khi nhận được kế hoạch thực tậpcủa nhà trường tôi cùng các bạn đã tìm hiểu và xin vào thực tập tại Bảotàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vì những lý do sau :Thứ nhất, tôi học khoa Xã hội,lớ
Trang 1PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU
A Mục đích thực tập
Đối với một sinh viên việc được thực tập, thực hành đúng vớinghành nghề minh lựa chon là một điều hết sức ý nghiã.Đây chính là bướcngoặc lớn góp phần không hề nhỏ trong việc giúp bản thân của mỗi sinhviên xác định đúng đắn hơn con đường minh đã chọn, sẽ chọn và bước tiếpcon đương đó như thế nào Việc thực tập sẽ giúp chúng ta áp dụng đượcnhững gì đã được học vào trong chính thực tế cuộc sống của mình
Từ vai trò lớn đó của việc thực tập nên em đã chọn Bảo tàng Hồ ChíMinh Thừa Thiên Huế là nơi mình có thể áp dụng tất cả những kiên thứcmình đã học vào thực tế.Bên cạnh đó viêc thực tập tại Bảo tàng sẽ giúp em
có thể tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và mới mẻ hơn trong vốn hiểubiết còn hạn hẹp của mình.Chính nơi đây em có thể học hỏi thêm nhữnganh chị đi trước về kiến thức cũng như cung cách làm việc của các anh chị
Tóm lại ta có thể thấy việc thực tập là một việc không thể thiếu trongviệc giúp sinh viên hoàn thành hơn trong viêc nâng cao sự hiểu biết và đưachính sự hiểu biết của mình vào cuộc sống
B Đơn vị thực tập
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ : số 07 Lê Lợi thành phố Huế
Sđt : 0543 845 217
Email :bthcmtthue@yahoo.com.vn
Xếp hạng : Bảo tàng hạng II ( Theo quyết định xếp hạng số2212/QĐ – UBND ngày 27/09/2007)
C Lí do chọn bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế để thực tập
Để vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn, để những kiến thức đãđược học đi vào cuộc sống Thì sau mỗi khóa học sinh viên đều được nhàtrường tạo điều kiện đến một cơ sở thực tập nào đó để bổ sung cũng như
Trang 2làm vững chắc thêm kiến thức của mình khi nhận được kế hoạch thực tậpcủa nhà trường tôi cùng các bạn đã tìm hiểu và xin vào thực tập tại Bảotàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vì những lý do sau :
Thứ nhất, tôi học khoa Xã hội,lớp Việt Nam Học trường CĐSP Huế.Chuyên ngành của tôi là nghiên cứu về văn hóa-con người Việt Nam.Trongkhi đó, Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam, Thực tậptại Bảo Tàng Hồ Chí Minh để được nghiên cứu tiếp cận vơí đạo đức, tưtưởng của Hồ Chí Minh cũng là học tập về con người tiêu biểu của ViệtNam
Thứ hai,chúng tôi chọn được thực tập ở bảo tang vì ở đây chúng tôi
có thể làm quen với phong cách làm việc của một cơ quan hành chính sựnghiệp ,được tiếp xúc vơí môi trường công tác thực sự nghiêm túc.Thứ ba, công việc hướng dẫn khách tham quan trong và ngoài nước ở bảotang Hồ Chí Minh rất phù hợp với chuyên ngành Văn hóa –Du lịch màchúng tôi được học ở trường,
Thứ tư,chính bản than cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã tạonên nguồn cảm hứng thúc đẩy chúng tôi muốn tìm hiểu về Người
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn Bảo Tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế làm nơi thực tập cuối khóa của mình, làm hành trang để gópthêm hững kiến thức phục vụ cho công việc sau này
Trang 32.2 : Nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ ChíMinh Thừa Thiên Huế và hệ thố di tích, các địa điểm di tích về Chủ tịch
Hồ Chí Minh do đơn vị quản lý
2.3 : Thực tập các khâu công tác Bảo tàng ( nghiên cứu khoa học,sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, , trưng bày ) và Bảo tồn di tích
2.4 : Thực tập công tác tổ chức, đón tiếp và hướng dẫn khách thamquan tại Bảo tàng và di tích
2.5 : Tham gia các hoạt động sự kiện tại Bảo tàng và các di tích2.6 : Xây dựng báo cáo thực tập
3 Chương trình thực tập
*Tuần I: Từ ngày 10/03/2014 đến ngày 16/03/2014
- Nghiên cứu tài liệu, nội dung trưng bày và các di tích Tìm hiểu cơcấu tổ chức , quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng HồChí Minh Thừa Thiên Huế
- Nghe báo cáo về bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ và tổ chứchoạt động của đơn vị
*Tuần II, III, IV: Từ ngày 17/03/2014 đến ngày 06/04/2014
Thực tập các hoạt động chuyên môn Bảo tồn Bảo tàng ( dưới sựhướng dẫn của phòng Nghiệp vụ)
- Công tác nghiên cứu khoa học
- Công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật bổ sung kho cơ sở và phục vụtrưng bày
- Công tác kiểm kê tư liệu, hiện vật tại kho cơ sở và các di tích
- Công tác bảo quản tư liệu, hiện vật tại kho cơ sở, hiện vật trưng bày
và tại các di tích
- Công tác trưng bày tại Bảo tàng và các di tích
- Công tác biên dịch tài liệu ( đối với sinh viên ngành Tiếng Anh)
*Tuần V, VI, VII, VIII: Từ ngày 07/04/2014 đến ngày 05/05/2014
Trang 4- Thực tập công tác đón tiếp khách tham quan tại Bảo tàng và hệthống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế ( dưới sự hướngdẫn của phòng Tuyên truyền Hướng dẫn).
- Khảo sát, tìm hiểu thực tế về hệ thống di tích và địa điểm di tíchChủ tịch Hồ Chí Minh do đơn vị quản lý
*Tuần IX, X: Từ ngày 06/05/2014 đến ngày 19/05/2014
Tham gia các hoạt động sự kiện ( nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinhcủa Chủ tịch hồ Chí Minh), hoàn thành và nộp báo cáo thự tập
Ngày 22/05/2014: 9h00 – Tổng kết thực tập
Trang 5PHẦN 2 NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
A Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
1 Lịch sử ra đời của Bảo tàng
* Năm 1979 thể theo nguyện vọng tha thiết của đồng bào chiến sĩ,Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Trị Thiên chủ trương thành lập phânviện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Huế và chọn vị trí ngôi nhà số 07
Lê Lợi- Huế làm trụ sở
* Ngày 16/9/1980, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế chính thức đượcthành lập
* Ngày 30/6/1982, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên trởthành thành viên của hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch HồChí Minh do Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn vềkhoa học và nghiệp vụ
* Năm 1989, sau khi tỉnh Bình Trị Thiên tách ra thành 3 tỉnh, Bảotàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế
* Nhân kỷ niệm 108 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/05/1890- 19/05/1998) Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chínhthức được khởi công xây dựng lại và khánh thành vào ngày 19/05/2000
* Ngày 27/9/2007, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã đượcxếp hạng là Bảo tàng hạng II theo Quyết định số 2212/QĐ-UBND củaUBND tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động của Bảo tàng
Vị trí và chức năng:
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, có chức năng tổchức thực hiện công tác nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục khoa họcthông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về bảo tàng và bảo tồn di
Trang 6sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế và theo quy định của pháp luật.
