Công tác quản lý du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 104)

Hiện nay, cơ quan quản lý về du lịch tỉnh Đắk Lắk là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên toàn tỉnh. Tại các huyện, thành phố, du lịch được phân công cho phòng Văn hóa Thông tin quản lý song nhiều huyện còn thiếu cán bộ chuyên trách, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.

Trong gian đoạn 2000 – 2010, các hoạt động quản lý du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với việc Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh được thành lập được xem như bước khởi đầu, chuyển đổi cơ bản của tỉnh đối với phát triển du lịch địa phương. Trong giai đoạn này, các Nghị quyết Đại hội đại biểu lần XIII, XIV và XV của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đều xác định du lịch là một trong những hướng phát triển quan trọng của kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nghị quyết này có ý nghĩa góp phần thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đã chú ý đầu tư nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được thành lập, nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng...

Đặc biệt nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh khóa VII – kỳ họp thứ 15 đã xác định những định hướng cơ bản của du lịch Đắk Lắk trong giai đoạn tiếp theo (2011 – 2015) theo hướng “Phát triển du lịch toàn diện, trọng tâm là du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa” và “từng bước trở thành trung tâmdịch vụ lớn của vùng Tây Nguyên và cả nước”.

Về công tác quy hoạch phát triển du lịch, tính đến nay Đắk Lắk có nhiều điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết như khu du lịch hồ Lắk, khu du lịch hồ Ea Nhái, khu du lịch Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Năng… cũng xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của huyện.

2.4. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.4.1 Các giá trị văn hóa từ di sản thế giới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".Cồng chiêng có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đồng bào

các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với đôi tay và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm, cộng đồng cư dân Tây Nguyên đã biết thổi hồn và tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh ngân nga sâu lắng sống mãi cùng với đất trời Tây Nguyên nâng lên thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời thể hiện đầy đủ nhất bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên.

Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian văn hóa lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội ở Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Những giá trị văn hóa chính của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng và những địa điểm tổ chức các lễ hội đó ( nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, các khu rừng cạnh buôn làng…) Tất cả đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.

Đối với du lịch, giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đặc biệt có giá trị cao, có khả năng tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như các tour tham quan văn hóa, các tour lễ hội cồng chiêng, các sản phẩm lưu niệm…

Du khách đến với Đắk Lắk sẽ có cơ hội được thưởng thức cồng chiêng vì hoạt động văn hoá dân tộc này đã được UBND tỉnh tổ chức quy mô, phổ biến nhằm gìn giữ và phát huy văn hoá cồng chiêng trong cộng đồng. Những năm qua riêng thành TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức rất nhiều cuộc liên hoan văn hoá cồng chiêng, diễn tấu nhạc cụ dân tộc, ngày hội văn hoá các dân tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Các dàn chiêng tiêu biểu như buôn Kôsier, buôn Ako Dhong, buôn Kô Lam, buôn Ki và đặc biệt, đội chiêng buôn Kôsier là một trong những đội có phong cách diễn tấu hay, đậm đà bản sắc dân tộc nên được cử đi biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Các dân tộc ở Đắk Lắk

có rất nhiều lễ hội, mà không lễ hội nào thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng còn thân thuộc với đồng bào trong cả đời sống hàng ngày như đón khách quí, nghe kể khan (sử thi), do vậy, không đâu có thể dễ tìm đến cồng chiêng như Đắk Lắk. Hơn 70 lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc đã được tổ chức. Đặt chân lên Đắk Lắk là quý khách được bước vào xứ sở của cồng chiêng, được sống trong không gian của di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Hiện nay, hầu hết các buôn làng đều có nhà văn hoá cộng đồng, nơi đây diễn ra các sinh hoạt văn hoá rất bổ ích, cũng là nơi tập luyện và biểu diễn chiêng cho du khách muốn thưởng thức. Đây là kết quả của sự đầu tư của UBND tỉnh cũng như ngành văn hoá - thông tin và du lịch trong việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

2.4.2 Cà phê- sản vật nông nghiệp nổi bật nhất của tỉnh Đắk Lắk

Thổ nhưỡng đất đỏ Bazan cùng chế độ nhiệt ngày và đêm có biên độ lớn, khí hậu mỗi năm hai mùa đã tạo nên một trong những sản phẩm đặc hữu của Đắk Lắk đó là cà phê. Cà phê Buôn Ma Thuột từ lâu không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên thế giới. Thành phố Buôn Ma Thuột được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Cà phê Buôn Ma Thuột với hương vị và chất lượng độc đáo đã vượt ra ngoài thế giới, không chỉ là thức uống, cà phê xét dưới góc độ văn hóa còn là sự kết tinh của một quá trình văn hóa nông nghiệp được hình thành từ lâu đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đắk Lăk.

