TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Lâm Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum Sinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời
đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
Sinh viên thực hiện : Lê Anh Văn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của
sinh viên năm 2016 về đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh
hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum” Chúng
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo,cùng những người bạn và gia đình Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chânthành về sự giúp đỡ đó tới:
Ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổchức ra các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho sinh viênnắm vững những kiến thức đã học vào trong thực tế, tiếp cận được kiến thứcchuyên môn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Thầy giáo, K.s Hoàng Phước Thôi, người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợchúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Nhờ sự giúp
đỡ, dạy bảo đó mà tôi mới có thể hoàn thành đề tài
Cũng như sự quan tâm động viên, giúp đỡ nhóm nghiên cứu của các thầy
cô giáo bộ môn QLTNR, Khoa Lâm nghiệp trong khi chúng tôi thực hiện đề tài.Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những thành viên trong nhóm đã hỗ trợ giúp
đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện đề tài
Tuy nhiên, do buổi đầu mới làm quen với hoạt động nghiên cứu khoahọc, tiếp cận thực tiễn cùng với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chếnên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận đượcnhững đóng góp quý báu của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài nàyđược hoàn thiện hơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 2
2.1.1 Trên thế giới 2
2.1.2 Trong nước 2
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG 4
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
3.2.1.Thời gian nghiên cứu 4
3.2.2 Không gian nghiên cứu 4
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu 4
3.3 Mục tiêu của đề tài 4
3.3.1 Mục tiêu chung 4
3.3.2 Mục tiêu cụ thể 4
3.4 Nội dung nghiên cứu 5
3.4.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế 5
3.4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế 5
Trang 43.4.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum 5
3.4.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum 5
3.5 Phương pháp nghiên cứu 5
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 5
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 5
3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu 5
3.5.4 Phương pháp phân tích đất 5
PHẦN IV 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
4.1 Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 6
4.1.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, khí hậu và thủy văn tại khu vực nghiên cứu cây bời lời đỏ tại huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế 6
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6
d Thủy văn 9
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9
4.1.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn tại tỉnh Kon Tum 10
4.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10
4.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 14
4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 17
4.2.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế.17 4.2.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế.18 4.2.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum 20
4.2.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum 20
4.3 Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu R(%) 23
Trang 54.3.1 Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu sâu bệnh ở vườn ươm
cây giống bời lời đỏ 23
4.3.2 Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu sâu bệnh ở rừng trồng cây giống bời lời đỏ 26
4.4 Đề xuất các nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại,các phương pháp và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 29
4.4.1 Các nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại 29
4.4.1.1 Nguyên tắc 1: Có hiệu quả kinh tế 29
4.4.1.2 Nguyên tắc 2 - Phòng là chính 29
4.4.1.3 Nguyên tắc 3 - Phòng chống theo quy trình tổng hợp 29
4.4.1.4 Nguyên tắc 4 - Phải mang tính quần chúng và theo hướng xã hội hóa công tác BVR 30
4.4.2 Các phương pháp và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 30
4.4.2.1 Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 30
4.4.2.2 Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum 38
* Đối với sâu bệnh hại vườn ươm bời lời đỏ 38
* Đối sâu bệnh hại rừng trồng cây bời lời đỏ 38
PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Điều tra sơ bộ ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế 24 Bảng 4.2 Điều tra sơ bộ ở vườn ươm tỉnh Kon Tum 24 Bảng 4.3 Các cấp độ gây hại lá 25 Bảng 4.4 Điều tra chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum và Thừa Thiên Huế (R%) 26 Bảng 4.5 Đánh giá mức độ sâu hại thân cành ở rừng trồng 27 Bảng 4.6 Điều tra chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum 28 Bảng 4.7 Chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế 28