Bảo tàng Hồ Chí Minh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, đồng thời chịu sự hướng dẫnchuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, cócon dấu và tài khoản để hoạt động
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1.Trình Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy hoạch, kếhoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của đơn vị và tổ chức thực hiện saukhi được phê duyệt;
2 Tổ chức nghiên cứu khoa học về nội dung trưng bày, về các tàiliệu, tư liệu và hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng, xây dựng đề cương, tổ chứctrưng bày tại chỗ và triển lãm lưu động về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng,đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
3 Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và người nước ngoàitham quan, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cáchmạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng và các di tích lưu niệm cóliên quan đến Người;
4 Thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê khoahọc, công tác kho và các giải pháp bảo quản tài liệu, hiện vật, phục vụ cáchoạt động nghiên cứu trưng bày của Bảo tàng và các tổ chức, cá nhân theoquy định của pháp luật;
5 Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tuyêntruyền, giáo dục truyền thống tại địa phương, đặc biệt là đối với các tầnglớp thanh, thiếu niên và nhi đồng, học sinh và sinh viên về cuộc đời, sựnghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
6 Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự
án về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lưu niệm về Chủ tịch
Trang 7Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phạm vi quản lýcủa đơn vị;
7 Nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận, xếphạng di tích, tiến hành công tác kiểm kê, quản lý di tích trên địa bàn tỉnhtheo quy định của Nhà nước và trách nhiệm được giao;
8 Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạtđộng nghiệp vụ bảo tàng và bảo tồn;
9 Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và giúp các địa phương, đơn vịtrong tỉnh tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm về cuộc đời, sựnghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chứcnăng nhiệm vụ được giao và khi có yêu cầu;
10 Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học,biên soạn,xuất bản và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, giáo dục về Chủtịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nguồn tư liệu đã được công bố theo quy định;
11 Tổ chức trao đổi, hợp tác về khoa học nghiệp vụ với các Bảotàng, các ngành, các địa phương trong tỉnh và trong nước, với các Bảo tàng
và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;
12 Thực hiện việc tiếp nhận, điều chuyển tài liệu, hiện vật, cung cấpbản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quyđịnh của pháp luật;
13 Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí vàhoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quyđịnh của pháp luật;
14 Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực trưng bày, khu vực cơquan và các khu vực di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bảo tàngquản lý;
15 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế
độ chính sách đối với viên chức và người lao động theo quy định của NhàNước;
Trang 816 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thukhác theo quy định của Nhà nước;
17 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế
3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo tàng
Trình độ lý luận chính trị: có 01 đồng chí là cử nhân chính trị, 18đồng chí có trình độ tương đương trung cấp chính trị
+ Phòng nghiệp vụ gồm 08 đồng chí, có chức năng tổ chức thực hiện
công tác nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ về bảo tàng và bảo tồn di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chịu sự quản lý,chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
ĐT: 054.3820445
+ Phòng Tuyên Truyền Hướng Dẫn
Phòng Tuyên truyền hướng dẫn gồm 09 đồng chí, có chức năng Tổchức tuyên truyền, giáo dục khoa học về Thân thế sự nghiệp Chủ tịch HồChí Minh thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng.Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ ChíMinh Thừa Thiên Huế
Trang 9ĐT: 054.3883937
+ Phòng Hành Chính Tổng Hợp
Phòng Hành chính Tổng hợp gồm 12 đồng chí, có chức năng thammưu và quản lý, tổ chức bộ máy biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độchính sách đối với CBVC- LĐ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đượcgiao và các nguồn thu khác theo qui định của Nhà nước; đảm bảo an toàn,
an ninh tại Bảo tàng và các di tích trên địa bàn do đơn vị quản lý Chịu sựquản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế
ĐT: 054.3845217
* Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn có tổ chức
Đảng (chi bộ) và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Chi Hội Cựu chiến binh)
4 Các khâu công tác Bảo tàng
4.1 Công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế thể hiện ở nhiều mặt:
- Đầu tư nghiên cứu, khôi phục diện mạo hệ thống di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu xây dựng nội dung trưng bày Bảo tàng, xây dựng cácchuyên đề triển lãm ngắn hạn và triển lãm lưu động
- Nghiên cứu để tài liệu hoá các hiện vật Bảo tàng, làm sáng tỏ cácthông tin cơ bản cần thiết về hiện vật; xây dựng các hồ sơ tư liệu về hiệnvật, nhằm làm cho kho cơ sở ngày càng đầy đủ, khoa học, phong phú, đápứng tốt nhất cho công tác trưng bày, công tác khoa học và các công tácchuyên môn khác của Bảo tàng, phục vụ cho việc nghiên cứu của cácngành khoa học có liên quan
- Nghiên cứu để xây dựng các đề tài thuyết minh, tuyên truyền phục
vụ các yêu cầu và đối tượng khách tham quan khác nhau
Trang 10- Nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền
và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học,Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng và có kế hoạchtriển khai công tác khoa học ngắn hạn và dài hạn, đào tạo và bồi dưỡng độingũ cán bộ khoa học Cán bộ chuyên môn của Bảo tàng luôn nỗ lực khắcphục khó khăn, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượngcông tác Kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua thể hiện rõ nét ở nội
dung trưng bày Bảo tàng, những chuyên đề triển lãm, hội thảo khoa học và
các hoạt động chuyên sâu khác, được giới chuyên môn đánh giá cao
4.2 Công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế thể hiện ở nhiều mặt:
- Đầu tư nghiên cứu, khôi phục diện mạo hệ thống di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu xây dựng nội dung trưng bày Bảo tàng, xây dựng cácchuyên đề triển lãm ngắn hạn và triển lãm lưu động
- Nghiên cứu để tài liệu hoá các hiện vật Bảo tàng, làm sáng tỏ cácthông tin cơ bản cần thiết về hiện vật; xây dựng các hồ sơ tư liệu về hiệnvật, nhằm làm cho kho cơ sở ngày càng đầy đủ, khoa học, phong phú, đápứng tốt nhất cho công tác trưng bày, công tác khoa học và các công tácchuyên môn khác của Bảo tàng, phục vụ cho việc nghiên cứu của cácngành khoa học có liên quan
- Nghiên cứu để xây dựng các đề tài thuyết minh, tuyên truyền phục
vụ các yêu cầu và đối tượng khách tham quan khác nhau
- Nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền
và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học,Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng và có kế hoạch
Trang 11triển khai công tác khoa học ngắn hạn và dài hạn, đào tạo và bồi dưỡng độingũ cán bộ khoa học Cán bộ chuyên môn của Bảo tàng luôn nỗ lực khắcphục khó khăn, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượngcông tác Kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua thể hiện rõ nét ở nội
dung trưng bày Bảo tàng, những chuyên đề triển lãm, hội thảo khoa học và
các hoạt động chuyên sâu khác, được giới chuyên môn đánh giá cao
Dài hạn: Sưu tầm nhằm bổ sung hiện vật cho kho cơ sở; hệ thốngtrưng bày, xây dựng các sưu tập hiện vật để phục vụ tốt công tác nghiêncứu, trưng bày trong và ngoài Bảo tàng
Công tác sưu tầm được tiến hành qua một hệ thống các biện pháp:
- Sưu tầm tư liệu, hiện vật Bảo tàng qua các đợt sưu tầm trong vàngoài Tỉnh theo kế hoạch;
- Phối hợp với các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học
tổ chức sưu tầm trên quy mô lớn;
- Tiếp nhận tư liệu, hiện vật thông qua hệ thống mạng lưới cộng tácviên ở các cơ quan, đoàn thể và nhân dân;
- Trao đổi tư liệu, hiện vật với các Bảo tàng
Kết quả, sau hơn 33 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế đã có gần 15.000 tư liệu, hiện vật phù hợp với tiêu chí, nội dungtrưng bày, trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật quý; xây dựng được 7 bộ sưutập hiện vật có giá trị
4.4 Công tác kiểm kê
Trang 12Công tác kiểm kê hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huếđược thực hiện qua 02 giai đoạn: Kiểm kê bước đầu và kiểm kê khoa học.
