Vì thế,nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng hoạt động quản lý trong lĩnh vực thu thuế thu nhâp cá nhân tại CCT TP Huế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá những mặt đã đạtđược cũng
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-MAI THỊ TUYẾT ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH
PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-MAI THỊ TUYẾT ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT
HUẾ, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn Các số liệu và thông tin trích dẫn được nêu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Mai Thị Tuyết Anh
Trang 4
Trước tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, PGS TS Nguyễn Xuân Khoát đã giành nhiều thời gian, công sức và tình cảm, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng toàn thể quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức các đội thuế Chi cục Thuế thành phố Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thiện luận văn này Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5
Tác giả luận văn Mai Thị Tuyết Anh
Trang 6TÓM LƯỢC LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ KINH TẾ
Họ và tên học viên: Mai Thị Tuyết Anh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Khóa: 2015 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT
Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cụcthuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm Trong kếtquả chung của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế có phần đóng góp không nhỏ củahoạt động thu thuế thu nhập cá nhân Đặc biệt, tại Chi cục thuế thành phố Huế nơiquản lý số thu thuế chiếm tỷ trọng lớn đối với các doanh nghiệp của tỉnh, công tácquản lý thu thuế thu nhập cá nhân tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn những bấtcập, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế thu nhập cánhân trong nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế thành phố Huế, tác giả nghiêncứu đề tài này
2.Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp luận, phương pháp thu thập sốliệu thông tin, phương pháp tổng hợp, phân tích…
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuthuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Huế trên nhiều khía cạnh
Dựa vào các kết quả phân tích luận văn đưa ra các giải pháp và định hướngcủa ngành thuế trong thời gian tới nhằm cải thiện công tác thu ngân sách tại Chi cụcThuế thành phố Huế đến năm 2020
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
CCT Chi cục thuế
CQCT Cơ quan chi trả
CQT Cơ quan thuế
ĐVT Đơn vị tính
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nướcQLT Quản lý thuế
TNCN Thu nhập cá nhânTNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP Huế Thành phố Huế
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ KINH TẾ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục đích nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp luận 3
5.2 Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp 4
5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu 4
6 Đóng góp mới của đề tài 4
7 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 5
1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 6
1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 7
1.1.4 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân 9
Trang 91.2 Công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 9
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 9
1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 13
1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 19
1.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về thuế 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 23
1.3.1 Môi trường pháp lý 23
1.3.2 Môi trường kinh tế - chính trị 27
1.3.3 Đối tượng nộp thuế 28
1.3.4 Cơ quan thuế và công chức thuế 29
1.4 Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số nước, địa phương trong nước và bài học cho Chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 30
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước 30
1.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 37
1.4.3 Bài học rút ra cho chi nhánh Chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 42
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thành phố Huế ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế và tổ chức bộ máy Chi cục thuế thành phố Huế 42
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Huế 42
2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Chi cục thuê thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 48
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố Huế 51
2.2.1 Tình hình thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế TP Huế 51
2.2.2 Tình hình công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thành phố Huế 56
Trang 102.2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
của người nộp thuế qua khảo sát thực tế 65
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Huế 73
2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 73
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 74
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 78
3.1.1 Định hướng chung của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 78
3.1.2 Định hướng cụ thể của Chi cục thuế thành phố Huế 79
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố Huế 80
3.2.1 Phân loại đối tượng nộp thuế, quản lý chặt chẽ việc khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế 80
3.2.2 Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vị phạm về thuế thu nhập cá nhân 82
3.2.3 Cải cách thủ tục hành chính, quy trình trong mọi khâu của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 83
3.2.4 Kết hợp chặt chẽ giữa Chi cục thuế với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 84
3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm soát quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 85
3.3 Một số kiến nghị 88
3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục thuế và Bộ tài chính 91
3.3.2 Kiến nghị với Cục thuế và Chi cục thuế thành phố Huế 92
3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan chức năng 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm
2014-2016 43
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội TP Huế giai đoạn 2014- 2016 46
Bảng 2.3: Nguồn nhân lực Chi cục thuế TP Huế giai đoạn 2014-2016 51
Bảng 2.4: Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP Huế giai đoạn 2014 - 2016 52
Bảng 2.5: Số liệu thu thuế thu nhập cá nhân ở TP Huế giai đoạn 2014- 2016 53
Bảng 2.6: Các chính sách về thuế thu nhập cá nhân nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, bảo đảm an sinh xã hội 55
Bảng 2.7: Tình hình cấp Mã số thuế cá nhân từ 2014 – 2016 56
Bảng 2.8: Kết quả xử lý hồ sơ kê khai quyết toán thuế các năm 57
Bảng 2.9: Công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục thuế TP Huế giai đoạn 2014 - 2016 58
Bảng 2.10: Số liệu nợ thuế thu nhập cá nhân 2014 – 2016 59
Bảng 2.11: Kết quả xử lý hồ sơ hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân 60
Bảng 2.12: Tỷ lệ số thuế thu nhập cá nhân đã hoàn so với tổng số thuế thu nhập cá nhân đã thu 61
Bảng 2.13: Kết quả truy thu thuế thu nhập cá nhân qua kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 62
Bảng 2.14: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra thuế thu nhập cá nhân 63
Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra nội bộ tại Chi cục thuế TP Huế năm 2014- 2016 64
Bảng 2.16: Đánh giá việc kê thai thuế thu nhập cá nhân 66
Bảng 2.17: Đánh giá của người nộp thuế về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập tính thuế 67
Bảng 2.18: Hiểu biết của người nộp thuế về diện giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khi xác định thu nhập chịu thuế 68
Bảng 2.19: Hiểu biết của người nộp thuế về một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân 71
Trang 12Bảng 2.20 Hiểu biết của người hỗ trợ về một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập
cá nhân 72
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các yếu tố mà người nộp thuế lo ngại khi trực tiếp nộp hồ sơ
quyết toán thuế thu nhập cá nhân 70Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của người nộp thuế về những khoản thu nhập được xác định
là thu nhập chịu thuế 70Biểu đồ 2.3 Những khó khăn của người nộp thuế khi thực hiện quyết toán thuế 72
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục thuế TP Huế 49
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại phát triểncủa nền kinh tế hàng hóa tiền tệ trong vai trò là nguồn thu chủ yếu cho ngân sáchnhà nước (NSNN) và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân
Hiện nay, nền kinh tế nước ta ngày càng rộng mở cánh cửa tiến đến hội nhậpvới nền kinh tế khu vực và thế giới Số lượng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam ngày một tăng Chính sách thuế cũng phần nào hợp lý tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Điều này có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là tỉnh ThừaThiên Huế nói riêng
Từ năm 1989, Thừa Thiên Huế đã được quy hoạch để trở thành một trungtâm văn hóa du lịch vững mạnh, từng bước đi lên cùng đất nước Trong quá trìnhphát triển kinh tế, tỉnh luôn quan tâm góp phần xây dựng ngành tài chính thuế tạonguồn thu cho ngân sách và đáp ứng được nhiệm vụ chi tiêu ngày càng cao của tỉnhnhà Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt được thời gian qua, sự hội nhập vàquá trình toàn cầu hóa một cách nhanh chóng đã làm cho chính sách thuế cũng nhưcông tác tổ chức quản lý thuế (QLT) bộc lộ nhiều khuyết điểm và tính khả thi thấp
