1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình

72 453 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Mục tiêu Vận dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch sinh thái, mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái với các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình và các phong tục tập quán, da

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị, gia đình và bạn bè

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo:

TS Đỗ Thúy Mùi người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng giúp đỡ

tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Sử - Địa và các phòng ban, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, đã cho tôi những tư liệu, số liệu cần thiết

để thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Đề tài hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi kính mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Văn Thắng

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 UBND Uỷ Ban Nhân Dân

2 SIDA Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

3 IUCN Tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

4 UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

5 ESCAP Ủy Ban kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu, nhiê ̣m vu ̣, giới ha ̣n của đề tài 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Nhiệm vụ 2

2.3 Giới hạn của đề tài 3

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3.1 Trên thế giới 3

3.2 Ở Việt Nam 4

3.3 Ở Hòa Bình 6

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Quan điểm nghiên cứu 7

4.1.1 Quan điểm hệ thống 7

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 8

4.1.3 Quan điểm phát triển bền vững 8

4.1.4 Quan điểm thực tiễn 8

4.2 Phương pháp nghiên cứu 9

4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 9

4.2.2 Phương pháp phân tích số liệu thống kê 9

4.2.3 Phương pháp bản đồ 9

4.2.4 Phương pháp thực địa 9

5 Đóng góp của đề tài 10

6 Bố cục của đề tài 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Khái quát chung về du lịch 11

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch 11

1.1.1.2 Vai trò của du lịch 12

1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch 14

1.1.1.4 Các loại hình du lịch 16

1.1.2 Khái quát về du lịch sinh thái 16

1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 16

1.1.2.2 Các yêu cầu của du lịch sinh thái 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

Trang 4

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam 21

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình 25

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HÒA BÌNH 27

2.1 Vị trí địa lí 27

2.2 Tài nguyên du lịch 27

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 27

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 35

2.2.2.1 Dân cư 35

2.2.2.2.Văn hóa vật thể 36

2.2.2.3 Văn hoá phi vật thể 42

2.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 46

2.3.1 Cơ sở hạ tầng 46

2.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 48

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HÒA BÌNH 50

3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình 50

3.1.1 Những cơ sở cho việc định hướng 50

3.1.1.1 Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu phát triển du lịch sinh

thái tỉnh Hòa Bình 50

3.1.1.2 Các mục tiêu chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái 51

3.1.1.3 Kế hoạch phát triển, quản lý du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình 51

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Hòa Bình 51

3.1.2.1.Các mục tiêu chung 51

3.1.2.2 Những định hướng cơ bản 53

3.2 Các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch sinh thái ở Hòa Bình 54

3.2.1 Giải pháp về quản lí du lịch sinh thái Hòa Bình 54

3.2.2 Giải pháp hợp tác, vốn đầu tư 55

3.2.3 Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch 56

3.2.3.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng 56

3.2.3.2 Về công tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch 57

3.2.4 Giải pháp tuyên truyền và quảng bá du lịch 58

3.2.5 Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành mô ̣t ngành kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Viê ̣t Nam Du lịch đóng vai trò quan tro ̣n g trong đời sống kinh tế xã hô ̣i Du li ̣ch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển , tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán , cải thiện kết cấu hạ tầng , tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân Du lịch sinh thái là một bộ phận của du lịch , với bản chất rất nha ̣y cảm và có trách nhiê ̣m với môi trường Hiê ̣n nay, du lịch sinh thái phát triển với tốc đô ̣ nhanh chóng đã trở thành mô ̣t lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Ở nước ta hiện nay , du li ̣ch nói chung đã trở thành mô ̣t ngành kinh tế quan tro ̣ng và đang được chú tro ̣ng đầu tư và phát triển Đặc biệt du li ̣ch sinh thái, hình thức du lịch gắn liền với thiên nhiên cùng cộng đồ ng, văn hóa, con người và bảo vê ̣ môi trường Du li ̣ch sinh thái là hình thức du li ̣ch khá mới mẻ nhưng la ̣i có ý nghĩa lớn vào viê ̣c góp phần phát triển mô ̣t nền du li ̣ch bền vững

Vì vậy, viê ̣c nghiên cứu , tìm hiểu các tài nguyên du li ̣ch sinh thái trên pha ̣m vi

cả nước và từng địa phương đang được nhiều địa phương quan tâm Trong đó đánh giá tổng hợp các tài nguyên du li ̣ch sinh thái ở mô ̣t pha ̣m vi he ̣p đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luâ ̣n phu ̣c vu ̣ thực tiễn , quy hoa ̣ch phát triển du lịch trong phạm vi địa phương cũng như phục vụ việc lập quy hoạch tổng thể để phân tích các tiềm năng , góp phần phát triển du lịch sinh thái

Trang 6

những danh lam thắng cảnh , di tích li ̣ch sử văn hóa , những công trình có giá tri ̣ đối với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch Đặc biệt tỉnh Hòa Bình là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Dao, Mông , với bản sắc văn hóa đa màu sắc là những lễ hô ̣i, phong tu ̣c tâ ̣p quán lao đô ̣ng và sản xuất, đã ta ̣o nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Tuy vâ ̣y, với tiềm năng du li ̣ch sinh thái như trên , trong những năm qu a viê ̣c phát triển du li ̣ch sinh thái tỉnh Hòa Bình vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Các chỉ tiêu về du lịch như: số

tuor, số khách, doanh thu, cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phu ̣c vu ̣ cho du li ̣ch còn khiêm tốn Vấn đề đă ̣t r a là cần có sự nghiên cứu đối với cảnh quan , môi trường, sử dụng các di tích lịch sử văn hóa , danh lam thắng cảnh , lễ hô ̣i, tài nguyên thiên nhiên…, để có thể hình thành và phát triển một nền du lịch sinh thái bền vững Đây là mô ̣t yêu cầu mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn , góp phần định hướng, phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái của tỉnh Hòa Bình

mô ̣t cách hiê ̣u quả Vì vậy, viê ̣c đánh giá tiềm năng du li ̣ch sinh thái của Hòa Bình, hiê ̣n tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch với các vấn đề bảo tồn môi trường tự nhiên với sự phát triển cô ̣ng đồng của khu vực là cần thiết , nhằm đi đến đi ̣nh hướng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình tới một lo ại hình du lịch bền vững hơn , đó

là du lịch sinh thái

Xuất phát từ thực tiễn và nhâ ̣n thức được tính cấp thiết của vấn đề , tôi đã

chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du li ̣ch sinh thái tỉnh Hòa

Bình”

2 Mục tiêu, nhiê ̣m vu ̣, giới ha ̣n của đề tài

2.1 Mục tiêu

Vận dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch sinh thái, mối quan

hệ giữa phát triển du lịch sinh thái với các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình và các phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, đề tài đã đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch này tại tỉnh Hoà Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Hòa Bình

2.2 Nhiệm vụ

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 7

- Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam

- Phân tích các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, ở Hòa Bình

- Định hướng phát triển du lịch sinh thái và các giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của tỉnh Hòa Bình cho du lịch sinh thái, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch với việc bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong khu vực tỉnh Hòa Bình

2.3 Giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu một số nội dung chính sau:

- Về nội dung: Đề tài tổng quan những vấn đề về du lịch và du lịch sinh

thái, nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và đề xuất một số giải pháp phát triển sinh thái của tỉnh Hòa Bình

- Về lãnh thổ: Đề tài chỉ nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

của Hòa Bình với diện tích là 4.608 km2

bao gồm 10 huyện và 1 thành phố

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái

tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2030

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu về tài nguyên du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng trên phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ phục vụ mục đích tham quan nghỉ dưỡng đã được tiến hành từ rất lâu và có rất nhiều các luận văn, luận

