Thiếu máu có thể gây ra donhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng giun sán sốt rét, domất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố Hb, hay do thiếu dinh dưỡng.. Trong nhiều năm vừa qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
NGUYỄN ANH TEM
§¸NH GI¸ T×NH H×NH THIÕU M¸U ë PHô N÷ TRONG §é TUæI SINH §Î Vµ T×M HIÓU NH÷NG YÕU Tè LI£N QUAN T¹I 4 X·, HUYÖN NAM §¤NG
TØNH THõA THI£N HUÕ N¡M 2009
LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ S : CKI 60 72 76.
Người hướng dẫn khoa học:
TS VÕ VĂN THẮNG
HUẾ, 2010
Trang 2Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Ban giám hiệu, Phòng Giáo vụ, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy truyền thụ những kiến thức quý báu trong quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS VÕ VĂN THẮNG, Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi nhưng kinh nghiêm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bộ môn, các thầy
cô của Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình giảng
dạy cho tôi những kiến thức và những kinh nghiêm quý
báu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân huyện
Nam Đông bạn bè đồng nghiệp, các anh chị em lớp
Chuyên khoa I Y Tế Công Cộng Thừa Thiên Huế đã
tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
quá trình điêù tra cung cấp,thu thập số liệu và làm luận văn
tốt nghiệp.
Huế Tháng 10 Năm 2010
Nguyễn Anh Tem
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được aicông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu có gì sai trái tôi xinchịu hoàn toàn trách nhiệm
Trang 4KÝ HIỆU VIẾT TẮT
HC : Hồng cầu
Hb : HemoglobinTHCS: Trung học cơ sởTHPT: Trung học phổ thôngWHO: Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
Trang 5MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Định nghĩa thiếu máu 4
1.2 Cơ chế và nguyên nhân thiếu máu 4
1.3 Phân loại thiếu máu 11
1.4 Tầm quan trọng của vấn đề thiếu máu 12
1.5 Đối tượng nguy cơ 14
1.6 Triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán của thiếu máu 15
1.7 Phòng chống thiếu máu 16
1.8 Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thiếu máu 18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3 Đánh giá kết quả 24
2.4 Xử lý số liệu 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Tình hình, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế 27
3.2 Các yếu tố liên quan đến thiếu máu 33
Chương 4 BÀN LUẬN 39
4.1 Tình hình, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế 39
4.2 Các yếu tố liên quan đến thiếu máu 43
KẾT LUẬN 48
KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo HO……….3
Bảng 1.2 Cơ chế và nguyên nhân gây áu……….4
Bảng 1.3 Tỷ lệ % bị thiếu máu trên thế iới……….13
Bảng 1.4 Các loại viên sắt thường ùng……… …17
Bảng 3.1 Số phụ nữ nghiên cứu ở 4 xã theo dân tộc……….…27
Bảng 3.2 Tuổi của phụ nữ được nghiên cứu 28
Bảng 3.3 Trình độ văn hóa 29
Bảng 3.4 Tình trạng hôn nhân 29
Bảng 3.5 Số con hiện có 30
Bảng 3.6 Nghề nghiệp chính 30
Bảng 3.7 Tỷ lệ thiếu máu 31
Bảng 3.8 Mức độ thiếu máu 31
Bảng 3.9 Phân loại thiếu máu do thiếu sắt 32
Bảng 3.10 Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã 33
Bảng 3.11 Tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.12 Tỷ lệ thiếu máu theo TĐVH 34
Bảng 3.13 Tỷ lệ thiếu máu theo nghề nghiệp 35
Bảng 3.14 Tỷ lệ thiếu máu theo dân tộc 35
Bảng 3.15 Tỷ lệ thiếu máu theo số con 36