Ở Việt Nam hiện nay, chính sách thuế TNCN (TNCN) khá phức tạp và nhạycảm nhất trong các sắc thuế Nó liên quan trực tiếp đến túi tiền của người dân trongđiều kiện mức sống của đa số dân còn thấp, nhận thức về pháp luật và thủ tục thuế cònhạn chế Do đặc tính như vậy, để tránh những sai sót không đáng có dẫn đến các phảnứng xã hội thì các chính sách và biện pháp thu thuế đòi hỏi phải rất thận trọng Nếukhông có biện pháp quản lý đúng đắn, một chính sách thuế được cho là công bằng cũngcó thể dẫn đến bất công trong thực tế Tình hình thu thuế TNCN thực tế cho thấy rõnhư thế, vì vậy công tác quản lý thu thuế cần được chú trọng và quan tâm đúng mức đểluật được thi hành hiệu quả và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách
Từ những vấn đề trên kết hợp với những kiến thức bản thân được học tại trường
Đại học kinh tế huế nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Trang 152 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Trong thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vựcthuế, tiêu biểu là các đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách thuế như: Đề tàikhoa học của Nguyễn Thị Mai Phương (2003), viện khoa học tài chính “Đổi mới vàhoàn thiện hệ thống thu thuế ở Việt Nam”; Đề tài khoa học cấp bộ của PGS.TS.Nguyễn Thị Bất (2003), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thế Tràm (1996), “Vềviệc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung” Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết các vấn đề chung đó là:
Thứ nhất, giới thiệu về nguồn gốc và bản chất thuế, lịch sử hình thành củathuế Việt Nam qua các thời kỳ, sau đó giới thiệu về tổ chức bộ máy ngành thuế.Thông qua đó, người đọc có thể hiểu được nguồn gốc lịch sử và cơ cấu tổ chức củangành và các định hướng phát triển của ngành
Thứ hai, khái quát thực trạng công tác QLT ở Việt Nam và đánh giá thực trạngcông tác QLT trên góc độ thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thựctrạng công tác hành thu Thông qua việc phân tích kinh nghiệm QLT của một số nướctrên thế giới và thực trạng của Việt Nam để rút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu racác giải pháp phù hợp với Việt Nam Tuy nhiên chưa có những giải pháp đột phá để cảithiện về công tác QLT cũng như chưa chuyên sâu đến lĩnh vực công tác thu thuế TNCN
Thứ ba, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về QLT và phân tích thực trạng QLT
ở Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính đột phá tuy nhiên các nghiêncứu đã được thực hiện từ nhiều năm trước nên tính thực tế không còn cao
Như vậy cho đến bây giờ, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý thu thuếTNCN tại Chi cục thuế (CCT) thành phố Huế (TP Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế Vì thế,nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng hoạt động quản lý trong lĩnh vực thu thuế thu nhâp
cá nhân tại CCT TP Huế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá những mặt đã đạtđược cũng như chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của sự yếu kém, đồng thời tiếp tụcphát huy được những thành tựu và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng quản lý của CCT trong lĩnh vực thu thuế TNCN tại địa phương
Trang 163 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của luận văn này là dựa trên những lý luận cơ bản về thuếTNCN, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng thuế TNCN trong điềukiện nước ta nói chung và tại CCT TP Huế nói riêng, đồng thời có tham khảo việc
áp dụng ở một số địa phương trong nước và các quốc gia khác Từ đó đưa ra nhữngvấn đề cần hoàn thiện đối với công tác quản lý thu thuế TNCN sao cho phù hợp vớiđiều kiện của TP Huế trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tổ chức, thuthuế TNCN
- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế TNCN tại CCT TP Huế tỉnhThừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2014-2016
- Đề xuất định hướng và các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuthuế TNCN tại CCT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu thuếTNCN tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và tình hình chấp hành của người nộp thuế(NNT) đối với việc thi hành luật thuế TNCN giai đoạn 2014-2016
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế TNCN tại CCT TP Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ năm 2014-2016 và đề xuất giải pháp từ năm
Trang 175.2 Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, từ
sách, báo, tạp chí, các văn bản của cơ quan ban ngành trung ương và địa phương vàcác tài liệu do CCT TP Huế tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp, có liên quan đến đề tài
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn
người nộp thuế để xem xét và đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay vềhoạt động quản lý thu thuế TNCN ở CCT TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu thu thập theo các tiêu chí thực hiện dựa trên các tài liệu đã tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận hoạt động quản lýthu thuế TNCN tại CCT TP Huế, xem xét mối quan hệ giữa nội dung và các nhân tốảnh hưởng cũng như đặc điểm của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu thuế TNCN.Đồng thời phân tích kết quả, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNCN
6 Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung lý luận và thực tiễn về vấn đề quản
lý thu thuế TNCN tại Việt Nam
- Đánh giá được thực trạng quản lý thu thuế TNCN cũng như những thànhtựu và vướng mắc trong quá trình thực thi thuế tại CCT Thừa Thiên Huế trong giaiđoạn năm 2014-2016 và đóng góp quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện và nângcao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN tại CCT TP Huế trong tương lai
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhânChương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cụcThuế, TP Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuếthu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử Lịch sử xã hội loàingười đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hìnhthành và phát triển của Nhà nước Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiệncác chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉtiêu có tính chất xã hội Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước thu một bộ phận củacải xã hội để có được nguồn vật chất đó Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chấtnày chính là thuế
Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu củaNSNN mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp luậtquy định đối với các tổ chức kinh tế - xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội
- Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, thuế được chia thành các loại:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế TNCN
Thuế tài sản gồm thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đấtnông nghiệp, thuế tài nguyên), thuế chuyển nhượng tài sản (thuế chuyển giao quyền
sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ)
Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trườngtrong nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hailoại là thuế trực thu và thuế gián thu:
Thuế gián thu là các thứ thuế mà NNT gián tiếp nộp cho người tiêudùng, họ không phải là người chịu thuế Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là được cấuthành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ để bán ra Ở đây có sự chuyển giao gánh nặngthuế từ NNT theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá cả Ở nước ta, đó làcác thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Trang 19 Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhậpcủa các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đốitương nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một Nó đánh trực tiếp vào NNT, tức làngười có thu nhập chịu thuế làm giảm một phần thu nhập của họ Ở đây không cóhiện tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu Ở nước ta, đó là cácthứ thuế như thuế TNCN, thuế sử dụng đất nông nghiệp
Trong các loại thuế trực thu, thuế TNCN ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo ra nguồn thu đối với NSNN Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tếvận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quantrọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xãhội Thuế TNCN trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cánhân không kinh doanh Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đếnhoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễngiảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt
Vậy khái niệm thuế TNCN được định nghĩa như sau: “Thuế TNCN là mộtloại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (thường là một năm) hoặc theo từng lần phát sinh Thuế TNCN ngoài mục tiêutạo lập nguồn thu cho NSNN còn mục tiêu quan trọng là điều hòa thu nhập giữa cáctầng lớp dân cư, đảm bảo sự công bằng xã hội [27]”
1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là một chính sách trong hệ thống thu thuế, mang đầy đủ tínhchất cơ bản của thuế nói chung Đó là tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lýcao, được xác lập trên nền tảng các vấn đề kinh tế xã hội của người làm nhiệm vụđóng thuế và tính không hoàn trả trực tiếp Quá trình động viên nguồn thu từ thuếcủa Nhà nước là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của cácpháp nhân và thể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước Do đó Nhà nước phảidùng quyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc
là một tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và phápnhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự Vì vậy cóthể nói việc đánh thuế không mang tính hình phạt Đặc điểm này được thể chế hóa
Trang 20trong hiến pháp của mọi quốc gia, việc đóng góp thuế cho Nhà nước được coi làmột trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Mọi công dân làm nghĩa vụđóng thuế theo những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếukhông thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.