án, các công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới

3.1 Trên thế giới

Đã từ rất lâu hoạt động du lịch đã được hình thành và phát triển ở loài người Đây cũng là hình thức con người di chuyển từ nơi này qua nơi khác Buổi ban đầu du lịch đi kèm với các hoạt động buôn bán, truyền giáo hoặc thám hiểm các vùng đất mới Trong những thập kỷ gần đây du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường của nơi được tiếp nhận khách du lịch Vì thế, các nhà nghiên cứu du lịch quan tâm nhiều đến việc đánh giá các ảnh hưởng này, đặc biệt đến môi trường thiên nhiên Điển hình cho các nghiên cứu này là các tác giả: Kreng

Trang 8

Lindberg và DoLnal E – Hawkins, “Du lịch sinh thái: hướng dẫn lập quy hoạch

và bảo tồn môi trường thiên nhiên” (1999) Budowsk (1976), Buckley và Pannel

(1990), các tác giả này, với các nghiên cứu của mình đều đi đến thống nhất là cần có một loại hình du lịch nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đó là

du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu thập thập kỷ 80 trên thế giới Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos – Lascurain đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái (1987), The Boo (1990), Bbuckley (1991,1994)…, cùng hàng loạt các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái của các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này

như: Cater (1994), Chalker (1994), Honey (1999) “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất” Khái niệm bản chất của du

lịch sinh thái, các lợi ích và những vấn đề nảy sinh trong phát triển du lịch do không được quản lý thận trọng như trong các khu tự nhiên, trong khu cộng đồng văn hóa dân tộc là những vấn đề được quan tâm nhiều Đồng thời những nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái ở các quốc gia khác nhau, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của các tác giả như: Foster, Buckle, Dowling, Gunn, Ceballo – Lascurain, Linberg và Hawkins, và các tổ chức quốc tế IUCN, WTO (1992); Tourism Concern (1998), là những tài liệu bổ ích trong nghiên cứu du lịch sinh thái và vận dụng vào thực tiễn ở quy mô quốc gia và từng vùng, khu vực cụ thể

3.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ Du lịch cùng với đó cũng phát triển mạnh mẽ Nước ta mỗi năm đón hàng triệu lượt khách, không chỉ trong nước mà cả quốc tế, điều này đã thúc đẩy ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường Do vậy, việc nghiên cứu về du lịch, tiềm năng của du lịch sinh thái đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học, các cấp chính quyền, trung tâm nghiên cứu

Trang 9

Trước sự cần thiết, cũng như tầm quan trọng của vấn đề trên, nhận thức được vấn đề, các nhà khoa học, đi đầu là một số nhà địa lý chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước ta đã có những công trình nghiên cứu có giá trị như:

Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991) “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, Lê Thông (1998) “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt Nam” Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1994) “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 – 2000” Nguyễn Minh Tuệ (1994) “Cơ

sở địa lý du lịch”, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh (1994) “Quy hoạch du lịch quốc gia

và vùng – phương luận và phương pháp nghiên cứu”, và nhiều công trình khác,

tập trung nghiên cứu về lí luận thực tiễn với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau

Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội cũng đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu như:

Phạm Trung Lương (1997) “Đánh giá tác động môi trường du lịch ở Việt Nam”,

Vũ Tuấn Cảnh (1997) “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lược tổng thể quản lý tài nguyên và môi trường”, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải và Phạm Trung Lương (1998) “Đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch Quảng Ninh”, Điều này cho thấy sự quan tâm đến môi trường

trong hoạt động du lịch ngày càng trở nên bức thiết

Bên cạnh đó còn nhiều những chương trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng đã tiếp cận vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi

trường: Đặng Duy Lợi (1992) “Đánh giá khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)”, Nguyễn Trần Cầu (1993) “Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam”, Phạm Quang Anh (1996)

“Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt nam”

Vào tháng 9 năm 1999 dã diễn ra hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia

về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, được tổ chức với sự phối hợp của

tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, UNEP, ESCAP với sự tài trợ của tổ chức SIDA, rất nhiều tham luận đã đóng góp những kinh nghiệm và thực hiện phát

Trang 10

triển du lịch sinh thái ở nhiều nơi Các kết quả hội thảo là cơ sở bổ ích cho việc xây dựng nhiều chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Mới gần đây nhất vào ngày 9 và 10 tháng 12 năm 2013 hội nghị khoa

học: “Phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn” Hội nghị đã diễn ra tại

trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh Hội nghị đã thu hút được đông đảo các đại diện của các địa phương từ Bắc Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam Đặc biệt hơn có

sự tham gia của các giảng viên đến từ thành phố Toulouse và Pau Cộng hòa Pháp nơi mà nền du lịch sinh thái rất phát triển

Như vậy, xét trên tổng thể, các công trình nghiên cứu về du lịch, du lịch sinh thái cũng như các hoạt động thực tiễn, du lịch sinh thái cho thấy đây là một lĩnh vực du lịch mới, góp phần bảo vệ tự nhiên và môi trường, nhằm phát triển một nền du lịch bền vững, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lãnh thổ, mà còn

là một quốc gia và cả thế giới đang tiến tới và phát triển nó

3.3 Ở Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, xã hội để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Nhận thấy nơi đây có rất nhiều tiềm năng du lịch cho nên đã có nhiều công

trình nghiên cứu như đề tài: “Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình”, tác giả Vương Thúy Hương, Trần Hồng Lam, Lục Thùy Dương, Bùi

Hiền Hải, Lê Tường Vi (2010) Đề tài phát triển theo hướng xác định những tiềm năng đặc sắc, để phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, đề tài nghiên cứu theo hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững Tác giả Phạm Lê

Thảo (2006) đã nghiên cứu “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm

du lịch bền vững” Luận án giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng

phát triển ngành du lịch Hòa Bình trên cơ sở phát triển bền vững

Ngoài ra, còn một số đề tài như: “Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình” tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2008) “Văn hóa ẩm thực người thái ở Mai Châu - Hòa Bình và sự phát triển du lịch” tác giả

Nguyễn Công Lý (2010)

Trang 11

Những dự án phát triển du lịch qua các giai đoạn 2000–2005, 2010–2015

định hướng tầm nhìn đến năm 2030, của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hòa Bình thời kỳ 2001-2010”, của sở Thương

mại và Du lịch Hòa Bình

Nhìn chung, các đề tài về du lịch Hoà Bình đã bước đầu đánh giá những tiềm năng trên lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng các đề tài đã có ý nghĩa lớn cho việc nghiên cứu tiềm năng về các hoạt động mang ý nghĩa du lịch sinh thái, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo, giúp định hướng, phát triển du lịch sinh thái của tỉnh sau này

Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của

tỉnh Hòa Bình” thì chưa có đề tài nào trùng lặp Với mục đích nghiên cứu tìm

ra những tiềm năng về du lịch của tỉnh nhằm phát triển các tiềm năng sẵn có để phát triển theo hướng mới, hướng du lịch sinh thái góp phần bảo tồn văn hóa các dân tộc, danh thắng tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hoà Bình ngày một cao hơn

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lí là tất cả các hiện tượng, các yếu

tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội trong mối tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau, sự biến đổi vận động của thành phần này sẽ kéo theo sự biến đổi của thành phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống Hòa Bình nằm trong hệ thống phát triển du lịch của cả nước và được dựa trên mối quan hệ với các ngành kinh tế khác

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các điều kiện và nhân tố du lịch tồn tại trong sự thống nhất với đủ các thành phần: Tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản

Trang 12

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các đối tượng nghiên cứu của địa lí không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể, với những đặc trưng riêng Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở nghiên cứu tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích các tiềm năng cho phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình trong mối quan hệ tổng hợp của nhiều yếu tố Quan điểm này cũng luôn được quán triệt khi đánh giá các hoạt động, du lịch, các vấn đề liên quan, trong phát triển

du lịch và vấn đề bảo tồn môi trường tự nhiên

4.1.3 Quan điểm phát triển bền vững

Xã hội ngày càng phát triển, du lịch cũng phát triển không ngừng Chính

vì vậy, quan điểm này ngày càng được quan tâm, khi môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây tổn hại cho con người lại do chính các hoạt động kinh

tế – xã hội của con người đem lại Do vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường du lịch là hai mặt không thể tách rời của chính sách toàn vẹn

Đồng thời đối với du lịch sinh thái, mục tiêu cơ bản là ủng hộ, bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng địa phương, đảm bảo sự phát triển bền vững Bởi vậy, các lợi ích về kinh tế đạt được từ du lịch, cùng với việc quay trở lại phục vụ, bảo tồn, phải là nguồn hỗ trợ kinh tế cho địa phương

Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần tính đến, đảm bảo sự phát triển của du lịch sinh thái trên cơ sở hiệu quả kinh tế và bảo tồn môi trường một cách bền vững

4.1.4 Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá các tiềm năng phát triển

du lịch sinh thái cũng như trong việc đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng hợp

lý tài nguyên lãnh thổ với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi để phát triển

du lịch sinh thái Tất các giải pháp đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn, vì thế kết quả của việc nghiên cứu sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của lãnh thổ

Trang 13

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Đây là phương pháp hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu tiềm năng về

du lịch Để có một lượng thông tin đầy đủ về các mặt tự nhiên, dân cư, xã hội trong khu vực nghiên cứu cần tiến hành thu thập thông tin chọn lọc, xử lí từ nhiều lĩnh vực, từ nhiều nguồn khác nhau Những tài liệu, thông tin luôn được

bổ sung cập nhật đảm bảo cho việc phân tích, xử lí, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu khóa luận

4.2.2 Phương pháp phân tích số liệu thống kê

Khi tiến hành nghiên cứu những hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch của khu vực nghiên cứu, có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau Việc nghiên cứu, phân tích các số liệu này cần có những nhận định, đánh giá khoa học phù hợp với thực tế

Các số liệu được sử dụng trong khóa luận chủ yếu lấy từ nguồn “Niên giám thống kê” tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Trên cơ sở nguồn tư liệu do chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra những kết luận chân thực, chính xác, các định hướng, giải pháp để khai thác phát triển du lịch sinh thái một cách hợp lý hơn

4.2.3 Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu địa bàn Đề tài đã sử dụng các bản đồ chủ yếu như bản đồ địa hình, khu vực nghiên cứu tỉ lệ và đã xây dựng được bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Hòa Bình giúp cho việc nắm được thông tin quan trọng một cách toàn diện hơn Các kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các bản đồ với ý nghĩa thông tin mới và phản ánh những đặc điểm, không gian của các thành phần cũng như tính quy luật vận động của cả hệ thống

4.2.4 Phương pháp thực địa

Phương pháp này là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí, nhiều nhất là địa lí du lịch Kết hợp với nghiên cứu qua bản đồ, các tài nguyên

Trang 14

tham quan, phương pháp thực địa luôn được coi là phương pháp chủ đạo của khóa luận Vì lãnh thổ nghiên cứu rộng, đòi hỏi có những khảo sát thực địa tương đối cụ thể, thông qua việc quan sát, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, tham khảo ý kiến đồng bào địa phương,… Trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng nó

để tích lũy, những nguồn tài liệu thực tế, xây dựng ngân hàng tư liệu cho quá trình đánh giá tiềm năng du lịch của vùng nghiên cứu

5 Đóng góp của đề tài

Đề tài có chọn lọc những nghiên cứu ở cả nước ngoài cũng như trong nước, đề cập đến tiềm năng các nguồn du lịch trên cơ sở những lý luận thực tiễn

về du lịch sinh thái và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu tiềm năng phát triển

du lịch sinh thái của Hòa Bình

Khảo sát, phân tích các điều kiện tiềm năng của tỉnh Hòa Bình cho phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển du lịch khu vực Đánh giá những lợi ích và bất lợi nảy sinh từ du lịch ở khu vực tỉnh Hòa Bình và coi đây là cơ sở định hướng cho phát triển du lịch sinh thái

Xác định các điểm, cụm, tuyến du lịch có ý nghĩa khác nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Đưa ra các định hướng phát triển du lịch sinh thái và các giải pháp nhằm khai thác hợp lí các tiềm năng cho du lịch sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình, kết hợp với yêu cầu bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng địa phương

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái;

- Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình;

- Chương 3: Định hướng và những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hòa Bình

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

Theo Mathieson và Wall (1982) đã khái quát với định nghĩa như sau: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi ngoài khu vực cư trú

và làm việc thường xuyên của họ, các hoạt động thực hiện trong thời gian lưu trú tại nơi đó, các tiện nghi được sinh ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”

Ngày nay, khi nền kinh tế mở cửa, hội nhập giữa các quốc gia trên thế

giới, thì thuật ngữ “Du lịch” không còn xa lạ đối với tất cả mọi người Tuy

nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức và hiểu về khái niệm, nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới một góc độ nghiên cứu khác nhau Đúng như một chuyên gia hàng đầu về

ngành du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Ở nước Anh du lịch xuất phát từ tiếng “Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi

(Tourround the Word – cuộc đi vòng quanh thế giới) Trong tiếng Pháp từ du

lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi dã ngoại… Cũng sở dĩ

như trên mà ngày nay các hãng du lịch, các công ty du lịch hay dùng thuật ngữ

“Tour” là chỉ một chuyến đi du lịch dài ngày bao gồm nhiều vị trí, địa điểm, du

lịch để giới thiệu cho khách hàng

Ở Việt Nam khái niệm này được định nghĩa chính thức trong pháp lệnh du

lịch năm 1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú

Trang 16

thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Du lịch là một ngành liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác, liên quan đến nhiều thành phần như: Khách du lịch, phương tiện giao thông, địa bàn đón khách, dịch vụ ăn uống, hàng hóa trao đổi với khách du lịch Trong đó diễn ra các hoạt động du lịch cũng như các hoạt động kinh tế khác liên quan đến du lịch Bởi vậy, các tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ đón khách là khá rộng

ở mọi khía cạnh và tùy thuộc vào loại hình du lịch

Như vậy, có rất nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

+ Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã hội + Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ở ngoài nơi thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ

+ Du lịch là một tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của

cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú của họ

+ Du lịch là một tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình lưu trú tạm thời và nhu cầu cá nhân khác của cá nhân tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

Các chuyến du lịch tự nhiên và người đi du lịch ngày càng có nhu cầu đến những vùng có cảnh quan ngoạn mục và lạ thường, thể hiện ở giới trẻ hiện nay đang thích những chuyến đi dài ngày, tìm hiểu những vùng đất mới, khám phá chân thực chặng đường mà họ đã đi qua Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch khiến việc quan tâm đến môi trường và cảnh quan sinh thái ngày càng được chú

trọng trên thế giới Theo đó một loại hình mới đã xuất hiện đó là “Du lịch sinh thái” Đây là loại hình du lịch rất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường

1.1.1.2 Vai trò của du lịch

Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói” và có vai trò quan

trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội

Trang 17

- Về kinh tế:

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội của con người và đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia phát triển Có nhiều nước đã coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, và coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch ngày càng không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích từ du lịch là không thể phủ nhận, thông qua nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách đối với các sản phẩm ở nơi có điểm du lịch, nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh thư giãn, nghỉ ngơi, chữa bệnh