Bảng 3.16 Tỷ lệ thiếu máu theo phân loại BMI 36
Bảng 3.17 Thiếu máu liên quan đến giun móc 37
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thiếu máu và chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ 37 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa thiếu máu và dinh dưỡng 38
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tình hình mắc bệnh thiếu máu .6
Biểu đồ 1.2 Số người đang mang thai bị thiếu máu ở một số khu vực trong năm 1995 và năm 2000 6
Biểu đồ 3.1 Số phụ nữ nghiên cứu ở 4 xã 27
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo tuổi 28
Biểu đồ 3.3 Trình độ văn hóa 29
Biểu đồ 3.4 Số con hiện có 30
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thiếu máu 31
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thiếu máu do sắt 32
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã 33
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máucủa cơ thể Thiếu máu thường không phải là một bệnh mà là triệu chứng củamột bệnh hoặc một rối loạn nào đó [2], [3], [6] Thiếu máu có thể gây ra donhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), domất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng Về ýnghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếusắt, thiếu acid folic thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em nằm trong nhóm có nguy cơ dễmắc bệnh [4] Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thiếu các thực phẩm giàu chấtsắt, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật Thiếu máu do thiếu sắtthường là các chảy máu mãn tính bệnh nhân không biết, bỏ qua không chú ý.Thiếu máu thiếu sắt gặp khoảng 90% các trường hợp thiếu máu [3], [5] Nữgặp nhiều hơn nam [3] Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trêntoàn quốc năm 2000 là 32,2% [1]
Tình hình thiếu máu ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao khoảng36%, so với các nước phát triển chỉ chiếm 8% Tỷ lệ thiếu máu cao nhất gặp ởNam Phi, Nam Á, Mỹ La Tinh Thiếu máu gặp 50% ở phụ nữ có thai, rồi đến43% ở trẻ em, còn nam giới trưởng thành thấp hơn cả, chiếm 18% [29] Mộttrong những nguyên nhân gây thiếu máu hay gặp ở Việt Nam là nhiễm giunmóc và vấn đề dinh dưỡng Thừa glucid, thiếu protid, đặc biệt là Protid độngvật là thành phần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vi chất; hiện tượng đẻdày, đẻ nhiều con phổ biến ở nông thôn; các phong tục tập quán lạc hậu vềthực hành dinh dưỡng còn tồn tại một số vùng, Tất cả những điều đó làmcho tình trạng thiếu máu ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta [18] Hậu quảcủa thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu nặng ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ,
Trang 9giảm khả năng lao động và học tập [18], [22], giảm khả năng đề kháng bệnhtật [4].
Một trong những đối tượng dễ mắc thiếu máu rất đáng chú ý là phụ nữ,đặc biệt là phụ nữ mang thai Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), tỷ lệ thiếu máu phụ nữ nói chung là 33%, ở phụ nữ mang thai là50% Ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 56%, các nước phát triển là 15%[22], [23] Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 1995, có40,2% phụ nữ không mang thai và 52,7% phụ nữ mang thai bị thiếu máu [29]