Ngoài những đặc điểm chung đó, thuế TNCN còn có một số đặc điểm sau:
- Là loại thuế trực thu bởi NNT cũng là người chịu thuế Thuế trực thu cótính công bằng cao, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng củatừng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp Mặc dù vậy, thuế trực thu có nhượcđiểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng vì thu nhập vàlợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều
- Phạm vi thu của loại thuế này rất rộng nên khả năng tạo ra nguồn thu choNSNN rất đáng kể Tuy nhiên do diện thu rộng nên đây là loại thuế phức tạp, khitính thuế phải xét đến hoàn cảnh của mỗi cá nhân cũng như luôn kết hợp với chínhsách xã hội Bên cạnh đó, việc quản lý thuế, thu thuế đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao,chi phí quản lý thuế lớn Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhậpcủa người chịu thuế, tình trạng cư trú của họ ở Việt Nam
- Gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia nhưng không ảnh hưởngnhiều đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế và tính trung lập cao hơn so với các chính sáchthuế khác Nhà nước có thể sử dụng loại thuế này để khuyến khích làm việc haynghỉ ngơi thông qua biểu thuế Ví dụ như nhà nước có thể khuyến khích người laođộng làm thêm giờ, tăng thu nhập bằng cách đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuếlên khoản thu nhập này Nhà nước cũng có thể khuyến khích người dân đầu tư haykhông đầu tư, tiết kiệm hay không tiết kiệm thông qua việc đánh thuế hay khôngđánh thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu nhập từ lãi tiết kiệm
- Thuế TNCN có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích củaNNT và mang tính chất lũy tiến so với thu nhập
1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Luật thuế TNCN là một trong những sắc thuế quan trọng nhằm tiến tới côngbằng xã hội khi nó đảm bảo cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ đối với đất nước
và tạo điều kiện cho mọi người tự giác đóng thuế để tăng NSNN, củng cố an ninh
Trang 21quốc phòng, tăng cường an sinh xã hội, xây dựng kết câu hạ tầng, phát triển kinh tế.Vì vậy TNCN có một số vai trò cơ bản quan trọng như sau:
- Tăng nguồn thu cho NSNN: Việc giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu
do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thuquan trọng cho NSNN Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển,thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế TNCN sẽ gópphần quan trọng vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó thìthuế TNCN làm giảm nguồn thu của cá nhân mỗi người dân, đặc biệt là nhữngngười có thu nhập cao, do đó Nhà nước cần phải có các quy định phù hợp cho từngđối tượng khác nhau để người dân không phải chịu thiệt
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thuế TNCN thường chỉ đánh vào
thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế Không đánh thuế vào những
cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết Thêmvào đó khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng Đồng thời hàng năm Nhànước ta đều tăng mức giảm trừ bản thân và giảm trừ gia cảnh để tạo điều kiện chongười lao động và doanh nghiệp hoạt động
- Thực hiện quản lý và điều tiết thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp dân cư ở
nước ta rất rõ ràng, số đông dân có thu nhập còn thấp và sản xuất tự phát nhưngcũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trongcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cánhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Mặc dù thuế TNCN chưa mang lại
số thu lớn cho NSNN, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diệncông cụ quản lý vĩ mô của nhà nước thì thuế TNCN có vị trí cực kỳ quan trọng.Thông qua các cơ chế và công cụ quản lý đó mà nhà nước sẽ có giải pháp tăngcường hoặc giảm bớt điều tiết thu nhập của các tấng lớp dân cư làm thay đổi tổngcầu xã hội để co hẹp hay kích thích kinh tế phát triển Đây chính là vai trò quản lýđiều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọngkhông chỉ về mặt cân bằng ngân sách mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội
Trang 221.1.4 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Trên cơ sở kế thừa và học hỏi các nước trên thế giới, luật thuế TNCN ở ViệtNam quy định, đối tượng thu thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và không cư trú.Trong đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịchhoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thườngtrú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn
- Cá nhân cư trú phải nộp thuế TNCN đối với tất cả các khoản thu nhậpchịu thuế phát sinh bất kể trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
Còn cá nhân không cư trú là người không đáp ứng những điều kiện của cánhân cư trú nêu trên, họ chỉ phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập chịu thuếphát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
1.2 Công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýmột cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằmđạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất
Về nội dung, quản lý bao gồm các việc như xây dựng kế hoạch xắp xếp tổchức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động
Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện, quản lý là một phạm trù rộng, đểtiến hành quản lý, chủ thể quản lý phải tiến hành đồng bộ rất nhiều chức năng, trongđó có chức năng lãnh đạo
Về phương thức tác động, quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế,nguyên tắc, mô hình đã định trước
Như vậy: “Quản lý thu thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quanchức năng trong bộ máy nhà nước và cơ bản nhất là CQT (CQT) từ trung ương đếnđịa phương nhằm thu đúng và thu đủ số tiền thuế TNCN để thay đổi quá trình nàynhằm tạo nguồn thu cho NSNN và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra [28]”
Trang 231.2.1.2 Mục tiêu
- Thứ nhất, về chủ thể quản lý thu thuế TNCN: Nhà nước trao quyền hạn, tráchnhiệm quản lý thuế TNCN cho bộ tài chính mà trực tiếp là hệ thống CQT CQT chịutrách nhiệm chính trong thực thi nhiệm vụ quản lý thuế TNCN Công tác quản lý thuếTNCN được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ tham gia xây dựng ban hành pháp luậtthuế TNCN đến quá trình thực hiện pháp luật trong cuộc sống Từ đó, góp phần xâydựng chính sách thuế TNCN, quản lý thuế TNCN một cách dân chủ, minh bạch, nângcao các quyền, nghĩa vụ của NNT, quyền giám sát của người dân; đồng thời, tạo ra sựthay đổi cơ bản về nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dânđối với nghĩa vụ thuế TNCN, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, cánhân trong xã hội đối với công tác quản lý thuế TNCN
- Thứ hai, về đối tượng quản lý thu thuế TNCN: Đối tượng chủ yếu chịu sựquản lý thuế TNCN của nhà nước là NNT TNCN được xác định trong luật thuếTNCN do nhà nước ban hành Để tạo thuận lợi cho công tác QLT nói chung vàquản lý thuế TNCN nói riêng, trong luật QLT của Việt Nam hiện nay có mở rộnghơn về đối tượng chịu sự QLT của nhà nước Trong một số trường hợp đối tượngchịu sự QLT của nhà nước còn bao gồm: tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, tổ chức, cánhân làm thủ tục về thuế thay NNT và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác cóliên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế
- Thứ ba, về mục tiêu quản lý thu thuế TNCN: Thực chất quản lý thuếTNCN là nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu về thuế TNCNcho NSNN dựa vào khai thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sởthuế tiềm năng
Tối thiểu hóa chi phí quản lý thu thuế TNCN của nhà nước và chi phítuân thủ của NNT
Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế TNCN trong nền kinh tế thịtrường như: ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập và
Trang 24điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu của nhà nước đã địnhtrong từng thời kỳ.
