CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CHÍNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 105)

3.4.1. Tuyến du lịch theo quốc lộ 14

Là tuyến du lịch theo trục dọc phát triển trên cơ sở tuyến giao thông quan trọng và mang tính huyết mạch của Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên. Tuyến du lịch theo quốc lộ 14 kết nối Đắk Lắk với các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông và đi qua trung tâm du lịch dịch vụ Buôn Ma Thuột. Có các điểm du lịch sinh thái nằm theo trục đường này như: thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Đray Sáp thuộc huyện Krông Ana, hồ Ea Kao gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột,đồi cư H’Lâm thuộc huyện cư M’Gar, suối đá buôn Ea bông, thác Đrang Đrak, hồ buôn Dhia, bến nước Ea Nur thuộc huyện Krông Buk.

3.4.2. Tuyến du lịch theo quốc lộ 26

Tuyến du lịch theo quốc lộ 26 là tuyến du lịch theo trục ngang phát triển trên cơ sở tuyến giao thông quốc lộ 26 kết nối Đắk Lắk với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận. Tuyến du lịch theo quốc lộ 26 chạy qua trung tâm du lịch dịch vụ Buôn Ma Thuột, hồ Ea Nhái thuộc huyện Krông Păc và các điểm DLST thuộc khu vực cao nguyên M’Drắk như ngọn thác Đray knao, khu du lịch sinh thái Đray Knao, thác Ea Mdoan, núi vọng phu.

3.4.3. Tuyến du lịch theo quốc lộ 27

Tuyến du lịch theo quốc lộ 27 là tuyến du lịch phát triển trên cơ sở tuyến giao thông quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng. Tuyến du lịch này chạy qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và khu vực huyện Lắk.

Các điểm đến chính trên tuyến này gồm: Các điểm du lịch khu vực Buôn Ma Thuột và phụ cận, hồ Lắk, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, hang đá ba tầng thuộc huyên Lăk

3.4.4. Tuyến du lịch theo Trường Sơn Đông

Tuyến du lịch theo đường Trường Sơn Đông được phát triển trên cơ sở tuyến giao thông kết nối Đắk Lắk với Đà Lạt và Phú Yên. Tuyến du lịch theo đường Trường Sơn Đông đi qua khu vực M’Drắk và khu vực Krông Bông.

Các điểm đến chính trên tuyến gồm:Các điểm DLST khu vực cao nguyên M’Drắk như thác Đray Knao, thác Ea Mdoan, khu DLST Đray Knao và các điểm DLST thuộc huyên Krông Bông như vườn quốc gia Chư Yang Sin, thác Krông Kmar, hang đá Đăk Tuor, thác buôn Hngô, thác Yang Hanh, hồ Yang Reh.

3.4.5. Tuyến du lịch theo quốc lộ 29 mới

Tuyến du lịch theo quốc lộ 29 mới là tuyến du lịch được phát triển trên cơ sở tuyến quốc lộ 29 mới. Đây là tuyến kết nối Đắk Lắk với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định và thông sang Campuchia.

Các điểm đến chính trên tuyến bao gồm:

- Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Ea Sup như: hồ Ea Soup thượng, sông Ea H’leo.

- Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn như: vườn quôc gia Yok Đôn, buôn Niêng, vườn cảnh Troh Bư, rừng khộp Buôn Đôn.

- Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Krông Năng như: thác Thủy Tiên. - Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Krông Buk như: suối đá, thác Đrang Đrak, bến nước thôn Ea Nur...

3.5. ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH SINH THÁI

Với những điều kiện thuận lợi về tiềm năng khai thác DLST, trong các năm qua các thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư khai thác phát triển DLST tập trung nhiều nhất là ở TP. Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn... Đã dần khẳng định được DLST Đắk Lắk có một vị trí tương đối quan trọng đối với Tây Nguyên và cả nước.

Lượng khách tăng nhanh là một trong những lý do chính đưa đến sự ra đời của nhiều doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực du lịch như: lữ hành, cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch,…với qui mô, năng lực hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, công tác đầu tư cho DLST được đẩy mạnh theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Khu DLST - văn hoá Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, có chủ đầu tư là công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đắk Lắk với quy mô dự án là 1.515ha, tổng vốn đầu tư cổ phần thương mại dịch vụ Đắk Lắk với quy mô dự án là 1.515ha, tổng vốn đầu tư 51 tỉ đồng từ năm 2002 đến năm 2010, trong đó 47% là vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng du lịch, 53% vốn của các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Khu du lịch hồ Lăk, huyện Lăk, do công ty du lịch Đắk Lắk làm chủ đầu tư có qui mô dự án 47ha, tổng vốn đầu tư 50 tỉ đồng trừ hệ thống cáp treo. Hình thức đầu tư là 21% vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng du lịch và 79% vốn của các đơn vị kinh doanh du lịch trong thời gian 2002 – 2010.