Du lịch có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế, các quốc gia có nhiều yếu tố như: cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa đời sống dân tộc Các yếu tố để đẩy mạnh đầu tư cho du lịch như: xây dựng các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục

vụ cho du khách Sự phát triển của ngành du lịch có tác động rất mạnh tới cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế Các ngành kinh tế gắn liền với du lịch như: Giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, Trên bình diện chung, hoạt động du lịch làm biến đổi hoạt động tài chính của đất nước, như cán cân thu, chi, hoạt động thu, đổi ngoại tệ

Như vậy, về mặt kinh tế du lịch có vai trò hết sức to lớn nó làm thay đổi

bộ mặt kinh tế của một đất nước, giúp quảng bá hình ảnh của đất nước đó ra thế giới Điều này có ý nghĩa tạo ra các cơ hội hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các

quốc gia trên thế giới, phù hợp với xu thế “Hội nhập kinh tế quốc tế” hiện nay

- Về mặt đời sống văn hóa xã hội:

Du lịch tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách và người dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ hơn Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân

Du lịch vừa tạo khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch với chất lượng cao, đảm bảo lợi ích của địa phương Đó là việc cung cấp các sản phẩm

Trang 18

tinh thần và vật chất – những đặc trưng của địa phương cho khách du lịch, đồng thời tạo cơ hội để dân cư cộng đồng địa phương tham gia và được hưởng lợi ích từ du lịch

Du lịch góp phần tôn tạo, trùng tu, phát triển và quảng bá các di tích, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của mỗi dân tộc, những bản sắc văn hóa đa dân tộc, giáo dục ý thức, bảo vệ môi trường sống, môi trường cảnh quan, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và phát huy được tinh thần đó, bản sắc dân tộc cho các thế hệ sau này

1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch

* Tài nguyên du lịch

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ngành du lịch, đầu tiên phải kể đến đó là nhân tố tài nguyên du lịch, đây được coi là tiền đề, là cơ

sở quan trọng để phát triển du lịch Tài nguyên du lịch càng đa dạng, phong phú

và đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch ngày càng cao

- Vai trò của của tài nguyên du lịch được thể hiện ở ba mặt sau:

+ Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch + Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch + Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch

* Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội

- Về dân cư: Đây là lực lượng quan trọng của xã hội cùng với các hoạt

động phục vụ xã hội, lợi ích riêng của họ đồng thời thì họ có nhu cầu đó là nghỉ ngơi, du lịch và dịch vụ du lịch ngày càng phát triển

- Về kinh tế: Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho ra đời và phát triển của

ngành du lịch Sự phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp chế biến thực phẩm, gỗ và đặc biệt là giao thông vận tải sẽ tạo cơ sở để ngành du lịch phát triển Du lịch là ngành nhận nhiệm vụ “truyền tải” sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ ngành kinh tế khác để cung cấp cho khách du lịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận

vì vậy điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đóng vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho du lịch

Trang 19

- Văn hóa xã hội: Trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để

tìm hiểu những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình Hiển nhiên, kể từ đó yếu tố văn hóa là phần không thể thiếu được trong du lịch

+ Trước tiên du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Bên cạnh

tài nguyên tự nhiên là tài nguyên văn hóa nhân văn Bởi vậy, cụm từ “Du lịch văn hóa” hình thành như một loại hình du lịch mà điểm đến là nơi chứa đựng

giá trị văn hóa lâu đời những những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội

+ Các giá trị văn hóa đó, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội kể từ khi

nó hình thành, được quy định bởi các yếu tố như vị trí địa lí, nhân chủng, quá trình đấu tranh của con người với tự nhiên Bởi vậy các khu vực trên thế giới đều có các nền văn hóa khác nhau

+ Có thể khẳng định rằng không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh

du lịch của quốc gia đó không có tiềm năng phát triển Bởi vì nơi nào có điểm di tích văn hóa, tiềm năng văn hóa lớn thì nơi đó sẽ thu hút lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước Ví dụ như: Nền văn hóa Sông Nin, Lưỡng Hà, công trình Kim Tự Tháp Ai Cập nổi tiếng cả thế giới

- Về chính trị và hòa bình khu vực: Chính sách phát triển du lịch là chìa

khóa dẫn đến thành công trong phát triển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế, chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt:

Thứ nhất là chính sách chung của tổ chức du lịch thế giới đới với các nước thành viên

Thứ hai là chính sách của các cơ quan quyền lực địa phương tại quốc gia đó

- Về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở

hạ tầng du lịch đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển và thu hút khách

du lịch Nó quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch cũng như quá trình tạo ra sản phẩm du lịch và bán các sản phẩm du lịch đó Trên cơ sở đó, đòi hỏi các ban ngành chỉ đạo ngành du lịch phải luôn hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng như cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là công tác quản lý du khách ngày càng phải được đổi mới

Trang 20

Như vậy, các nhân tố trên có vai trò quyết định lớn đến hoạt động du lịch Chính vì vậy, ngành du lịch muốn hoạt động, phát triển mạnh thì phải kết hợp nhuần nhuyễn và sử dụng hợp lí các nhân tố này thì du lịch tại quốc gia đó nói riêng và du lịch trên thế giới nói chung mới thực sự phát triển giá trị tối đa của nó

1.1.1.4 Các loại hình du lịch

Nền kinh tế ngày càng được phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, từ đó các nhu cầu về giải trí, du lịch của con người ngày càng phong phú và đa dạng Ngành du lịch từ đó cũng phát triển không ngừng và dựa trên những tiêu chí, yêu cầu của con người, du lịch có thể phân chia các loại hình như sau:

- Dựa vào phạm vi lãnh thổ gồm có: Du lịch trong nước (nội địa) và du lịch quốc tế

- Dựa vào vị trí các cơ sở du lịch có: Du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố, du lịch nông thôn

- Dựa vào nhu cầu của khách du lịch có: Du lịch nghỉ ngơi (giải trí), du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch hội nghị, du lịch giáo dục, du lịch công vụ,

du lịch tự do khám phá, picnick (dã ngoại),…

- Dựa vào thời gian có: Du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày

- Dựa vào phương tiện giao thông có: Du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch

xe máy, du lịch tàu thủy,…

- Dựa vào hình thức tổ chức có: Du lịch tổ chức (theo đoàn), du lịch cá nhân

- Dựa vào lứa tuổi có: Du lịch thanh niên, du lịch thiếu niên,…

1.1.2 Khái quát về du lịch sinh thái

1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái và bảo tồn, do những quan ngại lớn về môi trường Du lịch sinh thái không chỉ tồn tại ở một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà

đã thành một vấn đề được quan tâm của toàn cầu Ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được chính phủ quan tâm, thường

Trang 21

xuất hiện trên các bản tin chính hay trong quảng cáo cộng đồng Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển và bảo tồn bền vững Như vậy, vai trò quan trọng của du lịch sinh thái là không thể phủ nhận

Vấn đề vẫn còn tồn tại là mỗi khi thảo luận về “Du lịch sinh thái” là việc khái niệm về du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhầm lẫn với các hình thái du lịch khác Một số tổ chức đã cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng các khái niệm du lịch sinh thái như một công cụ để thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững

Định nghĩa của hiệp hội “Du lịch sinh thái” được phổ biến, rộng rãi như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm du lịch tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương”

(Lindbeng và Haw Kins, 1993)

Một định nghĩa khác được hình thành đó là đã liên kết yếu tố văn hóa và môi trường một cách cụ thể hơn do tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN)