Tăng cường sự tuân thủ thuế TNCN của NNT một cách đầy đủ, kịpthời và tự nguyện theo quy định của luật thuế TNCN
Góp phần bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong việc thực hiệnnghĩa vụ thuế TNCN của các chủ thể nộp thuế khác nhau, bảo đảm môi trường cạnhtranh lành mạnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển
Quản lý thuế TNCN không chỉ có mục tiêu bảo đảm những quyền vàlợi ích cho nhà nước mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NNT TNCN
Trong các mục tiêu nói trên, mục tiêu tăng cường sự tuân thủ thuế TNCN làmục tiêu cơ bản nhất để đạt được các mục tiêu còn lại trong quản lý thu thuếTNCN Khi sự tuân thủ thuế của NNT ở mức cao nhất, NNT sẽ nộp đầy đủ, đúnghạn và tự nguyện, thì đây chính là cơ sở để duy trì những nguồn thu hiện tại và mởrộng nguồn thu trong tương lai Sự chấp hành luật thuế TNCN của NNT được thựchiện sẽ giúp nhà nước sử dụng tốt nhất công cụ thuế TNCN trong việc điều tiết quản
lý nền kinh tế thị trường, góp phần xây dựng một nền văn hóa tuân thủ thuế TNCN
Sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp được thực hiện một cách tự nguyện, tự giác
sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ quan QLT và chi phí tuân thủ của NNT
Công tác quản lý thu thuế TNCN là một nhu cầu tất yếu của quản lý nhànước về thuế Công tác quản lý thu thuế TNCN phải tuân thủ chặt chẽ quy trìnhkiểm tra, thanh tra nói chung và luật QLT nói riêng, quản lý từ việc đăng ký thuế,
kê khai thuế đến việc nộp tiền thuế vào NSNN, miễn giảm thuế và hoàn thuế Côngtác quản lý thu thuế TNCN phải có đối tượng riêng, mục đích riêng, yêu cầu riêng
và có phương pháp quản lý riêng
1.2.1.3 Nguyên tắc
Mỗi cấp cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ khác nhau trong QLT Tuynhiên, hoạt động QLT của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều phải tuân theonhững nguyên tắc nhất định như sau:
Trang 25- Phải tuân thủ pháp luật: Tính tuân thủ pháp luật chi phối hoạt động của
các bên trong quan hệ QLT nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng bao gồm cả
cơ quan Nhà nước và NNT Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệmcủa cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định Trongquan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất địnhnhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về QLT
- Đảm bảo tính hiệu quả: Hoạt động quản lý thu thuế cũng như mọi hoạt
động quản lý khác, phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả Các hoạt động quản lý thuthuế được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thuvào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế Đồng thời chi phí QLT là tiết kiệm nhất
ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế rõ ràng , đơn giản, phù hợp với điềukiện thực tiễn nhất định và trình độ của NNT sẽ hứa hẹn mang lại nguồn thu caohơn do tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy thu thuế và chi phí của NNT so vớiviệc áp dụng một quy trình thủ tục phức tạp hơn
- Phải thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của NNT: Nhằm đảm bảo hoạt động thu,
nộp thuế đúng pháp luật, nhà nước nào cũng tăng cường vai trò của mình theohướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợpvới quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho NNT chủ động lựa chọncách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôntrọng tính tự giác của NNT Muốn đảm bảo được nguyên tắc này cần có hệ thốngcác văn bản pháp luật thuế đầy đủ, rõ rang, phù hợp, có các chế tài đủ mạnh đểtrừng phạt các vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răn đe
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch: Công khai, minh bạch là một trong
những nguyên tắc quan trọng trong QLT Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quyđịnh về QLT, bao gồm pháp luật thuế và các quy trình thủ tục thu nộp thuế phảicông bố công khai cho NNT và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan đượcbiết nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về QLT rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiềucách khác nhau Nguyên tắc minh bạchcũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệtrong thực thi pháp luật thuế, theo đó, CQT hoặc công chức thuế được quyết định áp
Trang 26dụng những ngoại lệ cho là để hoạt động QLT của nhà nước được mọi công dângiám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu, quađó thúc đẩy hoạt động QLT đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất,kinh doanh phát triển.
- Phải tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế: Hôi
nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệhợp tác kinh tế cho mỗi nước Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốcgia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lýphù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế Việc thực hiện các cam kết và thông lệquốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước hộinhập với hệ thống QLT thế giới Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi chohoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.2.2.1 Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu thu thuế và xây dựng cácbiện pháp thực hiện các chỉ tiêu đề ra Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, lập dự toánthu thuế chính là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức độngviên nguồn thu thuế cho NSNN Dự toán thu thuế thường chia làm 03 loại bao gồm
dự toán năm, dự toán quý, và dự toán tháng Các bước lập dự toán:
Bước 1: Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước, căn cứvào kết quả thực hiện thu thuế của năm báo cáo, tốc độ tăng thu của năm trước đốivới từng loại sắc thuế của thuế TNCN để lập dự toán thu thuế
Bước 2: Phân tích tình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tình hìnhbiến động về thu nhập và mức sống của dân cư để xác định đúng phạm vi đối tượngthu thuế TNCN theo đúng chế độ hiện hành, đồng thời quan tâm đến các chính sáchmới sẽ có hiệu lực thi hành trong năm dự toán
Bước 3: Dự kiến khả năng tăng số thu thuế do tăng thêm đối tượng chịu thuếtheo quy định mới đồng thời phải dự kiến được số hụt thu do áp dụng các chính sáchgiảm, miễn thuế để kích cầu đầu tư, tiêu dùng của nhà nước đối với từng giai đoạn
Trang 27Bước 4: Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọngthuế, chống thất thu, trốn và gian lận thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện
và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo dự toán thu được triển khaicó tính khả thi cao
1.2.2.2 Tổ chức công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
- Tổ chức bộ máy thu thuế
Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm
vụ và chức năng của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, nhà nước ban hành phápluật thuế để huy động một bộ phận thu nhập quốc dân thông qua điều tiết một phần thunhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào tay nhà nước Các luật thuế muốnđược thực thi trong đời sống xã hội phải thông qua hoạt động của bộ máy thu thuế Bộmáy thu thuế là tổng thể các cơ quan hành chính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sởchức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định để tổ chức thực thi các luậtthuế Tổ chức bộ máy thu thuế gồm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy thu thuế.Đây là nội dung xây dựng kết cấu hợp lý các cơ quan trong bộ máy thu thuế theo hệthống từ trung ương đến cơ sở, hình thành bộ khung cho toàn bộ guồng máy MỗiCQT lại xây dựng các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một số nghiệp vụ quản lýtheo trình tự khoa học Nội dung này được coi là cốt lõi, là bộ xương của bộ máythu thuế Hiện nay trên thế giới có các mô mình tổ chức bộ máy thu thuế như sau:(1) Mô hình tổ chức bộ máy theo đối tượng (2) Mô hình tổ chức bộ máy theo sắcthuế (3) Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng (4) Mô hình tổ chức bộ máy kếthợp các mô hình trên (mô hình tổ chức bộ máy hỗn hợp)
Thứ hai, xây dựng hệ thống các quy định, quy trình quản lý về nghiệp vụ
và quan hệ giữa các cơ quan, các bộ phận trong toàn bộ máy Nội dung này baogồm những quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng bộ phận trong
bộ máy thu thuế, quy định mối quan hệ của các cơ quan, từng bộ phận trong bộ máythu thuế, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan, các bộ phận trong hệ thống tổchức bộ máy thu thuế Trên cơ sở đó, tạo lập nội dung hoạt động, mục tiêu hoạt
Trang 28động và cơ chế hoạt động của bộ máy thu thuế để bộ máy thu thuế vận hành đượcthông suốt Nội dung này rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của
cả bộ máy thu thuế
Thứ ba, xây dựng lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụcủa bộ máy thu thuế Cán bộ luôn là nội dung cơ bản của bộ máy quản lý Trong tổchức bộ máy thu thuế, cán bộ vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của
