Trong đó, thương,bệnh binh là một trong những đối tượng đặc biệt cần có sự quan tâm, hỗ trợ của hệ thống an sinh xã hội.Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ân nghĩa thủy chun
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Chiến tranh đã lùi xa hơn 1/3 thế kỷ, hòa bình đã lập lại trên đất nước Việt Nam nhỏ bé hình chữ “S” Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh với hai đế quốc lớn với những phương tiện chiến tranh hiện đại, quân đội hùng hậu, chúng đã tàn phá, hủy diệt biết bao xóm làng, bao nhiêu vùng quê của người Việt.Nhưng chủ quyền của Việt Nam là thiêng liêng, tinh thần yêu nước của người Việt là vô tận Bao nhiêu con người đã ngã xuống, đã đổ máu xương để quyết chiến bảo vệ cho được nền độc lập ấy Họ đã đấu tranh và đã giành được độc lập cho dân tộc, cho nước Việt ta được thống nhất.Để đạt được điều đó, bao thế hệ cha anh đã phải đánh đổi
cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng, máu của họ đã tô thắm lá cờ Việt Nam
Họ ra đi khi tuổi mười tám, đôi mươi, hiến dâng tuổi trẻ cho sự nghiệp bảo vệ
tổ quốc của nước nhà.Hàng triệu người Việt Nam đã ra đi mãi không trở về, họ đã mãi nằm dưới lòng đất mẹ
Chiến tranh mãi mãi là nỗi đau khó có thể nào vơi đi trong mỗi con người Việt Nam,dù là thế hệ đã nằm xuống hay những người đang còn ngồi đây và ôm trong mình nỗi đau về thể xác cũng như nỗi đau về tinh thần
Mất mát chồng chất đau thương suốt những thập kỉ qua,mà những người gánh chịu là những người đã trực tiếp chiến đấu và than của những người đã nằm xuống.Chiến tranh đã lấy đi những người đồng đội của họ,để lại cho gia đình nỗi đau thương vô cùng tận.Một số người trở về nhưng 1 phần than thể vẫn còn đó nơi chiến trường khốc liệt.Trở về với cuộc sống thời bình nhưng trong mình vẫn mang nhiều nỗi đau,đó là những vết sẹo,những dị tật mà thời gian khó có thể làm dịu được
Chiến tranh đã qua đi gần 4 thập kỷ nhưng những hậu quả của nó vẫn chưa thể khắc phục hết được.Đó là những người thương binh,bệnh binh nói riêng và thân nhân của họ nói chung Vì thế mà hệ thống an sinh xã hội đã có những cơ
sở để hình thành và phát triển đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con người An sinh xã hội ra đời vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và giá trị tinh thần nhân đạo sâu sắc An sinh xã hội luôn lấy con người làm trung tâm, bảo vệ con người trước các biến cố, rủi ro xảy ra An sinh xã hội tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi
Trang 2giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua khó khăn, phát huy những thế mạnh của cá nhân Tạo môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động và các nhóm đối tượng yếu thế Trong đó, thương,bệnh binh là một trong những đối tượng đặc biệt cần có sự quan tâm, hỗ trợ của hệ thống an sinh xã hội.
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ân nghĩa thủy chung”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với thương ,bệnh binh.Trong những năm qua, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách, pháp lệnh ưu đãi,….để giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống An sinh xã hội đã góp phần quan trong việc hỗ trợ những đối tượng là thương,bệnh binh Cuộc sống của những thương binh,bệnh binh đã dần được cải thiện.Tuy nhiên, việc thực hiện an sinh xã hội đối với thương,bệnh binh cũng như mức độ được hưởng phúc lợi của các đối tượng là thương,bệnh binh cũng như tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội cho thương binh,bệnh binh và góp phần thực hiện công tác “ đền ơn đáp nghĩa” có hiệu quả nên tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“An sinh xã hội cho thương,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vào những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 tập thể lớp Công tác xã hội K35 của chúng tôi có chuyến thực tế đi qua những mảnh đất Thừa Thiên Huế anh hùng, chúng tôi – những con người sinh ra trong hòa bình cũng không khỏi bồi hồi và biết ơn sự hy sinh cao cả của những thế hệ đi trước Chúng tôi được đến thực tế tại
xã Hồng Quảng huyện A Lưới,Thừa Thiên Huế Trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh liệt sỹ “27 tháng 7” thì lòng tự hào, biết ơn trong tôi lại trở nên sâu sắc Trong không khí chung đó thì việc thực hiện đề tài
“An sinh xã hội cho thương ,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tinh Thừa Thiên Huế”.
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề lien quan đến thương,bệnh binh ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ có “Cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thương, bệnh binh”
Cuốn “Sổ tay công tác đối với người có công với cách mạng ở xã phường” của viện Thương binh liệt sỹ
Trang 3Những cuốn sách, đề tài trên đã đề cập đến những chương trình, chính sách
cụ thể liên quan đến thương ,bệnh binh và đã có những đánh gia ban đầu về hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, chính sách đó
- Cuốn “50 năm uống nước nhớ nguồn” và “Những kỷ niệm sâu sắc về đề tài thương binh, liệt sĩ” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra một số công tác cụ thể với người có công với cách mạng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người về công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh
- Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, tạp chí viết về thương,bệnh binh Nhiều khóa luận, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học và nhiều cá nhân, tập thể khác
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên phần lớn nghiêng về mặt lí thuyết, chưa
đi sâu vào tìm hiểu đời sống, nhu cầu của thương,bệnh binh Những nghiên cứu về mặt an sinh xã hội còn ít và chưa tìm được một hướng đi thực tiễn Vì vậy, để đi sâu tìm hiểu đời sống của thương,bệnh binh,đồng thời để vận dụng những lý thuyết
về tiến trình công tác xã hội vào thực tế, để từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp nên tôi đã thực hiện đề tài: “ An sinh xã hội cho thương,bênh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế”
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nhu cầu của thương,bệnh binh ở địa phương
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện an sinh xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Các chương trình trong chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh tại
xã Hồng Quảng,huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 44.2 Khách thể nghiên cứu
Thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng, tỉnh thừa thiên Huế
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: xã Hồng Quảng,Huyện A Lưới,Thừa Thiên Huế
