1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

108 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Luật thuế Thu nhập cá nhân TNCN có hiệu lực từ 01/01/2009 đến nay đã hon 5 năm thực hiện, trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam nói c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

***************

LÊ ĐỖ HOÀNG LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ

ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ HẰNG

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tríchdẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thừa Thiên Huế, Tháng 07 Năm 2017

Tâc giả luận văn

Lê Đỗ Hoàng Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đê hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nỗ lực

cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở trường Đại họcKinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS Hà Thị Hằng làngười trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ côngchức Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; các cá nhân liên quan đã giúp

đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Xin cám ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn động viên tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận vãn sẽ không tránhkhỏi những khiếm khuyết Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thây cô

giáo, đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn

Lê Đỗ Hoàng Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên : Lê Đỗ Hoàng Long

Chuyên ngành : Quản lý kinh tếNiên khóa : 2015 – 2017

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Hằng

Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế

thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.”

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực từ 01/01/2009 đến nay đã hon

5 năm thực hiện, trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam

nói chung và quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị nóiriêng còn hạn chế như: chưa quản lý hết người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, tổ chức

bộ máy cơ quan thuế còn hạn chế Thực trang công tác thu thuế TNCN tại Chi cụcthuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay như thế nào?

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra chọn mẫu

- Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá chất lượng

và thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông

Hà, tỉnh Quảng Trị

Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về quản lý thuế thu nhập cá nhân đồng

thời nghiên cứu thực trạng, chất lượng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chicục thuế thành phố Đông Hà, luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tácquản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 6

1.1 Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân 6

1.1.1 Khái niệm về thuế 6

1.1.2 Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân 8

1.1.3 Khái niệm và mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân 11

1.1.4 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 13

1.1.5 Tính cấp thiết của việc hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập cá nhân 15

1.2 Công tác quản lý thu thu thuế thu nhập cá nhân 17

1.2.1 Quá trình ra đời, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật quản lý thuế ở Việt Nam 17

1.2.2 Nội dung công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân 27

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước 27

1.3.2 Cở sở vật chất của ngành thuế 28

1.3.3 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lạnh đạo, cán bộ thuế 29

1.3.4 Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư 29

1.3.5 Tính nghiêm minh của luật pháp 30

1.3.6 Tình hình kinh tế và mức sống của người dân 30

1.3.7 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế 30

1.4 Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế thu nhập cá nhân 31 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thuế thu nhập cá

nhân 35

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cho Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 41

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ 43

2.1 Khái quát về Chi cục thuế Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị 43

2.1.1 Vị trí và chức năng 43

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 44

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 46

2.2 Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 50

2.2.1 Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 50

2.2.2 Tình hình công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 54

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 67

2.3.1 Thành tựu 67

2.3.2 Hạn chế 69

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 71

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ 73

3.1 Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 73

3.1.1 Đảm bảo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật, thuế trong từng giai đoạn 73

3.1.2 Đảm bảo công bằng xã hội và nguồn thu cho ngân sách nhà nước 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà 74 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 95

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa

CQT Cơ quan thuế

CNTT Công nghệ thông tin

ƯBND Ủy ban nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình lao động và biên chế của Chi cục thuế Thành phố Đông Hà, tỉnh

Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 49Bảng 2.2 Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân theo đối tượng tại Chi cục thuế Thành

phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 52Bảng 2.3 Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà,

tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 53Bảng 2.4 Danh mục các văn bản hiện hành tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà,

tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 54Bảng 2.5 Số lượng nhân sự của Bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục

thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 56Bảng 2.6 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 57

Bảng 2.7 Số lượng cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi

cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 - 2016 61Bảng 2.8 Tình hình xử lý vi phạm hành chính thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế

thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 62Bảng 2.9 Số nợ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh

Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 63Bảng 2.10 Số tiền hoàn thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà,

tỉnh Quảng Trị qua các năm 2014 – 2016 66Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ

mô nền kinh tế Để đạt được điều đó đòi hỏi các chính sách thuế phải đạt được mục

đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước; góp

phần phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế Trong các khoản thu về thuế, thuế TNCN

đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, thực hiện chức năng điều tiết thu nhập,

thực hiện công bằng xã hội và động viên nguồn thu cho ngân sách

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một loại thuế trực thu phổ biến và cơ bảntrong nền kinh tế thị trường Hiện nay, hơn 180 quốc gia trên thế giới đã áp dụngLuật Thuế thu nhập cá nhân, tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 13-40% tổng số

thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nước Chẳng hạn như ở Mỹ,

Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức là 30-40%; các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,Malaysia, Philippines chiếm khoảng 13-14%

Thực tế ở Việt Nam, vấn đề Thuế thu nhập cá nhân chỉ mới được đặt ra trongquá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị

trường Nhà nước chủ trương tính hết các nhu cầu cơ bản về vật chất của mỗi người

vào thu nhập và chỉ quy định mức thu nhập tối thiểu Mặt khác, các loại hình doanhnghiệp được đa dạng hóa và có sự cạnh tranh lẫn nhau trên mọi mặt nên thu nhập đã

có sự phân hóa ngày càng rõ Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định

đã tạo điều kiện cải thiện đời sống của xã hội nói chung, đặc biệt là nhóm cộngđồng, những người có trình độ, kiến thức Đó chính là lý do nhà nước cần hoàn

thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân vừa để đảm bảo phân phối thu nhập côngbằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sáchTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Nhà nước, vừa là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa

Tại Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1990 với tên gọi "Pháp

l ệnh thuế đối với người cố thu nhập cao" và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung.

