lắk và cả nước Qua đó giúp quá trình nghiêncứu có tính hệ thống, chặt chẽ, không tách rời trong tổng thể chung

3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi Quátrình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tươnglai Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắnhiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thờigian sắp tới Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủyếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệthống lãnh thổ

Trang 13

4 Quan điểm lãnh thổ

Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian củacác đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch Việcnghiên cứu DLST của tỉnh Đắk Lắk không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng

du lịch của Việt Nam Quá trình phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk là một phầntrong quá trình phát triển DLST của Tây Nguyên và của cả nước

5 Quan điểm sinh thái

Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái Quan điểmsinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giátác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sựphát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng

6 Quan điểm du lịch bền vững

Mục tiêu của DLST là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn

và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêudùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môitrường Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng,phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu

Thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ các nguồn tàiliệu đó tiến hành xử lý, thống kê phục vụ cho việc nghiên cứu

2 Phương pháp khảo sát, thực địa

Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu các vấn đề Địa

Lý Dựa trên cơ sở khảo sát thực địa, tìm hiểu đối tượng, tiếp cận vấn đề nghiên cứumột cách cụ thể, rõ ràng để góp phần khách quan hơn cho việc nghiên cứu đề tài

3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dựa vào những tài liệu thu thập được, những số liệu từ thực địa và quan sátthực địa, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm rút ra bản chất của vấn đềđang nghiên cứu

Trang 14

4 Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa

Lý Từ bản đồ có thể rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiêncứu Từ các thông tin, số liệu thu thập đã qua xử lý, tính toán để xây dựng bản đồđáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài

VIII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được bố cụcthành 4 chương:

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH SINH THÁITỈNH ĐẮK LẮK

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊNĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Trang 15

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Ngày nay, DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối vớinhững người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và

xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tănggiá trị của các khu BTTN còn lại

DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thuhút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độtiếp cận khác nhau Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ýnghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu Tuynhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số ngời quan niệm rằngDLST là một loại hình du lịch thiên nhiên Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạtđộng của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều đượchiểu là DLST

DLST có liên quan đến các loại hình du lịch như:

- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)

- Du lịch môi trường (Environmental tourism)

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)

- Du lịch xanh (Green tourism)

- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)

- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)

- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)

DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên Có người quan niệm, DLST là loạihình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và pháttriển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch Cũng có ý kiến cho rằng

Trang 16

DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch

có lợi cho môi trường hay có tính bền vững

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ởViệt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “DLST làloại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môitrường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tíchcực của cộng đồng địa phương” Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn cómột số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:

“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đốitượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thứcnhững cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợpchặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹpcủa quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tàinguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)

“DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai tháccác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêucực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ” “DLST là du lịch vào những khu tự nhiênhầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu,thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị vănhóa được khám phá trong các khu vực này” (Cebllos – Lascurain, H, 1987)

“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử vănhóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinhthái, Du lịch Sinh thái đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hộiDLST Hoa kỳ, 1998)

“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môitrường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinhthái” (Hiệp hội DLST Australia)

“DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắnvới giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với

sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về DLST ở Việt Nam)

Trang 17

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khácnhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễntiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của cácchuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiênnhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướngbền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễngiải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên

và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệsinh thái và văn hóa bản địa DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nóphải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) tráchnhiệm với xã hội và cộng đồng Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trongđiều kiện thiên nhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp

lữ hành Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhàđiều hành và quản lý du lịch DLST chú trọng vào tài nguyên và nhân công địaphương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển DLST tạonên những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiênnhiên và từ đó mới thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa cáctác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ

1.1.2 Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự

1.1.2.1 Phân biệt DLST với DL tự nhiên (nature tourism):

Du lịch tự nhiên, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) là loại hình du lịch vớiđộng cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụ tự nhiên

Khái niệm du lịch tự nhiên cho thấy nó mang một ý nghĩa rất rộng bao trùm

cả DLST và các loại hình du lịch khác Theo đó, bất cứ hoạt động du lịch nào liênquan đến thiên nhiên đều được coi là du lịch tự nhiên Kèm theo đó không có yêucầu mang tính trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư địa phương hoặc ràng buộcnào khác đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch DLST đòi hỏi tínhtrách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng cư dân địa phương

1.1.2.2 Phân biệt DLST với du lịch mạo hiểm (adventure tourism):

Theo tổ chức du lịch Quebec, Canada: du lịch mạo hiểm là hoạt động thể chấtngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực tự nhiên nhất định (khuvực hoang dã, tách biệt hoặc đặc thù…) Những hoạt động này thường có tính mạo

Trang 18

hiểm và mức độ rủi ro tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (sự cách ly, các tính chấtđịa lý…) bản chất của các hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng.