Nam Đông nằm phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một huyệnmiền núi với tỷ lệ người dân tộc Katu chiếm 40% Huyện có 11 xã và thị trấn,trong đó có 7 xã nghèo theo phân loại của huyện Trong 7 xã nghèo này ngườidân tộc Katu chiếm 68,7% Đời sống chủ yếu sống dựa vào nương rẫy Ở đâyđời sống người dân vẫn còn nghèo nàn, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạchậu cũng như phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
Trong nhiều năm vừa qua, Trung tâm y tế huyện đã cố gắng thực hiệnnhiều chương trình y tế để cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân như:tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, chương trình làm mẹ an toàn, đặcbiệt chương trình chăm sóc tình trạng thiếu máu ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ,nhưng do thiếu hụt về nguồn lực và các bằng chứng về nguyên nhân thiếumáu ở đối tượng trên nên việc thực hiện các can thiệp sức khỏe vẫn còn nhiềuhạn chế Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
"Đánh giá tình hình thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và tìm hiểu những
yếu tố liên quan tại 4 xã huyện Nam Đông -Thừa Thiên Huế" với mục tiêu
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2 ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [14], thiếu máu là
khi giảm rõ rệt khối lượng hồng cầu (HC) và giảm tương ứng khả năng vậnchuyển oxy của máu Bình thường khối lượng máu được duy trì ở mức độ gầnnhư hằng định, do đó thiếu máu là tình trạng giảm số lượng HC hay giảmHemoglobin (Hb) ngoại biên
Cũng theo WHO, người ta phân mức độ thiếu máu chủ yếu dựa vànồng độ Hb máu
Hàm lượng Hb bình thường thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý,
độ cao so với mặt biển và ít khác nhau theo chủng tộc nên WHO đã đề nghịcoi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb ở dưới các ngưỡng sau đây:
Bảng 1.1 Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo WHO[41]
Nhóm tuổi Ngưỡng Hemoglobin (g/100ml)
Có những người có lượng Hb thấp hơn các giới hạn trên nhưng không
bị thiếu máu (nghĩa là thêm các chất dinh dưỡng tạo máu vào mà lượng Hbvẫn không tăng), tuy vậy, trong một quần thể dân cư tỷ lệ số người có lượng
Hb thấp hơn các “ngưỡng” trên càng cao thì vấn đề thiếu máu càng lớn
1.2 CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU
Bảng 1.2 Cơ chế và nguyên nhân gây máu[6]
Trang 11Cơ chế thiếu máu Các nguyên nhân chính
Rối loạn yếu tố tạo máu
Rối loạn sinh sản
- Tổn thương
- Rối loạn quá trình cầm máu
- HC nhỏ hình cầu, hình thoi
- Bệnh Hb: Thalasemi, bệnh Hbkhác
- Thiếu máu enzym ở HC: G6PD*,pyruvatkinase
- Miễn dịch: bất đồng Rh, ABO, tựmiễn Nhiễm khuẩn, sốt khuẩn,nhiễm độc
- Thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu acid folic, vitamin B12
- Không sử dụng được sắt
- Giảm sinh HC non đơn thuần
- Suy tủy toàn bộ Fanconi, mắc phải
- Thâm nhiễm tủy: bệnh bạch cầu,ung thư khác
* G6PD: gluco - 6 phosphat - dehydrogenase
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu trong đó đứng vềphương diện sức khỏe cộng đồng 3 loại sau đây quan trọng hơn cả [1], [2], [3][5], [14]:
- Thiếu máu dinh dưỡng
- Thiếu máu liên quan với nhiễm trùng và ký sinh trùng kinh niên
- Thiếu máu liên quan tới các tật di truyền của các phân tử Hemoglobin(kể cả các bệnh Thalassemia)
Trang 12Ba loại này không tách biệt mà nhiều khi lồng vào nhau, ví dụ một sốnhiễm ký sinh trùng như giun móc chẳng hạn làm tăng nhu cầu các yếu tố tạomáu và thúc đẩy phát sinh thiếu máu dinh dưỡng Hơn nữa, trong một quầnthể có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao, đồng thời cũng có thể có nhiều người