Kiểm kê bước đầu bao gồm: Lập biên bản giao nhận hiện vật; Đăng
ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; Đánh số sơ bộ cho các hiện vật
Kiểm kê khoa học bao gồm: Xác định khoa học các yếu tố về hiệnvật (nguồn gốc lịch sử, tên gọi, chất liệu, kỹ thuật sáng chế, trạng thái bảoquản, niên đại và ý nghĩa lịch sử của hiện vật); Phân loại hiện vật theo chấtliệu; Ghi số hiệu hoàn chỉnh cho hiện vật; Lập hộ chiếu hiện vật; Lập hệthống phích phiếu tra cứu
Kết quả: Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiệnđang lưu giữ và bảo quản, phục vụ tốt công tác trưng với gần 15.000 tưliệu, hiện vật, trong đó có những tư liệu, hiện vật quý hiếm về Chủ tịch HồChí Minh Với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ kho cơ sở, hiện vậttrong kho đã được thực hiện kiểm kê khoa học đạt tỷ lệ hơn 90%
4.5 Công tác bảo quản
Công tác bảo quản tại Bảo tàng nhằm gìn giữ những di tích lịch sửvăn hoá, bảo vệ sự toàn vẹn của tư liệu hiện vật, không để mất cắp, không
bị hư hỏng hoặc vỡ nát, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác trưng bày vànghiên cứu khoa học
Công tác bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế được thực hiện sau khi đã tiến hành công tác kiểm kê Hiện vậtsau khi đã đánh số phân loại theo chất liệu, được sắp xếp lên các giá kệ(bằng nhôm kính, gỗ kính) chắc chắn, tránh rơi vỡ Vị trí sắp xếp theo hệthống chất liệu, có thứ tự và đảm bảo cho việc nhanh chóng tìm ra hiện vật,lấy ra dễ dàng, đồng thời thuận lợi cho công việc vệ sinh hàng ngày
Để thực hiện công tác bảo quản, ngoài việc phải nghiên cứu các yếu
tố tác hại đến hiện vật bảo tàng (những điều kiện của hiện vật trước khi đưavào Bảo tàng, những việc làm không cẩn thận do nhận thức hạn chế củacon người và những điều kiện không thích hợp của môi trường), cán bộ bảo
Trang 13quản đề xuất những biện pháp bảo quản thích hợp, nghiêm túc thực hiệncác nguyên tắc bảo quản để hạn chế, loại trừ các yếu tố tác hại đến hiện vậtBảo tàng.
Chế độ bảo quản ở kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa ThiênHuế còn chú trọng đến việc theo dõi nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày: Hệ thốngmáy điều hoà, máy đo nhiệt độ luôn luôn hoạt động đảm bảo nền nhiệt antoàn cho hiện vật Máy đo độ ẩm, máy hút ẩm đảm bảo kho hiện vật luônkhô ráo, tránh ẩm mốc phát triển gây hại đến hiện vật bảo quản trong kho
4.6 Công tác trưng bày
Trưng bày Bảo tàng có nhiệm vụ giáo dục và phổ biến kiến thứckhoa học, nghiên cứu khoa học và giáo dục thẩm mỹ Với chức năng nhiệm
vụ của Bảo tàng lưu niệm danh nhân Hồ Chí Minh, trưng bày Bảo tàng HồChí Minh Thừa Thiên Huế chuyển tải đến công chúng những thông tin vềtiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chú trọng đến giai đoạn Chủtịch Hồ Chí Minh và gia đình Người từng sinh sống, lao động, học tập vàtham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế
Nội dung trưng bày được chuyển tải đến người xem qua các hoạt động:
- Trưng bày cố định: Nội dung trưng bày cố định của Chủ tịch HồChí Minh Thừa Thiên Huế được chuyển tải qua hệ thống trưng bày gồm 08chủ đề, với diện tích trưng bày 600m2, nhằm giới thiệu với khách thamquan 2 nội dung chính: Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và giađình ở Thừa Thiên Huế và Bác Hồ với Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huếvới Bác Hồ Đây là phần trưng bày được khánh thành vào năm 2000, theo
dự án xây mới nhà Bảo tàng và được đưa vào phát huy giá trị, đây là nộidung trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Hệ thống trưng bày cố định được chú trọng đổi mới theo thời gian,những cố gắng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế trong chỉnh lýtrưng bày luôn được áp dụng những tiến bộ khoa học, những biện pháp và
Trang 14hình thức trưng bày mới, nội dung được bổ sung phong phú, đáp ứng yêucầu của khách tham quan.
-Các chuyên đề triển lãm ngắn hạn, lưu động: Nhằm làm phong phúthêm hình thức và nội dung tuyên truyền tại Bảo tàng, các triển lãm ngắnhạn, lưu động được tổ chức trưng bày xoay quanh các chủ đề liên quan đếnTTSN Chủ tịch Hồ Chí Minh, để khách tham quan, đặc biệt là nhân dân cácvùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh,đồng thời cũng kịp thời giới thiệu các tư liệu, hiện vật mới sưu tầm được vềNgười Thời gian qua Bảo tàng đã xây dựng được những chuyên đề mangđặc trưng riêng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Những ngườicon ưu tú của Thừa Thiên Huế được Chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt và đàotạo; Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đồng bào miềnTây Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập truyền đơn
Nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh thừa thiên Huế đượcxây dựng dựa trên đề cương đã được bộ chính trị phê duyệt và tỉnh ủyUBND Tỉnh thông qua Để tránh sự trùng lặp và cũng tạo sự độc đáo,bảotàng thừa thiên Huế đã trưng bày theo 8 chủ đề và tập trung vào các mốcthời gian chính trong tiểu sử sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thờikhắc họa các phong trào và thành tựu của thừa thiên Huế trong tiến trìnhlịch sử của cách mạng Việt Nam Trên cơ sở đó là nổi bật 2 vấn đềchính:10 năm Bác Hồ và gia đình sống ở Huế, tình cảm của Bác đối vớithừa thiên Huế,thừa thiên Huế đói với Bác 8 chủ đề trưng bày gồm:
-Chủ đề 1: thời niên thiếu và thanh thiếu niên của chủ tịch Hồ ChíMinh bước đầu hoạt động yêu nước(1890-1911) Giới thiệu một số nétchính và truyền thống văn hóa ,lịch sử dân tộc thừa thiên Huế,đặc điểm củatừng thời kỳ lịch sử khi Hồ chủ tịch sinh ra và lớn lên.Giois thiệu quêhương và gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế Từ đó hình thành tưtưởng yêu nước chân chính và ý chí quyết tâm tìm đường cưú nước cứudân của N gười
Trang 15-Chủ đề 2 : Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường giải phóngdân tộc đúng đắn(1911-1920) Hòa mình với nhân lao động ,với thực tiễncủa quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới Người đã tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mac-Lênin.