Khái niệm này cho thấy đây là loại hình du lịch đến với thiên nhiên Điểm chú

ý là loại hình du lịch này không chú ý đến việc tìm hiểu về hệ sinh thái mà khai tháctài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục đích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, thậmchí sẵn sàng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ Loại hình du lịchmạo hiểm nhằm chứng tỏ khả năng chinh phục tự nhiên của con người, nó hoàn toànkhác với DLST vì DLST đi tìm sự hoà hợp, cùng chung sống hài hoà giữa con ngườivới thiên nhiên (các hệ sinh thái có các loài động thực vật cùng cư ngụ trong đó)

1.1.2.3 Phân biệt DLST với các loại hình du lịch có chọn lựa (alternative tourism):

Du lịch có chọn lựa là loại hình du lịch mới, được đưa ra nhằm thúc đẩy sựtrao đổi thông qua du lịch giữa các thành viên của các cộng đồng khác nhau Nó tìmkiếm sự hiểu biết, gắn kết và bình đẳng giữa các thành viên tham gia trong đó

Đây là một tập hợp các loại hình du lịch được đưa ra để phân biệt du lịch đại trà(Du lịch truyền thống) Du lịch đại trà đã dần bộc lộ các tác hại tiêu cực của nó tới vănhoá, xã hội và môi trường ở nơi đến du lịch Các loại hình du lịch lựa chọn ra đời mộtmặt nhằm thoả mãn đúng hơn các mong muốn của người tiêu dùng du lịch trong bốicảnh toàn cầu hoá Với ý nghĩa này DLST thực chất là một trong những loại hình dulịch lựa chọn

1.1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái

Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về DLST Nhưng trong nội hàmcủa các khái niệm đều hàm chứa bốn đặc điểm cơ bản và sự khác biệt của DLST vớicác loại hình du lịch khác DLST không đơn giản chỉ là đưa ra một loại sản phẩmmới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là động lực của sự phát triển, là một nhân

tố để phát triển bền vững DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

1.1.3.1 Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú

Bởi vì khách DLST khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về vớinhững nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi ở đó họ được hoàmình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hoá bản

Trang 19

địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lựccủa công việc và ô nhiễm môi trường.

Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành

và phát triển của các hệ động thực vật và con người Một vài ha rừng thậm chí hàngngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồitrọc” cũng không thể nói có thể làm DLST được Để có thể làm được DLST phải lànơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được làm giàu bởirất nhiều các loài động thực vật khác nhau Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước,bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiênđược đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệpbởi bàn tay con người Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là cácvườn quốc gia, các khu dự trữ, khu bảo tồn thiên nhiên hay các khu vực văn hóalịch sử có gắn với không gian và tài nguyên thiên nhiên phong phú

Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ pháttriển Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người thật vớimục đích phục vụ cho cuộc sống của họ Nhưng hai chữ “sinh thái” trong DLST đề ramột nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”, đó là quyết địnhthông minh nhất trong thỏa thuận cùng tồn tại giữa con người và thế giới tự nhiên

DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho

dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho con người và cho dùcon người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây rađối với tự nhiên

Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườnquốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ởnhững khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên

1.1.3.2 Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan

Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản lýchặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tàichính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoảnlợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình Những nguồn tàichính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động DLST để

Trang 20

bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu…Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo vệmôi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh DLST phải chuẩn bị

kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và với cáckhách du lịch mà mình phục vụ

Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân thiệnvới thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họđến Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinhthái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quýhiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường Ý thức đúng đắn khi đi du lịchgiúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tớimôi trường xung quanh Do đó trong và sau mỗi chuyến đi họ thường có nhữngtổng hợp đánh giá của riêng mình Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổnghợp của họ ít nhiều cũng có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn cácđặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội nơi họ đến tham quan

Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến tham quan vườn quốc giaCúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi trắng, về các loạithực vật điển hình của vườn như: chò chỉ Kim giao… hay du khách khi đi tham quancác bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu - Hoà Bình; chợ Tình Sapa…) việc họđến tham quan những nơi này thực sự làm sống lại các làn điệu hát múa dân giantruyền thống của dân tộc Mường, hay làm sống lại các ngành nghề truyền thống nhưdệt thổ cẩm, nấu rượu cần…bản thân họ cũng tham gia vào việc sưu tầm tư liệu, nghiêncứu thậm chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền văn hoá đặc trưng nơi họđến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy những nền văn hóa đó

Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận mắtchứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến thăm và đặcbiệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của hệsinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoahọc, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụcho DLST

Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động DLST từ đó sẽhạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động vật quý hiếm,

Trang 21

chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy… gây ảnh hưởng xấu tới các loài động, thực vật

có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ

Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực chocông tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm tham quan

1.1.3.3 Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức về hệ sinh thái và môi trường sống

là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái

DLST là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa conngười tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác làDLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi trườngsống Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn gốc hìnhthành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài động thực vật

và vai trò của chúng trong thiên nhiên DLST hướng dẫn cách thức để những ngườilàm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trântrọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn cách thức

du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phươngpháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách du lịch, các tờgiới thiệu thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn

1.1.3.4 Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa

Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đóinghèo, người dân được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng như:Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm cả cánhân và tổ chức trước đó hầu như không có được

Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanhcủa họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bảnđịa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tàinguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơidậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này để mang lại thu nhập đáng kể cho cư

Trang 22

dân địa phương bằng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uốngbán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác.