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum phân theo ngành 16
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Kon Tum 16
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện A Lưới 7
Hình 4.2 Bệnh đốm lá trên cây bời lời đỏ 17
Hình 4.3 Hình ảnh dế mèn nâu lớn 18
Hình 4.4 Hình ảnh sâu đục thân trên cây bời lời đỏ 20
Hình 4.5 Một số hình ảnh về mối hại thân cây bời lời đỏ 22
Trang 8PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước Việt Nam được thiên nhiên tạo nên một địa hình đa dạng Rừng
là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới.Rừng không chỉ có tác dụng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường mà rừng còn lànơi sinh sống của con người và nhiều loài động vật Rừng là một nguồn tàinguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta với nhiều loài cây khác nhau
Trong những năm gần đây, rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng
Để khắc phục tình trạng này nhà nước đã tổ chức nhiều chương trình, dự án đểgóp phần giải quyết vấn nạn trên Trong đó, duy trì và gia tăng độ che phủ củarừng được xác định là một hướng đi nhằm đảm bảo phát triển bền vững chiếnlược Quốc gia Điển hình như phong trào trồng rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nóiriêng và cả nước nói chung đã phát triển mạnh Và bời lời đỏ là loài cây đã đượctiếp nhận và nghiên cứu trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Bời lời đỏ có tên khoa học là Machilus odoratissima Nees còn gọi được gọibởi các tên khác là Rè vàng, Kháo thơm, Rè thơm, Kháo nhậm, Rố vàng, Bời lờiđẹc, là một loài thực vật thuộc chi Machilus của họ Long não(Lauraceae) Làcây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thích hợp đất sét pha,
ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn, được trồng nhiều ở các tỉnhTây Nguyên và đặc biệt là ở gia lai và kon tum
Bời lời đỏ một loài cây có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng, khả năng thíchnghi tốt và dễ chăm sóc nên hiện nay bời lời đỏ đang là loài cây trồng đem lạinguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân và được chính quyền địaphương ở một số tỉnh chọn là loài cây với mục đích xoá đói giảm nghèo chođồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Vì vậy, nhiều địa phương, nhiều hộgia đình đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây trồng loài cây lâm sản ngoài
gỗ có giá trị cao này
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứutình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ
Thấy được tầm quan trọng đó, chúng tôi tiến hành “ Nghiên cứu, đánh giátình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh KonTum” để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lời bời lời đỏ, chọn những cây tốt
để tạo nguồn giống, xác định các loài sâu bệnh để chăm sóc bảo vệ
Trang 9Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về cây bời lời đỏ nhưng chủ yếu vềsinh trưởng, tăng trưởng, nhân giống, , cây bời lời đỏ được quan tâm và pháttriển trên toàn thế giới về các hoạt động phục vụ cho nông, lâm nghiệp nhưngvẫn có rất ít công trình nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ.
2.1.2 Trong nước
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏnhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị côngdụng của nó trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mụctài nguyên thực vật… Hầu như chưa có đi nghiên cứu chuyên sâu vào về loàicây này Cụ thể:
Ngoài ra hiện nay, cây Bời lời đỏ còn được sử dụng để chế tạo dầu sinhhọc Nguyễn Đình Hải, tác giả của đề án công nghệ sinh học từ cây Bời lời đỏcho biết, bình quân một mùa cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất ra sẽthu hồi được hơn 100 lít dầu ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lítdầu là 3.000 đồng) Công nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trongviệc sản xuất năng lượng từ cây Bời lời là công nghệ HTPM (High Temperatureand Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao đã được cấpbằng phát minh sáng chế
TS Nguyễn Thanh Phương đang nghiên cứu phương pháp ứng dụng IPMtrong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng tại vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, trong phương pháp này nói về
TS Ngô Vĩnh Viễn đang nghiên cứu và ứng xác định thành phần sâu, bệnhhại và xây dựng các quy trình phòng trừ sâu bệnh hại trên một số cây lâm nghiệpchủ lực tại Tây Nguyên như: bời lời đỏ và cây keo.dụng thực tế các giải pháp kỹthuât canh tác và quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cao su
và bời lời đỏ tại tỉnh Đăk Nông
Trang 10Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam đang nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại củamột số cây lâm nghiệp trong đó có nghiên cứu về cây bời lời đỏ và hồ tiêu.
