4.4. Đề xuất các nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại,các phương pháp và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh
4.4.2. Các phương pháp và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
4.4.2.1. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
Sau khi tiến hành điều tra thì ta thấy sâu bệnh ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Kon tum chủ yếu là các loại sâu đục thân, mối, sâu nâu, sâu đốm lá, sâu cắn lá
và ong cắn lá. Vì thế chúng tôi tiến hành đề xuất các phương pháp phòn trừu sâu bệnh hại cây bời lời đỏ.
a. Phương pháp vật lý, cơ giới:
- Biện pháp bắt giết
+ Biện pháp thủ công được thực hiện ở vườn ươm, cây rừng dưới 4 tuổi, đối với cây giống, cây ăn quả, cây cảnh... Các loài sâu ăn lá cư trú trên cây hoặc dưới đất, các pha sâu hại ở dưới đất đều có thể thu bắt.
+ Công tác tổ chức thường quyết định hiệu quả của biện pháp này.
+ Để thực hiện tốt công tác này người tổ chức cũng như người trực tiếp thu bắt sâu hại đều phải có hiểu biết về sâu hại. (cách nhận dạng sâu hại, địa điểm, thời gian cư trú của chúng và những đặc tính mà người thu bắt có thể lợi dụng như tính giả chết, phản xạ buông tơ... khi rung cây).
+ Phối hợp với một số phương tiện khác như mồi nhử, bẫy hố, bẫy đèn, vợt, gậy, sào, bao tay...
- Biện pháp ngăn chặn Vòng dính
+ Sâu hại có tập tính di chuyển giữa nơi phá hại và nơi trú ngụ (mùa đông sâu non qua đông ở các lớp thảm mục đến mùa xuân lại leo lên cây ăn hại…)
+ Vòng dính được đặt trên thân cây ở độ cao 1,3m, rộng khoảng 5-10cm.
+ Chất dính tương tự như keo dính chuột hoặc dùng hỗn hợp gồm dầu thông, tùng hương, hắc ín, vadơlin.
+ Lượng keo dính cho 1ha là 20-50kg đối với ngài độc, 50-100kg đối với sâu róm khác.
+ Đây là biện pháp rất thích hợp đối với khu vực như khu dân cư, nguồn nước, các đối tượng cây quý hiếm cần bảo vệ đặc biệt.
Vòng độc
+ Có thể dùng mỡ lau xe trộn với thuốc sữa 20% Lindan hoặc dùng cỏ quấn quanh thân cây rồi rắc thuốc bột Diptetex. Cách đặt vòng độc cũng như đặt vòng dính.
Vành đai cây xanh, hào rãnh
+ Chọn cây có khả năng chống chịu với sâu hại, ví dụ các cây có nhựa mủ
như Thầu dầu, Xương rồng.... hoặc những cây không phải là nguồn thức ăn ưa thích của sâu hại.
+ Đai xanh cản lửa ở các khu vực rừng trồng hợp lý cũng có thể ngăn chặn được sự phá hoại của sâu hại.
+ Hệ thống hào rãnh kích thước 30x30cm có vách thẳng để ngăn chặn sự di chuyển của sâu hại dưới đất như sâu non sâu xám...
Bọc bảo vệ
+ Ngăn chặn quá trình đẻ trứng.
+Ví dụ đối với sâu đục quả, Vòi voi hại măng....
Biện pháp mồi nhử, bẫy
+ Sâu xám, Dế dùng mồi nhử là rau tươi băm nhỏ cùng cám rang.
+ Cây mồi để phòng trừ sâu hại gỗ như Mối, Mọt, Xén tóc.
+ Hộp nhử mối được làm bằng bìa carton 2 lớp, trong có những miếng gỗ mềm như Thông trắng, Trám trắng, Bồ đề... chẻ mỏng khoảng 1cm, nhúng nước đường 1%.
Mồi nhử cũng hay được dùng để làm bẫy sâu hại hoặc kết hợp với thuốc hóa học để làm bả độc.
Bẫy hố (Pitfall)
+ Bột mì, bột ngũ cốc hoặc cám rang (Dế, Gán, Kiến) + Phân trâu bò (họ Bọ hung)
+ Hoa quả thối; Xác thối….
Bẫy dính (Sticky Traps)
+ Dùng 1 miếng giấy, tấm kính, tấm lưới sắt, vật thể hình trụ được sơn vàng và bôi keo dính rồi treo lên.
+ Keo dính có thể được trộn chất dẫn dụ côn trùng để tăng hiệu quả của bẫy.
Bẫy đèn
+ Đèn dầu, đèn măng xông, đèn đất, đèn, đèn điện.
+ Đèn được treo ở vị trí cách mặt đất từ 1 đến 1,5m.