Khi du lịch đại trà phát triển các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ngày càng nhiềuvới mục đích mang về nhiều lợi nhuận, những vật liệu xây dựng có mục đích chínhđảm bảo độ bền vững, kinh tế mà không chú trọng đến việc thân thiện với môi trường

và đảm bảo cho phát triển bền vững thì ngược lại DLST luôn quan tâm đến việc tôntạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vữngchính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống rừng cây, hệ động thực vật đượcbảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên đến đời sống của người dân bảnđịa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và những thiên tai địch hoạ khác

Những người làm DLST đã nhận ra vấn đề, thấy được chính những người dânbản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên xungquanh từ bao đời lại có được kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của cha ông họ

để lại về thiên nhiên và môi trường xung quanh, họ có văn hóa, phong tục tập quánriêng của dân tộc mình Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các giátrị tài nguyên để phát triển du lịch mà không quan tâm đến lợi ích của người dân bảnđịa thì sẽ không có được nền chính trị ổn định và kinh tế công bằng mà điều này lạichính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển DL

Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy cácgiá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng những người dânbản địa làm các hướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST Khuyến khích ngườidân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêuren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… đểkhách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đếntham quan Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó lànhững nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút kháchtham quan DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìn giữbản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú trong hành trình củakhách du lịch Rất nhiều điểm DLST người ta tổ chức cho khách lưu trú ngay trongnhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ở cùng nhà với người dân địa phương, thậmchí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyền thống của địaphương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán lối sống cũng

Trang 23

như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tạiđịa phương để tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du lịch chính những nguyênliệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là những nguyên nhân làm hấp dẫn dukhách Theo đó DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.

1.1.4 Yêu cầu của du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh

thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu

là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinhthái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thựcvật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu

(ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology) Đa dạng sinh thái là một bộ

phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di

truyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu

tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình,khí hậu đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của mộthoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tạiHội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường)

Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural

- based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ởnhững nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng vàtính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích tại sao hoạt động DLSTthường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở cácvườn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinhhọc cao và cuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại củamột số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn (rural tourism ) hoặc cáctrang trại (farm tourism) điển hình

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST,người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặcđiểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng

và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với những loại

Trang 24

hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu khôngcao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên trong nhiều trường hợp, cần thiếtphải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc

đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi

- Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc Cácnhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không cócam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạocho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trướckhi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi Ngược lại, các nhà điều hànhDLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên vàcộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài

các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết

chung giữa người dân địa phương và du khách

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạtđộng DLST đến tự nhiên và môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sựtuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ

bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên

quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách

du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn vềkhông gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt

đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống vănhoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồngđịa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu dulịch có khả năng phục vụ.Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản

lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽkhông đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát

hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó cóthể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác

Trang 25

nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách

tương đối bằng phương pháp thực nghiệm

Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về

sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điềukiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước châu á và châu Âu, giữa cácnước phát triển và đang phát triển ) Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiếnhành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyếtđịnh về quản lý Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thịtrường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ DLST không thể đáp ứng

được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết củakhách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh

nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn,

song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST Vì vậy,những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tácbảo tồn những gì mà họ quan tâm

1.1.5 Nguyên tắc của du lịch sinh thái

1.1.5.1.Cơ sở của các nguyên tắc DLST

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môitrường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địaphương, DLST lấy một số cơ sở sau để phát triển:

- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa

- Giáo dục môi trường

- Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối vớimôi trường

- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường

Trang 26

- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tàinguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt

để nhằm nâng cao chất lượng môi trường

- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loài thực vật, động vật,bản sắc văn hóa dân tộc…)

- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia

- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây

- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉđem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cườngkhả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách

- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và trách nhiệm của công chúng Tư vấngiữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảmbảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịchnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch Phải cung cấp cho du khách những thông tinđầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường

tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của

Về mặt kinh tế, du lịch (trong đó có DLST) đã trở thành một trong nhữngngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Rất nhiều quốc gia ngàynay coi phát triển du lịch là một ngành kinh tế quan trọng mang lại nguồn thu chủyếu cho ngân sách quốc gia vì thế chính quyền luôn quan tâm đầu tư có chiến lược

Trang 27

phát triển một cách khoa học vì thế nó ngày càng có vị trí quan trọng trong pháttriển kinh tế xã hội của các quốc gia.

Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,đồng thời nó góp phần nâng cao đời sống dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, cho nên hoạt động của DLST có mối quan hệ tương tác đến cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Bản thân du lịch mang lại rất nhiều lợiích cho các địa phương đón khách

Về mặt xã hội, việc phát triển du lịch trong đó có DLST tăng cường giao lưu, traođổi giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau

Như vậy để du lịch thực sự góp phần vào việc bảo vệ thiên nhiên đòi hỏiphải có sự suy nghĩ và hành động đúng không những của những người làm du lịch

mà còn là toàn xã hội Nếu nhận thức của xã hội về DLST tốt thấy rõ được tác dụngcủa nó thì mọi người sẽ đồng tâm thúc đẩy nó phát triển, ngược lại nếu chưa nhìnnhận được hết giá trị của nó thì người ta sẽ không ủng hộ thậm chí có thể gây khókhăn trong quá trình phát triển DLST

Người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy nhữnglợi ích của DLST có thể mang lại thông qua những hoạt động và những cơ hội màloại hình du lịch này tạo nên và mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững.Nghĩa là: "Đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm cản trở đến việcđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai"

Để tạo điều kiện và kích thích loại hình du lịch này phát huy tác dụng của nó.Ngoài những vấn đề lớn không thể không làm như quy hoạch, quản lý sự phát triểnDLST ở mức độ thích hợp, thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trò không kémphần quan trọng, góp phần hỗ trợ các mối quan hệ tích cực hai chiều của DLST vàbảo tồn tự nhiên cũng như DLST và cộng đồng địa phương Cần phải làm cho tất cảcác thành phần trong xã hội nhất là cư dân địa phương hiểu được những tác độngtích cực của DLST đến địa phương đó là:

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là những aitham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ

xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng,…

- Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm

tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng

Trang 28

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phánhững ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốcgia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này

- DLST còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương

Sẽ rất có tác dụng nếu như các đối tượng sau đây được tuyên truyền hiểu biết

và nhận thức sâu sắc về DLST: Những nhà lập kế hoạch và đầu tư, các tổ chứcquản lý ở các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển…, Các cán bộ điều hành của cáccông ty du lịch, Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng; Cư dânđịa phương, Khách du lịch

1.2.2 Tài nguyên du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, DLST còn cómối liên hệ mật thiết hơn bởi khi muốn thiết lập một chuyến đi điều quan tâm đầutiên của du khách đối với địa điểm mà họ có ý định tới thăm quan là cảnh quanthiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá truyềnthống bản địa, ngành nghề truyền thống đó là những điều kiện hết sức quan trọng đểtạo nên sự hấp dẫn của một điểm DLST

Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn haiyếu tố này gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST, cụ thể tài nguyên củaDLST bao gồm:

“Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyếnhoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trịnhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãncho nhu cầu về DLST”

Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, lãnh thổ cũngnhư cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm DLST Với mỗi loại tài nguyên có thể tổchức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình riêng để phục vụ các nhucầu và mục đích khác nhau của du khách

Quy mô hoạt động du lịch của một điểm, một khu, một vùng, một quốc gia

du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch.Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST và nó cũng tham gia vào

Trang 29

việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòngkhách, thị trường khách du lịch.

Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển DLST Thực tế chothấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn vàhiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu DLST, loại hình du lịch gắn liền vớithiên nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan trọng hơn và cũng cónguy cơ thường xuyên bị đe doạ xâm hại và tàn phá Muốn phát triển DLST mộtcách bền vững thì một hoạt động mang tính nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôivới việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên, đảm bảo nguyên tắc sức chứa

Một quốc gia, một khu vực được du khách quan tâm chỉ khi ở đó có nguồntài nguyên về du lịch phong phú, hệ động, thực vật đa dạng được bảo tồn và pháttriển, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo Vì vậyviệc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cho DLST có ý nghĩa đặc biệt quantrọng bởi vì chính tài nguyên là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và làmột bộ phận cấu thành quan trọng của các tổ chức lãnh thổ du lịch

1.2.3 Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Trong DLST, số lượng dân cư và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệđộng thực vật Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân

cư quá đông, trình độ dân trí thấp

Với DLST, sự tham gia của cư dân địa phương đóng một vai trò quan trọng.Trong khi các đơn vị điều hành du lịch, các khách sạn và chính quyền địa phương

cố gắng tiếp thị sản phẩm du lịch của mình, trong đó có những nội dung, hoạt độngkhông phù hợp với nguyên tắc của DLST, người ta phớt lờ đi khả năng quản lý tàinguyên thiên nhiên cũng như sự đóng góp của cư dân bản địa đến hoạt động DLST.Hậu quả của cách làm này sẽ trở nên đáng lo ngại Các hình thức kinh doanh nhưvậy không chóng thì chày sẽ đi đến giai đoạn thoái trào do không bảo vệ được cảnhquan thiên nhiên, môi trường sinh thái Trên thực tế mối quan hệ giữa người dânbản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lậplâu đời Ở nhiều nơi người dân địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhưphương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình và họ biết cách để bảo vệ, kiểmsoát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi tình trạng tàn phá tài nguyên

