Quảng Bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 104)

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi, rừng, đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú. ở Quảng Bình, tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợi trong đó nổi lên là: vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 2002. Tại khu bảo tồn này có hệ thống hang động kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộng lớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: tham quan, khám phá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên,… Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông với cát trắng, nước biển xanh trong, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm. Có nhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen. Có suối nước khoáng nóng …với nhiệt độ lên đến 1050C có lỗ phun lại nằm sát rừng thông rất thuận lợi cho DLST nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - Đồng Hới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổ sung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉ ngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao… đã hoàn thành và đã đi vào khai thác đó là một địa điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong

và ngoài nước. Ngoài ra, Quảng Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý Hòa…

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực của mình để phát triển DLST. Du lịch đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ…

Để có được những kết quả mà DLST Quảng Bình có được trong thời gian qua thì một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương và người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của du lịch và DLST, từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển. Bên cạnh đó có sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành các địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái. Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch không còn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu nhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô giá cho cả hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại:

- Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có để DLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững. Du khách đến tham quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và tắm biển, không có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, mua sắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đó thời gian lưu trú của du khách ngắn do không có sản phẩm du lịch độc đáo, không có những tour DLST thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.

- Đội ngũ nhân lực làm DLST chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là người dân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về DLST.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐĂK LĂK. 2.1.1 Vị trí địa lý

Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lăk một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, biên giới của tỉnh phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Cam- Pu- Chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa. Như vậy Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Tây Nguyên.

2.1.2 Địa hình

Đắk Lắk nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn trên một vùng cao nguyên có độ cao trung bình 500m so với mặt biển. Địa hình còn trẻ, được hình thành từ kỉ Miôxen hoặc muộn hơn một ít, tức cách đây trên dưới 500 triệu năm. Hình dáng như một cái chảo khổng lồ úp sấp, cao ở giữa và thoải về các phía. Phía Đông là núi cao Chư Diju (1.929m), Chư Hmu (2.050m), Chư Yang Sin (2.442m), thoải dần về phía Tây. Phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Các dòng sông đều chảy ra biển, bắt nguồn từ Tây sang Đông, nhưng dòng Sêrêpôk không theo quy luật đó mà chảy theo địa hình Tây Nguyên. Dòng chảy ấy qua những gềnh đá, uốn mình quanh núi đồi rồi đổ xuống vực sâu tạo thành những ngọn thác ở cao nguyên

Đắk Lắk có nhiều thác nước đẹp hùng vĩ, còn giữ được vẻ hoang sơ, có khả năng khai thác phục vụ du lịch rất lớn. Đây là những tài nguyên du lịch rất có giá trị và cũng là cơ sở để du lịch sinh thái tỉnh Dăk Lăk phát triển. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm khoảng 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên nằm ở phía bắc của tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột.

Tạo hoá đã ban tặng cho Đắk Lắk những cảnh đẹp về mặt địa hình rất có giá trị du lịch như thác, hồ, các bãi đá hình thù kì dị, thung lũng, núi đồi. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, chắc chắn không thể bỏ sót những tài nguyên này,

chúng làm cho Đắk Lắk thêm phần hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Khu vực phân bố của đa số các hồ và thác là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc. Việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên địa hình có cân nhắc đến nền văn hoá và kế sinh nhai của các cộng đồng dân tộc sống quanh thác, hồ sẽ đảm bảo cho du lịch sinh thái Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững.

2.1.3 Khí hậu

Nằm trên cao nguyên có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, Đắk Lắk vừa mang khí hậu mát dịu ở vùng cao, vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 24 độ C, lượng ánh sáng dồi dào với cường độ tương đối ổn định, số giờ nắng trong năm 2005 là 2.299,8 giờ, lượng mưa trung bình 1.913,3 mm và độ ẩm trung bình 81%.

Khí hậu nơi đây chia thành hai mùa riêng biệt. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, vào mùa mưa, thời tiết đặc biệt mát mẻ. Hoà với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, mùa mưa tạo cảm giác rất dễ chịu cho du khách. Vì vậy, trong những tháng hè, lượng du khách đến Đắk Lắk khá đông. Đắk Lắk mát mẻ hơn nhiều so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ mà lại không lạnh như Đà Lạt, nên cũng thích hợp với những người có nhu cầu nghỉ dưỡng. Đắk Lắk lại không có bão nên tạo tâm lí an tâm cho khách du lịch. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh từ cấp 4 đến cấp 6, lượng nước bốc hơi lớn nên thời tiết khô. Cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 đến đầu mùa khô, trời khô lạnh, nhiệt độ trung bình 21 độ C. Bà con giáo dân đón Giáng sinh trong áo ấm, mũ len, bao tay, cảnh sắc Đắk Lắk thật đẹp. Mùa khô trên cao nguyên này không khắc nghiệt mà cũng không kéo dài cho nên lớp phủ thực vật có nơi vẫn là rừng rậm thứ sinh. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 khoảng 26,7 độ C. Khí hậu được đánh giá là một trong những nhân tố giúp cho du lịch Dak Lak có thể phát triển bền vững. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với nghỉ dưỡng, nguồn nước dồi dào sẽ góp phần thu hút và phục vụ du khách trong thời gian tham quan, nghỉ dưỡng.