- Khu du lịch hồ Ea Kao do công ty cà phê Trung Nguyên làm chủ đầu tư có vốn đầu tư lên đến 120 tỉ đồng, quy mô dự án 120 ha, chưa kể mặt hồ. Nguồn vốn vốn đầu tư lên đến 120 tỉ đồng, quy mô dự án 120 ha, chưa kể mặt hồ. Nguồn vốn được huy động từ các thành phần kinh tế là 95 tỉ (chiếm 79,2%), còn lại là ngân sách.

Trong giai đoạn 2000 - 2010 hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vừa phát triển du lịch được quan tâm với 16 dự án đầu tư, trong đó có 10 dự án đã hoàn thành và 6 dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2010 - 2015. Các dự án này đã nhận được sự hỗ trợ của trung ương, tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 179.043 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ là 84.686 triệu đồng chiếm tỷ lệ 47,3%. Trong giai đoạn 2012 đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk ưu tiên đầu tư cho các dự án DLST trọng điểm trong tỉnh như sau:

S TT

Tên dự án (DA ) Tổn

g vốn

(Tri ệu USD)

1 DA khu DLST văn hóa Buôn Đôn 5,00

2 DA khu du lịch hồ Lăk 10,0

0

3 DA khu DLST vườn quốc gia Chư Yang Sin 10,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0

4 DA điểm du lịch thác Thủy Tiên 1,00

5 DA điểm du lịch thác K rông kmar_làng nghề buôn Ja

5,00 6 DA mô hình du lịch cộng đồng sinh thái cà phê

tại buôn Ako D hông

1,00

7 DA khu du lịch hồ Eakao 6,00

8 DA khu DLST buon Ko Tam 6,00

9 DA hồ Bông joong 5,00

1 0

DA khu du lịch cụm thác Dray Sáp thượng và Dray Nur

5,00 1

1

DA khu DLST tại khu bảo tồn tự nhiên Ea Sô 5,00 1

2

DA du lịch đèo Hà Lan 50,0

0 1

3

DA du lịch thác Dray Knao giai đoạn 2 5,00

1 4

DA trồng rừng kết hợp DLST ở trang trại cà phê M’Đrăk

3,43 1

5

DA điểm DLST đèo phượng hoàng 3,00

1 6

DA khu DLST hồ Yang Reh 5,00

1 7

DA khu DLST hồ Ea Bông 1,00

1 8

DA khu DLST, văn hóa buôn Tring 2,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 9

DA khu DLST nghĩ dưỡng hồ Ea Chu Cáp 1,00

2 0

DA điểm du lịch thác bảy tầng 5,00

2 1

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk

3.6. NHẬN XÉT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Qua nghiên cứu về thực trạng tình hình DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thấy rằng DLST Đắk Lắk đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đắk Lắk có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nhiều, lao động địa phương dồi dào, cần cù và chịu khó. Giao thông đi lại ngày càng dễ dàng, thông tin nhanh chóng. Giá trị các tài nguyên nhân văn làm cho sản phẩm DLST trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết hợp của tài nguyên thiên nhiên và du lịch văn hoá. Qua nghiên cứu thực trạng DLST ở Đắk Lắk tác giả đưa ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, tại Đắk Lắk chưa có sản phẩm DLST hoàn chỉnh theo đúng khái niệm DLST và thành phần cấu thành sản phẩm của nó. Người ta gọi nó là sản phẩm DLST vì trong mỗi loại dịch vụ, hàng hoá du lịch ở đây có đôi chút dáng dấp và một vài khía cạnh của DLST.

Thứ hai, DLST mới chỉ dừng lại bởi các tên gọi theo nhận thức cảm tính của nhà kinh doanh và trên các văn bản, quy hoạch báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Đắk Lắk.

Thứ ba, Quy hoạch và đầu tư vào du lịch ở Đắk Lắk hiện nay là chưa thích hợp khi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Đắk Lắk ít hoặc không tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Trong khi đó phần lớn các dự án đầu tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống. Quy hoạch và các dự án đầu tư ở Đắk Lắk đều nói đến DLST nhưng người ta chưa thực sự hiểu biết về DLST và các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST. Các dự án đang triển khai hiện nay thực sự là các dự án theo du lịch đại trà truyền thống, du lịch hướng vào thiên nhiên chứ không phải là DLST theo đúng bản chất của DLST và yêu cầu đối với sản phẩm của loại hình du lịch này.

Thứ tư, với các giá trị tiềm năng của tài nguyên du lịch thì nổi lên có vườn quốc gia York Đôn, Chư Yang Sin, hồ Lắk và khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka là

có thể đầu tư quy hoạch để trở thành những khu DLST điển hình của Đắk Lắk cùng với các loại hình dịch vụ và hàng hoá tương ứng với loại hình du lịch này.