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Marxist làm kim chỉ nam cho chủ nghĩa Mác – Lê nin mà cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng Nghĩa là, nghiên cứu vấn đề an sinh xã hội đối với thương, bệnh binh phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Đồng thời nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn: Là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn
- Để có được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tế: điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, dân cư,… cũng như những thông tin về chính sách an sinh xã hội đang áp dụng ở địa phương,… chúng tôi tìm hiểu một số tài liệu như: nghị định của Chính phủ, bảng báo cáo tổng kết công tác thực hiện an sinh xã hội ở địa phương, lịch sử Đảng bộ,… từ kho tư liệu của Uỷ ban nhân dân xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng được sử dụng chủ đạo trong đề tài nghiên cứu
5.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Phương pháp quan sát
- Quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứ bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập những thông tin thực nghiệm liên quan đến các vấn đề:
Trang 5- Điều kiện cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt, các vật dụng sinh hoạt, phương tiện sản xuất,
… để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những TBB Từ đó thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc sống của gia đình họ và có biện pháp can thiệp phù hợp
- Quan sát những hoạt động của các cơ quan địa phương có liên quan đến TBB Tù
đó đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách đó
- Quan sát thái độ, cách ứng xử của các đối tượng
- Phương pháp quan sát được sử dụng trong những lần tiếp xúc, nói chuyện, đến thăm nhà của TBB Thông qua cuộc nói chuyện, vừa quan sát hoàn cảnh cũng như thái độ của đối tượng quan sát
- Những thông tin thu thập được từ phương pháp này được sang lọc và kiểm tra lại
để đưa vào bài báo cáo
- Phương pháp này giữ vai trò chủ đạo trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này giúp bổ sung những thông tin thực nghiệm liên quan đến đối tương nghiên cứu, giúp cho bài báo cáo trở nên thực tế hơn
* Phương pháp phỏng vấn sâu
- Là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy
- Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin một cách đủ, chi tiết về một vấn đề hay nhiều vấn đề từ 1 người Tôi tiến hành 3 cuộc phỏng vấn sâu với: trưởng thôn, 3 đối tượng là TBB
- Đây là phương pháp có vai trò hỗ trợ để thu thập thông tin sơ cấp cho bài báo cáo
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, thực chất là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi rồi ghi lại câu trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên
- Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin trên diện rộng đối với các đối tượng là TBB
Phương pháp này là phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin sơ cấp trong
đề tài
5.2.2 Phương pháp xử lí thông tin
- Phân tích thông tin tài liệu đã thu thập: Từ những thông tin đã thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin
- Phương pháp tổng hợp: viết báo cáo Sàng lọc, tổng hợp thông tin và viết thành báo cáo
6 Đóng góp của đề tài
Trang 66.1 Đóng góp về mặt lí thuyết
Thông qua việc thực hiện đề tài, giúp việc vận dụng một số lý thuyết vào quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trong cộng đồng như thuyết vai trò, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống.Từ đó, góp phần luận giải những lí luận của lí thuyết đó.Những lí thuyết này được vận dụng trong thực tế của thương, bệnh binh như thế nào?
Mặt khác, công tác xã hội là một lĩnh vực vẫn còn mới ở Việt Nam, hệ thống
lý thuyết của nó chưa được thực nghiệm nhiều trong thực tế Vì vậy, với đề tài An sinh xã hội cho thương, bệnh binh sẽ tạo điều kiện vận dụng, lí giải một số lí thuyết, khái niệm của công tác xã hội mà đặc biệt là trong mảng an sinh xã hội.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đối với chính quyền địa phương: Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ có thể sẽ
là một căn cứ, một tài liệu tham khảo cho cán bộ địa phương khi làm việc với thương binh, bệnh binh Từ đó có những điều chỉnh hợp lý để thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp lệnh đối với thương, bệnh binh và để làm tốt công tác đền
ơn đáp nghĩa
- Đối với TBB trên địa bàn nghiên cứu: giúp họ hiểu hơn về các thông tin về chính sách xã hội mà mình đang hoặc chưa được hưởng Thông qua tiến trình công tá xã hội sẽ giúp can thiệp, giải quyết một phần nào đó những vấn đề mà họ đang gặp phải
- Đối với bản thân: Đây làn cơ hội để tôi áp dụng những lý thuyết về công tác xã hội
đã được học ở nhà trường vào thực tế, để từ đó có thể đạt hiệu quả học tập cao hơn theo tinh thần “học đi đôi với hành” Đồng thời, đây cũng là chuyến đi thực tế đầu tiên vào cộng đồng, giúp tôi hiểu rõ hơn về cộng đồng và có những kinh nghiệm, kiến thức cho công việc của mình sau khi ra trường
Trang 8CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT
SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lí
Hồng Quảng là một xã miền núi, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 1km
về phía Tây Phía bắc giáp với xã Hồng Bắc, phía Nam giáp với xã Hồng Thái, phía Tây giáp với xã Nhâm và phía Đông giáp với xã A Ngo và thị Trấn A Lưới
1.1.1.2 Địa lí và dân cư
Vì là 1 xã miền núi nên địa hình chủ yếu là đồi núi,tuy nhiên Hồng Quảng là
xã gần thị trấn A Lưới nên thuận tiện cho việc đi lại giao thương với bên ngoài.Toàn xã có 06 thôn dân cư được bố trí hai bờ sông Ta Rinh có chiều rộng khoảng 2 km và chiều dài 6 km Tổng diện tích đất tự nhiên là 568,10 ha Tổng số
hộ toàn xã là 539 hộ, với 2.099 khẩu; số hộ nghèo là 74 hộ, chiếm 14,31%, số hộ cận nghèo là 159 hộ, chiếm 30, 75% Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Pa cô chiếm trên 95%, số còn lại là dân tộc anh em khác như Tà ôi, Ka tu và Kinh
Nghề nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệpsản và dịch vụ chiếm khoảng 10%
1.1.2 Về điều kiện kinh tế
1.1.2.1 Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng: 153,9 ha; đạt 75,18% kế hoạch, tăng 10 ha so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2013-2014, trong đó:
+ Lúa nước: 25 ha; đạt 49,1% kế hoạch; giảm 0,9 ha so với cùng kỳ;
+ Ngô: 50 ha; đạt 100 % kế hoạch; so với cùng kỳ;
+ Sắn: 65 ha; đạt 100 % kế hoạch; tăng 5 ha so với cùng kỳ;
+ Rau màu các loại: 5,4 ha, đạt 72 % kế hoạch; tăng 1,9 ha so với cùng kỳ;+ Khoai các loại: 8 ha, đạt 77,7 % kế hoạch; tăng 4 ha so với cùng kỳ;
+ Đậu các loại: 0,5 ha, đạt 50 % kế hoạch, bằng so với cùng kỳ
* Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận:
Trang 9Vụ Đông xuân 2013-2014, được Chính phủ hỗ trợ giống từ nguồn dự trữ quốc gia khắc phục hậu quả thiên tai, xã Hồng Quảng tiếp nhận 2,62 tấn giống lúa Khang dân, 1,15 tấn giống Ngô lai và ngô nếp, 14 kg giống rau củ các loại.