Trên phương diện du lịch, cà phê có khả năng tạo thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như:

- Tham quan các trang trại cà phê. -Tham quan quá trình sản xuất cà phê. -Homestay trong vùng trồng cà phê.

- Các sản phẩm du lịch làm từ cà phê như tranh bằng hạt cà phê, điêu khắc trên thân cây cà phê.

- Lễ hội cà phê.

2.4.3 Voi- loài vật biểu tượng cho Đắk Lăk.

Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn đã hình thành từ rất lâu, kèm theo đó là một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến voi, hình thành trên một “dòng” văn hóa về voi. Hiện nay, Bản Đôn vẫn được xem là nơi có thương hiệu voi lớn nhất Đắk Lắk cũng như Việt Nam.

Không chỉ là loài vật đơn thuần, từ ngàn đời nay loài voi được xem là biểu tượng gắn với những truyền thuyết, sự tích anh hùng của người dân thượng ngàn Tây Nguyên.

Các sản phẩm du lịch có thể khai thác gắn liền với voi bao gồm:

-Tham quan rừng và các khu sinh thái tự nhiên bằng phương tiện là voi - Các lễ hội văn hóa liên quan đến voi

- Biễu diễn nghệ thuật đường phố bằng voi.

Hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở huyện Buôn Đôn. Bãi đua thường là khu vực tương đối bằng phẳng, rộng để voi dàn hàng đua và dài khoảng 1000m. Voi từ các buôn xa, gần đều về đây tụ hội. Trước ngày đua voi các lán trại mọc lên san sát cho các nài voi đến sớm để chuẩn bị. Thắng lợi của voi còn là niềm vinh dự, tự hào của mỗi nài voi. Nó thể thiện công lao và tài thuần dưỡng của các nài.

Trước khi vào cuộc, các chú voi tham gia được bố trí xếp hàng ngay ngắn. Mỗi voi đều mang trên mình các lá cờ nhiều màu sắc và cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Trên mình voi còn có hai mảnh vải thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên, cưỡi trên voi thường là hai người, trong đó có một người là nài voi, người còn lại là thanh niên khoẻ mạnh vạm vỡ.

Sau khi hồi tù và rít lên, lần lượt từng hàng voi đến trước ban giám khảo quỳ phục và cúi chào khán giả rồi trở về vị trí xuất phát để chờ lệnh. Một hồi tù và nữa lại vang lên, voi đồng loạt phóng nhanh về phía trước, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, tiếng trống chiêng và tiếng bước chân voi khuấy động cả khu rừng. Voi nào cũng cố gắng chạy thật nhanh để về đích sớm nhất.

Với số lượng voi tham gia đua có khi lên đến vài chục con nên voi phải thi đấu qua nhiều vòng để chọn ra một chú voi chạy nhanh nhất. Và voi chiến thắng cũng được trao “vòng nguyệt quế” tết từ hoa lá trong rừng, phần thưởng cho tất cả các voi dự thi là những khúc mía hay nải chuối mà nài voi và cả khán giả cũng đã chuẩn bị sẵn, còn phần thưởng của ban tổ chức cho nài voi là các ché rượu cần ngon nhất. Giữa nắng gió của trời Tây Nguyên vào tháng 3, không gì sôi động và hào hứng bằng việc tận mắt chứng kiến và thoả thích reo hò cổ vũ cho voi chạy đua. Nghỉ giải lao trong chốc lát, voi lại vào thi ném xa, kéo co, đá bóng. Màn thi nào voi cũng cố gắng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của mình mặc dù thân hình

không nhỏ nhắn chút nào. Ngoạn mục nhất có lẽ là màn thi vượt sông Sêrêpôk. Khúc sông mà đàn voi bơi qua là đoạn cuối của Sêrêpôk trên đất Việt. Sau hiệu lệnh cả đàn voi chạy lao xuống nước, nước bắn tung toé một góc sông. Cảnh tượng này nhìn từ trên cao rất đẹp và hùng vĩ. Ra đến giữa sông, du khách và khán giả chỉ còn thấy nhấp nhô dáng nài voi đang ngồi chồm hổm trên lưng voi. Lúc đó ta mới cảm nhận hết được tài thuần dưỡng voi cũng như mối quan hệ mật thiết giữa voi và người dân Đắk Lắk.

Thời gian gần đây, được sự đầu tư của Tỉnh, hội đua voi được tổ chức qui mô hơn, đều đặn, vừa nhằm mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn văn hoá bản địa và thu hút khách du lịch. Số lượng khách trong nước đến với hội voi đang tăng đáng kể, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá về hội voi nhiều hơn trong thời gian gần đây.