3.7. PHÂN TÍCH DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK THEO MÔ HÌNH SWOT THEO MÔ HÌNH SWOT

3.7.1. Điểm mạnh

1. Đắk Lắk nằm ở trung tâm Tây Nguyên – khu vực có vị trí và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam, đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột từ lịch sử cho đến tương lai đều được coi là “thủ đô của Tây Nguyên”, đã tạo ra những điều kiện và bối cảnh thuận lợi trong quá trình xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm có tính chất động lực kinh tế - xã hội và du lịch dịch vụ của Tây Nguyên.

2. Đắk Lắk có vị trí như đầu mối của hệ thống giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 26, quốc lộ 27… kết nối khu vực Tây Nguyên với khu vực duyên hải, khu vực Đông Nam Bộ… Với vị trí như vậy, Đắk Lắk có khả năng kết nối tour tuyến DLST với các điểm quan trọng của Việt Nam như Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh…

3. Sây bay Buôn Ma Thuột được xác định là cửa ngõ hàng không của Tây Nguyên.

4. Về văn hóa, với vị trí nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk gợi lên những hình ảnh hấp dẫn khách du lịch về văn hóa, di sản, sắc tộc và thiên nhiên.

5. Di sản thế giới Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên là điểm thuận lợi để thu hút khách du lịch đồng thời chính là lợi thế cạnh tranh không nhỏ của Đắk Lắk trong quá trình cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực cũng như Việt Nam.

6. Đắk Lắk là tỉnh có những thế mạnh không nhỏ về tiềm năng DLST với tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú và nổi bật. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển DLST nói riêng và du lịch chuyên đề gắn bó với các giá trị sinh thái nổi bật như thác, hồ, rừng… để tạo thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc thù.

7. Có các sản vật đã trở thành biểu tượng của Tây Nguyên như voi, cà phê, đặc biệt Buôn Ma Thuột đang được coi là thủ đô của cà phê Việt Nam… là điều kiện để hình thành các sản phẩm độc đáo hấp dẫn du khách.

3.7.2. Điểm yếu

1. Vùng nhạy cảm về chính trị an ninh quốc phòng đồng thời xa cách trung tâm kinh tế và du lịch lớn của Việt Nam phần nào hạn chế sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

2. Mạng lưới cơ sở hạ tầng chưa được phát triển đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

3. Hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí và lao động thấp.

4. Môi trường suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên du lịch.

5. Những tác động từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có rất nhiều ngành kinh tế cùng sử dụng và khai thác tài nguyên với du lịch đặc biệt là thủy điện, lâm nghiệp, nông nghiệp…

3.7.3. Thời cơ

1. Xu thế phát triển du lịch văn hóa, sinh thái của thế giới trong giai đoạn tới cộng với hình ảnh đặc hữu của Tây Nguyên đặc biệt là Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và sắc tộc thiểu số, voi và cà phê tạo ra những cơ hội không nhỏ cho Đắk Lắk trong việc vươn lên thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực và Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Sự quan tâm của Chính phủ đối với Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng đặc biệt là định hướng phát triển Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của Tây Nguyên đã cho thấy vai trò quan trọng của Đắk Lắk trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên. Đây chính là cơ hội lớn đối với Đắk Lắk trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có DLST nhờ việc tận dụng được các nguồn lực từ trung ương và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch.

3. DLST nói riêng và du lịch nói chung với những hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại, ngày càng có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như của Đắk Lắk.

4. Đắk Lắk nằm trong khu vực Tây Nguyên – của ngõ phía Tây của Việt Nam tạo ra cơ hội thuận lợi cho Đắk Lắk kết nối với các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia.

5. Trong thời gian qua, việc được UNESCO công nhận Di sản thế giới Không gian văn hóa cồng chiêng đã tạo ra cơ hội để du lịch Đắk Lắk tăng trưởng mang tính đột phá trong thời gian tới.

3.7.4. Thách thức

1. Năng lực của các doanh nghiệp và của tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng và du lịch.

2. Các vấn đề dân tộc, tôn giáo phức tạp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn định của xã hội qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của kinh tế - xã hội cũng như du lịch.

3. Một trong những tài nguyên du lịch quan trọng của Đắk Lắk – đàn voi – đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng về số lượng.

4. Vấn đề khai thác hiệu quả và bền vững những giá trị thế mạnh về văn hóa như di sản thế giới cồng chiêng, voi, cà phê… không bao giờ là việc dễ dàng và đòi hỏi phải có môi trường phát triển là sự đồng bộ giữa môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội với trình độ và năng lực của cơ quan quản lý, giữa yếu tố nguồn lực tài chính với các yếu tố liên quan đến pháp luật cũng như cơ chế quản lý, khai thác… Điều này chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với các điểm đến trong giai đoạn phát triển đầu tiên và đang đặt mục tiêu có những bước phát triển mang tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 105)