Để điều chỉnh và quản lý nguồn thuế thu nhập cá nhân Quốc hội đã ban hành Luật

thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009 Sau 03 năm đi vào cuộcsống, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ một số bất cập và chưa theo kịp diễnbiến phức tạp của thị trường, tạo tâm lý không thoải mái đối với một bộ phận ngườinộp thuế Vì thế ngày 22/11/2012, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XIII đã sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số

26/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 Như vậy qua hơn 05 nămthực hiện triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân và hai lần sửa đổi bổ sung luật, côngtác quản lý thuế thu nhập cá nhân đã đạt được những kết quả nhất định như mở rộng

được đối tượng chịu thuế, từng bước góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết

thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội Tuy nhiên, để Luật thuế thu nhập cánhân thực sự phát huy vai trò là công cụ phân phối thu nhập, đảm bảo tính côngbằng xã hội khi áp dụng vào thực tiễn thì công tác quản lý thuế cần được xem xét kỹ

lưỡng

Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được thành lập vào năm

1990, có nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn Quản lý thuế ngày càng đượchoàn thiện Tổ chức quản lý thuế từng bước được cải cách, hiện đại hóa; trình độchuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức (CBCC) thuế ngày càng được nânglên Tuy nhiên hệ thống chính sách thuế cũng như các văn bản hướng dẫn thi hànhcác luật thuế nói chung, và luật thuế TNCN nói riêng còn chưa hoàn thiện, nhiều

vướng mắc, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế Vì vậy hoàn thiện quản lý thuế

TNCN sẽ góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế TNCN,tạo hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định giúp các CN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và

tăng thu cho Ngân sách Nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế

Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” cho

Luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại

Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị để đưa ra các giải pháp hoàn thiệncông tác công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông

Hà, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý thuế TNCN, tổng hợp một số kinh

nghiệm quản lý thuế TNCN ở một số nước để rút ra những kinh nghiệm trong quản

lý thuế TNCN cho Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trênđịa bàn thành phố Đông Hà (giai đoạn 2014 – 2015) nhằm làm rõ những kết quả đãđạt được và nêu lên những hạn chế còn tồn tại

- Phân tích đánh giá của CBB và NTT về thực trạng công tác quản lý thuế

thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Đông Hà

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế

Thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đông Hà

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tác quản lý thuế thu nhập cá

nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thuế TNCN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

- Phạm vi về thời gian: Giới hạn nghiên cứu thực tế và số liệu thu thập từ

công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnhQuảng Trị trong 3 năm 2014 – 2015 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Hà và Cục thuể tỉnh Quảng Trị, niên giám thống kê của thành phố, các tài liệu kinh

tế - xã hội, Internet Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu từ báo cáo khoahọc, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực

mà đề tài quan tâm

4.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả mức độ của

hiện tượng qua số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân Mô tả tình hình biến

động (chủ yếu qua dãy số thời gian) và mô tả các mối quan hệ

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh thực hiện

vói kế hoạch, so sánh theo thời gian và so sánh theo không gian để thấy được mức

độ biến động và phát triển của hiện tượng ở những địa điểm khác nhau

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế thu nhập cá

nhân

Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý Thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục

thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Thuế thu nhập cá nhân tại

Chi cục thuế thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân

1.1.1 Khái ni ệm về thuế

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử [23:669]

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời làmột tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước

Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu

có tính chất xã hội Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xãhội để có được nguồn vật chất đó Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính

là thuế Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu

dưới hình thức giá trị Điều đó cũng có nghĩa,thuế xuất hiện ban đầu có hình thức

biểu hiện rất đơn giản Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dướihình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn – hình thức sưu, thuế được cắt đặt mộtcách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ Đến khi tiền tệ ra đời hình thức thu thuếbằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp [22:9] Ở phươngTây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất ở La Mã cổ đại dưới dạng “thuế ruộng đất”.Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức thuế phức tạp hơn dần hìnhthành Những hình thức, “thuế thập phân” đã xuất hiện ở Anh thế kỷ thứ X Theo đó

“một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công

cộng bằng các quan hệ pháp luật” Hoặc vào thời kỳ này, tại Italia, 10% giá trị củatất cả hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước Ở Trung Quốc, hìnhthức thuế sớm nhất là “cống” thời nhà Hạ Thuật ngữ “thuế” xuất hiện ở quốc gia

ngày vào năm 594 trước công nguyên [23:669]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Đối với Việt Nam, “thuế má” cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ đầu của

chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu

dưới dạng cống vật Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đời vua Lý Thái Tổ việcđánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống Đến thế kỷ thứ XVI,

ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm các loại thuếmới.(thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản – thòi chúaTrịnh; thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà Nguyễn) Bên cạnh một số triều đại

có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ) hệ thống thuế trong thời

kỳ phong kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo lý và pháp lý; chưa đáp

ứng được yêu cầu và lợi ích của nhân dân Sử cũ ghi lại “Thuế má thu đến tơ tóc,

mà dùng của cải như bùn đất” [11] Đến thời kỳ Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa

Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu thuế muối, thuế đoan (thuế

quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch Hệ thống thuế thời kỳ này mang nặng tính vơvét, bóc lột

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song song với việc xóa bỏ

hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch, ), Nhà nước dầndần hình thành hệ thống thuế mới Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, yêucầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới

Có nhiều quan niệm khác nhau về thuế, tùy thuộc vào các lĩnh vực, góc độ

nghiên cứu khác nhau Các Mác viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là

thủ đọan đơn giản để kho bạc thu được tiền của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước” [3] Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng

thuế là: “Một hình thức phân phối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại.”[27]

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể

thấy cách nhận xét chung như sau: “thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà

các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ điều kiện nhất định” [17].