-Chủ đề 3 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ dân tộc,vận dụngsáng tạo và phát hiện đường lối của Leenin về vấn dân tộc và thuộc địa(1920-1924) Hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, trong phong trào cộngsản và nhân dân quốc tế
-Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấpcông nhân Việt Nam (1924-1930) Những hoạt động của đồng chí Nguyễn
Aí Quốc chuẩn bị về mọi mặt như chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tớithành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930
-Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạocuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8, sáng lập nhà nướcdân chủ nhân dân 1930-1945 Thời kỳ ở nước ngoài chỉ đạo cách mạngViệt Nam và tham gia phong trào hoạt động cộng sản quốc tế 1930-1945.Thời kỳ trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam,tiếntới tổng khởi nghĩa giành chính quyền, sáng lập nhà nước dân chủ nhândân Thừa thiên Huế tham gia lật đổ chế độ phong kiến Việt Nam, xâydựng chế độ mới
-Chủ đề 6 : Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạonhân dân đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và tiến hành khángchiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) Thừathiên Huế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
-Chủ đề 7: Chủ tichj Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạocách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc miền Nam(1954-1969) Sự quan tâm của chủ tịch Hồ Chí Minh vơí thừa thiên Huế vàtình cảm của Dảng bộ, nhân dân thừa thiên huế với chủ tịch Hồ Chí Minh
-Chủ đề 8 : Mãi mãi đi theo con đường chủtịch Hồ Chí Minh đã chọn(1969 đến nay)
Trang 16Thực hiện di chúc của Người , Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dânViệt Nam trong đó có đồng bào tỉnh thừa thiên Huế hoàn thành sự nghiệpgiải phóng dân tộc miênf Nam, thoongss nhất đất nước, đưa cả nước tiếnlên XHCN Trưng bày giới thiệu những thành tựu chủ yếu của đất nưowc
và của tỉnh thừa thiên Huế trong hơn 30 năm qua, qua đó khẳng định sứcsống bất tử của tư tưởng Hồ Chí Minh động viên đồng bào tỉnh thừa thiênhuề vững bước trong sự nghiệp đổi mới
Với 8 chủ đề trên, bảo tàng Hồ Chí Minh thừa thiên Huế đã một lầnnữa tái hiện lại cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, giữ gìn và tuyêntruyền tinh thần học theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,từ
đó tạo lối sống lành mạnh trong nhân dân chúng tôi mang theo trong sựnghiệp sau này
4.7 Công tác quần chúng (tuyên truyền hướng dẫn)
Công tác quần chúng của Bảo tàng được xem là một trong nhữngkhâu quan trọng nhất của sự giao tiếp Bảo tàng, là nhiệm vụ cuối cùng và
là mục đích của Bảo tàng Thông qua hoạt động thực tiễn, công tác quầnchúng làm cầu nối giao tiếp giữa Bảo tàng với khách tham quan, chuyển tảinhững thông tin về tiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vớikhách tham quan Qua đó, góp phần tích cực vào việc xây dựng con người,giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ cho khách tham quan, cung cấp chokhách tham quan những thông tin mới, những hiểu biết mới Đồng thời,qua công tác quần chúng, Bảo tàng trực tiếp tiếp nhận những ý kiến, nhậnxét, đánh giá của khách tham quan đối với trưng bày Bảo tàng, đó chính là
cơ sở quan trọng để Bảo tàng không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượngcủa trưng bày
Công tác quần chúng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huếđược thực hiện qua các hoạt động:
- Đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan tại Bảo tàng và hệ thống ditích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế:
Trang 17Tại Bảo tàng: Trên cơ sở tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày,cán bộ thuyết minh Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế truyền tải đếnkhách tham quan những thông tin cơ bản, phù hợp với yêu cầu của từng đốitượng khách tham quan (đối tượng nghiên cứu, học sinh sinh viên, các cơquan đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội…), đạt hiệu quả về mặt tuyêntruyền giáo dục.
Tại di tích: Tổ chức các đoàn khách tham quan hệ thống di tích Chủtịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế
- Tuyên truyền thông qua triển lãm lưu động: Đây là hình thức tuyêntruyền được thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế,phối hợp giữa chiếu phim tư liệu, thuyết minh với trưng bày tư liệu, hìnhảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày sách báo và tạp chí về Chủ tịch
Hồ Chí Minh phục vụ khách tham quan
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan Bảo tàng Hồ ChíMinh đã cung cấp tờ gấp (tiếng Việt, tiếng Anh) giúp khách hiểu rõ hơn vềBảo tàng và hệ thống di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tổ chức các buổi lễ dâng hoa, dâng hương, báo công, kết nạp Đảng,Đoàn, Đội tại Bảo tàng và Di tích
- Phục vụ chiếu phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu vềChủ tịch Hồ Chí Minh cho khách tham quan về những năm tháng Người vàgia đình đã từng gắn bó ở Thừa Thiên Huế
- Hoạt động tuyên truyền lưu động: Để phát huy có hiệu quả giá trị disản Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng trường học trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế đồng thời hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực" của ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc giáodục các em học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị ditích lịch sử văn hóa nói chung và các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, Bảo tàng Hồ Chí MinhThừa Thiên Huế tổ chức tuyên truyền giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Chủ
Trang 18tịch Hồ Chí Minh tại các trường học thông qua hình thức thuyết trình, thitìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống di tích lưuniệm về Người và chiếu phim tư liệu
4.8 Công tác bảo tồn di tích:
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện đang quản lý hệ thống
di tích và địa điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đìnhNgười ở Thừa Thiên Huế Hệ thống di tích này luôn được chú trọng đầu tưbảo quản, tôn tạo và phát huy tác dụng Đáp ứng yêu cầu của công tác bảotồn di tích
Thông qua các hoạt động:
- Tiến hành nghiên cứu khoa học toàn diện và cụ thể về di tích và địađiểm di tích phục vụ cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị
- Bảo tồn, tôn tạo trên cơ sở giữ lại nguyên vẹn các yếu tố gốc của ditích, không làm thay đổi hiện trạng và biến dạng di tích
- Bảo tồn, tôn tạo di tích gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địaphương có di tích
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy giá trị hệ thống di tíchlưu niệm dưới nhiều hình thức
- Tổ chức phát huy giá trị di tích, không làm ảnh hưởng đến việc bảo
vệ, bảo quản di tích, không gây lấn át hoặc biến dạng di tích
Với hệ thống di tích khá phong phú về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế,trong đó có 04 di tích lịch sử cấp quốc gia và 05 di tích cấp tỉnh, thời gianqua, được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, với sự nỗ lực cố gắng của độingũ cán bộ làm công tác bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
