Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh thừa thiên huế và tỉnh kon tum (Trang 27 - 30)

4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum

4.2.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum

Hiện nay, tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum đang bị phá hoại bởi các loại sâu như :

- Mối: ( Isoptera)

+ Đặc điểm: là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.Đôi khi

người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus).

Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

+ Sinh sản: Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

+ Sinh trưởng: Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

+ Gây hại: Mối là côn trùng có hại đối với cây bời lời đỏ mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu thì mối phá hoại vỏ cây và thân cây chủ yếu là ở gốc cây, đoạn dưới D1,3, dưới 1mét3 của thân cây bời lời đỏ.

Vào mùa đông mối gây hại cho cây cối bởi vào mùa đông ít mưa và thời gian khô hạn cục bộ trong mùa hè, thờ kỳ này độ ẩm mặt đất giảm, mạch nước ngầm rút sâu, chỉ có cây tươi là đáp ứng được cả hai nhu cầu sống của mối: đó là thức ăn và nước. Tỷ lệ cây chết trên rừng trồng đặc biệt là cây bời lời đỏ do mối phá hại ở lứa tuổi này có nơi lên đến 15 -20%. Bình thường khoảng 5 – 7%.

Thời kỳ khô hạn đòi hỏi chúng ta phải cảnh giác đối với những vùng lập địa có nhiều mối, đồng thời chúng ta lợi dụng những đặc điểm này để chống lại chúng, và xa hơn là các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...

Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt- formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa

.

- Sâu đục thân cành (Arbela bailbarama Mats)

+ Đặc điểm: thuộc họ ngài đục gỗ (Metarbelidae). Bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu đục cành rất phổ biến, các cành bị sâu đục thường hơi già, có đường kính từ 1,5 - 3cm, chiều dài vết đục từ 10 - 15cm. Sâu bắt đầu đục vào nách cành, nách lá. ở các vị trí này, cành gỗ thường phình to, rất nhiều cành có vết đục trùng với nơi bọ xít gây hại. Những cành này thường bị chết. Những cành chỉ có riêng sâu đục thân hại, ít thấy có biểu hiện chết nhanh. Sâu đục thân cành thường xuất hiện ở quế từ 6 tuổi trở lên (cấp tuổi II).

+ Hình thái: Sâu trưởng thành dài 7 - 12mm, sải cánh rộng 22 - 25mm, con đực dài 7 - 11mm, cánh rộng 20 - 24mm. Thân màu nâu xám, đỉnh đầu có vảy màu trắng xám, miệng thoái hóa, râu môi dưới nhỏ. Lưng có vẩy màu nâu, bụng màu trắng, chân ngắn có vẩy trắng. Cánh trước màu trắng xám, có đốm đen, trên đốm đen có 6 đốm dài. Mép trước có 11 đốm nâu, mép ngoài có 6 đốm nâu.

Cánh sau hình chữ nhật, mép ngoài có 8 đốm nâu, bụng có lông màu nâu đen mọc thành chùm. Trứng: Trứng hình bầu dục xếp thành hình vẩy cá.

+ Nhộng dài 12 - 16mm, màu vàng đỏ, râu đầu to.

+ Tập quán sinh hoạt: Mỗi năm 1 lứa, sâu trưởng thành xuất hiện ở tháng 6 - 7 đẻ trứng ở kẽ nứt của vỏ cây. Sâu non nở ra đục lỗ xuyên qua thân cây, cành cây. Thông thường có mấy chục con trên 1 cây. Sau khi sâu non qua đông, hóa nhộng ở dưới đất đến tháng 6 thì vũ hóa thành sâu trưởng thành.

+ Sâu hại chủ yếu tập trung phá hại ở rừng bời lời đỏ, khu vực chân đồi rừng và chính vì nơi đây có ẩm độ cao, cây phát triển tốt nguồn thức ăn dồi dào và chủ yếu là hại thân cây và cành cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh thừa thiên huế và tỉnh kon tum (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w