đưa ra định nghĩa “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá, để thưởng thức thiên nhiên

và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ và đang được hiện hành, qua

đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế các tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”

Bên cạnh những khái niệm của các tổ chức thì các cá nhân cũng đã có

những đóng góp lớn trong việc hình thành khái niệm “Du lịch lịch sinh thái”

Nhà khoa học danh tiếng tiên phong đi đầu trong lĩnh vực này như: Hector

Ceballos – Lasairain (1984) Ông cho rằng “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm, ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt, nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoại phong cảnh và giới động thực vật hoang

dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ lẫn hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”

Sau đó đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, tuy có cách khai thác và diễn đạt khác nhau

Trang 22

song nhìn chung các ý tưởng và khái niệm “Du lịch sinh thái” có điểm giống

nhau trong việc làm nổi bật lên bản chất của loại hình du lịch này

Trong định nghĩa của Whe Lan: Ông nhấn mạnh chủ yếu bảo tồn bền

vững và mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua việc làm và nguồn thu nhập

Ngoài hai yếu tố trên định nghĩa của Wood (1991) còn đề cao tính giáo dục trong du lịch sinh thái thông qua “nhu cầu hiểu biết” và “quan tâm đến việc không làm thay đổi thuộc tính toàn vẹn của hệ sinh thái”

Một định nghĩa khác của Honney (1999) “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách để bảo vệ môi trường Nó đem lại nguồn lợi kinh tế và kinh nghiệm quản lí cho người dân địa phương, nó khuyến khích, tôn trọng giá trị văn hóa và quyền con người”

Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên của Lascurain (1987) về “Du lịch sinh thái” và qua rất nhiều định nghĩa khác nhau đã cho thấy sự lớn mạnh chuyển từ

ý tưởng cho rằng: “Du lịch sinh thái chỉ đơn thuần là du lịch đến một vùng tự nhiên, thưởng thức một chút nào đấy, một cách thụ động và ít gây tác động đến môi trường, sang cách nhìn ngày càng tích cực là du lịch có trách nhiệm đối với môi trường, có tính giáo dục cao, đóng góp, bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng sở tại”

Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” đã đi đến thống nhất về quan niệm sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lục bảo tồn và phát triển bền vững với

sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Định nghĩa này bao hàm đầy

đủ nội dung của du lịch sinh thái, thống nhất về cơ bản với các quan niệm của các nhà khoa học trên thế giới

Khái niệm “Du lịch sinh thái” có thể khái quát bằng sơ đồ với sự đan xen

các thành phần sau:

Trang 23

Du lịch thiên văn Du lịch văn hóa, văn hóa ủng hộ bản địa bảo tồn

Du lịch có Du lịch giáo dục hỗ trợ môi trường Cộng đồng

Hình 1.1: Cấu trúc du lịch sinh thái

So với một số loại hình du lịch khác như du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch khám phá tự nhiên, hay du lịch mạo hiểm thì du lịch sinh thái vừa có những

điểm giống nhau vừa có những điểm khác biệt

+ Du lịch dựa vào tự nhiên là du lịch chủ yếu có mục tiêu thưởng ngoạn, ngắm cảnh tự nhiên

+ Du lịch mạo hiểm là du lịch nhấn mạnh vào các hoạt động du lịch như

đi bộ xuyên rừng, lướt sóng, lặn biển,

+ Du lịch bền vững là loại hình du lịch có nguyên tắc nghiêm ngặt cho tất

cả các loại hình du lịch cần đạt tới trong đó có du lịch sinh thái

Và cuối cùng du lịch sinh thái là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hình thức du lịch tự nhiên, du lịch mạo hiểm, bao hàm cả yếu tố du lịch bền vững nhưng mang tính giáo dục cao, hỗ trợ bảo tồn và quan tâm cộng đồng

Du lịch sinh thái

Trang 24

1.1.2.2 Các yêu cầu của du lịch sinh thái

* Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái điển hình

Yêu cầu quan trọng và không thể thiếu được để du lịch sinh thái hình thành và phát triển là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình và có đa dạng sinh học cao, trong đó không loại trừ các yếu tố văn hóa, xã hội bản địa Vì vậy, các khu vực cộng đồng, các dân tộc địa phương, các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có những yếu tố đặc trưng, cảnh quan hấp dẫn, các yếu tố như văn hóa đa bản sắc dân tộc bản địa là những vùng đất cho loại hình

du lịch này phát triển

* Đảm bảo tính giáo dục

Loại hình du lịch sinh thái cần đảm bảo gắn liền giữa giáo dục với bảo tồn

sẽ tạo nên sự bền vững cho du lịch sinh thái Quá trình giáo dục đào tạo cần có mặt của những nhà quản lí, điều hành, hướng dẫn viên và cả bản thân du khách nhằm nâng cao ý thức du lịch cho du khách cũng như vốn hiểu biết và khả năng tiếp thu của du khách, đồng thời khuyến khích những hoạt động thực tiễn có ích đối với môi trường

Như vậy, để loại hình sinh thái đạt hiệu quả cao nhất thì những nhà điều hành du lịch sinh thái cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và phải khác hẳn với những nhà điều hành du lịch thông thường Đó là các ấn phẩm về

du lịch sinh thái của địa phương và những nội quy tham quan Những thông tin này nhất thiết cần phải truyền đạt tới từng du khách hoặc thông qua hướng dẫn viên, các trung tâm đón khách tham quan bao gồm nhiều thứ tiếng chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, Trong du lịch sinh thái, hướng dẫn viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính giáo dục và thuyết minh môi trường và làm tăng tính hấp dẫn cho điểm du lịch

* Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn “Tác dụng ngược” của sự phát triển du lịch, và du lịch sinh thái cũng

không tránh khỏi vòng xoáy đó chính là ô nhiễm môi trường thói quen đánh dấu địa điểm của du khách thiếu ý thức đã làm mất đi những yếu tố sơ khai của du lịch sinh thái Thông thường, một khu vực hấp dẫn du lịch là thu hút ngày càng

Trang 25

đông của nhiều loại khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách tham quan Thách thức đối với du lịch sinh thái là đảm bảo chất lượng du lịch đồng thời phải hạn chế những tác động có hại ngược trở lại đối với môi trường – nơi duy trì và nuôi dưỡng du lịch

* Quản lý lượng khách phù hợp trên cơ sở sức chứa du lịch

Tiếp theo của việc sử dụng hợp lý các khu vực trong tỉnh địa phương, thì việc giám sát, quản lý khách tham quan đóng vai trò quan trọng hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến môi trường Một trong những biện pháp để thực

hiện sự quản lý đó là việc ước tính “sức chứa du lịch” khả năng mà các khu vực

có thể chứa được thượng khách tham quan cho phép nhằm bảo đảm việc sử dụng các khu vực đó duy trì một cách bền vững

* Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Ở các khu vực trong và lân cận địa điểm du lịch sinh thái, cuộc sống của người dân thường khó khăn, việc cộng tác với nhân dân địa phương trong các dự

án phát triển, tạo việc làm cho chính họ Chính là giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn, các khu rừng nguyên sinh Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả thì lợi ích thu được từ du lịch sinh thái phải được chia sẻ cho đa số dân cư của cộng đồng đặc biệt là tỉnh Hòa Bình một tỉnh có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, nhưng đa phần dân cư trong tỉnh là đồng bào các dân tộc khó khăn, cho nên phát triển du lịch sinh thái cần tạo việc làm, thu nhập cho chính đồng bào dân cư trong tỉnh