bộ máy thu thuế, vừa là người tiếp xúc thực tế với đời sống xã hội, triển khai cácnội dung của luật thuế, nhận biết và giải quyết các vấn đề đối với NNT Do vậy, xâydựng bộ máy thu thuế cần quan tâm xây dựng một lực lượng cán bộ thuế có phẩmchất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, thông thạo nghiệp vụ tương xứng vớiyêu cầu nhiệm vụ ngành thuế
- Tuyên truyền phổ biến chính sách thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thu thuế là chức năng chủ yếu của CQT Để thực hiện tốt chức năngcủa mình, CQT phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó, có nhiệm
vụ tuyên truyền pháp luật về thuế và hỗ trợ NNT Theo đó, tuyên truyền pháp luật vềthuế được hiểu là hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nộidung cơ bản của chính sách thuế, QLT đến NNT và cộng đồng dân cư nhằm nâng caonhận thức chung của xã hội về pháp luật thuế và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ phápluật thuế cũng như hiệu quả hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước
Tuy nhiên, có những NNT do không hiểu đúng đắn, đầy đủ, kịp thời các quyđịnh của pháp luật thuế dẫn đến sai sót làm giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.Vì thế bên cạnh công tác tuyên truyền, cơ quan quản lý thu thuế còn phải cung cấp cácdịch vụ công hỗ trợ NNT Vậy trong hoạt động quản lý thu thuế, cơ quan quản lý hỗtrợ NNT được hiểu là sự giúp thêm cho NNT hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu kịp thời các quyđịnh của pháp luật về thuế Đồng thời giúp cho NNT thành thục các kỹ năng tính thuế,khai thuế và làm các thủ tục liên quan đến việc nộp thuế, quyết toán thuế Nói một cáchkhác, hỗ trợ NNT là công tác hướng dẫn cụ thể các luật thuế, cung cấp và giải đápvướng mắc về thủ tục và nội dung các sắc thuế cho NNT để họ tuân thủ và thực hiệntốt các chính sách thuế của Nhà nước trong từng thời kỳ
Trang 29- Quản lý đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là cá nhân, đơn vị, tổ chức có thu nhập, có nhiệm vụchuyển giao một bộ phận thu nhập của mình cho nhà nước thông qua việc đóngthuế Đối tượng nộp thuế thường rất đông và đa dạng do đó công tác quản lý đốitượng nộp thuế cũng phải tùy theo đặc điểm của đối tượng để quản lý Trong quản
lý đối tượng nộp thuế, yêu cầu phải tổ chức lượng cán bộ trực tiếp hợp lý, nhất làđội thuế phường xã, số lượng đối tượng nộp thuế và các ngành nghề sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ để bố trí cán bộ phù hợp, có khả năng quản lý bao quát đến thôn, tổdân phố, đường phố Trách nhiệm của cán bộ thuế phải nắm chắc tất cả các tổ chức,
cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo từng ngànhnghề, quy mô kinh doanh, quan trọng là theo dõi cho được các biến động của cácđối tượng kinh doanh như cơ sở mới phát sinh, đang tạm nghỉ, nghỉ hẳn, tái hoạtđộng, kinh doanh vãng lai, các hoạt động kinh doanh ngầm, các đối tượng xin nghỉnhưng thực chất vẫn kinh doanh trốn thuế, kinh doanh không đúng ngành nghề theogiấy phép, hoạt động buôn lậu, gian lân thương mại Đây là khâu cơ bản trong quản
lý thu thuế mà theo đó, việc xây dựng một hệ thống thông tin về NNT được xácđịnh là cơ sở và là xuất phát điểm cho mọi hoạt động quản lý của cơ quan thu thuế
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thu thuế trong xây dựng hệ thống thông tin
về NNT bao gồm xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thông tin, cơ sở dữ liệu cần thuthập từ NNT, từ cơ quan quản lý thuế và từ bên thứ ba; Chuẩn hoá mẫu biểu thuthập thông tin, thống nhất mẫu biểu với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tinhoặc thu thập thông tin theo định dạng sẵn có của tổ chức, cá nhân cung cấp thôngtin; xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị truyền tin đáp ứng yêucầu thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải, khai thác sử dụng, kiểm soát thông tin trong
cơ quan quản lí thuế Pháp luật cũng quy định rõ việc cung cấp thông tin liên quanđến việc xác định nghĩa vụ thuế của mình là trách nhiệm, nghĩa vụ cơ bản của NNT
Hệ thống cấp mã số thuế của ngành thuế ra đời góp phần tích cực vào côngtác quản lý thu thuế của ngành Mã số thuế là nhân tố cơ bản để ngành thuế thựchiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế
Trang 30trên địa bàn toàn quốc và thực hiện đối chiếu chéo các hoạt động kinh doanh giữacác đối tượng nộp thuế nhằm phát hiện các trường hợp sai phạm Mặt khác, hệthống mã số thuế còn được sử dụng khai thác phục vụ công tác quản lý nhà nước
Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT được khai thác trong hầu hết cácnghiệp vụ quản lý thuế như: công tác đăng ký thuế; công tác xử lý tờ khai thuế, kếtoán thuế, hoàn thuế; công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; công tác kiểm tra,thanh tra thuế; công tác phân tích dự báo thu NSNN; thông tin báo cáo phục vụ chỉđạo điều hành và xây dựng chiến lược kế hoạch hoạt động của ngành thuế; cung cấpthông tin báo cáo cho Bộ tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan Chẳnghạn, để kiểm tra, đánh giá hồ sơ khai thuế của NNT, CQT cần có được những thôngtin: Hồ sơ khai thuế của NNT trong kỳ; số thuế đã nộp của các kỳ khai thuế trước;thông tin về các giao dịch kinh tế giữa NNT với tổ chức, cá nhân có liên quan;thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cung cấp; thông tin khác do
cơ quan quản lý thuế thu thập được; các thông tin về NNT kinh doanh cùng ngànhnghề, cùng quy mô tại địa phương; số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sởkinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương; các tài liệu kiểm trathuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế
Từ thông tin về NNT này, CQT xử lí bằng các nghiệp vụ của mình như: phântích, đối chiếu, so sánh, tìm ra các lỗi vi phạm, các hành vi gian lận, trốn lậu thuếcủa NNT, qua đó sẽ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT Đối với đốitượng chấp hành tốt pháp luật thuế, không thấy có dấu hiệu vi phạm, CQT khuyếnkhích tuyên dương Đối với đối tượng nộp thuế có vi phạm nhỏ, cơ quan quản lýthuế nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa, bổ sung, nếu thấy có nghi ngờ hoặc có sự bất hợp
lý trong các thông tin, yêu cầu NNT giải trình hoặc yêu cầu NNT và người có liênquan cung cấp thêm thông tin để làm rõ Nếu NNT không giải trình, không cungcấp thông tin hoặc không chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của các số liệutrong hồ sơ khai thuế thì CQT sẽ thực hiện việc ấn định thuế hoặc ra quyết địnhkiểm tra thuế tại trụ sở của NNT để làm rõ vấn đề CQT nghi ngờ từ đó định rahướng xử lý Đối với đối tượng nộp thuế, qua xem xét và xử lý các nguồn thông tin,
Trang 31CQT thấy có dấu hiệu vi phạm lớn hoặc có bằng chứng xác định NNT cố tình gianlận, trốn lậu thuế thì CQT sẽ quyết định thanh tra thuế đối với đối tượng này để có
đủ cơ sở kết luận và tiến hành xử lý
- Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
“Quản lý nợ thuế là một khâu của quy trình QLT được thực hiện theo quy trìnhquản lý nợ thuế từ năm 2005 Các cán bộ được giao nhiệm vụ này phải nắm vữngnghiệp vụ phân loại nợ thuế, xác định tuổi nợ, nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợđể tham mưu cho lãnh đạo có biện pháp thu hồi nợ thuế kịp thời vào ngân sách [18]”
“Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế quá thờihạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế nhưng NNT vẫn không nộp đủ số tiền thuếcòn nợ thì CQT sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều 93 luậtQLT Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trên chấm dứthiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào NSNN [19]”
1.2.2.3 Quản lý kê khai, quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân
Việt Nam hiện nay đang thực hiện quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, NNT được chủ động tự giác thực hiện nghĩa vụthuế của mình theo quy định của pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về việc kêkhai, tính thuế, quyết toán thuế của mình CQT không can thiệp trực tiếp vào việc
kê khai, quyết toán của NNT trừ khi phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có cácdấu hiệu không tuân thủ pháp luật
“Kê khai, quyết toán thuế TNCN là việc NNT tự xác định số thuế phải nộpphát sinh trong kỳ kê khai, quyết toán thuế theo quy định của pháp luật thuế TNCN
Về nguyên tắc, việc kê khai, quyết toán thuế TNCN phải thực hiện theo các quyđịnh của pháp luật hiện hành
Sau khi đã xác định số lượng NNT thuộc diện QLT, CQT thực hiện theo dõi,đôn đốc NNT nộp tờ khai và xử lý kết quả kê khai để xác định số phải nộp vào ngânsách một cách nhanh chóng, kịp thời Công tác xử lý tờ khai thực hiện qua các bướcnhư tiếp nhận và xử lý kịp thời tờ khai thuế của NNT gởi đến, phát hiện các lỗi
Trang 32trong kê khai để liên hệ NNT yêu cầu giải trình hoặc hướng dẫn họ sửa lỗi để nhanhchóng xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT.
