Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 33)

Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên thiên…phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý, từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và phát triển tài nguyên, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch… Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềm năng rất lớn về DLST nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc do đó không có cơ chế, chính sách thích hợp để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch do đó đã làm lãng phí nguồn tài nguyên thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay người quản lý các nguồn tài nguyên đó.

Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển. DLST chỉ phát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng bộ. Đó là nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chế phối hợp và phân chia một cách hài hòa lợi ích giữa người dân địa phương với các cơ quan quản lý, các công ty lữ hành, qua đó hoạt động DLST tạo điều kiện cho người dân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Cơ chế thuận lợi làm cho DLST phát triển tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương và nâng cao đời sống của họ. Một cơ chế, chính sách đúng sẽ vừa khuyến khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển DLST một cách bền vững đảm bảo đời sống của cư dân địa phương.

Để đạt được các mục tiêu phát triển, các cơ chế chính sách và luật pháp cần được hướng tới là:

- Khuyến khích phát triển các nguồn lực du lịch về phương diện sức hấp dẫn thiên nhiên cũng như các điểm lịch sử, khảo cổ và văn hóa, chú trọng đến chất lượng cùng với hệ thống thông tin có hiệu quả và có nhận thức về khả năng thu xếp nơi nghỉ cho du khách.

- Có sự điều phối để tạo ra sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với hệ sinh thái và việc tổ chức các tour sẽ không gây thiệt hại hay huỷ hoại môi trường.

- Xây dựng nhận thức về loại hình du lịch mà có góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và có sự hoàn trả thích hợp cho hệ sinh thái.

- Triển khai lập kế hoạch, cải tiến và xây dựng nguyên tắc và quy định, tổ chức, quản lý hiệu quả DLST, từ đó có thể tạo nên sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Chính phủ, khối tư nhân và người dân địa phương.

- Có chính sách, cơ chế động viên cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình và thu được lợi ích từ du lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w