+ Các nơi thích hợp để dùng bẫy đèn là sườn đồi, bãi cỏ, bìa rừng, đỉnh gò..., tránh nơi có ánh sáng mạnh.
+ Các đêm gần tới hay sau đêm trăng rằm thường không thích hợp, tránh đêm có gió mạnh.
Ưu, nhược điểm của phương pháp vật lý ,cơ giới:
+Ưu điểm:
Trực tiếp giết được sâu hại nên hiệu quả rất cao trong phạm vi hẹp
Các biện pháp thường đơn giản dễ áp dụng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không tiêu diệt sâu có ích.
+Nhược điểm:
Chi phí cho phương pháp này khá cao và một số biện pháp chỉ có tác dụng trong một giới hạn nhất định.
Ví dụ: Khi dùng bẫy đèn thì ánh sáng đèn không bao giờ thu hút được tất cả các cá thể sâu hại hoặc thường chỉ dẫn dụ được các cá thể đực. Ngoài ra khi dùng không đúng lúc lại có tác dụng tụ sâu lại.
b. Phương pháp kĩ thuật lâm sinh - Đối với vườn ươm:
+ Chọn giống chống chịu với sâu hại.
+ Xử lý hạt giống đúng kỹ thuật trước khi gieo ươm (xử lý nhiệt, xử lý hóa chất và xử lý cơ giới).
+ Xử lý đất gieo ươm, đất làm bầu (chọn đất đúng nhu cầu sinh thái của cây con: Tỷ lệ các thành phần cơ giới, nguồn dinh dưỡng, sinh vật cộng sinh…).
+ Kỹ thuật ra ngôi (trồng cây con/cây mầm đủ tiêu chuẩn vào giá thể [luống, khay…]), chọn loại bầu, xử lý rễ… thích hợp.
+ Kỹ thuật chăm sóc hợp lý (tưới, bón phân, che bóng, diệt cỏ dại).
+ Vệ sinh vườm ươm (thiết kế khu ủ phân, xử lý cỏ dại...) + Luân canh.
+ Kỹ thuật nhân giống khác (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô, chọn cành/rễ).
- Đối với rừng trồng và vườn cây:
+ Thiết kế (rừng trồng, vườn cây, ruộng)
+ Chọn giống cây khỏe mạnh, chống chịu sâu hại
+ Xử lý đất đúng kỹ thuật
+ Trồng đúng quy định: Mật độ hợp lý, trồng đúng thời vụ, tránh thời gian cao điểm của sâu hại.
+ Chăm sóc sau trồng như trồng dặm, tưới, che chắn, diệt cỏ dại, xới đất, bón phân.... phải theo đúng quy định.
+ Tỉa thưa, chặt vệ sinh cây suy yếu, già cỗi, cây có nhiều sâu hại, cây chết đứng, đổ gẫy, cháy nhằm tiêu diệt nơi cư trú của sâu hại.
+ Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh đất canh tác.
+ Khai thác đúng quy định + Luân canh cây trồng.
- Đối với rừng tự nhiên:
+Bảo tồn tính đa dạng loài, tăng tính đa dạng sinh học.
+ Xúc tiếnHạn chế tác động mạnh, khai thác dạng bóc lột.
+ các biện pháp làm giàu rừng thứ sinh: Cải tạo môi trường, trồng cây bản địa, tạo điều kiện xúc tiến tái sinh hạt, tái sinh chồi.
Ưu nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm:
+ Phương pháp này quán triệt được phương châm phòng trừ sâu hại
+ Trong nhiều trường hợp nó phù hợp với mục đích của con người nên dễ áp dụng, không gây ảnh hưởng xấu đến người và động vật có ích.
- Nhược điểm:
+ Thường có tác dụng chậm nên tác dụng chỉ phát huy được sau một thời gian nhất định. Khi đã phát dịch thì tác dụng rất hạn chế.
+ Điều kiện địa hình nước ta phức tạp nên áp dụng không triệt để được.
c. Phương pháp sinh học:
+ Thiên địch của sâu hại.
+ Phương hướng sử dụng thiên địch.
+ Sử dụng côn trùng thiên địch.
+ Sử dụng gia cầm, gia súc.
+ Sử dụng vi sinh vật.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu bào chế từ thảo mộc.
Ưu nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm
+ Có tính chọn lọc cao nên không ảnh hưởng nhiều đến cân bằng sinh học + Không làm ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho người và sinh vật có ích. Có thể dùng ở bất kỳ địa hình nào, giai đoạn nào của cây.
- Nhược điểm
+ Phát huy tác dụng chậm và không triệt để.
+ Hiệu quả của phương pháp chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh và thành phần, mật độ các loài trong quần xã cho nên thường không ổn đinh.