+ Đối với cây lúa: 100 %;
+ Đối với cây ngô: 100 %
* Năng suất một số cây trồng chính:
+ Lúa nước: 50,2 tạ/ha; vượt 6,6% kế hoạch, tăng 4,5 tạ/ha so với cùng kỳ;+ Ngô: 53,2 tạ/ha; vượt 1,3% kế hoạch, giảm 1,8 tạ/ha so với cùng kỳ;
Sản lượng lương thực có hạt: 391,5 tấn; đạt 69,23 % kế hoạch giảm 1,9 tấn so với cùng kỳ;
Lương thực bình quân đầu người: 187,8 kg/người/6 tháng; đạt 69,17 % kế hoạch, giảm 3,5 kg so với cùng kỳ;
Thu nhập bình quân đầu người: 7.800.000đ/người/6 tháng, đạt 57,78% KH, tăng 500.000đ/người so với cùng kỳ
* Cây công nghiệp và chuối hàng hóa và cây mây
Cây chuối:
Đến nay xã Hồng Quảng đã trồng trồng mới chuối hàng hóa được 0,6 ha, đạt 40% kế hoạch, UBND xã đã chỉ đạo các hộ đăng ký trồng chuối tiếp tục tiến hành đào hố, bón lót phân chuồng, phân lân theo đúng quy trình hướng dẫn
Cây cao su:
Thực hiện Đề án phát triển cây cao su theo công văn số 09/NN ngày 04/3/2014 của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện A Lưới; xã đã chỉ đạo và đăng ký theo diện tích cho 03 thôn Pất Đuh, Y Ry và Priêng tiến hành trồng cao su năm 2014 Đến nay, tổng diện tích đăng ký trồng cao su tại địa bàn xã hơn 10 ha, song chưa được tiến hành trồng do đề án cao su huyện A Lưới chưa được UBND tỉnh phê duyệt
Trang 10+ Dê:111 con; + Lợn: 511 con;
* Tổng đàn gia cầm: 7205 con, đạt 62,69% kế hoạch, giảm 2360 so với cùng kỳ
* Công tác tiêm phòng gia súc:
- Đối với vắc xin tam liên lợn: 200 liều;
- Đối với vắc xin THT trâu bò: 170 liều;
- Đối với vắc xin dại chó: 25 liều;
- Đối với vắc xin LMLM tuypO: 200 liều
- Hiện nay Thú y xã đang gặp rất nhiều khó khăn, do số lượng gia súc chủ yếu tập trung tại các trang trại A Sáp Hiện nay Thú y xã đang tiếp tục tiến hành tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn vụ Hè thu 2014
* Về nuôi trồng thủy sản: Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn xã đã thực hiện diện tích ao hồ là 5 ha, đạt 62,5% kế hoạch Thả hơn 10.000 con cá giống
1.1.3 Điều kiện văn hóa xã hội, cơ sở vật chất
1.1.3.1 Cơ sở vật chất
*Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ
Xã Hồng Quảng có 25 ngôi nhà được xét duyệt để xây dựng theo Quyết định
22 Đã thực hiện được xây dựng 23 nhà, còn lại 02 nhà chưa thực hiện được, do điều kiện gia đình khó khăn nên chưa thể tiến hành xây dựng được
Đến nay đã nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 ngôi nhà, các nhà còn lại đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ tiếp tục đề nghị nghiệm thu đưa vào sử dụng
* Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Các công trình xây dựng cơ bản (đường dân sinh thuộc vốn 135, xây dựng kè chống sạt lở) trên địa bàn xã đang thực hiện phù hợp với quy hoạch Riêng xây trụ
sở UBND xã đã thay đổi vị trí, theo Quy hoạch Nông Thôn Mới xây dụng tại trung tâm thôn Pất đuh ngã 3 Nhâm nhưng hiện nay theo chỉ đạo của huyện quyết định xây mới tại ví trí cũ
* Công tác quản lý về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hiện nay trên địa bàn xã đang thực hiện hai dự án, dự án xây dựng đường dân sinh tại 3 thôn Priêng, Y Ry và Pất Đuh thuộc nguồn vốn 135 năm 2014-2015 và công trình đê kè chống sạt lở tại hai thôn Priêng, Y Ry Tổng kinh phí dự án đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2014: 533.964.000đ đạt 41,07% KH
Trang 11* Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
Các công trình giao thông đường liên xã đi qua địa bàn hiện nay đang xuống cấp, mặt đường bị vỡ, lề đường bị sạt lở, hệ thống đường mương bị vùi lấp do mưa bão hàng năm
* Quản lý phương tiện mô tô, xe máy và phương tiện thủy nội địa
Ủy ban nhân dân xã thường xuyên chỉ đạo Công an xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện an toàn giao thông đường bộ, đi xe đội mũ bảo hiểm Đặc biệt trên địa bàn xã có 7 chiếc đò lớn nhỏ của người dân hoạt động thường xuyên về A Sáp, ủy ban nhân dân xã thường xuyên nhắc nhở bà con đi đò
an toàn, phải mặc áo phao, đảm bảo của cải và tính mạng khi đi đò
* Kết quả thu và sử dụng phí đường bộ
Công tác thu phí đường bộ Ủy ban nhân dân xã giao cho Công an xã thực hiện, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia Trong sáu tháng đầu năm 2014 Ban công an xã đã rà soát các loại phương tiện trên địa bàn xã: Mô
tô xe máy 169 chiếc, thuyền 09 chiếc, máy phay 08 chiếc
* Lĩnh vực điện
Về cơ bản, 100% người dân xã Hồng Quảng đã sử dụng điện, tuy nhiên các cụm dân cư phải kéo điện không an toàn từ các nguồn điện khác nhau, chất lượng điện không đảm bảo, nguy cơ rủi ro tai nạn về điện tăng cao Cụ thể, cụm A Tác thôn Pất Đuh và cụm Pa Ló thôn Y Ry phải kéo điện từ các hộ dân ở xã Nhâm, chiều dài hơn 500m; tương tự cụm III thôn Cần Nong phải kéo điện từ các hộ dân khác trong thôn với chiều dài hơn 300m
* Lĩnh vực nước sạch
Dự án Nông thôn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng gần 2.000m ống dẫn nước cho hai cụm A Tác thôn Pất Đuh và cụm I thôn A Lưới, Tuy nhiên công trình chỉ dừng lại ở tuyến ống chính, còn các tuyến ống xương cá thì chưa được đầu tư, khoảng cách từ ống chính đến nhà người dân khá xa, tỷ lệ hộ nghèo ở hai cụm này cao nhất xã nên khả năng tự kéo ống nước về tận nhà rất khó khăn Ngoài ra tại cụm I thôn A Lưới, cụm II,III thôn Cần Nong hiện nay chưa có nguồn nước sạch, bà con vẫn đang sử dụng nước giếng
1.1.3.2 Giáo dục
* Trường Mầm non Hoa Phong Lan :