Những minh chứng thực tiễn không thể phủ nhận đó là có rất nhiều dự án

du lịch sinh thái đề cao sự tham gia của dân địa phương học hỏi cách quản lí tài nguyên, và được hưởng lợi ích từ phát triển du lịch sinh thái như dự án khu bảo tồn Annapurna ở Nepal, dự án Campfire ở Zim Babue Kinh nghiệm Belize và ở Madagasca

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam

Tiềm năng để phát triển du lịch ở Việt Nam rất lớn, đó là sự phong phú môi trường tự nhiên với các kiểu hệ sinh thái đa dạng, những cảnh quan hấp dẫn

Trang 26

như: Hang động, thác nước những miền núi cao, vùng biển,… Du lịch Việt Nam ngày nay không chỉ dừng lại ở mức độ tiềm năng mà nó ngày càng được khai thác và phát triển điển hình như những khu du lịch Tuần Châu (Hạ Long), bãi biển Mĩ Khê (Đà Nẵng), Sở dĩ có được những cơ hội trên là do Việt Nam là quốc gia có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận như: Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha kẻ Bàng, các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước, di tích phi vật thể như: Nhã Nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hay nền văn hóa đa bản sắc của các đồng bào 54 dân tộc Việt Nam với những lễ hội rực rỡ đa sắc màu

Ngoài ra, nước ta còn nằm ở khu vực Đông Nam Á nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng điều này tạo thuận lợi rất lớn để quảng bá du lịch với toàn thế giới Mặt khác tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc Mỗi lãnh thổ du lịch đều có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia Không lặp lại ở vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch Tiếp đó các vùng du lịch lại gần đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm quan, ăn ở của khách quốc tế cũng như trong nước Nhiều lãnh thổ du lịch Việt Nam, nếu được quy hoạch và đầu tư thích đáng sẻ trở thành trung tâm du lịch lớn có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới Đó là các trung tâm du lịch như: Hà Nội và vùng phụ cận (Hà Nội – Ninh Bình – Phú Thọ

- Hòa Bình) với những danh lam thắng cảnh, hay lễ hội mang tầm cỡ quốc gia như hội Đền Hùng (mồng 10 tháng 3 âm lịch), lễ hội Chùa Hương (mồng 6 tháng 1 đến 31 tháng 3 hàng năm), hội Lim (ngày 31 tháng 1 hàng năm), hội Gióng và các lễ hội chợ tình ở khu vực miền núi Cùng với đó là các di tích lịch

sử văn hóa, khẳng định Việt Nam có một bề dày lịch sử có truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước: Văn miếu Quốc Tử Giám, Kinh Thành Thăng Long, Cố Đô Hoa Lư,… vùng trung tâm du lịch thứ hai là (Hạ Long – Cát Bà –

Đồ Sơn), (Quảng Ninh – Hải Phòng) nơi đây hội tụ những thắng cảnh tự nhiên

Trang 27

các bãi biển đẹp Tiếp theo là vùng (Huế - Đà Nẵng), (Nha Trang – Khánh Hòa), (thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Sông Cửu Long)… Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nhiều kiến trúc, nhiều món ăn mang đậm hương vị miền quê, dân tộc, những điều này cũng rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách nước ngoài

* Về doanh thu và số lượng khách du lịch

Ngày từ khi thành lập từ năm 1960 ngành kinh tế du lịch non trẻ của nước ta đã có bước phát triển mới Tuy nhiên, ngành chỉ đánh mốc phát triển mạnh từ sau những năm (1990) đến nay số lượng khách du lịch tăng nhanh Năm 1991 có 1,8 triệu lượt khách trong đó số lượng khách quốc tế 0,3 triệu lượt Năm 2000 con số này tăng lên mạnh mẽ là 19,5 triệu lượt trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế Năm 2008 Việt Nam khách quốc tế đã tăng lên 4,218 triệu lượt Đến năm 2013 lượt khách quốc tế tăng mạnh đạt 7,2 triệu lượt tăng 5,45%

so với năm 2012

Doanh thu ngành du lịch Việt Nam tăng nhanh Năm 1991 doanh thu đạt 0,8 nghìn tỷ đồng, năm 2000 đạt 17 nghìn tỷ đồng gấp 21,2 lần so với năm 1991 Trên đà phát triển đó con số này tăng lên 70 nghìn tỷ đồng và đến 2013 tổng thu khách du lịch đạt 190 nghìn tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2012)

Ước tính của Tổng cục Du lịch Việt Nam 2015 – 2020 Việt Nam sẽ thu hút 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế lên đến 11 – 12 triệu lượt khách quốc tế doanh thu ước tính đạt 18 – 19 tỷ USD (2020)

* Về các sản phẩm du lịch cũng đa dạng hơn, phong phú hơn

Ngoài các sản phẩm du lịch đặc thù và du lịch truyền thống như: Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tự khám phá, mạo hiểm, du lịch vùng rừng núi, biển đảo và nổi bật hơn là loại hình

du lịch bền vững đó là du lịch sinh thái cộng đồng phát triển ở các khu vực rừng núi như Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La – Mộc Châu

* Về đầu tư cho du lịch

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Vì vậy, để khai thác các tiềm năng đó, trong những năm qua ngành du lịch đã được đầu tư

Trang 28

mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, tổng số cơ sở lưu trú và dịch vụ tăng nhanh Năm 2005 cả nước có 6717 cơ sở lưu trú trong đó có 3765 khách sạn (1418 được xếp sao) Năm 2012 cả nước có 13.500 cơ sở lưu trú, trong đó

có 57 khách sạn 5 sao; 147 khách sạn 4 sao; 335 khách sạn 3 sao Ngoài ra, có các cơ sở kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, cơ sở kinh doanh ăn uống, hệ thống các khu du lịch, điểm du lịch được hình thành trên phạm vi cả nước, tính đến nay theo quy hoạch, cả nước có 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch và hệ thống khu điểm du lịch đa phương quan trọng khác Hệ thống các loại hình dịch vụ đi kèm và các loại hình du lịch phát triển không ngừng Về lực lượng lao động của ngành du lịch tăng khá nhanh cả chất

và lượng Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam đã được đầu tư và phát triển Việt Nam đã tổ chức, tham gia các sự kiện, hội nghị về du lịch lớn như: Hội chợ quốc tế Travex 2012 tại Indonsia, ITB tại Đức, JAT tại Nhật Bản, CITM tại Trung Quốc,… tại đây nước ta đã quảng bá có hiệu quả hình ảnh du lịch Việt Nam với thế giới, góp phần không nhỏ vào việc thu hút du khách quốc

tế đến Việt Nam

Như vậy Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng đa dạng và phong phú Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển du lịch Ngay từ những năm 1960 chính phủ đã ban hành nghị định số 26/CP (09/07/1960) thành lập công ty du lịch Việt Nam từ đó ngành du lịch Việt Nam ra đời Mặc dù nền du lịch Việt Nam còn rất non trẻ nhưng do hội tụ đầy

đủ các điều kiện để phát triển, cho nên ngành du lịch Việt Nam đã nhanh chóng phát triển hội nhập được với khu vực và trên thế giới Số lượng khách nội địa và quốc tế, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn, lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng và được đào tạo chuyên nghiệp bài bản hơn Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được đầu tư mạnh mẽ và đạt chuẩn quốc tế Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng đa dạng

về hình thức và nội dung

Trang 29

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình

Hòa chung với xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói của Việt Nam, du lịch của tỉnh Hòa Bình cũng có sự phát triển đáng kể

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ Quốc, Hòa Bình có những điều kiện

về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch

Trước tiên phải kể đến đó là nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng trong nước và

thế giới, cùng với đó là địa hình núi non trùng điệp, có nhiều phong cảnh, hang động đẹp, và bề dày lịch sử văn hóa đã tạo cho Hòa Bình tiềm năng du lịch hấp dẫn và phong phú, gây được ấn tượng sâu sắc với du khách Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có quần thể 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh Hòa Bình là cái nôi của người Mường (người