Với cách nhìn khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan

hệ phân phối gần với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế Bảnchất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau.Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu, nộp như nhau

1.1.2 Khái ni ệm về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối

tượng nộp thuế là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh

ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội Đồng thời, tùy theo tính

chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập

thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp Ở một sốnước khác thuế thu nhập cá nhân cũng xuất hiện từ khá sớm, thuế TNCN ra đời đầu

tiên ở Anh (1841) sau đến nước Nhật năm (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) và mỹtrở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 35-60% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước Ở Trung Quốc thuế TNCN ra đời

năm 1914 nhưng mãi cho đến năm 1955 mới trở thành mốt sắc thuế độc lập, còn

Pháp (1916), Liên Xô (1922), Hàn Quốc thì loại thuế này ra đời muộn hơn vào năm

1974 Theo thống kê của ERNST & YOUNG tại “The Global Excutive” tính đến15/9/2001 thế giới có 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân

Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhưởng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trongnước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

sống ngày càng rõ rệt, tiền lương, tiền công của người lao động giữa các đơn vị,nhẩt là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự khácbiệt ngày càng lớn Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách

bước 1 (năm 1990), bên cạnh Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh

doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thunhập đối với người có thu nhập cao ngày 27/12/1990 và có hiệu lực thi hành kể từngày 01/04/1991, nhằm động viên sự đóng góp của những cá nhân có thu nhập cao,Trong quá trình thực hiện đến nay Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thunhập cao đã có năm lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004 Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế TNCN nêutrên đã mở rộng phạm vi thu thuế thu nhập cá nhân sang các khu vực hưởng lươngkhác tại các doanh nshiệp trong nước và một số cơ quan của nhà nước, cá nhân cóthu nhập cao, tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế, nhưng chủ yếu các lần sửa

đổi vẫn là sửa mức khởi điểm tính thuế, thuế suất, giãn cách thu nhập chịu thuế giữa

các bậc thuế của biểu thuế Thuế TNCN nước ta có đóng góp ngày càng tăng vàotổng số thu từ thuế cho NSNN

Ngày 21/11/2007, Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và chínhthức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, thay thế cho Thuế thu nhập với người

có thu nhập cao trước đây Luật thuế TNCN mới quy định người nộp thuế là cá

nhân người Việt Nam, người nước ngoài có thu nhập chịu thuế bao gồm cả cá nhân

tự kinh doanh và chủ hộ gia đình hoặc người đại diện hộ gia đình Việc chuyển cánhân, hộ kinh doanh hiện đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và mở rộng thêm

các đối tượng có thu nhập từ đầu tư vốn và tài sản vào nộp thuế thu nhập cá nhân sẽđảm bảo công bàng trong điều tiết thu nhập của cá nhân và phù hợp với thông lệ

quôc tế

Thuế TNCN của Việt Nam dần được hoàn hiện theo thời gian Từ năm 1991

đến trước năm 2009, để phù hợp hơn với tình thình thực tế, thuế TNCN ở Việt Namđược quy định dưới hình thức Thuế thu nhập với người có thu nhập cao Từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

01/01/2009, Luật thuế TNCN chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước phát triển quantrọng của sắc thuế này.

Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng củatừng cá nhân Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộpthuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế Người chịu thuế thu nhập cánhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng kháctại thời điểm đánh thuế

Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối

tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh

thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài;

hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu nhập, bao

gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên

hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độquy định của pháp luật thuế TNCN

Thuế TNCN là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanhnghiệp ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc

gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính

trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau Thể hiện, nó luôn quy định loại trừmột số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính trợ cấp xãhội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi

mang tính nhân đạo xã hội

Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng,liên quan chặt chẽ với hoành cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng

phương pháp luỹ tiến Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhậpcao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so vớingười có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Thuế thu nhập cá nhân được định nghĩa: “Thuế TNCN là loại thuế chủ yếu đánhvào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thunhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mônền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thông qua việc thu

hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư ” [22] Thuế này

được coi là loại thuế đặc biệt vì nó lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập

phải nộp thuế thông qua việc xác định, miễn giảm hoặc khoản miễn trừ đặc biệt

Cho đến đầu năm 2007, Việt Nam chưa có một đạo luật về thuế TNCN theođúng nghĩa của nó cũng như thông lệ quốc tế Tuy nhiên, trong hệ thống chính sách

hiện hành, Việt Nam đã điều tiết vào thu nhập của cá nhân thông qua các sắc thuếkhác, cụ thể là:

- Thuế TNDN áp dụng với cá nhân kinh doanh (28% trên thu nhập chịu thuế,

miễn trừ cho các hộ kinh doanh có thu nhập thấp (bình quân tháng thấp hơn mức

lương tối thiểu áp dụng đối với công chức Nhà nước))

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất điều tiết vào thu nhập của cá nhân, hộ giađình từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tính trên giá đất do UBND cấp tỉnhquy định: 2% đối với đất nông nghiệp; 4% đối với đất ở, đất xây dựng và đất khác)

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao điều tiết vào thu nhập thường

xuyên, thu nhập không thường xuyên.

1.1.3 Khái ni ệm và mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân

- Khái niệm quản lý thuế:

Quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức,quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói cách khác đó là hoạt động chấphành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lýthuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các

tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các Luật thuế

- Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơquan chức năng trong bộ máy nhà nước với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá

nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho Ngân sách và đạt được các

mục tiêu nhà nước đặt ra

- Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân

Trên giác độ quản lý Nhà nước, Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủđích của các cơ quan chức năng ứong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu

thuế TNCN để thay đổi quá trình nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt đượccác mục tiêu Nhà nước đặt ra

Công tác quản lý thuế TNCN nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời sổ thu cho

NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dường và phát triển nguồn thu

Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu ngân sách nhà

nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu

nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập

trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các

cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từphía chịu thuế như hành vi trốn thuế Để tăng cường và ổn định số thu ngân sách

nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần đượcchú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân

Thứ hai, Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tô chức

kinh tê và dân cư

Trong nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chứckinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác độngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuếTNCN nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế, ýthức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làmviệc theo pháp luật”.