+ Kỹ thuật gây trông, nhân giống và sử dụng nó trong điều kiện sản xuất hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
d. Phương pháp hóa học:
- Những yêu cầu chung đối với thuốc trừ sâu hóa học
+ Có hiệu lực giết sâu cao, ít độc với con người, gia súc, cây trồng và các sinh vật có ích khác.
+ Dễ bảo quản, dễ sử dụng.
+ Chi phí thấp
+ Tuy nhiên đến nay thì chưa có loại thuốc nào có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, song sử dụng đúng thì có thể hạn chế những nhược điểm của nó.
- Phân loại thuốc trừ sâu hóa học Phân loại theo tác dụng
+ Thuốc tiếp xúc
Thuốc thấm qua da, gây độc cho sâu hại qua con đường tiếp xúc. Thí dụ:
Ethoprophos (Ethoprop, Mocap 10G, Prophos), Fenthion (Lebaycid 50EC, 500EC), Boverin, Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Trichlorfon (Dipterex, Chlorophos), Fenitrothion (Sumuthion, Folithion, Fentron), Fenobucarb (Bassa, Baycarb), Karate, Sherpa, Padan, Trebon...
Thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên ngoài cây hoặc đối tượng cần bảo vệ.
+ Thuốc thấm sâu
Thuốc có khả năng thấm sâu vào mô thực vật, gây độc cho sâu hại cư trú bên trong cây. Thí dụ: Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Naled (Dibrom, Flibol, Bromex), Carbaryl (Sevin, Car bamec)...
Thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên trong cây mà thuốc xông hơi không có tác dụng.
- Phân loại theo nguồn gốc hóa học + Thuốc vô cơ:
Hầu hết bị cấm sử dụng do có tính độc rất cao.
+ Clo hữu cơ:
Hầu hết thuộc loại hạn chế hoặc cấm sử dụng. Các loại clo hữu cơ cấm sử dụng như: Camphechlor, DDT (Gesarol, Neocid), Lindan (Gama-BHC, Gama- HCH, Gama=666), Chlordane, Aldrin, Dieldrin.
+ Lân hữu cơ:
Diazinon (Basudin, Kayazinon, Dianon, Diazol), Dimethoate (Bi 58, Rogor, Roxion, Bitox), Fenitrothion (Sumithion, Folithion, Fentron, Ofatox), Trichlorfon (Dipterex, Chlorophos),
+ Carbamat:
Fenobucarb (Bassa, BPMC, Baycarb), Isoprocarb (Mipcin, MIPC, Etrofolan), Methomyl (Lannate, Nudrin), Carbofuran (Furadan, Furacarb).
- Các phương pháp sử dụng khác
+ Xử lý giống cây trồng: Hạt giống được trộn khô với thuốc bột hoặc ngâm vào nước thuốc trước khi gieo.
+ Xông hơi: Chủ yếu để diệt trừ sâu hại lâm sản chứa trong kho kín, sâu hại trong nhà kính, sâu hại trong đất.
+ Bả độc, vòng độc: Đối với một số sâu hại có tính xu hóa mạnh như sâu xám, dế mèn, dế dũi, ruồi… có thể làm bả độc để tiêu diệt. Thuốc hay được sử dụng là Dipterex, Trichlofon. Thuốc trừ sâu được sử dụng làm vòng độc thường là thuốc tiếp xúc.
+ Tưới, xử lý đất: Thuốc ở dạng lỏng hoặc thuốc nội hấp còn có thể được tưới vào gốc cây. Xử lý đất với các loại thuốc hạt, thuốc viên có bao.
+ Quyét: Thuốc ở dạng nhão hay thuốc được pha chế thành dạng nhão có thể dùng để quét nhằm bảo vệ lâm sản như gỗ, tre….
* Ưu ,nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm
+ Diệt sâu nhanh, triệt để, dễ áp dụng trong sản xuất, có thể dùng ở nhiều địa hình.
+ Diệt sâu nhanh, triệt để, dễ áp dụng trong sản xuất, có thể dùng ở nhiều địa hình
- Nhược điểm
+ Độc hại, ô nhiễm môi trường.
+ Phá vỡ cân bằng sinh thái.
+ Hình thành loài sâu hại mới.
e. Phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM):
Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
- Nhược điểm của 5 phương pháp phòng trừ cơ bản:
+ Phương pháp cơ giới - vật lý.
+ Phương pháp kỹ thuật canh tác.
+ Phương pháp kiểm dịch.
+ Phương pháp sinh học.
Bốn phương pháp này gây ra:
Tác dụng chậm.
Phạm vi ứng dụng hạn chế.
Tốn kém.