Trang 12Tổng số các cháu đã được huy động đến trường có: 128 cháu và 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm Non thường xuyên duy trì về sĩ số Nhóm trẻ và Mẫu giáo; Kết quả triển khai chương trình chăm sóc trẻ, giáo dục mầm non năm học 2013-2014: Đạt 85,9% bé chuyên cần, 85,2% Bé ngoan, 85,2% Bé sạch, 84,4% Bé khỏe Trường có 12 Đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013
và 17 Đoàn viên công đoàn không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Năm 2013- 2014 có 14 CBGVNV đạt LĐTT và đạt
04 giáo viên dạy giỏi cấp Trường
* Trường tiểu học Hồng Quảng:
Trường tiểu học Hồng Quảng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 tiếp tục phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có nhiều phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giáo, tham mưu giúp UBND xã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo về hoạt động trong mọi lĩnh vực giáo dục cho địa phương Trường có 16 giáo viên dạy giỏi cấp trường và
04 giáo viên dạy giỏi cấp huyện Nhiều thầy cô giáo không ngừng phấn đấu rèn luyện trong giảng dạy ngày càng đổi mới và tiến bộ hơn.Trường có 05 lớp học với tổng số học sinh là: 208 em và 24 CBGVNV.Trong đó, Học sinh giỏi: 47 em đạt 23,15%; học sinh khá: 78 em đạt 38,42% Học sinh trung bình: 72 em 35,46%, HS yếu: 6 em chiếm tỷ lệ 2,95%
*Trường Trung Học Cơ Sở Quang Trung:
Năm học 2013-2014 trường có 37 CBGVNV, học sinh có 543 em/4 xã các em Hồng Quảng- Thái- Nhâm- Bắc đang theo học tại trường Về chất lượng dạy và học của toàn trường; có 3 học sinh đạt giỏi cấp huyện, 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy cấp tỉnh Kết quả 17 học sinh giỏi, khá: 166 em, trung bình 29 em, yếu: 26 em
- Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ và nhân dân Xã Hồng Quảng đã được công nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở (bao gồm đạt phổ cập tiểu học và phổ cập mầm non trẻ em dưới 5 tuổi) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm được tiếp tục học bậc trung học đạt 100% Số học sinh phổ cập được vận động tham gia 2013-2014 lên lớp học: 20
em Hội khuyến học cùng với nhà trường đã phối kết hợp với TTHTCĐ xã tổ chức thực hiện theo quyết định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
Trang 13Nhìn chung về giáo dục & đào tạo, trong thời gian qua tinh thần và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy chuyên cần, nhiệt tình có rất nhiều học sinh và phụ huynh quý trọng Tình hình cơ sở, vật chất của 03 trường được xây dựng bảo đảm tốt.
1.1.3.3 Y tế, Dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
* Về Y tế
Sáu tháng đầu năm 2014 trạm y tế xã Hồng Quảng đã triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh theo BHYT cho nhân dân với tổng số là: 2.226 lượt Bệnh nhân chuyển tuyến 456 người Trạm Y tế đã tham mưu Cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhà trường việc khám cho 390 học sinh sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt 90% Cấp thuốc tự điều trị cho đối tượng giao lưu vào vùng Sốt rét lưu hành 25 liều, số bệnh nhân tâm thần, lao có 02 trường hợp, nhiễm HIV được quản lý 01 trường hợp Ngoài ra tham mưu tốt việc quản lý cơ sở thuốc, trang thiết bị và chế độ báo cáo huyện thường xuyên theo đúng quy định Tình hình khám chữa bệnh miễn phí của tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với VWAM- MỸ từ ngày 31/3 đến ngày 03/04/2014, khám cho 690 bệnh nhân, cấp xe lăn 08 chiếc, cấp sử dụng tại Trạm
01 chiếc và 01 bộ nang với tổng trị giá 304.500.000đ
* Về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Công tác DS-KHHGĐ được tuyên truyền lồng ghép vào các chương trình KT-XH của xã Phối hợp với các ban Mặt trận, nông dân, thanh niên, phụ nữ và Ban Văn hóa- Thông tin xã; tổ chức tuyên truyền, treo cờ, băng rôn có khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở UBND, Trạm Y tế cũng như xã và tại các thôn Nhất là triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình đợt I năm 2014 tại xã đã tổ chức Hội nghị; về tuyên truyền tại 6/6 thôn từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 năm 2014 kết quả có 170 lượt người tham gia Trong đó tuyên truyền cho phụ nữ 15-49 tuổi có chồng về sàng lọc trẻ sơ sinh mất cân bằng giới tính khi sinh
Hiện nay Dân số toàn xã có539 hộ/2.099 khẩu/1.047 nữ.Phụ nữ 15-49
tuổi:573 người,có chồng : 400 người Tổng số sinh: 13 người Tổng số chết : 5
người, Dân số trung bình: 2.091, Tỷ suất sinh: 6,2 %o, Tỷ suất chết: 2,3 %o, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,38 %, Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 0
Về kế hoạch hóa gia đình có174 trường hợp đạt 158% kế hoach đề ra Đến nay 6/6 thôn đã thực hiện duy trì tốt về mô hình không sinh con thứ 3 trở lên
Trang 141.1.3.4 Văn hoá- Thông tin
* Công tác tuyên truyền, cổ động:
- Tổng số tổ chức tuyên truyền, cổ động Pano, áp phích là: 03 tấm
- Tổng số cắt dán và trang trí các loại câu khẩu hiệu tuyên truyền tại xã là: 107 câu
- Tổng số Bằng rôn đã treo và tuyên truyền tại Cổng trụ sở UBND xã và ngang đường 08 câu
- Tổ chức vận động toàn dân làm cổng Chào Tổng số 38 cổng Chào / 6 thôn
- Tổ chức vận động Cán bộ, đảng viên và nhân dân treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc
và cờ Phướn, nhân dịp các ngày lễ lớn như: lễ “Mừng Đảng - mừng Xuân Giáp
Ngọ 2014 và mừng quê hương đất nước đổi mới” Tổng số đã treo là: 3.600 lá các
loại cờ / 6 thôn (Riêng tại Trụ sở UBND xã đã treo là: 450 lá)
* Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
- Tổng số làng xin đăng ký xây dựng văn hóa: 06 làng
- Tổng số làng được công nhận danh hiệu đạt tiêu chuẩn văn hóa: 06 làng
- Trong đó, đã được công nhận lần II là: 04 làng
- Được công nhận lần I là: 02 làng, (Pất Đuh và Y Ry)
- Tổng số nhà SH Cộng đồng thôn là: 6/6 làng
- Tổ chức tổng dọn vệ sinh tại khu vực làng là: 6 /6 làng
* Công tác gia đình:
- Tổng số hộ gia đình tiếp tục đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”: 511 hộ
- Tổng số hộ gia đình được công nhận “GĐVH” (trong 3 năm liền): 396 hộ
- Tổng số hộ gia đình chưa đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”: 28 hộ
- Tổng số hộ đạt “GVH tiêu biểu xuất sắc” cấp xã, (5 năm liền) là: 30 hộ/6 thôn
- Tổng số hộ đạt “GĐVH tiêu biểu xuất sắc cấp tỉnh, (5 năm liền): 01 hộ/xã
* Hoạt động Văn hóa, Nghệ thuật:
- Tổng số buổi tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật là: 18 buổi
- Tổng số người đến xem và cổ vũ là: 4.800 người / 06 thôn
- Trong đó, nhân dịp các ngày diễn ra lễ lớn và trọng đại của quê hương đất nước Ban VHTT xã thường xuyên chủ động phối hợp tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước đề ra, như:
Trang 15- Tổ chức triển khai và chỉ đạo các thôn hái hoa “Dân chủ” tại Nhà sinh
hoạt cộng đồngcủa Làng Tổng số 04 / 6 làng / 450 đoàn viên thanh niên tham gia thực hiện
-Tổ chức biểu diễn đêm văn nghệ “mừng Đảng - mừng xuân Giáp ngọ” cùng với Phòng VH&TT huyện A Lưới, đêm 19/01/2014 Tổng số: 05 tiết mục / 45 nghệ nhân tham gia biểu diễn và hơn 650 người / 06 thôn đến xem và cổ vũ
- Tổ chức tham gia cùng Hội LHPN xã Hội thi “Hát ru dân ca năm 2014”,
nhân dịp lễ ngày 08/03/2014 Tổng số là hơn 18 tiết mục, 6/6 thôn tham gia thi và hơn 400 người đến xem và cổ vũ
- Tổ chức phát động mở rộng cho 6/6 làng, cụm, tự tổ chức hoạt động múa hát văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật là: 09 buổi/6 làng VH Tổng số các
“Nghệ nhân” tham gia hưởng ứng là hơn: 1.500 người
* Hoạt động Thể dục, thể thao:
- Tổng số hộ tập luyện TDTT thường xuyên là: 230 hộ / 539 hộ, đạt: 43%
- Tổng số người tập luyện TDTT thường xuyên là: 1.050 người / 2.099NK, đạt: 50,%
- Tổng số tổ chức thi đấu Thể dục, thể thao là: 21 trận / 11 đội tham gia thi đấu
- Trong đó, Nhân dịp kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
(03/02/1930- 03/02/2014) và “mừng Đảng - mừng Xuân Giáp ngọ năm 2014”, Ban VHTT
xã đã tổ chức tập luyện 04/04 ngày cho các VĐV đội Bóng chuyền nam Tổng số là: 18/18 VĐV tham gia và hơn 560 người / 6 thôn đến xem và cổ vũ
-Ban VHTT xã phối hợp cùng với xã Đoàn thi đấu môn Bóng chuyền nam cho 6 thôn /7 đội tham gia Xã Đoàn tổ chức thi đấu tại sân Trụ sở UBND xã Hồng Quảng.Tổng số 7 đội / 84 VĐV tham gia
-Tổ chức thi đấu nhân dịp vào (ngày Mùng 05 Tết nguyên đán) tại Phòng VH&TT huyện A Lưới Tổng số là 16/16 VĐV tham gia thi đấu.Kết quả thi đấu; 01 Giải Nhì toàn đoàn
- Tham gia thi đấu giải Việt dã nam, nữ tại huyện Phòng VH&TT huyện A Lưới tổ chức Tổng số 12/12 VĐV tham gia thi đấu Kết quả thi đấu: 01 giải nhất
cá nhân nữ, 01 giải nhất Đồng đội nữ và 01 giải Ba toàn đoàn nam, nữ
- Tham gia thi đấu môn Bóng bàn, tại huyện Phòng VH&TT huyện A Lưới tổ chức Tổng số là 04/04 VĐV tham gia thi đấu
- Tham gia phối hợp cùng với xã Đoàn tổ chức thi đấu môn Bóng đá nam, nữ nhân dịp lễ 26/3 Tổng số 06/06 thôn tham gia thi đấu
Trang 16- Nhân dịp lễ 26/3, Ban VHTT xã tổ chức giao hữu bóng chuyền với 03 xã:
xã Nhâm, xã Hồng Thái và xã Sơn Thủy Tổng số 72/72 VĐV tham gia thi đấu
- Tổ chức giao lưu môn Bóng đá với xã Sơn Thủy Tổng số 44/44 VĐV tham gia thi đấu Trong dịp lễ lần này, hơn 900 các cổ động viên tham gia xem và đến cổ vũ
- Tổ chức vận động các thôn giao lưu bóng đá Nữ nhân dịp lễ: 30/4 ngày giải phóng miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước và 19/5 nhân ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Tổng số 26/26 VĐV nữ tham gia
* Công tác quản lý văn hóa, dịch vụ:
- Tổng số hoạt động Karaoke tại địa bàn xã là 08 hộ Trong đó; có 03 hộ thuộc về dịch vụ
kinh doanh (có thu tiền) 05 hộ thuộc dạng hoạt động Karaoke vui chơi, giải trí trong gia đình
* Hoạt động thông tin triển lãm, bảo tồn và du lịch:
- Tổng số điểm Bảo tồn du lịch, và di tích lịch sử trên địa bàn xã là 03 Trong đó; 01 Hồ Tar Lonh Aluoi, 01 là Bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công, và 01 khu Di tích lịch sử Cách mạng địa đạo A Đon, trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1.1.4 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc thực hiện ASXH cho thương, bệnh binh
vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu
Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được sản xuất nông lâm nghiệp,thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư
Nhìn chung giáo dục, y tế sức khoẻ cộng đồng đã được quan tâm đúng mức nên công tác giáo dục y tế cộng đồng đạt được nhiều thành tích khích lệ, giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác y tế sức khoẻ cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình khám và chữa bệnh đến bà con nông dân của xã
Lực lượng lao động trẻ dồi dào, đây là yếu tố quan trọng cho quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá nông thôn
Trang 17Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn đoàn kết, năng động, nhiệt huyết đã được bà con nhân dân tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội.
Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người dân nơi đây nói chung và những người có công với cách mạng nói riêng có cơ hội tiếp cận với các tiềm năng kinh tế trong vùng,có cơ hội hội nhập,phát triển nâng cao đời sống
Tuy vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng cơ sở hạ tầng hiện tại chưa đồng bộ Do đó, chưa đáp ứng được với tiềm năng phát triển sản xuất các ngành kinh tế ở quy mô lớn
Lực lượng lao động trẻ tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển, sản xuất
Thiếu khu vui chơi sinh hoạt giải trí cho người dân địa phương như trung tâm văn hóa thể dục thể thao,công viên cây xanh
Đồng thời, Hồng Quảng là xã có nhiều dân tộc thiểu số nên vấn đề về văn hóa,truyền thống đang còn nhiều bất đồng giữa các dân tộc với nhau,bất đồng về ngôn ngữ,vẫn đàn còn tình trạng phân biệt đối xử…
Khó khăn trong vấn đề tuyên truyền,giáo dục,văn hóa
1.2. Một số lý thuyết liên quan
và mối quan hệ trong quá trình ấy
Trang 18+ CSXH là tổng hòa các biện pháp và phương pháp của nhà nước, của các giai cấp, các tổ chức, các đảng phái chính trị nhằm đảm bảo lợi ích cho giai cấp và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
+ CSXH là tác động định hướng theo mục tiêu đến những hiện trạng cơ cấu có vấn
đề, trong đó trước hết là các cấp xét duyệt nhà nước và các tổ chức, tập đoàn là người thực hiện Các mục tiêu quan trọng của CSXH là: đền bù trong những trường hợp xảy ra tai nạn, trợ giúp và tư vấn trong việc giải quyết hoàn cảnh cuộc sống vượt quá khả năng của cá nhân (dịch vụ xã hội), chăm sóc trong trường hợp không có khả năng tự mình bảo đảm nhu cầu tối thiểu để tồn tại; sự phân bố lại cả
về thu nhập vật chất cũng như vị trí, quyền lực xã hội; điều hành các triển vọng tương lai thông qua các tổ chức đoàn kết
1.2.1.2 An sinh xã hội
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm an sinh xã hội:
Theo B.R.Compton: ASXH là một thiết chế bao gồm các chính sách và pháp luật được các tổ chức tự nguyện hoặc tổ chức nhà nước thực thi nhằm cung ứng cho các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội các dịch vụ xã hội, tiền và quyền lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở,…) do họ không nhận được từ gia đình hay thị trường nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện trực tiếp cuộc sống cho cá nhân, nhóm, cộng đồng
ASXH là sự bảo vệ mà xã hội thực hiện với một số thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn về kinh tế
và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giảm sút đáng kể về thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi già hoặc cái chết, những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có
con nhỏ gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
Hệ thống ASXH: Ngay từ năm 1952, ASXH đã được xác định như một hệ thống bảo trợ xã hội bao gồm các nội dung sau:
+ Chăm sóc về y tế: Trợ giúp kịp thời có tính chất phòng bệnh hoặc chữa bệnh
+ Trợ cấp ốm đau: do mất khả năng lao động
+ Trợ cấp tuổi già: do hết tuổi lao động chính thức hoặc do già yếu, giúp họ có điều kiện vật chất tối thiểu để sống tiếp
+ Trợ cấp tai nạn: lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
+ Trợ cấp tàn tật: với những người không còn khả năng lao động có thu nhập ở một mức độ nhất định, tình trạng này có nguy cơ kéo dài
+ Trợ cấp thai sản: kể cả trước, trong và hậu quả sau khi sinh
+ Trợ cấp gia đình: phụ cấp, giúp đỡ gia đình khó khăn
+ Trợ cấp thất nghiệp: do không có việc làm (không phải vì lí do chủ quan)
Trang 19+ Trợ cấp tiền tuất: khi người dân thiếu chỗ dựa do những người do những người giữ vai trò trụ cột trong gia đình bị chết.
Tổ chức lao động quốc tế cũng khuyến nghị: tại một thời điểm chỉ nên hưởng không quá 1 trong chế độ: mất sức, tuổi già, thất nghiệp
Về cấu trúc: hệ thống ASXH bao gồm 4 hợp phần:
+ Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
+ Các chính sách và chương trình bảo hiểm y tế
+ Các chính sách và chương trình trợ giúp đặc biệt (ưu đãi người có công)
• Ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước
và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và đất nước
Mục đích của ưu đãi xã hội là nhằm ghi nhận và tri ân cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và đất nước Nhằm đảm bảo công bằng
xã hội, ai cống hiến nhiều cho xã hội thì người đó được hưởng nhiều.Đồng thời, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai, đảm bảo ổn định thể chế chính trị của Nhà nước
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
• Thương binh: là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “ giấy chứng nhận thương binh” và “ huy hiệu thương binh” thuộc 1 trong các trường hợp sau: làm nghĩa vụ quốc tế; chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nghĩa vị quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
• Người hưởng chính sách như thương bình: là người không phải là quân nhân, công
an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc 1 trong các trường hợp trên được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”
Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993
+ Bệnh binh:
Trang 20Là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh, làm suy giảm khả năng lao động
từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc 1trong các trường hợp sau: chiến đấu oặc trực tiếp chiến đấu; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
từ 3 năm trở lên; hoạt động ở địa bàn có điều kienj kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đã có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân; đã công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân đủ
15 năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994
chuyên môn hóa.
Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế - IFSW đưa ra tại Đại hội Montreal tháng 7/2010: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống hàng ngày của họ càng thoải mái,
dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Nhân quyền
và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề
CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm hướng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội CTXH còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn những lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội Mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình
Trang 21CTXH có 3 chức năng kép đó là: chẩn đoán và dự báo, chữa trị và phòng ngừa, phục hồi và phát triển CTXH sử dụng 3 phương pháp chính: CTXH với cá nhân, nhóm và cộng đồng để thực hiện những chức năng trên.
1.2.2 Một số lý thuyết liên quan
Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người:
• Hệ thống chính thức: tổ chức công đoàn, cộng đồng,…
• Hệ thống phi chính thức: bạn bè, gia đình,…
• Hệ thống xã hội: bệnh viện, nhà trường,…
Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa
cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại.Trong thực hành công tác xã hội không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng đó.Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH.1.2.2.2 Lý thuyết nhu cầu (Maslow)