Luật Quản lý thuế ở Việt Nam ra đời đề cao vai trò chủ động, tự giác củaNNT trong việc kê khai, nộp thuế Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điềukiện thuận lợi cho NNT; giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế,bảo đảm sự bình đẳng giữa những NNT; tạo môi trường phát triển kinh tế lànhmạnh, chủ động hội nhập quốc tế; các tổ chức, cá nhân trong xã hội có trách nhiệmtham gia vào công tác quản lý thuế

Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức tự giác chấp

hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý thuế sẽ rất cao Ngược lại,

người dân sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế,

thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình và trong việc kê khai, tính thuế, tự giácnộp thuế của người dân sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ dẫn

đến hậu quả là nguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công

bằng giữa các đối tượng nộp thuế (ĐTNT), công tác quản lý thuế kém hiệu quả

Phát huy tốt nhất vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế không thể tự nó

đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung

công tác quản lý thuế TNCN

1.1.4 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận củacác cá nhân trong một năm hoặc từng lần phát sinh Thuế thu nhập cá nhân nằmngoài mục tiêu tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước còn mục tiêu quan trọng

khác là điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đảm bảo sự công bằng xã hội Vì

thế thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt

buộc trên nguyên tắc theo luật định Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cánhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp

cho người nộp Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp

thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp

Thứ ba,Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc

gia Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một sốchính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe )

Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu Do vậy, người nộp thuế cũng

là người chịu thuế

Thứ năm, thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân

có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường

xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được

của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước

hay ngoài nước Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu

nhập cá nhân rất cao

Thứ sáu, việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy

tiến từng phần Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân

là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội Do

vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phầnthu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao

Xét về góc đọ kinh tế, thuế TNCN có tính trung lập cao hơn so với các loạithuế khác vì việc tăng hay giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo những biến

đổi về cơ cấu kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

1.1.5 Tính c ấp thiết của việc hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập cá nhân

Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là cần thiết bởi vì:

- Thứ nhất, tạo lập nguồn tài chỉnh cho ngăn sách nhà nước:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân

là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp mộtphần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước Thuế thu nhập cá nhân đượctính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn Bên cạnh đó, thuếthu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất

kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để

nâng cao đời sống vật chất tinh thần Thuế thu nhập cá nhân luôn có sự gia tăng

nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người

- Thứ hai, góp phần thục hiện công bằng xã hội:

Thực hiện công bằng xã hội là một trong nhưng vai trò quan trọng của thuế nóichung, ngoài ra với thuế thu nhập cá nhân cùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiếntừng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập đảm bảocông bằng trong xã hội

- Thứ ba, điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm:

Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế Loạithuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiếtkiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầuhàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất

- Thứ tư, góp phần phát hiện thu nhập của dân cư:

Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việcthực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của phápluật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối, buôn bán hàng quốcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

cấm , trốn tránh thuế , lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại những hành

vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế thunhập cá nhân

- Thứ năm, góp phần khắc phục nhược điểm của một sổ loại thuế khác:

Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược

điểm là có tính lũy thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì

khi tiêu thụ cùng một lường hàng hóa mọi người không phân biệt giàu nghèo và đềuphải chịu thuế như nhau Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiếntừng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này

- Thứ sáu, góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thunhập cá nhân Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau

Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệpvới cá nhân Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phíphải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốnthuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽphải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng

thêm đó Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu

nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Như vậy, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát

triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cònnhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nướcchậm phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.2 Công tác quản lý thu thu thuế thu nhập cá nhân

1.2.1 Quá trình ra đời, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật quản lý

thu ế ở Việt Nam

Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành là cuộc cải cách hành chính về thuế cótính chất bước ngoặt trong hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam

a) Quá trình ra đời luật quản lý thuế ở Việt Nam

Trước năm 2007, công tác quản lý thuế còn bộc lộ một số tồn tại như: Tính

pháp lý của các quy định về quản lý thuế chưa cao, dẫn đến hạn chế trong việc tuânthủ pháp luật thuế; các quy định về quản lý thuế còn phân tán tại nhiều văn bảnpháp luật, một số nội dung còn chưa thống nhất giữa các luật thuế, chưa bình đẳng

và gây khó khăn cho NNT và cơ quan thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, luật quản lý thuế đã

đươc Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 22/11/2006, có hiệu lực từ

ngày 01/07/2007 nhằm khắc phục các hạn chế trên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế

b) Phạm vi điều chỉnh, đổi tượng áp dụng của luật quản ỉỷ thuế ở Việt Nam

Các quy định của luật quản lý thuế áp dụng để thực thi chính sách về thuế (cả

thuế nội địa và thuế phát sinh tại cửa khẩu hải quan) và các khoản thu mang tínhchất bắt buộc phải nộp ngân sách nhà nước như phí, lệ phí, tiền thuế đất, thuế mặtbằng nước, tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản

Đối tượng áp dụng luật quản lý thuế bao gồm: Người nộp thuế, cơ quan thuế

và các tổ chức, cá nhân có liên quan

1.2.2 N ội dung công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân

Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng của quản lý

tài chính Nhà nước, Công tác này cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm

toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp và hành pháp, tư pháp về thu.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế TNCN được tổ

chức thực hiện Đây là khâu đóng vai trò quan họng nhất quyết định hiệu quả củaviệc sử dụng công cụ thuế Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trìnhtính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình này mới

đến được với mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế Nội

dung của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

1.2.2.1 Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân

Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp Việc ban hành chính sách thuế thu

nhập cá nhân sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế thunhập cá nhân Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểmtra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này