KS Kiều Văn Cang và KS Đoàn Công Nghiêm thuộc Viện KHKT Nôngnghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ đang nghiên cứu về phân tích tuyến trùng vànấm cho xác định các tác nhân gây bệnh cây trồng lâm nghiệp chủ yếu của cây
cà phê và bời lời đỏ
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum hiện nay có KS Đinh Quang Sanđang làm về đề tài “Xây dựng sơ đồ sâu bệnh hại trên các loài cây trồng chính ởđịa bàn tỉnh Kon Tum và biện pháp phòng trừ” trong đó nghên cứu về nhóm câylương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày ,cây ănquả nhưng chủ yếu là về nhóm cây lâm nghiệp mà trong đó nghiên cứu chủyếu về cây bời lời đỏ Các quy luật phát sinh, phát triển chung và mức độ gâyhại cho các loại sâu bệnh hại chính của cây bời lời đỏ trên địa bàn trong từnghuyện thị và toàn tỉnh
Tại hai địa điểm nghiên cứu là tỉnh Thừa Thiên Huế và Kon Tum thì thờitiết khí hậu ở các vùng trồng bời lời đỏ khá nóng và tình hình phân bố cây bờilời đỏ là khá nhiều và trồng chủ yếu ở xã Hồng Thủy huyện A Lưới và huyệnĐăk Tô của tỉnh Kon Tum
Từ những nghiên cứu trong nước và trên thế giới thì những nghiên cứu vềcây bời lời đỏ chủ yếu nghiên cứu về các sản phẩm thu được từ cây bời lời đỏ vàhầu như chỉ gây trồng cây bời lời trong điều kiện tự nhiên phù hợp với nó Vẫncòn quá ít nghiên cứu về trồng thử nghiệm cây bời lời và thử nghiệm các biệnpháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bời lời đỏ Cho nên chúng tôi tiến hànhnghiên cứu đề tài và đánh giá tình hình sâu bệnh hại của loài cây bời lời đỏ vì nó
có giá trị kinh tế cao mà có rất ít đề tài nghiên cứu về bời lời đỏ và nghiên cứu
đề tài bời lời đỏ này giúp đề tài phát triển một hướng mới, giúp tìm hiểu các loàisâu bệnh phục vụ cho công tác bảo tồn, nhân giống, chăm sóc loài bời lời đỏ
Trang 11PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Bời lời đỏ
Tên khoa học: Machilus odoratissima Nees
Họ:Lauraceae (Họ Long não)
Bộ: Laurales (Bộ Long não)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 28/01/2015 đến 01/05/2016
3.2.2 Không gian nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây Bời lời đỏ tại tỉnhThừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
3.3 Mục tiêu của đề tài
3.3.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Bời lời đỏ
- Đề xuất giải pháp phòng, trừ có hiệu quả tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnhKon Tum
Trang 123.4 Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế 3.4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế 3.4.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum
3.4.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin về sách báo, tivi, đề tài trong nước và quốc tế, Các loại bản đồ, chương trình, dự án liên quan đến trồng cây bời lời đã vàđang thực hiện trên địa bàn nghiên cứu;
Điều tra xác định một số kiến thức bản địa liên quan đến tình hình sâu bệnhhại ở địa phương
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phỏng vấn người dân địa phương: Sử dụng công cụ PRA với phươngpháp chọn hộ điển hình – bao gồm: trưởng thôn, già làng, những hộ tham giatrồng Bời lời đỏ để điều tra tình hình sâu bệnh trên cây Bời lời đỏ
* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn:
- xác định ô tiêu chuẩn để sử dụng phuơng pháp thống kê để đánh giáchủng loại và mức đọ gây hại của sâu bệnh
Sau đó chúng ta sẻ tiến hành tính toán mức độ sâu bệnh hại và đề xuất cácphương pháp phòng trừ ở rừng trồng
3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel,SPSS và các phần mềm chuyên dụng khác;
3.5.4 Phương pháp phân tích đất
- Lấy mẩu phân tích
- Phơi khô mẫu
- Nghiền và rây mẫu
- Xác định lượng nước trong đất và hệ số khô kiệt
* Phương pháp phân tích đất nhằm mục đích xem đất có tốt hay không để
có thể trồng cây bời lời đỏ tại khu vực đó
PHẦN IV.