bị thiếu máu do bệnh của Hemoglobin
1.2.1.Thiếu máu sinh lý trong thời kỳ mang thai
Trong trạng thái không có thai, nước chiếm 72% trọng lượng cơ thể,trong số này 5% trong mạch máu, 70% ở trong nội bào và 25% ở dịch gianbào Khi có thai dịch nội bào không thay đổi song dịch nội mạch và dịch kẽđều tăng Thể tích huyết tương bắt đầu tăng lên khi bắt đầu mang thai, tăng rõ
từ tuần lễ thứ 2, đạt tới mức cao nhất xung quanh tuần lễ thứ 32, duy trì chotới gần đủ tháng mới có trình trạng giảm nhẹ Khi bắt đầu có thai thể tíchhuyết tương từ 2.150ml sẽ tăng dần lên 3.350ml vào đầu tháng thứ 9 tức làtăng 1.400ml Trong khi đó thể tích huyết cầu chỉ tăng 300ml, như vậy thểtích huyết tương tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu, điều đó giải thích huyếttương tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu, đây là hiện tượng máu bị pha loãng,giảm độ quánh, tỉ lệ Hb giảm độ 2-3g/dl
Do giảm dần 200ml của thể tích HC trong tháng 2 đầu thai nghén, đó
là sự thiếu máu thật sự, mặc dù sự giảm thể tích HC này chưa giải thích được,dần dần nó được điều chỉnh lại và thể tích HC tăng dần Cuối cùng cả hai hiệntượng: tăng thể tích huyết tương và giảm thể tích HC trộn lẫn để dẫn tới sựgiảm nhẹ thể tích máu toàn bộ trong 2 tháng đầu thai nghén
Trang 13Biểu đồ 1.1 Tình hình mắc bệnh thiếu máu (điều tra năm 1995 và 2000)
đẻ Tuy nhiên tình trạng thiếu máu sinh lý này sẽ làm nặng thêm tình trạngthiếu máu thực sự
Trang 141.2.2 Thiếu máu do thiếu sắt
Ơ những người trẻ, sự cân bằng chuyển hoá sắt vốn đã bấp bênh, 30%người này tuy có lượng Hb bình thường, nhưng dự trữ sắt của họ hầu như con
số không, sự bấp bênh này là do kinh nguyệt Mỗi chu kỳ kinh mất đi khoảng30-50ml máu, mỗi ml máu chứa 0,8-1mg sắt như vậy mỗi chu kỳ kinh mất đikhoảng 30mg sắt
Người ta tính rằng sự hiện diện của sắt trong cơ thể với 1 lượng rất nhỏ4gr ở nam và 2,5gr ở nữ, mỗi ngày lượng sắt mất đi rất ít khoảng0,8-1mg/ngày cộng với lượng sắt mất đi do kinh nguyệt nếu không được bùtrừ hoặc bù đắp không đủ dần dần sẽ dẫn đến sự thiếu hụt sắt
Trong khi có thai nhu cầu về sắt tăng rõ rệt: 200ml để tăng khối lượnghuyết cầu, 75mg sắt cho 1kg trọng lượng thai, 75mg sắt cho sự phát triển củabánh nhau, 200mg sắt cho mất máu khi đẻ, 300mg sắt cho cơ thể mẹ, tổngcộng mất đi 700mg sắt cho thai nghén và sinh đẻ, tương đương 4,0mgsắt/ngày, vào cuối kỳ thai nghén đến 6,3mg/ngày
Theo GS Leiserowitz nhu cầu này còn lớn hơn khoảng 1.120mg sắt,trong đó 500mg sắt cho phát triển HC, 300mg sắt cho thai, 90mg sắt chochuyển hoá cơ bản, 230mg sắt cho mất máu lúc sinh Lượng sắt này lớn hơnrất nhiều so với lượng sắt đưa vào ngay với cả một chế độ ăn tốt nhất Ngườibình thường hấp thu 10% lượng sắt đưa vào Với chế độ ăn đầy đủ cũngkhông đáp ứng đủ nhu cầu về sắt khi mang thai, đòi hỏi phải huy động lượngsắt dự trữ và gia tăng hấp thu sắt ở ruột non Nếu mức dự trữ sắt trong cơ thểtrước khi có thai thấp hoặc không có, kết hợp tình trạng dinh dưỡng khôngđầy đủ thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt nặng nề là không tránh khỏi TheoW.Robert, T.Olay và Beecham mặc dù trong quá trình thai nghén sắt đượchấp thu nhanh hơn ở đường tiêu hoá 1-2mg/ngày, nhưng theo ước tính vẫncòn thiếu khoảng 400mg