Để mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế thu

nhập cá nhân cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm

bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ.Vì loại thuế thu nhập cá nhân khá phức tạpnên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chêa hành vi trốn thuế của các đối

tượng nộp thuế

Thứ hai, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo được

yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thờiphù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả ngườinộp thuế và xã hội

Thứ ba, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng cần đảm bảo

tính công bằng đối với người nộp thuế và xã hội Thuế thu nhập cá nhân đóng vai tròphân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữacác cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người

lao động Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của cácđối tượng nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế thu nhập cá nhânphát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thựchiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiềnmặt bằng các phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện; cải tiến và hoànthiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi chocông tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tựdoanh; Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp;

Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ

chức cá nhân có liên quan Nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trongviệc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế; Tăng cường tuyên truyền,vận động sâu rộng về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN), xây dựng cơ chếtiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ người nộp thuế; Tăng cường hợp tác, tranh thủtrợ giúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để xây dựng chính sáchthuế TNCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế Tuynhiên, việc xây dựng một sắc thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn

đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn Chính vì vậy, mỗi quốc

gia khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân cho nước mình cần phải căn cứ vàotình hình thực tế, hiệu quả và chi phí kinh tế để quyết định xem cần chú trọng vàovấn đề nào hơn

1.2.2.2 Lập dự toán thu thuế

Trong bối cảnh Việt Nam đang cải cách, chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế

đồng thời hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi công tác quản

lý nhà nước phải nâng cao năng lực phân tích, dự báo nói chung và dự báo thu ngânsách nói riêng nhằm giúp Chính phủ chủ động hội nhập, phát triển kinh tế, ứng phókịp thời những vấn đề phát sinh

Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xâydựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phụcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợpvới khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu.

Để công tác lập dự toán thu sát với thực tế, cơ quan Thuế phải dựa trên việc

thu thập thông tin từ các chỉ tiêu kinh tế như: GDP, CPI, giá cả thị trường, thành lậpDN; Các chính sách thu, chính sách tiền tệ, đất đai; Việc đăng ký kê khai, hoànthuế, thanh tra thuế; Số thu theo địa bàn, theo khu vực và theo sắc thuế… Từ đó

đảm bảo việc xây dựng dự toán đúng quy định, thống nhất, minh bạch, đảm bảo chủđộng trong điều hành thu- chi NSNN

1.2.2.3 Bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thuế để quản lý thuế TNCN cũng như

các sắc thuế khác Bộ máy quản lý thuế được xây dựng tùy thuộc vào điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội của từng nước Nhìn tổng thể trong phạm vi nền kinh tế quốc

dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống bao

gồm nhiều cấp Tại nhiều nước, hệ thống đó không hoàn toàn phù hợp với hệ thốngchính quyền nhà nước và bao gồm: cơ quan thuế trung ương, cơ quan thuế cấp tỉnh,thành phố và cơ quan thuế cấp quận, huyện như Trung Quốc, Việt Nam Ngoài ra,

ở một số quốc gia thì hệ thống ngành thuế còn được tổ chức theo các dạng khác

Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theo các mô hình sau:

Mô hình tổ chức theo sắc thuế: các phòng, ban riêng biệt được thành lập để

quản lý một số loại thuế cụ thể Mỗi phòng, ban phải thực hiện tất cả các chức năng,nghiệp vụ để quản lý các loại thuế được phân công Có thể nói, đây là “mô hìnhquản lý khép kín” đối với mỗi loại thuế

Mô hình tổ chức theo chức năng: người ta tổ chức các phòng, ban chức năng

riêng rẽ trong một cơ quan thuế Mỗi phòng, ban thực hiện một công việc nghiệp vụ

cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như phòng xử lý tờ khai thuế, phòng tínhthuế, phòng kiểm tra ĐTNT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Mô hình tổ chức theo đổi tượng nộp thuế: ĐTNT được chia thành các nhóm

dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hoặc ngành kinh tế Mỗi phòng banchịu trách nhiệm quản lý cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm ĐTNT

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thu kịp

thời cho NSNN và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội mỗi nước sẽ lựachọn một mô hình cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội Có những nước có thểlựa chọn kiểu mô hình pha trộn giữa các kiểu trên

Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân được thể hiện qua sơ đồ sau:

1.2.2.4 Ứng dụng các tiến bộ khoa học về tin học và mạng trong thanh toán

Muốn có một hệ thống thú thuế phát triển thì sự phát triển của hệ thống ngân

hàng là điều kiện không thể thiếu được Việc sử dụng tài khoản rộng rãi trong dân

cư, giảm bớt việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp cho cơ quan thuế giảm bớt khối lượng

những công việc không cần thiết đồng thời cũng giảm bớt các hiện tượng tiêu cực

do việc kiểm tra trên tài khoản sẽ đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với kiểm tra tiềnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

mặt Một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại sẽ giúp giảm bớt các chi phí về đi lại,

sổ sách giấy tờ Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin đã đemlại những ứng dụng vô cùng quí giá và công tác thu thuế cũng sẽ hiệu quả hơn rấtnhiều nếu biết sử dụng những thành tựu này

Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâu quản

lý thu thuế và thanh tra thuế Quản lý thuế TNCN khó khăn và phức tạp chủ yếu ởkhâu quản lý thu nhập của các đối tượng Nếu như các khoản thu nhập được thanhtoán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản séc cá nhân thì sẽ rất thuậntiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát Bên cạnh đó, nếu phương thức thanh toán

trong dân cư chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhà nước có thể áp dụng phương

pháp thu thuế TNCN thông qua ngân hàng Điều này vừa giúp giảm bớt công việc

và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của đối tượng nộpthuế Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triểnhình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốtcông tác quản lý thuế TNCN