Trang 13KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thừa
Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
4.1.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, khí hậu và thủy văn tại khu vực nghiên cứu cây bời lời đỏ tại huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lí
A Lưới là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế và là mộthuyện với gần 80 km chiều dài biên quốc gia, là địa bàn xung yếu về công tácbiên phòng của tỉnh Huyện được giới hạn trong tọa độ địa lý từ:
- 16000’-16030’ Vĩ độ Bắc
- 107000’-107030’ Kinh độ Đông
Với tổng diện tích tự nhiên là 123.273,19 ha huyện A Lưới chiếm gần đến
¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế Đây là huyện có đường ranh giới dài nhấttoàn tỉnh và tiếp giáp với nhiều lãnh thổ khác:
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Hương Trà
- Phía Đông giáp huyện Hương Thủy và huyện Nam Đông
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị)
- Phía Nam giáp huyện Hiên (tỉnh Quảng Nam)
A Lưới có đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc đến Nam nối liền tỉnh QuảngTrị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Tuyến quốc lộ 49 nối A Lưới với Huế, cóchiều dài 70 km tạo điều kiện cho A Lưới có khả năng lưu thông với bên ngoài.Tóm lại, từ vị trí địa lý này A Lưới có nhiều thuận lợi và khó khăn trongviệc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng nênchúng ta có thể gây trồng nhiều loài cây có lợi như bời lời đỏ để nâng cao đờisống người dân.Trong lúc gây trồng thì chúng ta củng phải chú ý đến cáchphòng và chửa bệnh cho các loại cây gây trồng
Trang 14Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện A Lưới
b Địa hình, địa mạo
Khu vực A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trìnhbào mòn, xâm thực và chia cắt mạnh Độ cao trung bình của lãnh thổ A Lưới là
800 đến 1000 m, độ dốc trung bình không quá 10 % nhưng địa hình có hệ thốngsông suối dày đặc nên cục bộ là sườn đồi dốc lớn Trong đó một số đỉnh caovượt trên 1400m như động Ngại, động A So (1.528 m), động A Nôr (1.4835m), Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụtlún lớn A So-A Lưới có chiều dài 25-30 km, chiều rộng khoảng 2-4 km và chạytheo hường Tây Bắc–Đông Nam, thung lũng sông A Sáp có chiều dài 6 km Đây
là khu vực tập trung dân cư, sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở ALưới
Huyện có 20 xã và một thị trấn, địa hình giữa các xã bị ngăn cách bởi khesuối và các dãy núi cao
Do điều kiện địa hình tương đối phức tạp, phân bổ ở độ cao trên 500 m sovới mặt nước biển và bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại và sản xuất lưuthông gặp nhiều khó khăn
Nhìn chung, A Lưới có địa hình tương đối hiểm trở Đây là vấn đề phức tạpcho phát triển kinh tế cũng như giao thông đi lại với các lãnh thổ khác Chính vìvậy, A Lưới đòi hỏi phải được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng cũng như có mô hìnhsản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình trên địa bàn
Tóm lại, từ vị trí địa lý này A Lưới có nhiều thuận lợi và khó khăn trong
Trang 15việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng nênchúng ta có thể gây trồng nhiều loài cây có lợi như bời lời đỏ để nâng cao đờisống người dân
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 87 %, tháng có độ ẩmcao nhất là các tháng 10, 11, 12 với chỉ số 92 % và tháng có độ ẩm thấp nhất làcác tháng 6, 7 với chỉ số 79 % Vì vậy A Lưới thuộc kiểu khí hậu có nhiệt đới
ẩm trên núi mùa hè mát, mùa đông hơi lạnh
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm đạt 3.242 mm, số ngày mưatrong năm là 218 ngày/năm Đặc trưng của khí hậu ở đây là có tính chất chuyểntiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kếtthúc muộn (tháng 5-12)
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam,tốc độ gió trung bình từ 1,6-3,6 m/s
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.723 giờ/năm Từtháng 7 có trên 175 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (197,5 giờ) vàtháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (77,9 giờ)
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 889 mm chiếm 27,1
% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 7 với
152 mm
* Nhận xét: A lưới có khí hậu khá tốt để gây trồng cây bời lời đỏ, tại xãHồng Thủy thì bời lời đỏ được trồng rất nhiều vì khu vực này cao hơn vànắng nóng hơn một số khu vực khác nên dể gây trồng và sâu bệnh hại củng
ít phát triển
Trang 16d Thủy văn
A Lưới nhận được lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối kháphát triển Trong khu vực có các con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ vàsông A Sáp Trong đó sông Hữu Trạch và sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ
ra biển Đông, còn sông A Sáp chảy sang Lào Phần lớn dân cư của huyện sốngtập trung trên lưu vực sông A Sáp và hàng chục con sông suối lớn nhỏ đã phục
vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt của nhân dân trong huyện
Ở đây thảm thực vật rừng che phủ tốt và tầng đất dày, dễ thấm nước nên cótác dụng điều tiết dòng chảy khu vực Chính vì vậy về mùa khô nhờ có nướcngầm cung cấp (khoảng 35-40 %) nên các sông suối ở đây ít khô cạn
* Kết luận : Điều kiện thủy văn tốt nên cây bời lời đỏ dễ phát triển và ít sâubệnh hơn Chưa có cơ sở khẳng định ít bệnh hay ko?
