Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 39)

nông thôn theo hướng tiến bộ

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.

Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST được chuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương… chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.

Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để được sống trong môi trường trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có những nhu cầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm... điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm...

Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem được tìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống. Ở nhiều địa phương từ khi phát triển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chẳng hạn như ở SaPa nhờ có DLST phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì chính DL cũng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương ví như nghề hướng dẫn viên du lịch. Ngoài hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ Hà Nội và một số người Kinh ở địa phương, còn có một bộ phận các hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lào Cai, hơn nữa khi khách đến thăm quan khu vực này thì một số nghề truyền thống đã phát triển trở lại, nếu trước đây người ta chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu của gia đình họ thì nay việc này đã phát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ du khách đó cũng là những lợi thế để thu hút du khách đến SaPa. Ở các điểm DLST khác nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm thủ công của người dân tộc như túi, mũ, đai lưng, áo, khèn, vòng tay, vòng cổ hoặc các sản phẩm rừng như: cây thuốc chữa bệnh, phong lan… Ở SaPa người H’mông đen tự trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm và may vá cho mình, còn người Dao mua lại vải để thêu thùa. Những hoa văn đầy màu sắc trên các sản phẩm của họ làm hấp dẫn du khách nhất là du khách nước ngoài. Điều này giúp gìn giữ nghề truyền thống cũng đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho cả người H’mông đen và người Dao.

Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cư dân địa phương nó làm cho người dân địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch

vụ, hàng hoá với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w