1.2.2.5 Công tác tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế

Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay khôngthì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào

sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như

NNT Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan

thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế Côngtác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân

Để thành công trong tuyên truyền, phổ biến thuế TNCN thì các cơ quan thuế

có thể sử dụng các phương thức như thông qua các lớp tập huấn, phương tiện thông

tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các buổi đối thoại,

các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNCN

Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuế nào đó

cho các cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hành ngay sau khiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Nhà nước ban hành một chính sách thuế mới hoặc sửa đổi bổ sung một chính sách

thuế đã có Qua đó, các cán bộ thuế có thể nắm chắc được các chính sách thuế từmục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm

vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế

Đối với mọi người dân trong xã hội: ĐTNT là người trực tiếp tính số thuế phải nộp vàoNSNN, do đó phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quy định của luật thuế

Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi sự tự giác cao, ý thức tuân thủ pháp luật của ĐTNT Do

vậy, công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sáchthuế đến mọi tầng lớp dân cư cần phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên, luôn đổimới và nâng cao hiệu quả

1.2.2.6 Công tác kê khai – kế toán thuế

Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế thu nhập

cá nhân Quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tácquản lý thuế thu nhập cá nhân Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chúng ta

chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập

của họ Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, từ đó chúng

ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu Hàng

năm, cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế Phương thức thủ

công và quản lý bằng mạng vi tính là hai phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế

thường được áp dụng Vì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ở đây nhiều và

không tập trung nên phương thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với công tácquản lý thuế thu nhập cá nhân Theo phương thức này thì cơ quan quản lý thuế cầnphải tiến hành cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thunhập thống nhất trong phạm vi cả nước Mỗi đối tượng nộp thuế được gắn với một

mã số duy nhất Mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy vitính với một file riêng mà tên file là mã số của đối tượng nộp thuế Khi cần kiểm tramột đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của đối tượng

đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng bỏ sót các đối tượng nộp thuế đồng thời cũngđảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Các cách tính thuế và nộp thuế:

Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan CTTN tính thuế cho cácĐTNT có thu nhập do đơn vị mình chi trả Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế củaĐTNT, CƠ quan CTTN sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhậptrước thuế của ĐTNT để đem nộp vào NSNN Cơ quan CTTN sẽ được hưởng một

khoản tiền theo tỉ lệ trên số thuế thu được và nộp vào NSNN

ĐTNT sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp Sau

đó sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế vào NSNN Cơ

quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các ĐTNT phải nộp, để

từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảmbảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho ĐTNT và cơ quan thuế cũng

như cơ quan ủy nhiệm thu

1.2.2.7 Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụquan trọng của ngành thuế, trong thời gian qua được các cấp đặc biệt quan tâm chỉ

đạo Tăng cường việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế không những đáp ứng

nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà điều quan trọng là chấn chỉnh và làmchuyển biến nhận thức trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của ngườinộp thuế

Nợ thuế có thể được xem như một tiêu chí đánh giá ý thức chấp hành nghĩa

vụ nộp thuế của NNT có tốt hay không Thông qua việc xem xét tình hình nợ thuếcủa một số chủ thể kinh tế thì có thể thấy được ý thức tuân thủ pháp luật thuế củachủ thể đó Những chủ thể kinh doanh có ý thức tốt trong việc thực hiện nghĩa vụthuế thể hiện qua việc nộp thuế đúng thời hạn, tình trạng nợ thuế ít khi xảy ra Tuynhiên, cần phải xem xét sự tác động tới từng NNT ở nhiều mặt Đối với NNT mà có

ý thức tự giác tuân thủ đúng pháp luật, kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tàichính thì đó chính là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luậtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

khó khăn tới tình hình tài chính của NNT thì việc thực hiện nghĩa vụ thuế kịp thời là

không thể cà nợ thuế tất yếu sẽ xảy ra

Một thực tế thường xuyên xảy ra là các chủ thể kinh tế luôn tìm mọi cáchchiếm dụng tiền thuế, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thuế và nhất là tình trạng chây ỳcủa một số đối tượng nợ tiền thuế Và những tồn đọng kéo dài trong việc thu hồi nợthuế đó đã trơ thành vấn đề cấp thiết càn giải 'quyết trong công tác thực hiện tăng số

thu hàng năm của ngành thuế Chỉ có hạn chế nợ thuế thì số thu vào ngân sách mới

có thế đảm bảo đáp ứng sôs thu cho nhu cầu chi tiêu công Cùng với những biệnpháp mà ngành thuế sẽ thực hiện đê thu hồi nợ thuế, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là ýthức của các doanh nghiệp và người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ vàquyền lợi nộp thuế cho Nhà nước

1.2.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế TNCN Thanh,

kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành Đối

tượng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuếTNCN cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế Mục tiêu thanh,

kiểm tra thuế TNCN là phát hiện và xử lý các hường hợp sai phạm nhằm giảm bớtnhững tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Đồngthời thông qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếusót bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ranhững biện pháp giải quyết nhằm nâng cao, hoàn thiện công tác quản lý thuếTNCN Thanh, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện dưới các hình thức và phươngpháp khác nhau

Các hình thức thanh, kiểm tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra:

- Hình thức thanh, kiểm tra thường xuyên được thực hiện mang tính định kỳ,

không phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong các ĐTNT và các cơquan quản lý thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Thanh, kiểm tra đột xuất là hình thức thanh, kiểm tra mang tính bất thường

mà đối tượng thanh tra không được biết trước Hình thức này thường được tiến hành

khi có những vụ việc xảy ra từ phía các ĐTNT hoặc trong các cơ quan thuế để cóbiện pháp xử lý

Các hình thức thanh, kiểm tra theo phạm vi và nội dung:

- Thanh, kiểm tra toàn diện: Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh,

kiểm tra thuế, hoặc với tất cả đối tượng thanh, kiểm tra Hình thức này thường được

áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế

- Thanh, kiểm tra có trọng điểm: Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một

số đối tượng Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra,kiểm tra từ đó rút ra các kết luận chung cho toàn hệ thống

Trên thực tế, người ta cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này trong trường hợpcần thiết

1.2.2.9 Công tác quyết toán thuế và hoàn thuế

Về công tác quyết toán thuế

Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu

nhập thực hiện quyết toán thay, thì việc quyết toán và hoàn thuế của cá nhân đượcthực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công tự làm

thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế, nếu có số thuế đề nghị hoàn thì cá nhânkhông phải nộp hồ sơ hoàn thuế, mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào tờ khaiquyết toán thuế khi quyết toán thuế

Về công tác hoàn thuế

Để tạo thuận lợi cho công tác hoàn thuế, cần tăng cường phổ biến việc ủy

quyền quyết toán thuế thay khi cá nhân có duy nhất thu nhập từ lương tại một nơi,

qua đó sẽ giảm đáng kể số lượng hồ sơ hoàn thuế gởi đến cơ quan thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân:

Một là, số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong

kỳ tính thuế hoặc đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa

đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền

Hai là, cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

Ba là, có đề nghị hoàn thuế

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế TNCN Mỗi nhân tố

đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố

đó Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước là phải nắm rõ sự tácđộng của nhân tố đó và tìm cách hạn chế những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực cũng như

phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuếTNCN

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Để đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trungđúng, đủ, kịp thời nguồn thu thuế vào NSNN chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quanđiểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý thuế Quan điểm của Đảng

và Nhà nước có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế TNCN, sau là tới quá

trình tổ chức thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản lý Một hệ thốngchính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản lý thu thuếkém sẽ không đạt được hiệu quả cao Đảng và Nhà nước cần phải có biện pháp phùhợp, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý thu thuế, tạo được niềm tin

cho ĐTNT cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách vững chắc, ổn định

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn thu,

công tác tổ chức bộ máy nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai công

tác thu Người lãnh đạo phải biết phân công giao việc một cách hợp lý, khoa học

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

nhằm thực thi công việc một cách tốt nhất Như vậy, người lãnh đạo không chỉ phải

có cách nhìn bao quát công việc, mà còn phải biết phân quyền, ủy quyền một cáchhợp lý cho cấp dưới, cho những người thực thi nhằm khai thác các ý tưởng sáng tạomới của tập thể cán bộ trong quản lý, tạo điều kiện để cho mọi cán bộ đều có cơ hội

thăng tiến, phát huy khả năng làm việc cũng như học tập nâng cao kiến thức và trau

dồi kỹ năng quản lý thu thuế Theo đó là các chế độ thưởng đột xuất, thường xuyên

đối với cán bộ thuế nói chung và cán bộ thuế có thành tích xuất sắc trong công tác

quản lý thu thuế nói riêng Đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những cán

bộ vi phạm quy chế làm việc, có hành vi tham ô, nhận hối lộ

Khai thác yếu tố tâm lý giữ vai trò rất quan trọng ừong công tác quản lý thuthuế Cán bộ lãnh đạo phải thực sự song hành cùng cán bộ thuế Sự công tâm, tâm

lý trong công tác chỉ đạo, quản lý tác động tích cực rất lớn đến tính tự giác và thái

độ làm việc của cán bộ thuế

Quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến các biện pháp xử lý đối với cácĐTNT tìm cách trốn thuế, dây dưa, chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp

thuế và hợp tác với cơ quan thuế Đối với những đối tượng có hành vi gian lận, trốnthuế cần có những hình thức xử phạt thích đáng, đảm bảo tính công bằng, làm chomọi người tin tưởng vào pháp luật, tích cực đấu tranh chống các hành vi vi phạm

1.3.2 C ở sở vật chất của ngành thuế

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thu thuế TNCN.Những quy định trong chính sách về ĐTNT, TNCT (rộng hay hẹp), phương thức kêkhai, nộp thuế, quyết toán thuế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng củangành thuế trong công tác quản lý thu thuế Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào

cơ sở vật chất của ngành thuế Một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội

bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệuquả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ

để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét

về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

1.3.3 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lạnh đạo, cán bộ thuế

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dungcủa côngtác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chínhsách tới thanh tra thuế, tố chức bộ máy quản lý thuế

Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu

của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tácquản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao, ở tầm hoạch định chính sáchcân phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến ngànhthuế Bên cạnh đó, phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với công việc Nếu nhàhoạch định chính sách có trình độ thấp và phẩm chất đạo đức kém sẽ đưa ra cácchính sách chứa đựng nhiều sai sót không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản

lý thuế TNCN mà còn tới cả hệ thống thuế

1.3.4 Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư

Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâu quản

lý thu thuế Quản lý thu thuế TNCN khó khăn và phức tạp chủ yếu ở khâu quản lýthu nhập của các ĐTNT Nếu như các khoản thu nhập được thanh toán qua hệ thống

ngân hàng dưới hình thức tài khoản cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế

trong việc giám sát thu nhập của ĐTNT; bên cạnh đó Nhà nước có thể áp dụng

phương pháp thu thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng Điều này vừa giúp

giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thunhập của ĐTNT Còn nếu các khoản thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt sẽ gây khó

khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định chính xác mức thu nhập của từng ĐTNT.Điều đó dẫn tới việc tính thuế không chính xác, kết quả là không thu đúng, thu đủ

thuế cho NSNN Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việcphát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thểthực hiện tốt công tác quản lý thu thuế TNCN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

