1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lạng Sơn theo hướng phát triển bền vững - Nghiên cứu của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

4 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 236,5 KB

Nội dung

Nội dung của bài viết trình bày một số vấn đề về du lịch sinh thái, phát triển du lịch sinh thái bền vững; tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Lạng Sơn; một số định hướng phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững.

Trang 1

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 237 Kỳ 2- 3/2021 ● 131

1 Đặt vấn đề

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, du lịch sinh thái

(DLST) có bước phát triển mạnh mẽ - được đánh giá

là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công

nghiệp du lịch (tốc độ phát triển tăng khoảng 20%

đến 34% mỗi năm) Từ những năm đầu của thế kỉ

XX, đặc biệt từ năm 2020 lại đây, DLST có bước

phát triển nhanh nhất trong các hoạt động du lịch

Với sự phát triển này, DLST đã đóng góp tích cực

vào sự phát triển kinh tế địa phương, nhiều vùng và

nhiều quốc gia dân tộc Lạng Sơn là tỉnh miền núi

phía Đông Bắc của Tổ quốc, có nhiều điều kiện tự

nhiên thuận lợi như có hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ,

có rừng nguyên sinh, có hệ thống sông suối khá dày

đặc; có đường biên giới giáp với Quảng Tây - Trung

Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia

và các cặp chợ biên giới; có các quốc lộ và tuyến

đường sắt liên vận quốc tế chạy qua; có nhiều thắng

cảnh và di tích văn hoá, di tích lịch sử, như động

Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Đặc biệt,

Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống,

là sự hoà nhập của cộng đồng, những tập quán sinh

hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng

cao,…; những sắc màu trang phục truyền thống,

những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca,

hát then, hát sli, hát lượn đều say đắm lòng người

Xuất phát từ những hiểu biết trên, trong phạm vi bài viết, chúng tôi tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Lạng Sơn theo hướng phát triển bền vững để khẳng định: việc khai thác tốt loại hình DLST cùng với các loại hình du lịch khác sẽ đem lại các giá trị to lớn cho hoạt động du lịch của tỉnh, vùng

và của đất nước

2 Nội dung nghiên cứu 2.1 Một số vấn đề về du lịch sinh thái, phát triển du lịch sinh thái bền vững

2.1.1 Du lịch sinh thái

Năm 1987, khái niệm về DLST lần đầu tiên được

Ceballos-Lascurain phát biểu: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới thực động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [1, tr.8]

Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” đã nhận định: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên

và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường,

có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH LẠNG SƠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - NGHIÊN CỨU CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM LẠNG SƠN

Mai Thị Thu Hằng*, Triệu Thu Hường*

ABSTRACT

The article is based on theoretical issues about ecotourism and sustainable ecotourism development; identifying the potential and current status of ecotourism development in Lang Son province from aspects such as, an overview of the conditions of Lang Son province, potentials affecting ecotourism development, the current status of ecotourism development in Lang Son province Since then, we give some orientations

in developing ecotourism in Lang Son province towards sustainable development and affirm that: Lang Son has a lot of potentials to develop ecotourism but it needs an overall assessment of the natural and social conditions and it needs to be invested in for development and sustainability.

Keywords: potential, development, ecotourism, Lang Son province, sustainable development

Ngày nhận bài: 15/03/2021; Ngày phản biện: 20/03/2021; Ngày duyệt đăng: 08/04/2021

*Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Trang 2

132 ● TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 237 Kỳ 2- 3/2021

phương.” [5]

Qua tìm hiểu các khái niệm về DLST, chúng tôi

nhận thấy: do xuất phát từ những điểm tiếp cận khác

nhau nên việc đưa ra định nghĩa cũng khác nhau Tuy

nhiên, dựa trên các khái niệm này, chúng tôi đề cập đến

các đặc điểm của DLST: 1/ DLST gồm tất cả những

hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục

đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu

về tự nhiên cũng như giá trị văn hoá truyền thống ở

các vùng thiên nhiên đó; 2/ DLST phải bao gồm

những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường;

3/ DLST thường được các tổ chức chuyên nghiệp và

doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho

các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước

ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều

hành hoặc quảng cáo cho các nhóm du khách có số

lượng hạn chế; 4/ DLST hạn chế đến mức thấp nhất

các hoạt động đến môi trường tự nhiên và văn hoá – xã

hội; 5/ DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự

nhiên [5]