đã chú trọng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các dự án nhằm bảo tồn, tôntạo hệ thống di tích này theo đúng Luật Di sản, tôn trọng các yếu tố gốc của
di tích Đồng thời, tạo điều kiện phát huy tốt nhất tác dụng của di tích đếncác tầng lớp nhân dân tại địa phương cũng như khách tham quan trong vàngoài nước
Trang 194.9 Các hoạt động hỗ trợ khác
Ngoài những hoạt động chuyên sâu về công tác Bảo tàng, hằng năm,Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn tổ chức những họat động bổtrợ, góp phần tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh, huy động những sựphối hợp hữu ích của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức các hoạt động kỷniệm các ngày lễ lớn
- Phối hợp tổ chức các đêm thơ - nhạc: Phối hợp với Học viện Âmnhạc Huế, trường CĐSP Huế và CLB thơ Hương Giang tổ chức chươngtrình thơ - nhạc ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và quê hương đất nước trongcác dịp lễ 3/2, 19/5, 2/9 hàng năm Các đêm thơ nhạc đã thu hút một lượnglớn khán giả, đem đến cho người xem những ấn tượng, cảm xúc mới mẻ,khó phai
- Phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc
da cam, Hội Phụ nữ Tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức các hoạtđộng triển lãm chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các kỳ đại hội củacác tổ chức chính trị xã hội: Triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh”, triển lãm
“Đoàn thanh niên lớn mạnh cùng đất nước”…
- Phối hợp xây dựng phòng đọc sách ở Dương Nỗ: Bảo tàng Hồ ChíMinh Thừa Thiên Huế đã tiến hành trao tặng nhiều đầu sách và các đĩaphim tư liệu về tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phòngđọc sách của làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế) Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Thư viện Tổng hợp tỉnh ThừaThiên Huế, ThS Lê Viết Xuân, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng, bước đầuphòng đọc sách đã thu nhận được hơn 200 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các chuyên đề về kiến thức phổ thông, thơ văn thiếu nhi
- Tổ chức đón nhận và hướng dẫn sinh viên thực tập tại Bảo tàng:Bằng việc tạo điều kiện, hướng dẫn cho sinh viên các trường đại học trong
và ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Cao đẳng Sư phạm, Đại học Ngoạingữ, Đại học Khoa học Huế, Đại học Văn hóa Hà Nội, Cao đẳng Văn hóa
Trang 20thành phố Hồ Chí Minh) thực tập tại đơn vị, Bảo tàng Hồ Chí Minh ThừaThiên Huế đã góp phần giúp các em tìm hiểu môi trường làm việc chuyênmôn, tìm hiểu các khâu công tác của Bảo tàng, tổ chức cho các em thamgia thực hành ở những bộ phận công tác phù hợp với chuyên ngành học tậptại trường của các em…
B Thực tập hoạt động chuyên môn Bảo tồn, Bảo tàng
1 Nhiệm vụ được phân công trong thời gian thực tập
Nghiên cứu nội dung trưng bày của Bảo tàng
Tìm hiểu cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ của bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Soạn thảo một số văn bản
Tham gia nghiên cứu, kiểm kê hiện vật : xây dựng phiếu hệ thống,sắp xếp hiện vật
Trưng bày triển lãm hiện vật
1.2 Thực tập tại phòng tuyên truyền hướng dẫn
1.2.1 Công tác tuyên truyền hướng dẫn
Thực tập cách sử dụng các trang thiết bị tại Nhà trưng bày ( đèn điện,
Trang 21Trực ở bảo tàng và làm các công việc hậu cần khi được phân côngTrực và đón khách tham quan tại các điểm di tích, thực tập công tácđón khách và hướng dẫn khách tham quan ở di tích
Đăng ký chủ đè thuyết trình để phòng Tuyên truyền Hướng dẫn kiểmtra, đánh giá
1.2.2 Khảo sát, tìm hiểu hệ thống di tich lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng Thừa Thiên Huế
Di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan (phườngThuận Lộc - thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế) Đây là ngôi nhà Chủtịch Hồ Chí Minh đã sống khi gia đình vào Huế lần thứ nhất từ 1895 -1901
Di tích Nhà lưu niệmthời niên thiếu của Chủ tịch HồChí Minh ở số 112 (số mới158) Mai Thúc Loan (phườngThuận Lộc - thành phố Huế -tỉnh Thừa Thiên Huế) Là nơiChủ tịch Hồ Chí Minh đã sốngcùng gia đình lần vào Huế thứnhất, từ 1895 - 1901
Năm 1894, ông NguyễnSinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thiHương Nghệ An, năm 1895 ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ Đểchuẩn bị cho kỳ thi sau, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế vàđược chấp nhận Để có điều kiện chăm sóc con cái, và gia đình cũng lànguồn động viện ông trong những tháng ngày đèn sách, ông về quê, cùng
vợ là bà Hoàng Thị Loan đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và
Di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại
ngôi nhà 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan
- phường Thuận Lộc - thành phố Huế
Trang 22Nguyễn Sinh Cung vào Huế Nhờ người quen giới thiệu, ông thuê đượcmột gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Tại ngôi nhà này, Cậu Nguyễn Sinh Cung (Tên Bác Hồ lúc nhỏ) đãsống những năm tháng hạnh phúc cùng gia đình: Người cha mẫu mựcnhưng nghiêm khắc, đêm ngày chuyên tâm chăm lo việc đèn sách; người
mẹ hiền từ, đảm đang, tảo tần bên khung cửi và niềm vui khi đón emNguyễn Sinh Xin chào đời Nhưng tại ngôi nhà này cũng in đậm trong tâmhồn Nguyễn Sinh Cung nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc khát sữa của em thơ
Và sự yêu thương, đùm bọc của bà con nghèo xứ Huế Nghĩa tình sâu nặng
đó chính là những giá trị văn hóa góp phần hình thành nhân cách đạo đức
và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Người suốt đời phấn đấu vì độc lập,
tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan
đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấpQuốc gia ngày 2/2/1993
Di tích lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nổ
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong cụm di tích lưu niệm
về Người ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế Cùng với Đình làng, Am Bà, Bến Đá, ngôi nhà đã góp phần táihiện lại cuộc sống của Người và gia đình ở làng quê Thừa Thiên Huếnhững năm cuối thế kỷ XIX (1898 - 1900)
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc(thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạyhọc (tại làng Dương Nỗ) Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để
đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan, và cũng để ông Sắc có điềukiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ Về đây, ông Sắc được giađình ông Độ giao cho ngôi nhà tranh ba gian hai chái làm chổ ở cho ông vàhai con, đồng thời cũng là nơi ông Sắc mở lớp dạy học Tại ngôi nhà này,Nguyễn Sinh Cung và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm được chính người thầy
Trang 23và cũng là người cha của minh khai tâm bằng những bài học chữ Hán đầutiên Chữ “Nhân", chữ "Nghĩa” như một lời răn dạy về đạo đức làm người.Hai năm theo học cùng cha tại đây, Nguyễn Sinh Cung tiếp thu rất nhanh,trở thành cậu học trò thông minh xuất sắc của lớp Những kiến thức màNgười tiếp thu được trong thời gian này là nền móng vững chãi cho sự pháttriển về học vấn sau này.