Trong quá trình xử lý tờ khai thuế, CQT cập nhật kịp thời các trường hợp có saisót trong kê khai để cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng khác trong quy trìnhquản lý để có biện pháp hỗ trợ pháp luật thuế, đôn đốc thu nợ hoặc tiến hành thanh,kiểm tra thuế để ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về thuế có thể xảy ra [15]”
“Hoàn thuế TNCN là một khâu trong quy trình QLT nói chung, thuế TNCNnói riêng Cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp quyết toán thuế cuối năm của
cá nhân có số thuế phải nộp thấp hơn số thuế đã khấu trừ hoặc không phát sinh sốthuế phải nộp [19]”
1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
Kết quả của công tác quản lý thu thuế là kết quả thực hiện các chính sách vềthuế, chấp hành pháp luật về thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụcông tác quản lý các đối tượng nộp
Bên cạnh đó, kết quả của công tác quản lý thu thuế còn thể hiện ở kết quảthu NSNN hàng năm theo chỉ tiêu pháp lệnh, kết quả của công tác thanh tra kiểmtra, kết quả hoàn thuế, và miễn giảm thuế theo quy định
Để đánh giá được kết quả của công tác quản lý thu thuế TNCN cần phải căn
cứ vào một số tiêu chí đánh giá như sau
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu thuế TNCN: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạchthu thuế TNCN hàng năm thể hiện kết quả thu thuế TNCN so với chỉ tiêu pháp lệnhđược giao Phản ánh trình độ quản lý trong khâu hành thu, tích cực kiểm soát thấtthu thuế và phát triển nguồn thu bền vững của CQT, chỉ tiêu này còn đánh giá việchoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ chính trị của một CQT trong một kỳ
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu thuế TNCN hàng năm được tính:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
thu thuế TNCN (%) =
Số thu thuế TNCN trong năm
Số dự toán thu thuế TNCN trong nămNếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%, tức là đơn vị không hoàn thành kế hoạch thu thuế Trong thực tiễn thực hiện công tác quản lý thu thuế, việc phải nghiên cứu các
Trang 33giải pháp tích cực nhằm đảm bảo tỷ lệ này luôn cao hơn 100% là nhiệm vụ quan trọng của các CQT.
- Tỷ lệ nợ thuế TNCN trong năm: Tỷ lệ này cho thấy nỗ lực của CQT trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản nghĩa vụ thuế phát sinh từ thu nhập của người dân.
Tỷ lệ nợ thuế TNCN (%) =
Số thuế TNCN nợ tồn đọng trong năm
Số dự toán thu thuế TNCN trong nămKhi thực hiện trong thực tế, tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên, chi tiếthơn người ta thường xét đến các khoản nợ mới phát sinh trong kỳ đánh giá và cáckhoản nợ tích lũy từ các kỳ trước đó Việc giảm tỷ lệ nợ phát sinh mới cho thấy sựthành công của công tác lập dự toán thu, sự thành công trong công tác tuyên truyềnvận động người dân nộp thuế, và sự thành công của công tác tổ chức thu thuế.Trong khi đó, việc giảm tỷ lệ nợ thuế tồn đọng lại cho thấy tính hiệu quả trong cácbiện pháp thu thuế mà CQT đã triển khai trong năm
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thu thuế TNCN: Tỷ lệ hoànthành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thu thuế TNCN thể hiện bằng số cuộc thanh tra,kiểm tra thuế đã hoàn thành trong năm so với số cuộc thanh tra, kiểm tra theo kếhoạch đã xây dựng từ đầu năm
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được tính:
Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế (%)
=
Số cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện trong năm
Số cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạchNếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%, tức là đơn vị không hoàn thành kế hoạch thanhtra, kiểm tra Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuthuế, không phải lúc nào tỷ lệ này cao hơn 100% cũng là tốt
Trong trường hợp các đơn vị thu thuế làm tốt công tác được giao, việc thuthuế đã đảm bảo thu đúng, thu đủ thì có thể việc thanh tra sẽ giảm đi
1.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Trang 341.2.4.1 Công tác kiểm tra, thanh tra
Một trong những nội dung quan trọng trong việc thi hành luật thuế là kiểmtra thuế Càng quan trọng hơn khi thực hiện chính sách tự tính tự khai, tự chịu tráchnhiệm đối với NNT Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề, thuộc cácthành phần kinh tế phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định hiện hành về thuế CQTcó trách nhiệm thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế theo đúng các luật thuếhiện hành
“Tại trụ sở CQT, trên cơ sở hồ sơ kê khai thuế của NNT, CQT tiến hànhkiểm tra xem xét hồ sơ có đảm bảo khai đầy đủ chỉ tiêu, tính hợp lý, chính xác củathông tin, tài liệu, có dấu hiệu vi phạm hay không, từ đó có quyết định chấp nhận sốliệu đã kê khai hay chuyển sang kiểm tra hoặc thanh tra thực tế tại trụ sở NNT đểlàm sáng tỏ các nghi vấn trong hồ sơ kê khai của NNT [16]”
Tại trụ sở NNT, thực hiện QLT theo cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” là nhànước trao cho NNT quyền tự tính thuế và nộp thuế Để quản lý chặt chẽ việc tự tính
và nộp thuế của NNT TNCN, tránh tình trạng vi phạm pháp luật thuế TNCN nhưkhai sai dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp, trốn lậu thuế, nợ đọng thuế Pháp luật
đã sử dụng hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế TNCN như một công cụ để kiểm soát
và quản lý một cách hiệu quả
“Các quy định của pháp luật quản lý thuế TNCN đã có sự phân định rõ rànggiữa hoạt động kiểm tra thuế TNCN và thanh tra thuế TNCN Kiểm tra thuế là côngviệc thường xuyên mang tính nghiệp vụ, được thực hiện ngay tại trụ sở CQT dựatrên hồ sơ khai thuế, chỉ khi CQT phát hiện sai sót, đã yêu cầu nhưng NNT không
tự giác sửa đổi, bổ sung thì việc kiểm tra thuế thực hiện tại trụ sở của NNT; ưutiên kiểm tra các đơn vị, cá nhân chi trả có số thuế TNCN lớn tăng, giảm đột biến;các đơn vị, cá nhân có luỹ kế nợ đọng về thuế TNCN lớn, nợ liên tục nhiều tháng vàcác đối tượng nộp thuế khác nếu xét thấy có biểu hiện nghi ngờ trong việc chấphành khai, nộp, quyết toán thuế TNCN [17]”
Trang 35“Thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với NNT có nhiều khoảnthu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế TNCNhoặc để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế TNCN [16]”.