Việt Cổ) với 4 Mường nổi tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động” Sự độc đáo của bản

sắc văn hóa thể hiện qua phong tục, tập quán của dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh, còn lưu giữ nguyên vẹn trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc Hòa Bình còn hấp dẫn ở du khách chính là khí hậu mát mẻ, trong lành là nơi du lịch nghỉ dưỡng, mang đầy đủ đặc thù để phát triển du lịch sinh thái Đây chính là điểm ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách đến với tỉnh

Tận dụng những tiềm năng trên, trong những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đã có bước phát triển nhất định Số lượng khách du lịch đến với du lịch ngày càng tăng: Năm 1992, khách du lịch là 11.524 lượt người, trong đó khách quốc tế là 1.846 lượt người Đến năm 2008 khách du lịch là 689.092 lượt người trong đó khách quốc tế là 66.448 lượt người Năm 2011, khách du lịch là 1.450.000 lượt người, trong đó khách quốc tế là 110.000 lượt khách Doanh thu từ du lịch cũng tăng đáng kể: Năm 2008 doanh thu đạt 39,1 tỷ đồng Năm 2011 doanh thu đạt 82,3 tỷ đồng Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành cũng được đầu tư đáng kể: Từ năm 2006 đến năm 2010 tổng số vốn đầu tư các

dự án hạ tầng du lịch là 142,59 tỷ đồng Trong đó vốn đầu tư trung ương là 122,563 tỷ đồng, vốn địa phương là 20,027 tỷ đồng Về cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giao thông ngày càng được đầu tư mở rộng Đặc biệt đường

Trang 30

cao tốc Hòa Lạc đi vào hoạt động thì từ Hà Nội lên Hòa Bình sẽ thuận tiện hơn chỉ còn 1 giờ ô tô du khách sẽ từ Hà Nội lên Hòa Bình

Chất lượng các phòng ngủ, dịch vụ ăn uống, và các dịch vụ bổ sung khác ngày càng được tăng cường và hoàn thiện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách quốc tế và và nội địa Đến nay tỉnh đã có 16 khách sạn được xếp sao và hàng trăm nhà nghỉ được xếp đủ tiêu chuẩn đón khách Lao động trong ngành như: quản lí, hướng dẫn viên,… ngày càng được nâng cao trình độ cả về chất và lượng

Bên cạnh những sự phát triển trên thì các sản phẩm du lịch của Hòa Bình ngày càng được đa dạng hóa Nhiều loại hình du lịch đặc trưng phát triển ở vùng như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng,

du lịch tham quan nghiên cứu Ngành còn tổ chức các sự kiện văn hóa, các lễ hội, tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh Thành lập các công ty du lịch, thành lập các tour, tuyến du lịch Bằng những cố gắng không ngừng của ngành du lịch tỉnh Hòa Bình, trong những năm qua đã đưa hình ảnh Hòa Bình đến với không chỉ du khách trong nước mà cả quốc tế, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách đến với tỉnh, thúc đẩy du lịch của tỉnh nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung ngày càng phát triển, bắt kịp với sự phát triển chung của cả nước

Trang 31

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TỈNH HÒA BÌNH

2.1 Vị trí địa lí

Hòa Bình là cửa ngõ của Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội không xa, có vị trí địa lí giao lưu thuận tiện cả đường bộ, đường thủy với các tỉnh lân cận và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Hòa Bình nằm trong tiểu vùng du lịch phía Bắc, là của ngõ của tuyến du lịch miền Tây Bắc

Được thành lập từ năm 1886 ban đầu có tên là tỉnh Mường, đến năm 1896 đổi tên thành tỉnh Hòa Bình như hiện nay Hòa Bình có hệ tọa độ địa lí là

20019’B – 21008’B và 104048’Đ – 105040’Đ

Hòa Bình tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng ở ba mặt Bắc – Đông – Nam, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy, bộ nối liền với Phú Thọ và Hà Nội ở phía Bắc, Hà Nội và Hà Nam ở phía Đông, Ninh Bình và Thanh Hóa ở phía Nam Vùng núi phía Tây ở Hòa Bình giáp Sơn La, đặc biệt Hòa Bình còn là vùng giáp vùng núi phía Tây của Thanh Hóa nơi mở đầu của dãy Trường Sơn Hòa Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 70 km, thuận lợi cho du khách du lịch từ thủ

đô đến và đi các tỉnh

Diện tích tự nhiên của Hòa Bình là 4.608 km2 bao gồm 10 huyện và 1 thành phố: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình Trung tâm của tỉnh đặt tại thành phố Hòa Bình Tính đến năm 2014 toàn tỉnh có 210 xã, phường và thị trấn, dân số toàn tỉnh: 799.797 người

Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn về cảnh quan khí hậu đồng thời có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái

2.2 Tài nguyên du lịch

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với vị trí địa lí thuận lợi, khí hậu đa dạng đã tạo cho Hòa Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch

Trang 32

* Địa hình

Địa hình thuộc dạng địa hình Cácxtơ đặc trưng với nhiều vách đá, hiểm trở, có nhiều hang động thác nước,… Những vùng núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức tường địa hình che chắn, hình thành nên các quần thể cư trú của các

cư dân từ xa xưa Kiểu địa hình này sẽ tạo nên sức hút với du khách không lớn nhưng rất thích hợp với du khách thích khám phá, phiêu lưu mạo hiểm khoa học

Địa hình đa dạng thích hợp để phát triển các loại hình du lịch như: “Du lịch sinh thái”, “Du lịch nghỉ dưỡng”, “Du lịch khám phá, nghiên cứu”, “Du lịch cộng đồng”

Hòa Bình có hàng trăm hang động tự nhiên lớn nhỏ đầy sức hấp dẫn với

du khách như: Động Đá Bạc, hang Chổ (Lương Sơn), động Hoa Tiên, động Mường Chiềng, động Thác Bờ, động Nam Sơn, động Tân Lạc, động Thiên Tôn, hang Chùa (Yên Thủy), động Thủy Tiên (Lạc Thủy), hang Mỏ Luông (Mai Châu), Hang động không chỉ đơn giản là sản phẩm của tự nhiên, mà qua thời gian, bàn tay trí tuệ của con người từ thời nguyên thủy cho đến nay, nó đã biến thành nơi ở, nơi lưu giữ những bức tranh cuộc sống, phục vụ cho các cuộc đấu tranh và giờ đây nó trở thành những điểm du lịch để con người khám phá, nghiên cứu

Như vậy, có thể khẳng định yếu tố địa hình của tỉnh đã tạo nên những tiềm năng du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, vì địa hình nơi đây vẫn còn hoang

sơ, ít tác động của bàn tay con người, phù hợp với những đặc điểm của du lịch sinh thái Nếu tỉnh có những hướng đi đúng đắn thì du lịch sinh thái ở Hòa Bình

Trang 33

Hòa Bình là một nơi hội tụ gần như đầy đủ yếu tố khí hậu của một vùng sinh thái như: Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lượng mưa trung bình cao

1589 mm, độ ẩm trung bình năm là 1633 giờ Nhìn chung, khí hậu Hòa Bình mát mẻ quanh năm, lại có nhiều đồi núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, ít chịu tác động cầu con người nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái

* Thủy văn

Nước là tài nguyên quan trọng ở tất cả các mặt của cuộc sống con người Trong du lịch nước cũng quan trọng không kém, đặc biệt là du lịch sinh thái của tỉnh

Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong đó sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Đà, sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện như: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kì Sơn với chiều dài chảy qua địa phận tỉnh là 151 km, tổng lưu vực là 51.000 km2 Ngoài ra còn có một số con sông khác như sông Bôi, chiều dài là 50 km qua địa phận tỉnh, diện tích lưu vực

là 295 km2 Tiếp đến là hệ thống suối tương đối nhiều phục vụ đủ nhu cầu nước của tỉnh

Ngoài hệ thống sông suối, nơi đây cũng hội tụ nhiều hồ, đầm trong đó giữ vai trò to lớn nhất là hồ Sông Đà có diện tích khoảng 8.000 ha, hồ Đầm Bái (Phú Minh – Kì Sơn) có diện tích là 45 ha, hồ Re (Lạc Sơn) diện tích là 15 ha, ngoài

ra còn rất nhiều hồ nhỏ khác phân bố ở các huyện Mỗi hồ lại tạo nên những thắng cảnh riêng và độc đáo, đặc biệt là hồ Sông Đà với diện tích rộng, thắng cảnh hai bên hồ độc đáo thuận lợi cho đi thuyền, ngắm cảnh Các hồ ở tỉnh còn rất nguyên sinh là đặc điểm thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước

Tiếp đến phải kể đó là các thác nước, được hình thành từ các sông, suối trong vùng như: Cửu Thác Tú Sơn ở Kim Bôi nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Bôi Đúng như tên gọi “Cửu Thác” 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng của địa hình, sinh vật đã tạo nên một khu nghỉ

Trang 34

dưỡng thiên nhiên có sức hấp dẫn lớn với du khách Ngoài ra tỉnh còn nhiều thác nước đẹp khác như: Thác Thăng Thiên ở Kì Sơn và các thác ở các huyện khác như: Tân Lạc, Cao Phong chưa được khai thác

Bên cạnh đó, Hòa Bình còn có nhiều nguồn nước khoáng phong phú, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có mỏ nước khoáng, đây là tiềm năng để phát triển

du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái Mỏ nước khoáng tiêu biểu ở Hòa Bình là mỏ nước khoáng Kim Bôi, hiện nay mỏ này đang được khai thác mạnh để phục vụ

du lịch

Nhìn chung, Hòa Bình có tài nguyên nước rất phong phú, đa dạng cả nước mặt lẫn nước ngầm để khai thác các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại tỉnh Hòa Bình

Do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên Hòa Bình có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, có giá trị kinh tế cao trong đó có một số loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam Tuy nhiên, tình trạng khai thác rừng quá mức nên thảm thực vật rừng đã bị tàn phá nặng nề, chủ yếu còn rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh ở một số khu bảo tồn, cây bụi, tràng cỏ Trong tổng số 285.865 ha đất rừng thì 178.895 ha là rừng tự nhiên và 106.880 ha là rừng trồng

Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Dẻ, dổi, sến, lim, táu, chò chỉ, chò nâu, pơ mu, nghiến, lát chun… Và các loại tre nứa, vầu, luồng, song, bương, mây… Cùng với đó là hệ cây thuốc quý trong rừng rất nhiều, với khoảng 100

Trang 35

loại cây thuốc như: Hà thủ ô, sâm, quế, sa nhân, ngũ gia bì, các cây bổ máu như dảo cổ lam, cam thảo, tam thất… phân bố rải rác không tập trung

Diện tích rừng của tỉnh khá lớn chiếm 62% tổng diện tích đất Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 4 khu bảo tồn thiên nhiên là: Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), Pu Canh (Đà Bắc), Thượng Tiến (Kim Bôi), Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Tân Lạc – Lạc Sơn) và một phần của vườn quốc gia Cúc Phương, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái Để khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái thì đòi hỏi tỉnh phải đầu tư

cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, công tác quy hoạch quản lí phải hợp lý

Nguồn tài nguyên của Hòa Bình phong phú, đa dạng đặc biệt là hệ động thực vật, nhiều loại quý hiếm như: hươu, nai, hoẵng, voi, hổ, các loài chim quý như khướu, họa mi, cú, vẹt, nhiều loài đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam

Nhìn chung, có thể thấy Hòa Bình là một vùng rừng núi có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng thích hợp với nhiều loại hình du lịch như:

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch tham quan, du lịch khám khá,… Đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái lớn, đòi hỏi tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư khai thác

* Một số điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

- Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi (huyện Kim Bôi)

Khu du lịch suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi Suối cách thành phố Hòa Bình 30 km theo hướng ngược Hà Nội, nước khoáng phun lên ở nhiệt độ 340

C – 360C Nguồn nước khoáng Kim Bôi đủ tiêu chuẩn làm nước uống, để tắm ngâm mình chữa bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp Nước khoáng Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng thạch bích ở Quảng Ngãi và Kum–Dua ở Nga và Paven ở Blgaria

Với diện tích 7 ha, khu du lịch nằm ở điểm mạch nước khoáng nóng của suối khoáng phun lên Hạ tầng bao gồm khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi, khách sạn Công Đoàn, Vresort hoặc các khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên

Trang 36

nhiên, vừa đắm mình để thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào từ lòng đất Ngoài ra còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng

- Hồ thủy điện Hòa Bình (Thành Phố Hòa Bình)

Hồ được hình thành từ việc xây đập thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà Hồ

có diện tích khoảng 8.000 ha và là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế Được mệnh danh là “Hạ Long trên núi” với vẻ đẹp hoang sơ yên bình, đến đây du khách hoàn toàn có thể tách khỏi cuộc sống hiện đại, bận rộn, hối hả

và hòa mình vào với cảnh sắc thiên nhiên trong lành, thơ mộng, trữ tình Mặt nước hồ trong xanh làn mây trắng bồng bềnh, hai bên bờ núi non trùng điệp, thấp thoáng ẩn hiện những bản làng Mường với những nét văn hóa, những món

ẩm thực núi rừng vô cùng đặc sắc Đến với Hồ Hòa Bình là đến với loại hình du lịch sinh thái đang được khai thác rất hiệu quả Ngoài ra, còn phát triển các loại hình

du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu, khám phá

- Thắng cảnh quốc gia Động Đá Bạc (huyện Lương Sơn)

Động nằm ở xã Liên Sơn, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, được phát hiện năm 1990 do sự tình cờ của người dân đi lấy củi Ban đầu của động chỉ là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân mở rộng cửa động để tham quan

đi lại Bước vào trong động theo đường lát gạch khoảng 6 m du khách sẽ đến động Cô Tiên Động có hai ngăn ngoài thoáng rộng vòm sâu có nhiều nhũ đá rủ xuống kết thành nhiều dải, uốn lượn mềm mại như bức màn nhung có nhũ buông thẳng, có dải nhũ buông dài xuống, đầu nhọn chĩa ra nhiều phía, treo lơ lửng trên vòm trần thật lạ mắt Nét kỳ diệu ở đây là dưới chân các khối nhũ đá, nước nhỏ xuống theo năm tháng tạo thành hai bể nước thiên tạo xinh xắn Phía trong bể nước là hệ thống các ruộng bậc thang đầy ắp nước như đang chuẩn bị vào vụ mới Chỉ chừng đó thôi cũng khiến ta bất chợt thấy mình gần gũi với đá, với thiên nhiên Du khách có thể ngồi hàng giờ bình tâm, tĩnh trí để trái tim trò chuyện với đá, để khi ra về không khỏi luyến tiếc, xao xuyến

Rời Động Cô Tiên du khách sang động Long Tiên tại đây du khách có thể thấy nửa vách ngăn động là một vách ngăn đá được thiên nhiên đẽo gọt, giống như hình khăn buông trên vai người thiếu nữ Các cột trụ đều được chạm khắc

Ngày đăng: 20/03/2017, 05:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w