Theo lý thuyết của A.Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội
Bậc thang nhu cầu của Maslow sắp xếp từ đáy đến đỉnh như sau:
• Nhu cầu cơ bản
• Nhu cầu về sự an toàn
• Nhu cầu xã hội
• Nhu cầu được tôn trọng
• Nhu cầu tự khẳng định mình
Lý thuyết nhu cầu là cơ sở để căn cứ xác định nhu cầu cần thiết của thân chủ,
để từ đó đưa ra các kế hoạch can thiệp có hiệu quả Vận dụng lý thuyết này vào quá trình thực hiện đề tài để tìm hiểu những nhu cầu nào của đối tượng nghiên cứu
đã được đáp ứng, nhu cầu nào là nhu cầu cần thiết trong thời điểm hiện tại Từ đó
có những biện pháp can thiệp hữu hiệu
1.2.2.3 Lý thuyết vai trò
Trang 22Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức
vị của con người trong xã hội đó Thí dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc…
Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết, thí dụ trong những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường bất hoà nhiều khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người trung gian hoà giải mà chính nó và cha mẹ không biết Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng
xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn
Mỗi cá nhân đều có những vai trò khác nhau mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống.Mỗi cá nhân khi đảm nhận vai trò đều mong đợi về vai trò của mình
Sử dụng lý thuyết vai trò để thấy được những vai trò xã hội mà thân chủ đang đảm nhận, từ đó có những sự can thiệp đúng chỗ và hiệu quả.Đồng thời, thấy được những cá nhân nào là người có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng để tác động vào những cá nhân đó để ảnh hưởng đến các đối tượng cũng như cộng đồng
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
AN SINH XÃ HỘI CHO THƯƠNG,BỆNH BINH TẠI XÃ HỒNG
QUẢNG,HUYỆN A LƯỚI,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Thực trạng đời sống của thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quy mô, cơ cấu đối tượng
Thừa thiên Huế là một trong những mảnh đất anh hùng đã phải oằn mình chống chọi với những khắc nghiệt của chiến tranh và phải chịu không ít những đau thương mất mát mà bom đạn và chất độc hóa học để lại
Những người đã mãi mãi nằm xuống trên mảnh đất quê mẹ, một số người may mắn hơn được trở về với gia đình người thân nhưng vẫn phải mang bên mình bao nhiêu tổn thương mất mát về cả thể xác lẫn tinh thần Đảng và nhà nước đã có những chế độ để ghi nhận công ơn của họ với đất nước đồng thời bù đắp phần nào nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho họ Thời bình họ về tham gia sản xuất , sinh hoạt cùng người thân gia đình nhưng mỗi khi trái gió trở trời,những vết thương do bom đạn,chiến tranh lại dày vò thân xác lẫn tinh thần của những người thương binh, bệnh binh
Toàn xã Hồng Quảng có: 28 thương binh và 56 bệnh binh
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu thương,bệnh binh đang được hưởng trợ cấp
ở xã Hồng Quảng năm 2013
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
2 Thương binh thương tật(mất sức từ 61 – 80%) 13 27,08
Trang 24thường gặp nhiều khó khăn Họ nghèo vì cuộc đời họ gắn bó với công cuộc giải phóng và bảo vệ đất nước Khi trở về đời thường họ thiếu kinh nghiệm sản xuất, vốn, sức khỏe,…
Vì vậy, phần lớn người dân nói chung và thương, bệnh binh ở Hồng Quảng nói riêng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Do đó nguồn thu nhập chính của
họ là từ trồng trọt, chăn nuôi
Tuy nhiên, do tuổi cao, bệnh tật nên khả năng lao động bị giảm sút, vì vậy thu nhập của thương, bệnh binh thấp Mặt khác, do điều kiện tự nhiên của Hồng Quảng tương đối khắc nghiệt, đất đai kém phì nhiêu, do đó năng suất cây trồng vật nuôi bị hạn chế
Thương binh, bệnh binh trên địa bàn phần lớn là thiếu lao động, con cái họ đã trưởng thành và lập gia đình riêng và lo cho gia đình của họ nên thường thì trong gia đình TBB chỉ có cặp vợ chồng lớn tuổi sống với nhau Hầu hết hộ gia đình TBB thường chỉ có từ 1 đến 2 lao động chính, thậm chí có hộ không có lao động nào, đã hết tuổi lao động Nguồn thu từ nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày
Thu nhập chính của thương, bệnh binh chủ yếu là dựa vào nguồn hỗ trợ hàng tháng, một số ít người thì thỉnh thoảng có được sự hỗ trợ từ con cái
Thu nhập của đa số thương binh, bệnh binh tương đối thấp nhưng lại phải trang trải cho nhiều khoản chi tiêu: sinh hoạt hàng ngày, thuốc men chữa bệnh, nuôi con ăn học,… nên với thu nhập như vậy cùng với trợ cấp ít ỏi chỉ vừa đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày
Tuy nhiên, một số thương, bệnh binh cũng có công việc và thu nhập khá cao,như bác Đặng Năm ở thôn Pất đuh, gia đình bác sinh sống bằng thu nhập từ việc bán hàng tạp hóa do bác gái đảm nhiệm,còn bác Năm làm mộc Hàng năm gia đình bác có thu nhập khá ổn định, con cái bác đều đã trưởng thành và có gia đình riêng
“Đồng lương trợ cấp thương binh hàng tháng cũng giúp gia đình đỡ vất vả phần nào, nhưng ăn rồi chỉ trông chờ vào nó thì cũng chật vật nên mình phải tự vận động.Vì vậy,tôi cùng vợ bàn nhau mở thêm cái hàng tạp hóa cho bà bán hàng còn tôi làm mộc tăng thêm thu nhập trong nhà Trước đây con cái đi học thì có khó khăn thật nhưng bây giờ đứa mô cũng lớn khôn có gia đình rồi nên không phải lo chuyện chi tiêu,ông bà nuôi nhau như thế này là ổn rồi” (trích phỏng vấn sâu bác Đặng Năm).
2.1.2.2 Nhà ở
Trang 25Nhìn chung người dân Hồng Quảng sống tại đây đã lâu đời, đất đai, nhà cửa
từ tổ tiên để lại Việc xây dựng sửa chữa lại nhà ở cũng mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nhất định
Một số gia đình thương, bệnh binh có nhà cửa kiên cố,tiện nghỉ đầy đủ hiện đại như gia đình bác Hồ Văn Tông ở thôn Tầm Mu
Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình nhà ở xây đã lâu,cũ nát thiếu tiện nghi sinh hoạt vì phải nuôi con đi học chưa có điều kiện sửa sang lại nhà cửa
2.1.2.3 Sức khỏe
Trên địa bàn xã Hồng Quảng thương binh có 28 người và bệnh binh 56 người
Họ trở về quê hương sau cuộc chiến tranh với những vết thương, thương tích trên cơ thể Do đó hầu hết, TBB ở trên địa bàn xã có sức khỏe không tốt Những di chứng của vết thương chiến tranh: bệnh thần kinh, vết thương ở tay, chân, đầu, khuyết tật một phần cơ thể,… luôn hoành hành họ những lúc trái gió trở trời
Đặc biệt là những người thương binh nặng, họ bị tàn tật,đi lại lại khó khan, mất khả năng lao động, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp ít ỏi từ Nhà nước
Hiện nay, hầu hết TBB trên địa bàn đều đã cao tuổi, do đó họ còn gặp một số vấn đề bệnh tật của tuổi già như: đau khớp, tai biến, cao huyết áp,… khả năng nghe, nhìn bị hạn chế Vì vậy, trong cuộc sống họ gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên phải sử dụng thuốc, chi phí cho việc khám chữa bệnh cao
Hầu hết TBB ở Hồng Quảng đều đã có Bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh Mỗi khi có bệnh thương, bệnh binh thường tùy vào mức độ nặng nhẹ của căn bệnh
mà đến khám chữa bệnh ở nhiều bệnh viện khác nhau Nếu bệnh nhẹ thì khám tư hoặc khám bệnh ở trạm y tế xã Nếu bệnh nặng thì khám bệnh ở Bệnh viện huyệnA Lưới