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- A Lưới là vùng rừng núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế với diện tích107.869,16 ha đất lâm nghiệp, có các điểm cao là Động Ngai(1774m), động ATây (919m) Bên cạnh đó là hệ thống các con sông: sông Bồ chảy vào sôngHương, sông A Sáp chảy sang Lào,sông Tả Trạch ngăn cách huyện A Lưới vàhuyện Hương Trà
- Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạydọc theo huyện với chiều dài hơn100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng Cóquốc lộ 49 nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc
lộ 1A đến Huế Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho A Lưới mởrộng thông thương hàng hoá với toàn tỉnh và cả nước
- Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần
20 tỷ đồng với tổng chiều dài gần 70 km đã rãi nhựa, bê tông và đường cấp phối,
hệ thống cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phầnlàm giảm ách tắc giao thông trong mùa mưa bão
- Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người Mật độ dân số chung toànhuyện là 39 người/km2 Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04% Cónhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%);
Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%) Trảiqua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồnđược nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình
Trang 17- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạttốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm Năng lực sản xuất côngnghiệp được mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máythủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinhlọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhàmáy sơ chế cà phê công suất 4.000 tấn khô/năm.
- Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân
24,8 % năm Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụnhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu tăng nhanh về sốlượng và chất lượng dịch vụ Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻđược phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân
- A Lưới còn sở hữu một nguồn tài nguyên và thảm thực vật lớn, tỷ lệ chephủ cao, trữ lượng trung bình 6-7 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý như kiền, gõ,sến, lim, dổi, tùng và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, lồ ô, mây Động vậtrừng đa dạng với một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai thuộc nhómđộng vật quý hiếm được bảo vệ
Hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có hai cửa khẩu Quốc gia là A Đớt
-Tà Vàng và Hồng Vân - Cu Tai Hai cửa khẩu này đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc đi lại của nhân dân hai nước, trao đổi mua bán hàng hóa nâng kim ngạchthương mại, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giớicủa hai nước, góp phần vào sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệhữu nghị truyền thống, đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnhThừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan
- Ngoài ra, A Lưới còn có các điểm du lịch hấp dẫn như: khu rừng nhiệtđới, bản làng của đồng bào Pacô, Tà Ôi sinh sống với nhiều tập tục từ xưavẫn còn được lưu giữ; đường Hồ Chí Minh huyền thoại; “Đồi Thịt Băm”;Thác A Nôr, Suối nước nóng A Roàng; các địa đạo trong chiến tranh chống
Mỹ cứu nước
4.1.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn tại tỉnh Kon Tum
4.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Tỉnh Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc TâyNguyên trong toạ độ địa lý từ 1070 20'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ
Trang 18Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toànquốc với vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km)
- Phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km)
- Phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km)
- Phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài280,7 km)
b Địa hình
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm nhữngđồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biếnchất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m)
- nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông ThuBồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc Địa hình núi caoliền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh KonTum Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m);ngọn Ngọc Kring (2.066 m) Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành cácthung lũng hẹp, khe, suối Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy códạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãynúi Chưmomray
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh,
có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượnsóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thànhphố Kon Tum Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài vềphía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữadãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyênnhỏ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam
c Khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Nhiệt độ trungbình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao độngtrong ngày 8 - 90C
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Hàng năm, lượng mưa trung bình
Trang 19khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234
mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 Mùa khô, gió chủ yếu theo hướngđông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87% Độ ẩmkhông khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng
- Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt
có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏtrên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít
- Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sảnphẩm dốc tụ
Nhận xét: cây bời lời đỏ thích hợp với loại đất mùn vàng trên núi vì đây làloại đất có thể giúp cây phát triển tốt và cải tạo được đất thì mức độ sâu bệnh sẻgiảm đi đáng kể
đ Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đôngbắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết,bao gồm:
- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành Nhánh Pô
Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướngbắc - nam Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phíanam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô Nhánh
Trang 20- Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc
đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và