Trang 15Sắt có nguồn gốc từ thực phẩm, có 2 loại sắt hem và non- hem Sắt hemđược tìm thấy ở thức ăn nguồn gốc thực vật đặc biệt trong hạt ngũ cốc, rau củ
và cây họ đậu Lợi ích sinh học của nó thấp hơn và được hấp thu bởi sự cómặt của yếu tố nâng cao vitamin C và kìm hãm là tanin
Vitamin C có trong thức ăn có thể tăng gấp đôi sự thu hút sắt do kíchthích quá trình biến đổi Fe3 => Fe2 mà sắt trong thực phẩm chủ yếu là Fe3.Thức ăn nguồn gốc thực vật và có chứa Tanin ức chế hấp thu sắt Tanin cónhiều trong trà và có ít hơn trong cà phê Có thể tìm thấy Tanin trong nhân vàhạt một số cây họ đậu Sự ức chế của Tanin có thể bị chống lại sự có mặt củaVitamin C trong thức ăn Chế độ ăn ở các nước chậm phát triển ít thức ănnguồn động vật, ít vitamin C, ngược lại giàu ngũ cốc góp phần vào sự thiếuhụt sắt
1.2.3 Thiếu máu do Axít Folic và Vitamin B12
Hai chất có đặc tính chống nguyên HC khổng lồ và axit foli và VitaminB12 tác động lên Thymin ở giai đoạn sau để biến nó thành thymidin, thànhphần chủ yếu của Axit Desoxyribonucleic Các axit này rất cần thiết cho sựphân chia các nhân Như vậy, sự thiếu axit folic và Vitamin B12 sẽ có ảnhhưởng nhanh chóng lên tất cả các tổ chức đang có sự phân chia tế bào tíchcực, đặc biệt ở tuỷ xương Nó biểu hiện bằng sự ngưng trệ phân bào trưởngthành, các tế bào non không thể phân chia được phải chịu gánh nặng về huyếtsắc tố và được giải phóng vào tuần hoàn thay cho các HC bình thường đó làđại HC
Cơ thể người không tự tổng hợp được folat, vì vậy đòi hỏi folat từ chế
độ ăn Folat hiện diện trong tất cả các loai thức ăn nhưng có nhiều trong gan,rau lá xanh đậm, khoai lang, khoai tây, lòng đỏ trứng, chuối, mãng cầu Nhiềuloại thực phẩm chính quan trọng ở các nước chậm phát triển thì nghèo folatnhư: gạo, kê, bắp
Trang 16Folat đòi hỏi gấp đôi trong thai kỳ, đặc biệt quý 3 và thời kỳ hậu sản nhu cầubình thường là 30-50ug/ngày
Người ta thấy rằng nếu bổ sung folat trong thời kỳ mang thai sẽ làmgiảm được khiếm khuyết về thần kinh ở trẻ sơ sinh Vitamin B12 được tổnghợp bởi các vi sinh vật và bởi thịt của động vật nhai lại, nó không có ở rau vàquả Nhu cầu 7-30Mg /ngày và không bị ảnh hưởng bởi đun nấu VitaminB12 được hấp thu do liên kết với yếu tố nội (Glycoprotein) được sản xuất bởi
tế bào thành dạ dày, những người bị thiếu yếu tố nội bẩm sinh, phẫu thuật cắt
dạ dày, bệnh đường ruột hoặc chế độ ăn nghèo Vitamin B12 dễ bị thiếu máu
HC khổng lồ
1.2.4 Thiếu máu và giun móc
Nhiễm giun móc là một trong những nguyên nhân cơ bản của thiếumáu ở các nước chậm phát triển Khoảng 25% dân số Thế giới có nhiễm giunmóc Tỷ lệ bệnh phân bố tập trung ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi
có môi trường bị ô nhiễm phân và chủ yếu mắc phải do tiếp xúc với đất bị ônhiễm hoặc có ăn rau sống có trứng giun Giun móc là loại giun hút máu, có
hai loại giun móc, cả hai loại này đều có ở Việt Nam Necator americanus tiêu thụ khoảng 0,2 ml máu/ngày, trong khi đó loại Ancylostoma americanus
tiêu thụ gấp 10 lần Số lượng giun móc có thể từ vài con đến vài ngàn con
Giun móc trưởng thành sống ở tá tràng và ruột non, bám vào niêm mạcruột và hút máu, đó là nguyên nhân gây mất máu mạn, thậm chí trong mộtthời gian ngắn số lượng nhiều giun móc cũng có thể là nguyên nhân gây mấtmáu và đủ dẫn tới sự cạn kiệt sắt của cơ thể Giun móc không chỉ hút máu màcòn làm viêm tá tràng, làm cho tá tràng không hấp thu được sắt (tá tràng lànơi hấp thu nhiều sắt nhất) Ngoài ra sau khi hút no máu, miệng giun móc còntiết ra chất chống đông làm cho vết thương vẫn tiếp tục chảy máu Độc tố