Trang 30

Yếu tố quan trọng đối với một điểm DLST thành công hay không đó là laođộng làm việc trong các đơn vị này ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp

vụ về du lịch đơn thuần, họ còn phải là các chuyên gia về môi trường, sự hiểu biếtsâu rộng về hệ động thực vật tại khu vực mà họ làm việc

Rõ ràng vai trò của dân cư và nguồn nhân lực là rất quan trọng, phải cónhững chiến lược để quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lực một cách khoahọc có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động DLST đi đúng hướng của nó

1.2.4 Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khíchviệc khai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên thiên…phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý, từ các cơ quan quản lýnhà nước như: Bộ Nông nghiệp và phát triển tài nguyên, Bộ Tài chính, Tổng cục Dulịch… Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềm năng rấtlớn về DLST nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch địnhchính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc do đó không có cơ chế, chính sách thíchhợp để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch do đó đã làm lãng phínguồn tài nguyên thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quanđơn vị hay người quản lý các nguồn tài nguyên đó

Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đềcần được quan tâm Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chínhsách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển.DLST chỉ phát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng

bộ Đó là nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiếnquảng bá, cơ chế phối hợp và phân chia một cách hài hòa lợi ích giữa người dân địaphương với các cơ quan quản lý, các công ty lữ hành, qua đó hoạt động DLST tạođiều kiện cho người dân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc

Cơ chế thuận lợi làm cho DLST phát triển tạo ra công ăn việc làm cho cưdân địa phương và nâng cao đời sống của họ Một cơ chế, chính sách đúng sẽ vừakhuyến khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển DLST mộtcách bền vững đảm bảo đời sống của cư dân địa phương

Trang 31

Để đạt được các mục tiêu phát triển, các cơ chế chính sách và luật pháp cầnđược hướng tới là:

- Khuyến khích phát triển các nguồn lực du lịch về phương diện sức hấp dẫnthiên nhiên cũng như các điểm lịch sử, khảo cổ và văn hóa, chú trọng đến chấtlượng cùng với hệ thống thông tin có hiệu quả và có nhận thức về khả năng thu xếpnơi nghỉ cho du khách

- Có sự điều phối để tạo ra sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, nhấnmạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với hệ sinh thái và việc tổ chứccác tour sẽ không gây thiệt hại hay huỷ hoại môi trường

- Xây dựng nhận thức về loại hình du lịch mà có góp phần vào sự nghiệp bảotồn và có sự hoàn trả thích hợp cho hệ sinh thái

- Triển khai lập kế hoạch, cải tiến và xây dựng nguyên tắc và quy định, tổchức, quản lý hiệu quả DLST, từ đó có thể tạo nên sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhaugiữa Chính phủ, khối tư nhân và người dân địa phương

- Có chính sách, cơ chế động viên cộng đồng địa phương tham gia trực tiếpvào quá trình và thu được lợi ích từ du lịch

1.2.5 Hoạt động xúc tiến quảng bá

Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá là một khâu quan trọng trong quá trình pháttriển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của một sản phẩm hay điểm đến Đối vớiDLST việc tuyên truyền quảng bá và hoạt động xúc tiến thương mại lại còn quantrọng hơn

Chương trình quảng bá, xúc tiến phải là làm thế nào khuyến khích du khách

có mong muốn được đi du lịch theo hình thức DLST Trên thực tế nhu cầu đi dulịch, nhất là DLST của con người ngày càng tăng nhưng nếu một điểm du lịch haymột khu du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn, môi trường tronglành, hệ sinh thái da dạng có thể nói đó là một điểm du lịch lý tưởng nhưng nếunhững thông tin về nó không được quảng bá, không đến được với du khách thì chắcchắn điểm du lịch đó cũng không có nhiều khách đến thăm

Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá phải được thông qua các kênhquảng cáo khác nhau Có rất nhiều hình thức quảng bá hữu hiệu, nhưng tiết kiệm vàhiệu quả nhất đó là việc quảng bá trực tiếp ngay tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dulịch Một trong những đặc điểm của dịch vụ du lịch, trong đó có DLST là nó chỉ

Trang 32

xuất hiện khi khách hàng, khách du lịch đến sử dụng, tham quan… Ngày nay với sựphát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của các phươngtiện thông tin, do đó có rất nhiều hình thức quảng bá xúc tiến phát triển du lịch.Việc xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, môi trường cảnhquan thiên nhiên độc đáo hay thái độ phục vụ, hành vi ứng xử có văn hóa của nhânviên phục vụ, cộng đồng dân cư địa phương đó là những phương thức quảng bá hữuhiệu nhất Nếu như công tác quảng bá được chú trọng đúng mức, duy trì thườngxuyên thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển DLST.

