Về lượt khách du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 74)

3.1.1.1. Khách quốc tế

Khách quốc tế tìm đến Đắk Lắk chưa nhiều, một phần do hoạt động quảng bá, tiếp thị của du lịch Đắk Lắk chưa đến được với bạn bè quốc tế. Đối với nhiều người nước ngoài, Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng còn khá xa lạ. Mặt khác do hoàn cảnh lịch sử, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ và Pháp muốn quay lại thăm mảnh đất cao nguyên anh dũng này, nhưng vì những trở ngại về mặt chính trị, thủ tục nhập cảnh nên một lượng lớn du khách là cựu chiến binh hoặc những người trước đây làm việc cho chính quyền Mỹ không thể du lịch Đắk Lắk. Một vài công ty lữ hành lớn cũng đã nhận thấy tiềm năng du lịch của Đắk Lắk nhưng đều gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cho người nước ngoài được tham quan, lưu trú tại Đắk Lắk. Khách quốc tế mà du lịch Đắk Lắk đón tiếp hiện nay chủ yếu đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Đông nhất là những khách du lịch có quốc tịch Pháp, Anh, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ. Gần đây có thêm du khách Mỹ, Úc, Canada. Khách đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là khách trẻ, đi tự do, nghiên cứu thị trường.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ lượt du khách quốc tế đến Đắk Lắk giai đoạn 2006

2012

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk

Giai đoạn 2000 – 2010 có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch, song có thể thấy lượng khách du lịch quốc tế đến Đắk Lắk vẫn tăng trưởng khá tốt. Năm 2000 mới đón được 7.780 lượt khách đến năm 2010 số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng hơn 4 lần, đạt 31.500 lượt khách, năm 2012 đón 32.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng khá tốt, đạt trung bình 13,32%/năm (giai đoạn 2000 – 2005) và 13,71%/năm (giai đoạn 2006 – 2012). Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, số lượng khách du lịch quốc tế đến Đắk Lắk vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2012 tỷ lệ khách du lịch quốc tế trong tổng số khách mới đạt 9,8%.

3.1.1.2. Khách nội địa

Khách nội địa đến Đắk Lắk ngày càng tăng, vì trong môi trường du lịch Việt Nam, Đắk Lắk đang dần chiếm vị trí đáng kể. Thuận tiện cả bằng đường ô tô lẫn đường hàng không, lại cách TP. HCM chỉ 350 km đường bộ, du khách có thể chọn Đắk Lắk làm điểm đến cho kì nghỉ cuối tuần. Hơn nữa, là nơi sinh sống của 44 đồng bào dân tộc, hàng năm ở Đắk Lắk có rất nhiều lễ hội đặc sắc như đua voi, đâm trâu,

Người

cồng chiêng, thu hút khách du lịch đến tham quan. Tập quán sinh hoạt, sản xuất của dân tộc bản địa nơi đây cũng là nét mới lạ đối với nhiều du khách. Do điều kiện lịch sử, Đắk Lắk là vùng nhập cư của hàng trăm ngàn người từ các miền của đất nước. Hàng năm, có nhiều người thân của cư dân Đắk Lắk từ những tỉnh khác tìm đến Đắk Lắk để thăm gia đình và kết hợp du lịch Đắk Lắk. Do vậy, số lượt khách nội địa đến Đắk Lắk khá cao và ngày càng tăng. Khách nội địa chiếm đến 80 - 85% tổng số khách du lịch đến Đắk Lắk.

Bảng 3.2. Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Đắk Lắk

Hạn g mục Đ V Năm 2 006 2 007 2 008 2 009 2 010 2 011 2 012 Khác h nội địa N gười 1 88.881 2 21.769 2 27.813 2 31.695 2 70.879 2 83.000 2 93.000

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk

Nhìn chung, khách nội địa là bộ phận chính trong tổng số khách du lịch đến Đắk Lắk. Trong giai đoạn 2000 – 2010, khách nội địa cũng tăng trưởng với tốc độ nhanh, bình quân 8,62%/năm (giai đoạn 2000 – 2005) và 14,95%/năm (giai đoạn 2006 – 2012). Giai đoạn 2000 – 2012, tỷ trọng của khách du lịch nội địa đến Đắk Lắk có hướng giảm dần song vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn 90% trong tổng số khách.

Nhiều khách đến Đắk Lắk vì sự thu hút của các lễ hội, nhất là vào dịp đầu xuân, đặc biệt là tháng 3 - tháng tập trung nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc. Tỉnh Đắk Lắk là nơi tổ chức một số liên hoan phim, ca múa nhạc, ngày hội văn hóa và hội thảo, tuy nhiên lượng khách đến vì những mục đích này không nhiều và không thường xuyên.

Giữ nhịp độ gia tăng ổn định nhất là du khách đến theo mục đích sinh thái - văn hóa. Loại hình du lịch này đang phát triển và có thể diễn ra quanh năm. Các công ty du lịch lớn như Saigon Tourist, Viettravel cũng đang khai thác điểm đến Đắk Lắk trong tour du lịch miền Trung - Tây Nguyên. Sự gia tăng của lượng du khách đến theo tour sinh thái, văn hoá - lịch sử là dấu hiệu đáng mừng, tạo điều kiện cho du lịch Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn cũng như quan tâm đến cộng đồng dân tộc bản địa. Bởi mọi hoạt động du lịch cũng như sản phẩm du lịch đều nhằm mục đích phục vụ du khách, theo nhu cầu của du khách, mà du khách tìm đến Đắk Lắk vì mục đích sinh

thái – văn hoá - lịch sử thì ngành du lịch tỉnh cũng như mọi hoạt động, dự án liên quan đến du lịch đều phải hướng đến việc bảo tồn môi trường và văn hoá bản địa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 74)