Trang 17giun còn gây hiện tượng kích thích mất ngủ, đau thượng vị, rối loạn tiêu hoá
và chán ăn, tất cả sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng
Giun trưởng thành
Hình 1.1 Chu trình phát triển của gian móc [3]
1.2.5 Giun đũa và thiếu máu
Giun đũa cũng là loại ký sinh trùng hay gặp, chúng ký sinh ở ruột nonvới số lượng lớn, ăn chất dinh dưỡng gây nên tình trạng suy kiệt cơ thể, sốlượng lớn còn gây tắc ruột, vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp Độc tố giunđũa gây tình trạng kích thích, chán ăn, viêm ruột điều đó cũng sẽ dẫn đếnthiếu máu
Trang 181.2.6 Ký sinh trùng sốt rét và thiếu máu
Bệnh sốt rét có thể coi là một bệnh có ảnh hưởng nhiều nhất đến quátrnh phât triển của lịch sử loăi người Khi vào máu, ký sinh trùng sốt rét gâynên những biến đổi lớn về máu Trong trường hợp thông thường có khoảng10-20% HC bị ký sinh trùng sốt rét xâm nhập, làm vỡ HC, trung tâm sinhhuyết bị ức chế nên số lượng HC giảm xuống nhiều, huyết cầu tố cũng giảmxuống đến 60-65% Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng bảo vệ chống lại sốt rétgóp phần ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai
Phần lớn trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp có liên quan đến bà mẹ cónhiều Plasmodium falciparum 46 sốt rét được kết hợp với trẻ sơ sinh cótrọng lượng sinh ra thấp, sinh non và thai chết lưu ảnh hưởng bất lợi của sốtrét lên bà mẹ và thai nhi phần lớn liên quan đến tnh trạng thiếu máu nghiêmtrọng Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của thuốc sốt rét lên thai nhi là khôngthể loại trừ
1.2.7 Thiếu máu do viêm nhiễm
Dạng thiếu máu này cũng xảy ra thường liên quan đến ba hiện tượng:
- Sự thiếu hụt chuyển hóa sắt: Trong quá trình viêm nhiễm sắt bị giữ lạitrong Đại thực bào thay vì sắt được giải phóng sau khi có hiện tượng tan máusinh lý
- Tăng sự tan máu âm thầm
- Suy tuỷ do quá trình tổng hợp chất tạo máu (Erythropoetin) kém vàquá trình sản xuất HC bị nhiễm độc bởi một vài cytokin được giải phóngtrong quá trình viêm
1.3 PHÂN LOẠI THIẾU MÁU [5]
1.3.1 Phân loại theo nguyên nhân thiếu máu
1.3.1.1 Thiếu máu do giảm sinh
- Thiếu máu do yếu tố cấu tạo máu: Thiếu máu thiếu sắt, thiếu máuthiếu acid folic, vitamin B12, thiếu máu thiếu protein
Trang 19- Thiếu máu do giảm sản và bất sản tủy: Suy tủy xương mắc phải vàbẩm sinh (bệnh Fanconi), giảm sinh nguyên HC đớn thuần, thân nhiễm tủy,bệnh leucemie và các di căn khác vào tủy, một số nguyên nhân khác: Suythận mạn, thiểu năng tuyến giáp, bệnh collagen, nhiễm khuẩn mạn
1.3.1.2 Thiếu máu do tan máu
- Tan máu do nguyên nhân tại HC, di truyền: Bệnh về Hb: Thalasemi,
- thalasemi, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD Bệnh ở màng HC: HC nhỏ hìnhcầu, HC hình thoi Bệnh về men HC: thiếu G6PD, thiếu Glutathion reductasepyruvatkinase
- Tan máu do nguyên nhân ngoài HC, mắc phải: Tan máu miễn dịch:Bất đồng nhóm máu mẹ - con Rh, ABO, tự miễn Nhiễm khuẩn, nhiễm độc,cường lách, hội chứng huyết tán tăng urê máu
1.3.1.3 Thiếu máu do chảy máu
Chảy máu cấp: Chấn thương, dãn tĩnh mạch thực quản, rối loạn quátrình cầm máu
Chảy máu mạn: giun móc, loét dạ dày - tá tràng, trĩ, sa trực tràng
1.3.2 Phân loại theo huyết học