1.2.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST là toàn bộ phương tiện vật chất thamgia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầucủa khách du lịch Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí, thông tinliên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên và văn hoá…của khách du lịch Vì vậy phạm vi hoạt động kinh doanh rất rộng, bao gồm hệ thốngcác cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, cho đến hệ thống giaothông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc…

Mặc dù DLST là hình thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên nhưng việckhai thác kinh doanh DLST phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác độngđến môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái Tuy nhiên, đây là một hoạt động dịch vụphục vụ “con người” trong khi họ đi ra khỏi nhà dù muốn hoà mình vào thiên nhiênnhưng họ vẫn cần có những nhu cầu thiết yếu do đó cơ sở kỹ thuật hạ tầng là mộttrong những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và thu hút khách du lịch đó là:đường sá giao thông, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y tế, các dịch vụ bổsung như hệ thống thông tin liên lạc, các hoạt động vui chơi giải trí, hàng lưuniệm… đặc biệt vấn đề thông tin liên lạc là một khâu quan trọng đối với phát triển

du lịch nói chung và phát triển DLST nói riêng Mặc dù muốn tách khỏi sự ồn àocủa đời sống đô thị công nghiệp tuy nhiên du khách vẫn cần có thông tin liên lạc đểliên lạc với người thân, bạn bè và giải quyết công việc làm ăn

Do các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… những nơi có điều kiện chophát triển DLST thường nằm ở vùng sâu, vùng xa việc đi lại thường gặp nhiều khókhăn, vì vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để du khách có thể đến được những

Trang 33

điểm tham quan là rất cần thiết Tuy nhiên nếu việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạtầng không hợp lý và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường Vìvậy, việc lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, thân thiện với môitrường là vô cùng quan trọng Ví như các lối đi phải được thiết kế để chống xói mòn

và đảm bảo nơi cư trú cho động thực vật, triệt để sử dụng các thiết bị tiết kiệm nănglượng, các thiết bị xử lý chất thải, nước thải phải được sử lý phù hợp, hệ thốngkhách sạn, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí là những hạng mục cơ sở hạ tầng cần đượcđặc biệt coi trọng về mặt thiết kế cũng như việc sử dụng vật liệu xây dựng và địađiểm xây dựng… Đó là yêu cầu quan trọng không chỉ đảm bảo cho sự phát triểnDLST bền vững mà còn có cả ý nghĩa kinh tế xã hội Xây dựng cơ sở vật chất đảmbảo cho việc cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan cũng đồngthời với việc đảm bảo cho phát triển bền vững là yêu cầu quan trọng của DLST

Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ xung cho những hấp dẫn chính làtài nguyên thiên nhiên của khu du lịch, nếu không có các hấp dẫn thứ cấp này có thể

sẽ mất đi một lượng không nhỏ những du khách cần đến chúng như một điều kiệncho chuyến đi của mình

1.3 Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.3.1 Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững

Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơigiải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người Với DLST còn là giáo dục du khách ýthức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồntại và phát triển cho thế hệ tương lai Thế hệ tương lai có quyền được hưởng mộtcuộc sống trong môi trường trong lành Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiênvới con người là sự gắn bó mật thiết không thể tách rời

Tiêu chí cũng như nội dung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinhhọc, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục

và học hỏi… bởi vậy ngoài việc các cơ quan quản lý nhà nước ở các khu bảo tồnthiên nhiên, rừng quốc gia, các khu vực DLST phát triển phải thường xuyên đượcgiáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, về đa dạng sinh học thì du kháchsau khi thực hiện chuyến đi họ được hướng dẫn giảng giải, giáo dục kiến thức vềmôi trường, ý thức của họ về việc bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học được nânglên họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không phá hoại tài nguyên thiên nhiên và

Trang 34

động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho khu vực tham quan thông qua sức lực và cácbiện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực tiếp đến việc bảo tồn nóichung và đối với những nhu cầu cụ thể của từng địa phương nói riêng.

Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị coi là một trở ngại chophát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế đến mức thấp nhất

sự can thiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên Việc phát triển hệ thống giao thông,các nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao đờisống vật chất cho con người nhưng đó lại là nơi sản sinh nhiều nhất chất thải độc hại,gây ô nhiễm môi trường nó ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, tới việc bảo tồn và đadạng sinh học Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên, đảmbảo cho môi trường trong lành thì hướng đi hiệu quả là phát triển loại hình DLST

Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiênnhiên, các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú cho phát triển du lịchthường là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắn háilượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy Để hạn chế việc này cần phải cho họ cơ hội việclàm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra từ những nguồn tài nguyên mà họ từnggắn bó bao đời nay Công việc mà họ có thể làm đó là tham gia vào các hoạt độnghướng dẫn khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có củađịa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình họ…

Rõ ràng, DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triểnkinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn

đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường Vừa đáp ứng được nhu cầu củathế hệ hiện tại là giải quyết việc làm, vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầucủa thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho sựphát triển bền vững của ngành du lịch

1.3.2 Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương

Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi đấtđai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn Điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất là đối vớingành trồng trọt và chăn nuôi

Trang 35

Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tạinhững nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất Những nguồn tàinguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóađộc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế ởđịa phương Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinhdoanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địaphương Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn hơn so với khi trướcngười dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiênnhiên để kiếm sống.

Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đónggóp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế,giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng

DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống vănhoá người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với dukhách, giao lưu, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được

mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể thao…

Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội nó cóthể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương vànâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa

1.3.3 Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơcấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp

đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷtrọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp

và nông thôn phát triển

Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST đượcchuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Trong đó thu nhập

từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, cáchàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương… chiếm tỷ trọng lớn Điềunày làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo cómột mức sống tốt hơn

Trang 36

Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để được sống trong môitrường trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có những nhucầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm điềunày sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy phát triểnnhững ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyênliệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm

Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem đượctìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìnbản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua cácbuổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống Ở nhiều địa phương từ khi pháttriển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chẳng hạn như ở SaPanhờ có DLST phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dịch vụ và cơ sở

hạ tầng, nhà hàng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thìchính DL cũng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương ví như nghềhướng dẫn viên du lịch Ngoài hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ Hà Nội vàmột số người Kinh ở địa phương, còn có một bộ phận các hướng dẫn viên là ngườidân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lào Cai, hơn nữa khi khách đến thămquan khu vực này thì một số nghề truyền thống đã phát triển trở lại, nếu trước đâyngười ta chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu của gia đình họ thì nay việc này đãphát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ du khách đó cũng lànhững lợi thế để thu hút du khách đến SaPa Ở các điểm DLST khác nhiều ngànhnghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm thủ công của người dân tộc nhưtúi, mũ, đai lưng, áo, khèn, vòng tay, vòng cổ hoặc các sản phẩm rừng như: câythuốc chữa bệnh, phong lan… Ở SaPa người H’mông đen tự trồng lanh dệt vải,nhuộm chàm và may vá cho mình, còn người Dao mua lại vải để thêu thùa Nhữnghoa văn đầy màu sắc trên các sản phẩm của họ làm hấp dẫn du khách nhất là dukhách nước ngoài Điều này giúp gìn giữ nghề truyền thống cũng đồng thời giảiquyết được nhiều việc làm cho cả người H’mông đen và người Dao

Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi cơcấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cư dân địa phương nó làm chongười dân địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch

vụ, hàng hoá với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao

Trang 37

1.3.4 Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phảituân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với cácgiá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Mối quan hệgiữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan Tính tất yếukhách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt độngvăn hoá Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận vànâng cao giá trị văn hoá vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống Việc thựchiện chuyến du lịch con người dường như được tiếp thêm sức mạnh để sống hài hoàhơn với thế giới và làm việc có hiệu quả hơn Bởi thế du khách của DLST ngoàinhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiênhoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm Nền vănhoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách Các điệu múa xoè củacác cô gái Thái vùng Tây Bắc, các điệu hát then, hát đối, các lễ hội cổ truyền củacác dân tộc, các địa phương luôn được du khách quan tâm vì thế các đơn vị làm dulịch sẽ phải hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hoá tìm cách khôiphục và phát triển nó để phục vụ du khách coi đó là một lợi thế của một điểm DLST

Trang 38

cuốn hút du khách Tài nguyên DLST Tiền Giang nổi lên với những tiểu vùng sinhthái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười, khu rừng tràm với nhiều sinh vật cư trú vàsinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng… đó vừa là nhân tố cân bằng sinhthái, vừa là nguồn tài nguyên DLST Khu vực Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiềuloại thuỷ, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thuỷ lưu giữa hai dòngnước chủ yếu là mặn, ngọt đan xen với môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởinhững tác động của con người, thảm thực vật phong phú Ngoài ra còn có hàng trămloại đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khai phá là đốitượng tham quan nghiên cứu của khách du lịch Tài nguyên nhân văn của Tiền giangcũng khá phong phú với 11 di tích được Nhà nước xếp hạng, 17 lễ hội lớn nhỏ hàngnăm của tỉnh, các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương, các làng nghề truyền thống cũng