Sống ở làng Dương
Nỗ, một làng quê yên ả,thanh bình, giàu truyềnthống văn hoá, NguyễnSinh Cung có điều kiệnhoà nhập với đời sốngcộng đồng làng xã, đượcđùm bọc bởi tình cảm yêuthương chan hoà, nhân hậu
và bao dung của nhữngngười dân quê chất phác,thuỷ chung, được chứng kiến cuộc sống lao động cần cù của những ngườinông dân mộc mạc Chính những điều này đã góp phần hình thành nên tìnhyêu quê hương đất nước sâu nặng của Nguyễn sinh Cung - Nguyễn TấtThành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ đãđược Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốcgia ngày 27/3/1990
Di tích Bến Đá
Địa chỉ: xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến thăm ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Hồ tại làngDương Nỗ, du khách sẽ được hướng dẫn ra tham quan bến đá, một điểm ditích tuy đơn sơ, bình dị nhưng rất có ý nghĩa Bởi nơi đây, đã chứa đựng
Di tích nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ,
xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Trang 24biết bao kỷ niệm thời niên thiếu của Bác Hồ khi Người cùng anh theo chacùng về sống tại nơi đây.
Bến Đá nằm trên dòng sông Phổ Lợi, cách nhà lưu niệm Bác Hồkhoảng 20m Xưa kia nơi đây chỉ là một lài đất nhô ra sông, bà con đi làmđồng về thấy sạch sẽ thì xuống đó rửa tay chân, mỗi người bỏ xuống đómột viên đá để kê chân, lâu ngày thành cái bến Bến Đá nằm vào phần đấtnhà ông thân sinh ông Nguyễn Sĩ Độ ông đã cho người đóng cọc tre kê đálàm thành một bến tắm gia đình Từ đó nó gắn liền cuộc sống sinh hoạt củagia đình ông Độ
Năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn SinhSắc đã đưa hai người con là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vềlàng Dương Nỗ để vừa dạy học cho các con ông Độ, vừa ôn bài cho kỳ thiHội tiếp theo Ông Độ đã giành riêng cho cha con ông Sắc một ngôi nhà bagian (nay là ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ) để dạy học và sinh hoạt
Về tại ngôi nhà này, cha con ông Sắc cũng như mọi thanh viên tronggia đình thường ra bến đá để tắm giặt và ngồi hóng mát Bến tắm bằng đáđơn sơ nay đã gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung trong hai nămsống ở làng Dương Nỗ Cây đa, bến nước, sân đình ở làng quê nơi đây mãimãi khắc sâu vào ký ức thời ấu thơ Bác Hồ kính yêu
Trang 25Về ở đây, hai anh em Khiêm và Cung được cha dạy chữ Hán cùngvới con ông Độ và một vài học trò khác Ngoài giờ học, Cung thường cùngbạn tìm đến chơi ở Am Bà thuộc làng Phò An, rồi Đình làng Dương Nỗ vàmột vài nơi khác, nhưng nơi mà cậu thường ra chơi nhiều nhất có lẽ là Bến
Đá Mùa hè gió từ biển thổi lên mát rượi, nước sông trong xanh sạch sẽ thậtthích hợp cho một cậu bé hiếu động như Cung ra đây để bơi lội, câu cá
Chính những trò chơi vui thú này đã góp phần mở ra cái nhìn mới vềnhận thức và trí óc tưởng tượng phong phú về thế giới xung quanh củaNguyễn Sinh Cung Và cũng chính nơi đây cậu bé Cung đã hàng ngàychứng kiến tinh thần lao động cần cù, tình làng nghĩa xóm của người dânDương Nỗ Đây là một nhân tố góp phần hình thành nên tình yêu quêhương đất nước sâu nặng của Nguyễn Sinh Cung trước tuổi thanh niêncũng như sau này Nơi đây đã để lại dấu ấn tình cảm sâu sắc thiêng liêngcủa Bác, là cuội nguồn góp phần hình thành nhân cách đạo đức trong sángcủa Bác Hồ
Bến Đá từ khi thuộc sự quản lý của Bảo Tàng Hồ Chí Minh Bình TrịThiên (trước đây) nay là bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, đã quanhiều lần tu sửa và khôi phục Năm 1978 cùng với việc phục chế lại ngôinhà lưu niệm Bác Hồ đồng thời Bảo Tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiêncũng phục chế lại Bến Đá, nhưng do điều kiện thiên nhiên dòng sông PhổLợi hàng năm thường xảy ra lũ lụt, nên Bến Đá đã bị sụt lỡ nhiều Gần đâyvào năm 2005, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tu sữa và phụchồi lại Bến Đá chác chắn hơn, phục vụ được nhu cầu tham quan của đôngđảo mọi tầng lớp nhân dân
Cùng với ngôi nhà lưu niệm các điểm di tích về thời niên thiếu củaBác Hồ tại làng Dương Nỗ, điểm di tích Bến Đá đã góp phần làm phongphú thêm những kỷ niệm của những năm tháng Bác Hồ về sống học tập tạiniềm quê Dương Nỗ trù phú, bình yên
Trang 26Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bến Đá đã được UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số2462/QĐ-UBND ngày 28/10/2008.