Vu Gia chảyvề Quảng Nam, Đà Nẵng Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn
từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song vớibiên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng, của nguồn nước mặt thuận lợicho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng vàtrữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
có trữ lượng tương đối lớn Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm
có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát vàchữa bệnh
e Tài nguyên rừng
- Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn
300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa Cây hạt trần có 12 loài, 5chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ Trong đó, các họ nhiều nhất
là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan
và họ trám Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loạirừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đaicao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m Hiện nay,nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai
lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua, ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba
lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc, Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đếnvùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳngsâm, hà thủ ô và quế Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bịthu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng Nhưngnhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao
- Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim
có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ,chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi,
bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng, Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây namKon Tum (huyện Sa Thầy) Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa họcBosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bòĐen Teng tên khoa học Bosjavanicus Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk
Trang 21Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loàithú quý này Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo
vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn Trong điều kiện rừng bị xâmhại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnhhưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quýhiếm Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưavào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồngthời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động,thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung
4.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Đến năm 2009, số người trong độ tuổi lao động có khoảng 234.114người làm việc trong các ngành kinh tế , trong đó lao động nông - lâm - thuỷsản có khoảng 162.470 người
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng
- Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
b Cơ cấu nền kinh tế
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bảntiến bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch
vụ 43%, GDP bình quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ476,6 triệu USD Tình hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD.Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch, trong đó có 10.000khách nước ngoài
Trang 22Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh Kon Tum lần thứ XIV Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cảnước Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành côngnghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêudùng tăng 9,88% Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% sovới kế hoạch Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việclàm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới5% Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảmcòn 22,77%.
Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 sovới năm 2011 Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷđồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệuđồng/HTX/Năm Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26triệu đồng/xã viên/năm Thu nhập của lao độngthường xuyên trong các hợp tác
xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm
Cùng với việc tăng trưởng mạnh và đều đặn của khu vực công nghiệp – xâydựng và khu vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúnghướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông lâmnghiệp song mức độ chuyển dịch còn chậm
Cơ cấu kinh tế theo thành phần của tỉnh có sự chuyển dịch theo đúnghướng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giảm dần tỉ trong đóng góp của khu vựckinh tế nhà nước Tuy nhiên, Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rấtkhiêm tốn
Trang 23Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum phân theo ngành
Kết luận: cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum từ năm 2005 đến năm 2010 tăngtrưởng theo từng năm
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Kon Tum
Kết luận: Tốc độ tăng trưởng các nghành kinh tế từ năm 2001 đến năm
2010 tăng giảm tùy năm nhưng giảm thấp nhất vào năm 2005 và tăng cao nhấtnăm 2010
Trang 244.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
4.2.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế
Cây bời lời đỏ ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế được nhân giống bằnghạt vào mùa hè năm 2014, tính tời thời điểm điều tra và tiến hành xử lý thì câyđược 2 năm tuổi Sau khi tiến hành điều tra và lập bảng tình hình sâu bệnh hạicây bời lời tại vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế cho ta thấy được tình hình sâubệnh hại ở vườn ươm đã phát triển và đang hình thành các loại sâu bệnh hại nhưcác loại bệnh đốm lá và các bệnh tuyến trùng đang phát triển và phá hủy rể cây
vì vậy ta sẻ điều tra sơ bộ vườn ươm và tiến hành điều tra tỷ mỹ để tính toánmức độ sâu bệnh hại
- Bệnh đốm lá cây lá rộng ( hại lá).
+ Triệu chứng: Trên lá xuất hiện những đốm, lúc đầu vàng, sau chuyểnthành màu nâu Khi trời ẩm trên vết bệnh xuất hiện những chấm đen hoặc bột đỏvào mùa xuân tháng 2 đến tháng 4 năm 2016
Hình 4.2 Bệnh đốm lá trên cây bời lời đỏ
- Dế mèn nâu lớn (hại lá)
+ Thức ăn chủ yếu: dế là loại côn trùng tạp thực, nên chúng ăn tất cả cácloại cỏ(khô lẫn tươi), chồi non, rễ cây,…nhưng đôi khi cũng ăn các loại côntrùng và các loại dế khác nhỏ hơn
Trang 25+ Môi trường sống: hầu hết các loại dế đều thích sống dưới những bụi cỏ,trong các hang sâu dưới đất, hay dưới những đống đổ nát.