2.1.4 Thủy văn

Đắk Lắk có mạng lưới sông suối dày đặc với một số sông chính như Sêrêpôk, sông Krông H’năng, sông Ea H’leo, sông Đồng Nai. Lớn nhất là sông Sêrêpôk dài 322km bắt nguồn từ sông Krông Ana và sông krông Nô. Các dòng sông

gần như có nước quanh năm. cùng với hơn 500 trăm hồ và 833 con suối có độ dài trên 10km. Nguồn nước ngầm khá phong phú, tập trung chủ yếu trong các thành tạo bazan và trầm tích Neôgen đệ tứ, tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt. Sông chảy qua địa phận của tỉnh đã tạo ra hệ thống ghềnh, thác có cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ tạo nên các điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

2.1.5. Động thực vật

Đắk Lắk ở vị trí giao lưu hội tụ của các luồng di cư động thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) từ phía Bắc xuống, Ấn - Miến từ phía Tây sang và Malai - Inđô từ phía Nam lên cho nên có sự đa dạng sinh học lớn. Thảm thực vật và động vật tự nhiên của Đắk Lắk rất phong phú, độc đáo và có nhiều loài quí hiếm. Theo báo cáo của Sở khoa học, công nghệ và tài nguyên Đắk Lắk toàn tỉnh đã phát hiện và thống kê được trên 3.000 loài thực vật bậc cao thuộc gần 120 chi của hơn 150 họ và 61 bộ khác nhau. Trong đó có tới hơn 1.000 cây cảnh quí hiếm và gần 1.000 loài dược liệu. Đấy là chưa kể đến các loài rêu và thực vật bậc thấp. Về động vật cũng phát hiện được 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ, 197 loài chim, gần 50 loài bò sát, trên 50 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loại côn trùng. Trong số 56 loài động vật có xương sống trên cạn được xem là hiếm ở Đông Dương thì Đắk Lắk có đến 32 loài, trong đó có tới 17 loài được liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN ) xếp vào danh sách các loài quí hiếm cần được bảo vệ như voi, gấu, bò rừng, voọc vá. Sự đa dạng sinh học trên được duy trì và phát triển một phần nhờ diện tích rừng khá lớn ở Đắk Lắk.

Toàn tỉnh có 608.886,2 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp với Campuchia. Rừng vừa có tác dụng phòng hộ lại có nhiều cây đặc sản mang giá trị kinh tế và giá trị khoa học rất cao.

Hiện nay, Đắk Lắk đã có hai vườn quốc gia và hai khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng không chỉ với Tây Nguyên, Việt Nam mà cả thế giới. Tại những khu vực này, các ban quản lí đã tổ chức bảo vệ rừng, cắm mốc phân định ranh giới bảo vệ, khoanh vùng rừng đệm đồng thời hướng dẫn người dân về công tác phòng chống cháy rừng. Các tổ chức WWF, IUCN, WB và BirdLife cũng phối hợp tài trợ, nghiên cứu và bảo tồn với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nói trên. Có thể nói tài nguyên động – thực vật tại Đắk Lắk là một trong những nhân tố quan trọng

tạo điều kiện cho du lịch sinh thái Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững nếu được khai thác hợp lý.

2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

Trong thời gian qua kinh tế Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng cao. Bước đầu phát huy được thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, phát triển chế biến nông lâm sản, dịch vụ du lịch… xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài, gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Bước đầu đã tạo được thế lực để phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trong thời kỳ tới.

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8.2%/năm, GDP tăng từ 4.879 tỷ VND (2000) lên 7.235 tỷ VND (2005).

Giai đoạn 2006 - 2012 tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 1.8 lần so với giai đoạn 2001- 2005, đạt mức 12.1%/năm. GDP từ 7.895 tỷ VND (2006) lên 15.180 tỷ VND (2012). Như vậy sau 10 năm GDP của Đắk Lắk đã tăng 1.9 lần.

Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2006 - 2012

Xét theo từng ngành thì ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, thương mại và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thứ hai, nông lâm nghiệp có mức tăng trưởng thấp. Một phần do ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu, một phần do ảnh hưởng của các yếu tố như hạn hán, dịch bệnh và giá cả các mặt hàng chủ lực như cao su, cà phê… có năm sụt giảm mạnh.

Tuy ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn từ 2000 - 2010, nhưng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 49.9% (năm 2010). Nhìn chung Đắk Lắk vẫn là tỉnh nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, mặc dù vậy giai đoạn 2000 - 2010 cũng cho thấy được những chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng giá trị và tỷ trọng của các ngành kinh tế quan trọng và đạt hiệu quả cao như công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh.

2.2.2 Dân số và nguồn nhân lực

Dân số Đắk Lắk đến năm 2010 là 1.758.000 người, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân đạt 1.23%/năm, mật độ dân số đạt 134 người/km2. Dân số đô thị chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 22%, còn lại phần lớn là dân cư nông thôn. Toàn tỉnh có 44 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%.

Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ trọng gần 60% dân số, tuy nguồn lao động khá dồi dào nhưng trình độ không cao,

đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức quản lý.

2.2.3 Hoạt động văn hóa xã hội

2.2.3.1. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 191 cơ sở y tế gồm 19 bệnh viện và 172 trạm y tế xã, phường. Có 96% số xã có trạm y tế, trong đó có 17 trạm đạt tiêu chẩn quốc gia.

Các chương trình y tế quốc gia và khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số… được triển khai tốt. Các hoạt động tuyên truyền phòng chống các bệnh xã hội như HIV-AIDS …được đẩy mạnh trong thời gian qua.

2.2.3.2. Văn hóa thể thao

Các hoạt động văn hóa thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức, hướng về việc xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, gìn giữ và

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w