1.2.4.2 Công tác kiểm soát
“Kiểm soát là thuật ngữ được dùng để chỉ những hoạt động của cá nhân, tổchức trong và ngoài tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn xem xét, đánh giá, xử lý đốivới hành vi thực hiện các quy định chung của cá nhân tổ chức hữu quan Theo quanniệm này, kiểm soát có những đặc điểm chung với quản lý Đó là sự tác động cótính tổ chức và mục đích của chủ thể kiểm soát (Cá nhân, tổ chức thực hiện kiểmsoát đối với đối tượng kiểm soát) [5]”
Hiện nay, tại Việt Nam công tác kiểm soát quản lý thu thuế nói chung, thuếTNCN nói riêng ở các địa phương được tổng cục thuế giao cho bộ phận kiểm tranội bộ thuộc cục thuế cấp tỉnh hoặc CCT cấp huyện Theo đó, tại quyết định
số 503/qđ-TCT ngày 29/3/2010 của tổng cục trưởng tổng cục thuế về quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CCT trực thuộc cục thuế đãxác định: Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếunại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuếthuộc thẩm quyền quản lý của chi cục trưởng CCT theo quy định của pháp luật TạiCCT, bộ phận đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ này là đội kiểm tra nội bộ
1.2.4.3 Xử lý vi phạm trong việc thu thuế thu nhập cá nhân
Xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN là công cụ mang tính răn đe để hướngNNT thực hiện sự tuân thủ pháp luật thuế TNCN nhằm đảm bảo sự công bằngtrong việc đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuếTNCN Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm pháp luật thuế TNCN của các hành vi
mà pháp luật quy định những biện pháp xử lý khác nhau
“Các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNCN bao gồm vi phạm các thủ tục vềthuế TNCN như chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơthuế, chậm nộp tiền thuế TNCN, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNCN phải nộphoặc tăng số tiền thuế TNCN được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế TNCN [11]” Các
Trang 36hình thức xử phạt vi phạm hành chính thuế TNCN gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền.Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế TNCN phải đảm bảo đúng với các nguyêntắc được pháp luật quy định Cụ thể như mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuếđược phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để, tuy nhiên không vì vậy
mà xử phạt không đúng người, đúng tội Các hình thức xử phạt vi phạm hành chínhthuế TNCN gồm phạt cảnh cáo, phạt tiền và truy tố
Xử lý hình sự được áp dụng đối với những cá nhân vi phạm nghiêmtrọng trong lĩnh vực thuế TNCN gây nên những hậu quả xấu cho xã hội, tácđộng và ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội được điều chỉnhtrong lĩnh vực thuế TNCN mà xét thấy rằng chỉ có biện pháp xử lý hình sự mớitương ứng với hành vi và hậu quả đó gây ra Còn đối với những hành vi viphạm trong lĩnh vực thuế TNCN nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệmhình sự sẽ bị xử lý hành chính
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
1.3.1 Môi trường pháp lý
1.3.1.1 Quá trình phát triển chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là tiền đề Luật thuếTNCN ngày nay được sửa đổi bổ sung và gắn kết với các Luật thuế khác liên quanđến cá nhân để đáp ứng yêu cầu đánh thuế hiệu quả, công bằng Giai đoạn từ 1991đến 2001 các sửa đổi bổ sung được ban hành nhằm phù hợp với tình hình thực tếcủa từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Trong giai đoạn 2001 – 2003, những thay đổi nhỏ cho phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội như tạm thời chưa thu thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán,chênh lệch mua bán chứng khoán, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế và thu nhậpkhông chịu thuế cho phù hợp với Luật thuế TNDN (thay thế thuế lợi tức), nângngưỡng thu nhập đánh thuế thu nhập bổ sung, nâng thuế suất của người nước ngoàiđến Việt nam, thu nhập của cá nhân kinh doanh thực hiện theo Luật thuế TNDN,còn thu nhập của cá nhân làm công ăn lương thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhậpđối với người có thu nhập cao
Trang 37Giai đoạn 2004 – 2007: Thay đổi lớn trong cải cách thuế TNCN đối vớingười có thu nhập cao : Thứ nhất, bổ sung phạm vi xác định thu nhập chịu thuế thunhập Thứ hai, nâng ngưỡng đánh thuế đối với người Việt nam làm giảm gánh nặng
về thuế ở mọi bậc thu nhập Thứ ba, bỏ quy định đánh thuế thu nhập bổ sung Thứ
tư, bỏ mức thuế suất 50% Thứ năm, khấu trừ theo 2 loại đối tượng gồm theo biểulũy tiến từng phần và khấu trừ 10%
Trong quá trình QLT có một số hạn chế bất cập như phạm vi điều chỉnh chưabao quát, áp dụng chưa đồng bộ; Tỷ trọng thuế TNCN khi thực hiện pháp lệnh thuếthu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm 4,3% trong tổng thu thuế và phí,quá thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới; Nghĩa vụ thuế còn khácao, chưa công bằng giữa các loại thu nhập và NNT (biểu lũy tiến từng phần lên đến40%) cao hơn Singapore (22%; Nhật bản, Thái Lan (37%), Indonesia (35%), HồngKông (Trung Quốc) (17%); Cấu trúc bậc thuế suất còn phân biệt giữa người Việtnam và người nước ngoài; chính sách giảm trừ tiêu chuẩn ở bậc 0% chưa đảm bảotính giảm trừ hợp lý và công bằng theo hoàn cảnh gia đình Việc ban hành Luật thuếTNCN năm 2007 được xem là sự thay đổi toàn diện chính sách thuế TNCN với cácnội dung chủ yếu bao gồm: Mở rộng phạm vi xác định thu nhập chịu thuế đối vớicác khoản thu nhập; phân loại thu nhập theo nguồn thu nhập phát sinh; chuyển hoạtđộng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, bất động sản của cá nhânsang thuế TNCN; thống nhất cách tính thuế, biểu thuế của người việt nam và ngườinước ngoài với mức thuế suất cao nhất được điều chỉnh giảm về 35%; Áp dụng mứcgiảm trừ gia cảnh thay cho mức giảm trừ tiêu chuẩn; Đưa cá nhân kinh doanh chịuthuế TNDN sang thuế TNCN; kế thừa không đánh thuế đối với thu nhập từ lãi tiềngửi tiết kiệm và thu nhập từ kiều hối; Áp dụng cách tính thuế mới đối với các khoảnthu nhập; Xác định rõ nguyên tắc quản lý thuế TNCN là khấu trừ tại nguồn và kêkhai trực tiếp của NNT đồng thời chuyển kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuếsang quy định về QLT; Quy định rõ nguyên tắc đánh thuế theo cư trú và theo nguồnphát sinh thu nhập (Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, 2015)
Trang 38Bước cải cách này đã thay đổi toàn diện về tư duy quản lý và quan điểm,phương pháp và kỹ thuật đánh thuế dựa trên nguyên tắc “đánh thuế theo lợi ích”,