và đường tỉnh lộ Huế - Thuận An 70m về phía Bắc
Vị thần được thờ trong am có tên là Thiên- Y- A-Na một trongnhững tín ngưỡng thờ “mẫu” của người Việt mang màu sắc Cham-Pa đượcthể hiện dưới hình thức kết hợp mẫu Việt (Thánh mẫu Liễu Hạnh) và mẫuChăm (Thiên-Y-A-Na) Cái tên Am Bà làm chúng ta liên tưởng đến vị thầnPonargar (Đức mẹ quốc gia hay quốc mẫu) một môtíp “mẹ đất”của ngườiChăm pa được tiếp thu từ nguồn gốc văn hoá Ấn Độ Ponagar xuất phát từtên Uma (vợ thần Visnu) tượng trưng cho sự sáng tạo và uy quyền củavương quốc song song với tín ngưỡng phồn thực (thờ yoni và linga)
Trang 27Ở xứ Đàng Trong, Ponagar đã trở thành Thiên-Y A-Na là một sựdung hoà khôn ngoan điểm hình của quá trình đan xen, tiếp biến và giaothoa của văn hoá Chàm-Việt Vì vậy nhìn bề ngoài của Am-Bà chẳng khác
gì một miếu thờ của người Việt, mặc dù vai trò “Thánh mẫu” nguyên gốccủa người Việt đã bị thay thế chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng bản địa với
nữ thần Thiên-Y-A-Na
Vào thời điểm năm 1471, vùng đất Hóa Châu thuộc dãi bờ nam sôngKim Trà đang ở trong tình trạng hoang tàn, chỉ lác đác những cồn mồ vànền nhà cũ, lau sậy mọc um tùm Người Chàm đã từng cư trú ở đây lần lượtrút lui theo với sự mở mang của đoàn quân Nam tiến Đại Việt Vì thế,trong gia phả của các họ khai canh khai khẩn làng Dương Nỗ và Phò An đãghi đây là “Tư vinh khoáng thổ” (vùng đất hoang rộng của huyện Tư Vinh)
Tổ tiên của làng Phò Lỗ (Phò An)khai phá đất đai lập làng và dựngmiếu thờ vị thần bảo trợ cho mình và Am Bà được ra đời từ đó
Theo quan niệm của nhân dân địa phương thì Am Bà là nơi linh thiên
và huyền bí, một phần cũng do cảnh quan thiên nhiên khu vực này có nhiềucây cối um tùm, xum sê, rậm rạp, nơi lý tưởng cho các loài chim bướm vàcôn trùng sinh sôi nảy nở Trước mặt Am Bà có một kênh dẫn nước từ sôngPhổ Lợi chảy vào đồng ruộng bị phủ kín dưới các vòm cây, một chiếc cầutre bắc qua kênh ẩn mình trong vòm lá Về mùa hè, khi nắng chiều sắpngã về tây, ánh sáng bị cản dưới các vòm cây xuyên qua một cách yếu ớt;khu vực Am Bà trở nên âm u tĩnh lặng, đầy hoang dã khiến mọi người điqua có cảm giác nơi đây huyền bí thiêng liêng
Bên trái song song với Am Bà có một miếu thờ, nhân dân địaphương thường gọi là Am ông (thật ra là miếu thờ Thành Hoàng của làngPhò An) Cấu trúc của Am Bà gồm hai phần chính, nội án và ngoại án Nội
án phía trong nơi đặt khám thờ, trên có ba bát hương, theo truyền thuyết củanhân dân địa phương đó là ba mẹ con của bà Thiên-Y-A-Na Ngoại án –phía ngoài gồm có một hướng án và bàn soạn –nơi đặt lễ vật khi dâng cúng
Trang 28Các vua Nguyễn thường sắc phong tước hiệu cho Thiên- Y-A-Na nênviệc sùng bái cúng lễ ở Am Bà được nhân dân tôn trọng,họ gọi gọi là đứcthánh mẫu và hai con bà là Đức ông đệ nhất và Đức ông đệ nhị Mỗi lần đingang qua Am Bà mọi người thường cất nón mũ cúi đầu chào thành kính.
Trong thời gian theo cha và anh về sống ở làng Dương Nỗ 1900) Am Bà là nơi Nguyễn Sinh Cung thường xuống chơi và học bài.Theo hồi ký của ông Nguyễn Sĩ Tích và lời kể của các nhân chứng là concháu của các học trò cụ Sắc và gia đình ông Nguyễn Sĩ Độ thì lúc bấy giờNguyễn Sĩ Khuyến là học trò giỏi của cụ Sắc, được giao trách nhiệm kèmcặp Nguyễn Sinh Cung học tập Chuyện kể rằng, có lần Nguyễn Sinh Cung
(1898-về Am Bà học bài, mãi chơi đến lúc buồn ngủ, Cung lấy cành tre quét sạchbàn soạn (nơi thường để mâm cỗ tế lễ) rồi lăn ra ngủ một giấc ngon lành.Trò Khuyến đợi lâu không thấy Cung đâu liền sai người đi tìm, đến Am Bàthì thấy Cung đang còn ngủ Khi về đến nhà sợ thầy quở trách, trò Khuyếnliền kiểm tra bài học, Cung trả lời “Tôi đã học thuộc bài mới đi chơi, nếuanh không tin, cầm lấy bài buổi sáng của tôi học, để tôi đọc cho anh dò cóđúng không”, và Cung vừa đọc vừa lý giải rành mạch khiến trò Khuyếnngạc nhiên thán phục Cho đến sau này, khi biết rằng cậu học trò Cung đã
Trang 29trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Khuyếnmới liên tưởng đến câu sấm truyền của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Độn sơn phân giái
Bò đái thất thanh Thuỷ đáo thành trung Nam Đàn sinh Thánh”
Trước đây nhiều người cho rằng “Vị Thánh” trong câu sấm truyềntrên là cụ Phan Bôi Châu, nhưng ông Khuyến cho rằng đó chính là NguyễnSinh Cung! Những điều bí ẩn trong cõi tâm linh chưa ai có thể hiểu hết,nhưng sự thật về một con người đã đi vào huyền thoại như Chủ tịch Hồ ChíMinh thì bất cứ nơi đâu Người đã đến, từng sống và gắn bó đều trở thành
“địa linh nhân kiệt” Cũng như Am Bà đang gợi nhớ trong mỗi chúng ta vềmột thuở Bác đã về đây
Di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan
Địa chỉ: Xã Thuỷ An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm ở triền phía Tây núiBân (nhân dân địa phương thường gọi núi Tam Tầng, vì đứng trên núi nhìnxuống chân núi có 3 bậc tạo thành 3 tầng) cách núi trung tâm thành phốHuế 4 km về phía Nam Và cũng tại đỉnh núi này, vào mua xuân năm 1789Nguyễn Huệ đã làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng Đế
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 khoa Mậu Tuất không đỗ, ôngNguyễn Sinh Sắc đưa hai con Khiêm, Cung về làng Dương Nỗ để vừa dạyhọc vừa chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo Một mình bà ở lại ngôi nhà ThànhNội, quay tơ diệt vải để hàng tháng giúp thêm tiền cho chồng con ăn học.Cuối năm 1990, bà Loan sinh người con thứ tư, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin– cái tên ghi nhận cuộc sống nghèo khó, vất vả của gia đình chốn kinhthành Do phải lao động vất vả, nên sau khi sinh, bà Loan đã lâm bệnhnặng Mặc dù đã được bà con lối phố tận tình cứu chữa nhưng do bệnh quánặng, bà đã lặng lẽ qua đời vào ngày 10/02/1901 (tức ngày 22 tháng chạp
Trang 30năm Canh Tý) trong nỗi xót xa, đau đớn của cha con ông Sắc và bà conláng giềng, ra đi ở tuổi 33 đầy xuân sắc, nhưng cuộc đời bà không hề ngắnngủi, bà đã sống hết mình, để kịp tạo dựng và gửi gắm những ước mơ củamình vào người chồng thân yêu và những con thông minh, hiếu thảo.
Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại núi Bân
Theo luật triều đình lúc bấy giờ, đám tang của dân thường khôngđược đưa qua các cổng thành chính, và đặc biệt các ngày giáp tết khôngđược khóc Thi hài bà Loan được bà con lối phố lặng lẽ đưa xuống thuyềnqua cống Thanh long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòngsông Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay thi hài bà đượcgánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Tam Tầng.Vào đời vua Thành Thái, ngọn núi này là đất Quan phòng (nơi chôn cất thihài của các gia đình hoàng tộc,hiện nay còn lăng bà Phước Lân côngchúa,em ruột vua Thành Thái) và đây còn là đặt ân giành cho những ngườingoại tộc được nhà vua cảm tình Thi hài của bà Loan – một người dânthường được mai táng ở đất Quan phòng, phải chăng đó là mối thiện cảmcủa triều đình đối với ông đồ nho Nguyễn Sinh Sắc lúc đó
Trang 31Mộ bà Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía tây đấtphật.
Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ), trong thời gianquản thúc ở Huế đã dời hài cốt mẹ về Nghệ An, nơi đây chỉ còn lại địađiểm đã được cải táng
Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,chiến tranh đã tàn phá và làmthay đổi nhiều, địa điểm mai táng bà Hoàng thị Loan bị san lấp Tuy vậylăng bà Phước Lân công chúa cách huyện mộ mai táng bà Loan 35m vẫncòn giữa nguyên cho đến ngày nay Đó là trong những cơ sở để tiến hànhxác minh khoa học tìm ra nơi chôn cất bà Loan xưa kia
Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ ChíMinh – bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa thiên – Huế , được sự liên hiệp xuấtnhập khẩu Thừa Thiên – Huế đã xây dựng nhà bia tưởng niệm bà HoàngThị Loan ngay tại vị trí mai táng bà trước đây
Nhà bia được xây dựng theo kiến trúc truyền thống gồm 4 trụ, 4 mái.Mái ngói cement theo kiểu ngói âm dương Đường nóc có “lưỡng longtriều nguyệt” bốn đầu đao có 4 con rồng quay đầu theo kiểu “hồi long”.Bia
đá đặt chính giữa nhà bia Bao quanh nhà bia là sân bia, xung quanh nhàbia được trồng thông và hoa sứ
Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan được xây dựng trên địa điểmmai táng của bà thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc “uốngnước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời, là bản chất tốt đẹp của dân tộc ViệtNam Tuy thi hài bà Loan đã được cải táng về quê nhà Nghệ An nhưng suốt
20 năm trời nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện,thấm sâu vào mảnh đất này Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan thểhiện tình cảm thiên liêng của người sống đối với người đã khuất, chứađựng quan niệm đạo đức, văn hoá truyền thống dân tộc, nêu cao tấm gương
về nhân cách đạo đức làm người, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ ViệtNam suốt đời tần tảo, chung thuỷ với chồng con Địa điểm mai táng của bà
Trang 32Hoàng Thị Loan tại núi Tam Tầng từ năm 1901-1922 đánh dấu một mốclịch sử quan trọng trong những năm tháng Bác Hồ và gia đình Người ởHuế Nơi đây đã để lại dấu ấn tình cảm sâu sắc, thiêng liêng của Bác Hồ vềngười mẹ thân yêu.
Đến thăm địa điểm mai táng, đứng dưới vòm mái của nhà bia, tronghương thầm nghi ngút, đọc những dòng chữ khắc chạm trên tấm bia, chúng
ta không thể không bùi ngùi xúc động và thấm thía hơn công lao vô bờ bếncủa người mẹ đã có công sinh thành một vị anh hùng giải phóng dân tộc,một danh nhân văn hoá thế giới – Hồ Chí Minh
Di tích lưu niệm địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan đã được Ủyban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyếtđịnh số 2461/QĐ-UBND ngày 28/10/2008
Địa điểm di tích gian nhà Dây trại – 47 Mai Thúc Loan Huế Địa chỉ: 47 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ cổng thành Đông Ba đi vào khoảng
50m, gần đến ngã tư Mai Thúc Loan – Ngô
Đức Kế, nhìn sang dãy phố phía trái, chúng
ta sẽ thấy căn số 47 Mai Thúc Loan Đó
chính là địa điểm gian nhà “dãy trại”, nơi gia
đình Bác Hồ đã ở từ 1906 – 1909
Kỳ thi hội khoa Tân Sửu 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc thi đỗ PhóBảng Tháng 05 năm 1906, ông vào Kinh Đô nhận chức Thừa biện bộ lễ làthuộc quan của triều đình Nguyễn Sinh Cung cùng anh Nguyễn SinhKhiêm được theo cha vào Huế sinh sống và học tập Ba cha con ông phóBảng được triều đình cấp một căn hộ trong dãy “thuộc viên”, hay còn gọi là
“Dãy trại” – đường Đông Ba, Thành Nội Huế (nay là đường Mai ThúcLoan)
Trang 33“Dãy trại” được xây dựng vào năm Thành Thái 17 (1905) trên nềntrại lính Tuần sát của Nha Hộ Thành Hà cũ Do cơn bão năm 1904 tàn phá,khu trại lính này bị sụp đỗ hoàn toàn Triều đình cho xây dựng lại hai dãynhà bằng vật liệu kiên cố, dành cấp cho các thuộc quan (vì vậy “Dãy trại”còn có tên gọi là Thuộc viên”) Năm 1905, “Dãy trại” được khởi công xâydựng và năm sau (1906) hoàn tất với 40 gian nhà kế tiếp nhau thuộc hai haidãy nhà hai bên đường ngang Ngô Đức Kế ngày nay Cấu trúc mỗi căn hộtrong “dãy trại” lúc bấy giờ là một gian dài 12m, rộng 4,5m, chia làm hainền đất, mái lợp ngói liệt, vôi cát có pha mật mía, nhà không có cột kèo vàcũng không có trần Phía sau có nhà bếp rộng 2m, dài 3m được phân 2 chomõi căn hộ Gia đình ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy được triều đìnhphân cho căn hộ thứ 19 của dãy bên trái tính từ cửa Đông Ba đi vào, tức làgian thứ 2 bên phải tính từ ngã ba Mai Thúc Loan – Ngô Đức Kế ra cửaĐông Ba Tháng 7 năm 1909, ông Huy được triều đình bổ nhiệm làm Trihuyện Bình Khê, thì gian nhà được giao lại cho Bộ Công Như vậy Bác Hồcùng cha và anh sống tại gian nhà “Dãy trại” từ 1906 đến 1909 Gian nhànày đã chứng kiến cảnh sinh hoạt thanh bạch, đạm bạc của ba cha con ôngPhó Bảng, gắn liền với kỷ niệm những năm tháng thời thanh niên củaNguyễn Tất Thành Mặc dù sống khu vực “làng quan”, nhưng ông PhóBảng vẫn giữ nếp sống giản dị của nhà nho nghèo xứ Nghệ Tại đây,
Nguyễn Tất Thành đã trải qua những nămtháng sinh hoạt, học tập nơi đây cùng thực
tế sôi động của kinh thành Huế, đã gópphần hình thành nhân cách, đạo đức, tưtưởng yêu nước, hun đúc, thúc đẩy ý chí
ra đi tìm đường cứu nước của anh thanhniên yêu nước Nguyễn Tất Thành
Năm 1940, dưới thời Bảo Đại, do hư hỏng nhiều “Dãy trại” đã đượcsửa chữa và cải tạo lại bằng cách giữ nguyên 2 gian song lập, phá bỏ một