Có thể nói, Tiền Giang là điểm DLST chính của khu vực hạ lưu sông CửuLong. Để DLST Tiền Giang phát triển và đạt được những kết quả trên thì ngành du

- Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa,phát triển tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo, chú trọng xây dựng hệthống an ninh du lịch

Trang 39

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về dulịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong hoạt động du lịchcộng đồng và du lịch chính thức, đa dạng hoá về các hình thức đào tạo nguồn nhânlực cho du lịch, xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, quy hoạch, đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao Xây dựng chiến lược phát triểnDLST trong dài hạn

- Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư vàkhai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnhtrong khu vực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đadạng hoá sản phẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh TiềnGiang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung

1.4.2 Quảng Bình

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi,rừng, đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú ở QuảngBình, tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợitrong đó nổi lên là: vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thếgiới được UNESCO công nhận năm 2002 Tại khu bảo tồn này có hệ thống hangđộng kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộnglớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: tham quan, khámphá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên,…Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đôngvới cát trắng, nước biển xanh trong, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm Cónhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen Có suối nước khoáng nóng …với nhiệt

độ lên đến 1050C có lỗ phun lại nằm sát rừng thông rất thuận lợi cho DLST nghỉdưỡng, chữa bệnh Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - Đồng Hới” với

hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổ sung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao… đã hoàn thành và đã đivào khai thác đó là một địa điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong

và ngoài nước Ngoài ra, Quảng Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếngnhư Đèo Ngang, đèo Lý Hòa…

Trang 40

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lựccủa mình để phát triển DLST Du lịch đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phầntăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ…

Để có được những kết quả mà DLST Quảng Bình có được trong thời gianqua thì một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương và ngườidân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của du lịch và DLST,

từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển Bên cạnh đó có sự cố gắng nỗlực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành cácđịa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu

đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địaphương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái Tạikhu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch không còn vào rừngkhai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu nhập chính của người dân

xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha

-Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô giá cho cả hiện tại vàtương lai

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại:

- Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có đểDLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững Du khách đếntham quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha -

Kẻ Bàng và tắm biển, không có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, muasắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đó thờigian lưu trú của du khách ngắn do không có sản phẩm du lịch độc đáo, không cónhững tour DLST thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách

- Đội ngũ nhân lực làm DLST chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là ngườidân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự pháttriển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về DLST

Ngày đăng: 14/11/2014, 19:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TSKH. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Nxb TP. HCM, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: GS. TSKH. Lê Huy Bá
Nhà XB: Nxb TP. HCM
Năm: 2004
2. Lê Thạc Cán (1994 ), “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn”, NXB KH và KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn”
Nhà XB: NXB KH và KT
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2004
4. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường”
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Hoa
Năm: 2005
5. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (3), tr.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Đình Hoà
Năm: 2004
6. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”
Tác giả: Phan Quang Huy
Năm: 2002
7. Phạm Trung Lương (1997), “Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về “Đánh giá tác động môi trường” Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Hà nội 6-7/6/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam”", Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về “Đánh giá tác động môi trường
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 1997
8. Phạm Trung Lương (1998), “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 1998
9. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
10. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên
Năm: 2005
11. Lê Văn Minh (2005), “Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Văn Minh
Năm: 2005
12. Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”
Tác giả: Bùi Xuân Nhàn
Năm: 2003
13. Trần Quốc Nhật (1996), “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận án thạc sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”
Tác giả: Trần Quốc Nhật
Năm: 1996
14. Nguyễn Văn Thanh (2005), “Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường”, (11), tr. 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường”
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh
Năm: 2005
15. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS. PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS. PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb TP. HCM, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Tác giả: PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS. PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS. PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: Nxb TP. HCM
Năm: 1996
16. Tổng cục Du lịch - IUCN – ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập báo cáo hội thảo "“Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”
Tác giả: Tổng cục Du lịch - IUCN – ESCAP
Năm: 1999
17. Tổng cục du lịch Việt Nam (2001), “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010”
Tác giả: Tổng cục du lịch Việt Nam
Năm: 2001
18. Kreg Lindberg và Dolnal E-Hawkins (1999), “Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý
Tác giả: Kreg Lindberg và Dolnal E-Hawkins
Năm: 1999
19. UBND tỉnh Đắk Lắk (2006), Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đắk Lắk đến năm 2020, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đắk Lắk đến năm 2020
Tác giả: UBND tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2006
20. UBND tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013
Tác giả: UBND tỉnh Đắk Lắk
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Đắk Lắk - nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk
Bảng 3.3. Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Đắk Lắk (Trang 74)
Bảng 3.3. Hiện trạng doanh thu du lịch Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2010 - nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk
Bảng 3.3. Hiện trạng doanh thu du lịch Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w