2.1.2.5 Phương tiện sinh hoạt, sản xuất
Hầu hết các hộ gia đình Thương, bệnh binh có điều kiện sống tương ổn định,hầu hết hộ gia đình có các phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: ti
vi, tủ, bếp ga, nồi cơm, xe máy,…Những phương tiện này giúp cho cuộc sống của
họ ngày càng đầy đủ và cải thiện hơn
Phương tiện sản xuất: sản xuất nông nghiệp đã áp dụng máy móc vào để giảm sức lao động của con người, tăng năng suất như: máy cày, máy bừa, máy gặt,
2.1.2.6 Đời sống tinh thần
Trang 26Đời sống tinh thần cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của thương, bệnh binh Đời sống tinh thần được thể hiện qua sống tình cảm, việc tham gia các tổ chức, đoàn thể, các hoạt động xã hội, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ hay đi du lịch, cùng với đó là mối quan hệ láng giềng hay tình hình an ninh trật tự nơi cư trú Cụ thể:
Đời sống tình cảm: đời sống tình cảm của TBB khá phong phú Họ là những con người được tôi luyện trong chiến tranh khốc liệt, đã nếm trải hết những gian khổ trong cuộc đời vì vậy họ rất xem trọng đời sống tình cảm Niềm vui lớn nhất của họ khi về già đó là được sống trong sự quan tâm, yêu thương của con cháu Trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên rất gần gũi Khi ốm đau, bệnh tật luôn có con cháu ở bên chăm sóc
Bên cạnh mối quan hệ gia đình thì mối quan hệ với xóm giềng cũng được những người thương binh bệnh binh duy trì tốt đẹp, bởi họ luôn đặt tình cảm lên trên, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn
Hầu hết những thương, bệnh binh đều tham gia vào các tổ chức, đoàn thể của địa phương như: hội Cựu chiến binh, hội người Cao tuổi,…Tham gia sinh hoạt Đảng, các hoạt động tập thể của thôn xóm đề ra Nhiều thương, bệnh binh là cán
bộ, thành viên chủ chốt trong các đoàn thể như hội Cựu chiến binh, hội Người Cao tuổi Bởi họ là những người có ý chí cách mạng, có trách nhiệm cao và có uy tín trong cộng đồng
Vào những dịp lễ tết, ngày Thương binh Liệt sĩ thì chính quyền địa phương
có tổ chức thăm hỏi tặng quà tới gia đình những người là thương binh, bệnh binh
2.1.3 Nhu cầu của thuơg, bệnh binh
Thông qua các thông tin từ báo cáo chính sách, từ cán bộ chính quyền địa phương, kết hợp với quá trình phỏng vấn, quan sát, lân la với người dân.Đặc biệt là tiến hành phát bảng hỏi ở 2 thôn Tầm Mu và Pất đuh chúng tôi đã xác định được nhu cầu của cộng đồng như sau:
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe chiếm tỉ lệ cao Hầu hết TBB trên địa bàn đều
đã cao tuổi, có những di chứng của chiến tranh nên vấn đề chăm sóc sức khỏe là một trong những mối quan tâm hàng đầu Mặc dù hầu hết các đối tượng đều đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế nhưng do thủ tục khám bảo hiểm nhiều lúc là phức tạp, nhiều người cho rằng nó chỉ là hình thức mà ít hiệu quả
“Trước đây, bác thường xuyên đi khám sức khỏe tại bệnh viện theo chế độ Bảo hiểm y tế Nhưng từ 3 đến 5 năm trở lại đây thì bác ít đi.Mỗi lần đi khám, vào bệnh viện họ đều bắt xét nghiệm máu, cho dù lần khám bệnh trước chỉ cách đó
Trang 27chưa đầy một tháng nhưng họ vẫn bắt phải xét nghiệm.Vì thế bác ít đi khám hơn.Bác thấy cái ni là không cần thiết.”(Trích phỏng vấn sâu bác Hồ Đức Lui).
Một lí do nữa đó là bệnh viện chưa có đầy đủ những trang thiết bị cần thiết Thủ tục chuyển viện rắc rối nhất là trong những trường hợp cấp bách
Nhu cầu hỗ trợ về vốn sản xuất: Phần lớn người dân trong cộng đồng có nhu cầu hỗ trợ vốn để đầu tư cho sản xuất Do điều kiện tự nhiên trên địa bàn không được thuận lợi nên cần chi phí cải tạo, đầu tư sản xuất
Nhu cầu hỗ trợ về việc làm, việc làm ở đây là cho con cái của TBB Con cái
họ sau khi học Đại học, Cao đẳng sau khi ra trường thì rất khó tìm việc làm Có 2 người có nhu cầu hỗ trợ việc làm cho con, để con cái họ có thu nhập và giúp đỡ gia đình Mong muốn của họ là mở rộng chế độ ưu đãi trong vấn đề việc làm để con cái có việc làm, để không uổng phí những gì mà mình đã học và đỡ khó khăn hơn.Nhu cầu về việc tăng chế độ ưu đãi về vật chất: tiền hỗ trợ hàng tháng Một
số người cho rằng, mức hỗ trợ đó là thấp, không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.Thu nhập thấp, trong khi những khoản chi tiêu thì nhiều
Một số gia đình TBB ở địa phương đang nuôi con ăn học Đại học, cao đẳng nên với số tiền trợ cấp hàng vừa chỉ đủ hoặc phải vay mượn thêm để gửi cho con cái đi học ở xa
Ngoài ra, một số đối tượng TBB trên địa bàn xã còn có nhu cầu được giám định lại tỉ lệ thương tật, hỗ trợ phương tiện hỗ trợ (xe lăn), được xét duyệt để được hưởng chế độ…
Như vậy, nhu cầu của TBB trên địa bàn khá đa dạng, mỗi người có những nhu cấu khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ.Tuy nhiên, nhu cầu hỗ trợ phần lớn là hỗ trợ về vật chất
2.2 An sinh xã hội cho thương, bệnh binh ở xã Hồng Quảng, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh của nhà nước hiện hành
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đã có biết bao thế hệ người Việt Nam hy sinh tính mạng, xương máu, sức lực, trí tuệ và tài sản để cho đất nước được tự do, độc lập Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao to lớn và luôn nỗ lực dành sự ưu đãi cho những người con
Trang 28ưu tú ấy thông qua việc ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách ưu đãi Ngay trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn phòng ngự khó khăn, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh - liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh vệ quốc Ngày 27-7-1947, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh và một số địa phương đã dự một cuộc họp quan trọng nhằm thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh - liệt sĩ Tại cuộc họp này, các đại biểu nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày Thương binh - liệt sĩ toàn quốc - ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc và gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và tiêu chuẩn một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch Trong thư Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền
chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh” Người
nhấn mạnh: “Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó
bị ốm yếu Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy” Vì nghĩa cử và sự hy sinh cao cả của thương binh, liệt sĩ nên
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Đối với những người con trung hiếu ấy,
Chính phủ và đồng bào phải báo đáp cho xứng đáng”.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với truyền thống và đạo lý của dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn thường xuyên dành sự ưu đãi cả vật chất
và tinh thần cho thương binh, bệnh binh tạo điều kiện để cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn.Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16-2-1947, đặt nền móng cho hệ thống văn bản chính sách trong lĩnh vực ưu đãi thương binh, bệnh binh Tiếp theo, nhiều văn bản chính sách được ban hành, thể hiện tính liên tục và luôn đổi mới, bảo đảm tính phù hợp trong quá trình phát triển của thực tiễn đất nước, tạo cơ hội và điều