“công bằng” và “khả năng nộp thuế” Các sửa đổi đã phù hợp với thông lệ quốc tế,quản lý chặt chẽ thu nhập thông qua cơ chế khấu trừ, tạo động lực khuyến khích laođộng và sử dụng lao động
Giai đoạn 2008 – đến nay: được tách làm 2 giai đoạn, từ 2008 trở về trước ápdụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, từ 1/1/2009 áp dụngLuật thuế TNCN
1.3.1.2 Chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành
Thuế TNCN hiện hành được áp dụng 2 biểu thuế suất bao gồm biểu thuế lũytiến từng phần và biểu thuế toàn phần dành cho 10 loại thu nhập chịu thuế TNCN.Trong đó, biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho thu nhập từ tiền lương tiền công
và 9 loại thu nhập còn lại áp dụng biểu thuế toàn phần
Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công, bậc thuế suất có 7 bậc với mức thuếsuất thấp nhất là 5% và mức cao nhất là 35% với bước nhảy bậc là 5% dành cho cánhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên Riêng đối với cá nhân cư trúkhông có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng mức khấu trừthuế là 10%/lần chỉ trả từ 2 triệu đồng trở lên Thu nhập chịu thuế TNCN của cánhân cư trú là thu nhập toàn cầu bao gồm thu nhập tại Việt Nam trong lúc cá nhân
cư trú hoặc không cư trú thuộc diện khấu trừ thuế TNCN với mức thuế suất 20%đối với thu nhập phát sinh tại Việt nam Giảm trừ gia cảnh bao gồm giảm trừ bảnthân 9 triệu đồng/tháng và giảm trừ người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng được tínhtoán cùng với giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc và khoản đóng góp từ thiệnnhân đạo khuyến học trước khi tính thuế TNCN
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công được khấu trừ, kê khai
và nộp thuế qua cơ quan chi trả (CQCT) hoặc cơ quan được CQT ủy quyền như SởCông Thương đối với cá nhân làm việc ở các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủhoặc cá nhân trực tiếp kê khai với CQT Kê khai thuế TNCN hầu hết được thực hiệntheo quý tuy nhiên việc khấu trừ thuế TNCN được thực hiện theo tháng Điều này
Trang 39được hiểu mặc dù thu nhập tính thuế bình quân tháng không đến mức khấu trừ, tuynhiên nếu tính thu nhập tính thuế theo từng tháng có thu nhập tính thuế thì vẫnthuộc diện khấu trừ, nên vẫn có số thuế TNCN khấu trừ trong tháng vào quý đó.
Quyết toán thuế TNCN được áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương tiềncông đã có sự cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho NNT đáng kể, cụ thể là việctách thu nhập từ kinh doanh ra khỏi quyết toán gộp với thu nhập từ tiền lương, tiềncông, hay việc thực hiện ủy quyền qua CQCT thu nhập Đối với CQCT thu nhập,quyết toán thuế TNCN là một hình thức báo cáo lũy kế về thu nhập chịu thuế, sốthuế khấu trừ, giảm trừ gia cảnh chi tiết đến từng cá nhân nhận thu nhập, khôngphân biệt có phát sinh thuế TNCN hay không phát sinh thuế TNCN Nếu như quátrình kê khai, CQCT chỉ báo cáo số liệu tổng hợp, thì quyết toán thuế là báo cáo chitiết về thu nhập chịu thuế TNCN đến từng cá nhân nhận thu nhập CQT với công cụQLT tập trung sẽ tổng hợp thông tin thu nhập của cá nhân đối với 1 hay nhiều đơn
vị chi trả thu nhập Trên 1 báo cáo quyết toán thuế của CQCT phát sinh 2 loại nghĩa
vụ khác nhau bao gồm nghĩa vụ khấu trừ và quyết toán thuế TNCN của CQCT thunhập và nghĩa vụ nhận ủy quyền quyết toán thuế của cá nhân Hai loại nghĩa vụ nàyphát sinh chính sách chế tài khác nhau khi xử phạt vi phạm hành chính thuế Đốivới nghĩa vụ khấu trừ, kê khai, quyết toán thuế của CQCT về thuế TNCN sẽ chịutrách nhiệm với sự chế tài liên quan đến NNT là CQCT Đối với nghĩa vụ nhận ủyquyền quyết toán thay cho cá nhân nhận thu nhập, khi xảy ra xử phạt vi phạm hànhchính thuế, người thực sự bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tuy nhiên thựchiện xử phạt qua CQCT
Trường hợp NNT có số thuế khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp sau quyếttoán thực hiện hoàn thuế hoặc bù trừ thuế TNCN trực tiếp với CQT hoặc ủy quyềnqua CQCT thu nhập Đối với cá nhân hoàn thuế trực tiếp tại CQT không phải nộpthêm hồ sơ hoàn thuế được xem là một trong những chính sách tạo thuận lợi choNNT, cá nhân thuộc diện hoàn thuế nếu nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm khôngthuộc diện xử phạt nộp chậm hồ sơ, do đó NNT không phải tập trung hoàn thuếvào mùa cao điểm mà có thể nộp bất kỳ thời gian nào trong năm
Trang 40Có thể nhận thấy phạm vi và đối tượng ảnh hưởng của chính sách thuếTNCN rất rộng và phức tạp về tính chất, đối tượng thực hiện kê khai trên cùng 1loại thu nhập Tính chất ủy quyền dễ nảy sinh sự nhầm lẫn nghĩa vụ thực và nghĩa
vụ ủy quyền, chưa tính đến NNT cá nhân chưa nắm đầy đủ chính sách thuế hiểu thunhập đã khấu trừ thuế là thu nhập chịu thuế, thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuếkhông phải là thu nhập chịu thuế hay việc khấu trừ thuế bình quân theo quý haytheo năm thay cho việc khấu trừ theo tháng và kê khai quý, quyết toán năm Trong
xử lý vi phạm hành chính thuế TNCN, dễ đánh đồng và cộng gộp nghĩa vụ củariêng CQCT và cá nhân có thu nhập thực hiện ủy quyền
1.3.2 Môi trường kinh tế - chính trị
Kinh tế là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhàquản lý đặc biệt là trong lĩnh vực thuế Sự tác động từ các yếu tố của môi trườngnày có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môitrường tổng quát Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựngnhững cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng cá nhân, doanh nghiệp trong cácngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến công tác quản lý thu thuế TNCN.Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô nhưng có thể nói các yếu tố sau cóảnh hưởng lớn đến mức thu nhập của người dân cũng như hoạt động quản lý thuthuế TNCN của CQT:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăngtrưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,cải thiện thu nhập của NNT và ngược lại
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xuthế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp và tác động đến hoạt động quản lý thu thuế
- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái là nhân tố có thể tạo vận hội tốtnhưng cũng có thể là nguy cơ dẫn đến rủi ro trong quản lý thu thuế
- Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế vàthu nhập của người dân Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và