1.3.5 Tính nghiêm minh c ủa luật pháp

Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm

minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi Các đối tượng nộp Thuế cũng nhưcơquan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họbiết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện Nhưvậy, công tác quản lý thuế TNCN sẽ đạt được hiệu quả

1.3.6 Tình hình kinh t ế và mức sống của người dân

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vàomức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư Cùng một đơn vị thu thuế trênmột khu vực, số đối tượng nộp thuế thu nhận nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một

đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi

phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sựphát triên của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tácquản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được

đơn giản và hiệu quả hơn

1.3.7 Ý th ức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng tỷ

lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế Khi người dân có ý thức chấp hành luậtthuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế; hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra Từ đó,công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn Nếu ngườidân có ý thức chấp hành luật thuế kém sẽ tìm mọi cách ữốn, tránh thuế nhằm làmgiảm nghĩa vụ thuế dẫn đến làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Thực

tế, khi người dân nhận thức được quyền lợi họ sẽ được hưởng những hàng hóa, dịch

vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp họ sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đốivới Nhà nước là đóng thuế cho nhà nước

Tóm lại, ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT cũng ảnh hưởng mộtphần tới công tác quản lý thu thuế TNCN Ý thức chấp hành pháp luật của ngườiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

1.4 Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.4.1 Kinh nghi ệm của các nước trên thế giới về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế phổ biển trên Thế giới và có lịch sử hàng

trăm năm Thuế thu nhập đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó làAnh vào năm 1799 Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời

kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872 Các nước Châu Á: Thái lan bắt đầu

áp dụng năm 1939, Philippin năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949,Trung quốc năm 1984; Các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990,

Nga năm 1991, Ba lan năm 1992

Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNCN, các Chính phủ ở một số

nước áp dụng luật thuế TNCN thường chọn đánh thuế vào những đối tượng dễ đolường được như đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình Tuy nhiên cho đến nay sau

nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế những chế định quan trọng trong Luật thuế

TNCN đã có nhiều biến đổi Có thể nói khác với các loại thuế khác, thuế TNCN có

diện điều chỉnh rộng với tất cả các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thunhập từ kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như mua, bán cổ phần, trái phiếu, cổ phiếu Thuế TNCN điều chỉnh không chỉ cá nhân trong nước mà cả cá nhân nước ngoàinếu làm việc có thu nhập tại nước sở tại Các khoản TNCT cũng có diện rộng baogồm tất cả các khoản thu nhập của cá nhân Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội

và mục tiêu công bằng của thuế TNCN, luật thuế cũng qui định cụ thể một số khoảnthu nhập không chịu thuế, miễn thuế

1.4.1.1 Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Thải Lan

Ở Thái Lan đối tượng nộp thuế có 2 loại đó là cá nhân cư trú và không cưtrú Đưạc gọi là cư trú nếu tổng thời gian cư trú ở Thái Lan lớn hơn 180 ngày trongnăm tính thuế (năm dương lịch) Cá nhân có thời gian sinh sống và làm việc ở Thái

Lan từ 180 ngày trở xuống tính theo năm dương lịch thì được gọi là cá nhân không

cư trú Cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập nhận được,

không phân biệt ở trong nước hay ở nước ngoài Cá nhân không cư trú chỉ phải chịuthuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập phát sinh ở Thái Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 25/09/2017, 20:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2009), Thuế 2009, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế 2009
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2009
2. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2009
3. Các mác, Ăng ghen Tuyển tập, Tập 2 (1961), Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mác, Ăng ghen Tuyển tập, Tập 2 (1961)
Tác giả: Các mác, Ăng ghen Tuyển tập, Tập 2
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1961
4. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2013), Niên giám thống kê 2013, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2013
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Năm: 2013
5. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2014), Niên giám thống kê 2014, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2014
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Năm: 2014
6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2014), Niên giám thống kê 2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2015
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Năm: 2014
7. Cục thuế tinh Quảng Trị (2013), Bảo cáo công tác thuế năm 2013, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo cáo công tác thuế năm 2013
Tác giả: Cục thuế tinh Quảng Trị
Năm: 2013
8. Cục thuế tinh Quảng Trị (2014), Báo cảo công tác thuế năm 2014, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cảo công tác thuế năm2014
Tác giả: Cục thuế tinh Quảng Trị
Năm: 2014
9. Cục thuế tinh Quảng Trị (2015), Báo cảo công tác thuế năm 2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cảo công tác thuế năm 2015
Tác giả: Cục thuế tinh Quảng Trị
Năm: 2015
10. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh Quảng Trị lần thứXVII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Năm: 2010
11. NXB Giáo dục (2003), Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, Tái bản lần thứ 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7
Tác giả: NXB Giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục (2003)
Năm: 2003
12. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích số liệu thống kê
Tác giả: Hoàng Hữu Hòa
Năm: 2001
13. Hoàng Văn Bằng (2009), Lý thuyết và chỉnh sách thuế, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và chỉnh sách thuế
Tác giả: Hoàng Văn Bằng
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài Chính
Năm: 2009
14. Học viện tài chính (2005), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chính công
Tác giả: Học viện tài chính
Nhà XB: NXB tàichính
Năm: 2005
15. Lê Thị Thanh Hà, Trần Thị Kỳ, Ngô Kim Phương (2007), Giảo trình thuế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trìnhthuế
Tác giả: Lê Thị Thanh Hà, Trần Thị Kỳ, Ngô Kim Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2007
16. Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2007), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nhàxuất bản Tài chính
Năm: 2007
17. TS. Phạm Thị Giang Thu (2008), Giáo trình luật Thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Thuế Việt Nam
Tác giả: TS. Phạm Thị Giang Thu
Nhà XB: NxbCông an nhân dân
Năm: 2008
18. Tạp chí thuế Nhà nước (2007), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.Trường Đại học Kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w