+ Tính cách: dế trống rất “nóng tính” thường hay “đánh nhau” với nhữngcon trống khác còn dế mái lại “hiền” hơn
+ Sinh sản: dế là loài côn trùng đẻ trứng, trứng được đẻ trong lòng đất, mỗilần đẻ rất nhiều và nở thành đàn khoảng 2000 con Con non được nở ra vào mùaxuân và trưởng thành sau vài tuần
+ Tuổi thọ TB: theo kinh nghiệm thực tiễn thì tuổi thọ của dế là khoảngdưới 2 năm
+ Kẻ thù: hầu hết các loài chim đều là kẻ thù của dế, đồng thời bọ cạp,rết…cũng là những mối nguy hiểm “chết người” đối với dế
+ Tác hại: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4 Ban ngày chúng ở dướihang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn, chúng cắn tất
cả các lá và các thân cây
Hình 4.3 Hình ảnh dế mèn nâu lớn 4.2.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế
Sau khi tiến hành điều tra và lập bảng tình hình sâu bệnh hại cây bời lời đỏtại rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế thì ta thấy được tình hình sâu bệnh của rừngtrồng cũng đang bị nguy hại và đang mắc các bệnh do các loại sâu đục thâncành phá hoại trên thân cây bời lời đỏ
Trang 26- Sâu đục thân cành (Arbela bailbarama Mats)
+ Biểu hiện bệnh: Sâu đục cành rất phổ biến, các cành bị sâu đục thườnghơi già, có đường kính từ 1,5 - 3cm, chiều dài vết đục từ 10 - 15cm Sâu bắt đầuđục vào nách cành, nách lá ở các vị trí này, cành gỗ thường phình to, rất nhiềucành có vết đục trùng với nơi bọ xít gây hại Những cành này thường bị chết.Những cành chỉ có riêng sâu đục thân hại, ít thấy có biểu hiện chết nhanh Sâuđục thân cành thường xuất hiện ở quế từ 6 tuổi trở lên (cấp tuổi II)
+ Đặc điểm hình thái: thuộc họ ngài đục gỗ (Metarbelidae) Bộ cánh vẩy(Lepidoptera) Sâu trưởng thành dài 7 - 12mm, sải cánh rộng 22 - 25mm, conđực dài 7 - 11mm, cánh rộng 20 - 24mm Thân màu nâu xám, đỉnh đầu có vảymàu trắng xám, miệng thoái hóa, râu môi dưới nhỏ Lưng có vẩy màu nâu, bụngmàu trắng, chân ngắn có vẩy trắng Cánh trước màu trắng xám, có đốm đen, trênđốm đen có 6 đốm dài Mép trước có 11 đốm nâu, mép ngoài có 6 đốm nâu.Cánh sau hình chữ nhật, mép ngoài có 8 đốm nâu, bụng có lông màu nâu đenmọc thành chùm Trứng: Trứng hình bầu dục xếp thành hình vẩy cá
Sâu non dài 18 - 27mm Màu đen bóng, đầu màu nâu đỏ, môi trên hơinhạt Các đốt bụng cứng
Nhộng dài 12 - 16mm, màu vàng đỏ, râu đầu to
+ Tập quán sinh hoạt: Mỗi năm 1 lứa, sâu trưởng thành xuất hiện ở tháng
6 - 7 đẻ trứng ở kẽ nứt của vỏ cây Sâu non nở ra đục lỗ xuyên qua thân cây,cành cây Thông thường có mấy chục con trên 1 cây Sau khi sâu non qua đông,hóa nhộng ở dưới đất đến tháng 6 thì vũ hóa thành sâu trưởng thành
+ Sâu hại chủ yếu tập trung phá hại ở những khu vực chân đồi rừng vàchính vì nơi đây có ẩm độ cao, cây phát triển tốt nguồn thức ăn dồi dào