Các loại hình DLST gồm: các loại hình DLST tự

nhiên (du lịch mạo hiểm, thám hiểm; du lịch tham

quan cảnh đẹp và nghiên cứu; du lịch môi trường) và

các loại hình DLST nhân văn

2.1.2 Phát triển DLST bền vững

Du lịch sinh thái bền vững (DLST BV) là việc

phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các

nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản

địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tổn, tôn

tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong

tương lai DLST BV đưa ra các kế hoạch quản lý

các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về

kinh tế, xã hội và thẩm mĩ của con người, mặt khác

vẫn duy trì sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng về

sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ

thống hỗ trợ cho con người Các bộ phận hợp

thành DLST BV gồm: thân thiện với môi trường; gần

gũi về xã hội và văn hoá; nhân tố kinh tế

2.2 Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch

sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, có bề

dày văn hóa, lịch sử, truyền thống với nhiều di tích,

tín ngưỡng, tâm linh, danh lam thắng cảnh hữu tình,

nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc; có nguồn tài

nguyên du lịch phong phú Đó là những tiềm năng to

lớn cho phát triển du lịch tại địa phương

Lạng Sơn là nơi có khá nhiều thuận lợi về điều kiện

tự nhiên: vị trí 21°19’-22°27’B, 106°06’-107°21’Đ;

đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh Dạng địa

hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao

trung bình 252 m so với mặt nước biển Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông; Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam; hệ thống sông ngòi có: sông Kỳ Cùng dài 243 km thuộc huyện Đình Lập; sông Bản Thín dài 52km chảy vào nước ta ở xã Tam Gia huyện Lộc Bình; nhập vào sông Kỳ Cùng tại xã Khuất Xá huyện Lộc Bình; sông Bắc Giang dài 114 km nhập vào sông Kỳ Cùng tại huyện tràng Định,… Lạng Sơn có đường biên giới giáp với Quảng Tây - Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới Lạng Sơn còn có các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B,

279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế chạy qua; có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá, di tích lịch sử, như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Chùa Tiên, khu du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, hệ thống các hang động ở Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia và Bắc Sơn,

Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hoà nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao, những ngày hội Lồng thồng, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn đều say đắm lòng người Ngoài ra quê hương Xứ Lạng còn có những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc mang đậm những phong vị riêng như: phở chua, vịt quay, khau nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh cuốn, khẩu Shi Cùng với các món ăn

đó, các loại hoa quả tại vùng quê Xứ Lạng cũng đa dạng phong phú như: mơ, lê Tràng Định, mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của các sản phẩm ẩm thực của Lạng Sơn sẽ là ấn tượng sâu sắc đối với du khách sau mỗi lần đến thăm, tìm hiểu và thưởng thức

Như vậy, Lạng Sơn là tỉnh có giàu tiềm năng về phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng Đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động du lịch ở Lạng Sơn,

tác giả bài viết “Phát triển du lịch tại Lạng Sơn: tăng trải nghiệm để níu chân du khách” cho rằng: Du lịch

Lạng Sơn đã có một năm 2018 thành công khi tổ chức các sự kiện phát triển du lịch như: Tuần văn hóa du lịch Lạng Sơn gắn với Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ,

Lễ hội hoa hội Quýt Bắc Sơn, Lễ hội Na Chi Lăng… bên cạnh việc đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng

Trang 3

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 237 Kỳ 2- 3/2021 ● 133

tại Hữu Lũng, Bắc Sơn Kết quả, năm 2018 tổng số

khách du lịch đến Lạng Sơn đạt 2,8 triệu lượt, tăng

6,3% so với năm 2017, doanh thu đạt gần 1000 tỷ

đồng Trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng khách

du lịch tới Lạng Sơn cũng đạt trên 1.526.000 lượt,

tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, khách

quốc tế ước đạt 187.400 lượt, khách trong nước đạt

1.338.800 lượt Tuy nhiên những con số này chưa thể

hiện hết tiềm năng của Lạng Sơn, du lịch Lạng Sơn

có thể làm được nhiều hơn thế [7]

Xuất phát từ những tìm hiểu về tiềm năng và hiện

trạng về phát triển DLST ở tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi

đưa ra một số định hướng nhằm phát triển du lịch

sinh thái theo hướng phát triển bền vững nhằm nâng

cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân nói

riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung

2.3 Một số định hướng phát triển du lịch sinh

thái theo hướng phát triển bền vững

2.3.1 Quan điểm về phát triển DLST theo hướng

phát triển bền vững

Việc xây dựng định hướng phát triển DLST theo

hướng phát triển bền vững ở Lạng Sơn cũng cần tuân

thủ và đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc bộ; quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển DLST ở tỉnh Lạng Sơn theo hướng bền

vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên

nhiên và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; đồng

thời, kết hợp với công tác bảo tồn, phát huy các giá

trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc,

đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã

hội

2.3.2 Định hướng phát triển DLST theo hướng

bền vững ở Lạng Sơn

a) Phát triển không gian DLST

Là vùng đất có vị trí đặc biệt, có nhiều danh lam

thắng cảnh nổi tiếng và nhiều đặc trưng văn hoá

riêng biệt để phát triển DLST Lạng Sơn Thời gian

qua, hướng phát triển du lịch DLST cộng đồng được

tỉnh chú trọng đầu tư: khởi đầu là Làng văn hóa du

lịch cộng đồng Quỳnh Sơn với sự tham gia của 5 hộ

gia đình chính thức hoạt động từ năm 2012, trung

bình hằng năm thu hút trên 7.000 lượt du khách Với

mục tiêu nhân rộng loại hình du lịch sinh thái cộng

đồng, hai xã Vũ Lăng (huyện Bắc Sơn) và Hữu Liên

(huyện Hữu Lũng) là địa điểm có nhiều điều kiện

thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng

Đến nay đã xây dựng tour du lịch sinh thái và du lịch

cộng đồng giữa hai huyện Bắc Sơn, Hữu Liên gắn kết với vùng phụ cận

b) Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ DLST Phát triển giao thông vận tải phải hoàn thiện đồng

bộ, đảm bảo liên kết giữa các vùng và cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn Hệ thống đường giao thông khu du lịch ở Lạng Sơn cần phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm thành phố đến khu du lịch, đường trục trung tâm và đường nội bộ khu du lịch đạt quy mô đường cấp IV

- cấp V miền núi, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, an toàn

c) Phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường Trong quá trình khai thác DLST cần gắn với việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tính thống nhất, không phá vỡ kết cấu tự nhiên vốn có của từng địa phương khi khai thác du lịch Tăng nguồn đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ rừng nhằm phát triển bền vững các tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái

d) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST Cần phải không ngừng nâng cao năng lực, trình

độ chuyên môn của cán bộ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch tại Lạng Sơn Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ các cán bộ nhân viên và lao động hiện đang tham gia công tác trong ngành du lịch trên phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo

cụ thể với các cấp trình độ chuyên môn khác nhau đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu trong hoạt động du lịch

e) Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá Cần phát hành những ấn phẩm có chất lượng về thông tin chi tiết hình ảnh du lịch sinh thái Lạng Sơn, giới thiệu hình ảnh về con người, sản phẩm du lịch cho du khách Quảng bá du lịch Lạng Sơn tại các thị trường lớn trong nước cũng như ở nước ngoài cần được thực hiện thường xuyên liên tục

3 Kết luận

DLST đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ở miền núi, bởi DLST phát triển dựa trên những giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc và độc đáo, có hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường, góp phần cho

nỗ lực bảo tồn, đồng thời góp phần hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia Lạng Sơn là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng Tuy nhiên, hệ

Trang 4

134 ● TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 237 Kỳ 2- 3/2021

thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dịch vụ du

lịch chưa phát triển nên hoạt động du lịch mới chỉ

phát triển ở mức độ thấp và gặp nhiều khó khăn đề

tài đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi cho

định hướng phát triển DLST Đó là các giải pháp về

phân vùng không gian du lịch, nâng cấp cải thiện

chất lượng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và các

giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn của các

bên tham gia

Tài liệu tham khảo

1 Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), Du lịch

sinh thái, những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát

triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2 Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học

du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3 Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch,

NXB Giáo dục Hà Nội

4 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1999), Địa lý du

lịch, NXB TP HCM.

5 Tổng cục Du lịch Việt Nam (1999), Xây dựng

chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam,

Hội thảo Quốc gia

Ngày đăng: 09/07/2021, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w