2.4.4 Hệ thống thác, hồ

a.Hệ thống thác nước

Với hệ thống sông suối phong phú, mà tiêu biểu là sông Sêrêpook với hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô chảy ngược theo hướng đông tây qua địa phận Đắk Lắk hàng trăm km, trên địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, qua nhiều bậc đã hình thành nên hàng chục thác ghềnh ngoạn mục, có những nơi lòng hẹp, dốc lớn cột nước vỡ òa tạo âm thanh ầm ầm hùng vĩ ( thác Đray Sáp thượng, Đray Hling, Đray Nur…) có nơi lòng suối trải rộng len nhiều nhánh, tạo nên dòng chảy trải dài hàng trăm mét trên các ghềnh đá lớn êm ả, nhẹ nhàng ( thác Thủy Tiên, thác Bảy Nhánh…) tất cả đều ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh tạo nên khung cảnh vừa dữ dội mạnh mẽ lạ vừa ky bí, thơ mộng mà đến nay vẫn còn nguyên tính hoang sơ chưa khám phá hết.

Thác Krông Kmar nằm ở trung tâm thị trấn huyện Krông Bông, cách TP. Buôn Ma Thuột 60km đi theo tỉnh lộ 12 hoặc đi theo quốc lộ 27. Từ đỉnh Chư Yang Sin cao hơn hai ngàn mét, dòng nước đổ xuống thành những bậc thác nối tiếp nhau, âm thanh rền vang khắp khu rừng nguyên sinh, bọt tung trắng xóa. Cạnh những cột nước có rất nhiều tảng đá to, có mặt phẳng cho du khách ngồi chiêm ngưỡng thác hoặc tổ chức liên hoan nhẹ. Ngược lên phía thượng nguồn, nơi xuất phát của dòng sông Krông Kmar, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một hồ nước sâu trong vắt ngay trên núi, bao bọc chung quanh là rừng thông xanh biếc, vi vu trong tiếng chim rừng.

Những năm gần đây, Krông Kmar đã được nhiều người biết đến, không chỉ bởi phong cảnh tuyệt vời với những thác nước ầm reo giữa non ngàn, không khí trong lành mát dịu của thiên nhiên mà còn vì những hoạt động văn hóa diễn ra ngay tại thác như uống rượu cần, cưỡi voi chinh phục Chư Yang Sin hay đầm mình trong làn nước mát của Krông Kmar.

Thác Thủy Tiên nằm về hướng Đông Bắc, cách huyện Krông Năng 7 km lại có vô vàn những tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành ba tầng, chiều cao khoảng 30 m. Tầng thấp nhất có những bậc lên xuống dễ dàng, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm giữa vòm cây xanh mát. Hai bên lòng thác rễ cây buông rũ trông rất nên thơ. Tầng thứ hai trải rộng hơn với nhiều bậc đá, nước tuôn trắng xóa nhưng cũng có những chỗ không sâu, du khách có thể tắm an toàn. Ở tầng thứ ba, nước đổ từ trên xuống tạo thành hồ khá sâu, sau đó lại hòa vào dòng nước uốn lượn hiền hòa giữa đại ngàn.

Hiện nay, tham quan thác Thủy Tiên được kết hợp với tìm hiểu văn hóa các dân tộc bản địa như nghe kể sử thi, tham dự lễ kết nghĩa anh em ở nhà dài của người Ê Đê, thưởng thức các món ăn độc đáo của người Nùng, Dao, Mông. Điểm du lịch thác Thủy Tiên vừa mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Sự hòa quyện này mang lại nét hấp dẫn riêng cho DLST - văn hóa nơi đây.

Thác Bảy Nhánh thuộc huyện Buôn Đôn nằm trong khu du lịch Buôn Đôn. Từ TP. Buôn Ma Thuột, du khách có thể đi ô tô hoặc xe máy hoặc xe buýt khoảng 42km là đến thác. Đường đi đã được đổ nhựa đẹp, hai bên đường là những rẫy cà phê, nếu vào mùa sẽ bạt ngàn hoa trắng và ngào ngạt hương thơm. Từ trên xe, du khách có thể thấy những nếp nhà sàn và cả những tượng nhà mồ của người dân tộc bản xứ.

Thác Bảy Nhánh không lớn như Krông Kmar hay hùng vĩ, mạnh mẽ như Thủy Tiên mà mang vẻ đẹp nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn, thác cao khoảng 15 m. Quanh thác có rất nhiều những rặng si già, cành lá xum xuê, rễ đan vào nhau chằng chịt. Chiếc cầu treo dài hơn 200m sẽ đưa khách du lịch tròng trành qua các rễ si hay

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w