+ Phương pháp hóa học:
Gây ô nhiễm môi trường Loài gây hại mới
Hiện tượng tái phát dịch.... Hình thành tính kháng thuốc Lạm dụng thuốc hóa học.
4.4.2.2. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
* Đối với sâu bệnh hại vườn ươm bời lời đỏ.
Sâu bệnh chủ yếu của cây bời lời đỏ ở vườn ươm là các loài sâu cắn lá, sâu đốm lá, và các bệnh do nấm hoại sinh trong đất gây ra. Vì vậy cần rút ra các giải pháp phòng trừ như sau:
- Tiến hành chăm sóc cây con theo đúng quy trình kỹ thuật. Đảm bảo tưới nước và bón phân đúng kỹ thuật và kế hoạch đả đề ra.
- Bón phân hoai, không để hố phân, hố rác gần vườn ươm.
- Xử lý đất trước khi gieo ươm bằng thuốc bột Vibasu 10H.
- Công tác giữ gìn vệ sinh ở vườn ươm tốt nhất. Đảm bảo thông thoáng, sạch sẻ nhằm hạn chế nơi trú ngụ của loài sâu, loài nấm sinh sản và phát triển.
- Tăng sức đề kháng cho cây bằng loại phân bón có nhiều kali, NPK với hàm lượng đạm thấp.
- Cần tiến hành công tác kiểm tra thường xuyên, tìm và phát hiện kịp thời các giai đoạn sinh trưởng của côn trùng, nấm gây bệnh đễ có phát hiện xử lý kịp thời.
- Đối với sâu hại lá phun thuốc đề phòng, nếu nhiều sâu quá phải phun thuốc hóa học Ben lát 0,05% nhằm diệt sâu nhanh nhất. Tuy nhiên nên kết hợp các biện pháp, nhằm tránh làm dụng chất hóa học vì có thể gây ô nhiểm môi trường đất, nước.
- Đối với bệnh hại do nấm và vi khuẩn gây ra thì chúng ta phải phòng trừ bằng cách:
+ Đặt vườn ươm nơi có đất tơi xốp, thoát nước, không quá kiềm.
+ Làm đất kỹ và xử lý đất bằng hun nóng, hoá chất (PCNP, Zineb 4 - 6 g/m2 , Sun phát đồng 2 - 3% với liều lượng 91/m2 ) .
+ Gieo đúng thời vụ, tránh gieo lúc thời tiết ẩm, mưa phùn kéo dài, không dùng phân chuồng chưa hoai.
+ Khi chớm xuất hiện bệnh, phun Ben lát 0,05% vào luống cây gieo ươm.
* Đối sâu bệnh hại rừng trồng cây bời lời đỏ
Qua quá trình nghiên cứu và điều tra ở rừng trồng hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Kon tum thì ta phát hiện các loại sâu bệnh hại cây bời lời đỏ là loài Sâu đục
Vì rừng trồng có diện tích khá lớn và cây đang còn nhỏ nên công tác phòng trừ sâu bệnh khó khăn hơn nhiều so với vườn ươm. Cần lưu ý những điểm sau:
+ Thực hiện biện pháp vệ sinh sạch sẻ nơi cây trồng sinh trưởng như phát cỏ dại, cây bụi, chặt tỉa cành cho cây bời lời đỏ.
+ Dùng tay mây móc sâu non.
+ Phòng trừ bằng cách: - Thường xuyên luân canh - Cày ải, làm đất kỹ - Xử lý đất bằng hoá chất: Brôm-mua-mê-thin (SH3Br) hoặc Clo-rua-cô-ban (CoCL2) hoặc Foóc-ma-lin (CH20). - Phun các thuốc diệt tuyến trùng như Nemagon, Vapam, Diamidfos, Furadan…
+ Chọn cây có tính chống chịu sâu hại cao và sau đó được nhân ra trồng.
+ Không nên trồng thuần loại, mà trồng nông lâm kết hợp, có thể là dứa, sắn hoặc cây phủ đất.
+ Có thể sử dụng thuốc sinh học diệt sâu như chế phẩm Boverin, BT, Virus và một số thuốc ức chế sự lột xác của sâu.
+ Sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy xén tóc trưởng thành vào các thời điểm vũ hóa. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 4 và cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9.
+ Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non và tuyến trùng trong thân cây.
+ Dùng sức người, dụng cụ để ngăn chặn, tiêu diệt sâu hại: Cắt, nhổ bỏ cành, cây bị hại.
+ Dùng bẫy đèn hoặc bắt sâu non vào sáng sớm. Cuối thu đào đất bắt nhộng
+ Dùng biện pháp sinh vật: dùng các loài hiên địch như bọ ngựa ,ong để tiêu diệt các loài gây hại khác.