- Thiếu máu nhược sắc, HC nhỏ:Sắt huyết thanh giảm, sắt huyết thanh tăng
- Thiếu máu đẳng sắc, HC bình thường
-Thiếu máu ưu sắc HC to
1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THIẾU MÁU
Thiếu máu sẽ dẫn đến hậu quả sau:
1.4.1 Ảnh hưởng đến khả năng lao động
Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây ra tình trạng thiếu Oxy
ở các mô, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não Thiếu máu ảnh hưởng tớicác hoạt động cần tiêu hao năng lượng Nghiên cứu nhiều nơi cho thấy năngsuất lao động của người thiếu máu thấp hơn những người bình thường Người
ta còn nhận thấy tình trạng thiếu sắt (chưa bộc lộ thiếu máu) cũng làm giảmkhả năng lao động
Trang 201.4.2 Ảnh hưởng đến trí tuệ
Theo Seshadri và cs nhận thấy các hiểu biết mất ngủ, mệt mỏi, kém chú
ý, kém tập trung dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu Những trẻthiếu máu có it năng lượng hoạt động và học tập, vì vậy trẻ này có thể pháttriển chậm hơn trẻ khoẻ mạnh
1.4.3 Ảnh hưởng tới thai sản
Từ lâu người ta đã biết thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, đẻ con nhẹ cân
dễ bị chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con Người
mẹ có dinh dưỡng tốt trong quá trình mang thai và tăng được khoảng 10 kg vàdinh dưỡng hằng ngày trong suốt thời kỳ mang thai có hàm lượng sắt ít nhất28mg thì đứa trẻ khi sinh ra có cân nặng khoảng 3kg và không bị thiếu máudinh dưỡng
1.4.4 Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
Tỷ lệ mắc bệnh: Dựa theo các giới hạn “ngưỡng” đề nghị ở trên và sốliệu nhiều cuộc điều tra, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 30% dân
số thế giới bị thiếu máu
Bảng 1.3 Tỷ lệ % bị thiếu máu trên thế giới[33]
0-4 tuổi
Trẻ em 5-12 tuổi
Nam trưởng thành
Phụ nữ 15-49 tuổi
Có thai Chung
Các nước phát triển 12 7 3 14 11Các nước đang phát triển 51 46 26 59 47
Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển (36%) so với các nướcphát triển (8%) Tỷ lệ máu cao nhất ở Nam Phi, Nam Á rồi đến Mỹ La Tinh, còncác vùng khác thấp hơn Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai (51%) đến trẻ
em (43%), học sinh (37%), còn ở nam giới trưởng thành thấp hơn cả (18%)
Người ta ước tình trên toàn thế giới có khoảng 1.300 triệu người thiếu
Trang 21máu do thiếu sắt Cần chú ý thêm rằng cần thiếu máu chỉ là giai đoạn cuốicùng của một quá trình thiếu sắt tương đối dài và nhiều ảnh hưởng bất lợi vớisức khỏe và thể lực và số người bị thiếu sắt nhưng chưa bộc lộ thiếu máu caohơn nhiều so với số người bị thiếu máu thật sự.
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Trẻ 6 tháng đầu: Một đứa trẻ khi sinh có dự trữ sắt từ bà mẹ truyền
cho đồng thời có lượng sắt: trong sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho trẻ
Do đó khi người mẹ trong thời gian mang thai bị thiếu máu hoặc không chocon bú mẹ trong 6 tháng đầu thì khả năng thiếu máu của đứa trẻ rất cao
Trẻ có cân nặng thấp: Trẻ nhỏ có dự trữ sắt ít hơn trẻ lớn Trẻ được
sinh quá sớm không có thời gian tích luỹ được lượng sắt dự trữ trước khi sinh.Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có thể trở nên thiếu săt trong 2-3 tháng sau sinh
Trẻ không được bú mẹ: Sắt từ thức ăn nhân tạo không hấp thu tốt như
sắt trong sữa mẹ Trẻ được bú sữa ngoài mặc dầu có thêm sắt cũng không đủ
để phòng tránh tình trạng thiếu sắt Trẻ chỉ bú sữa động vật thường bị thiếumáu trong 4 tháng đầu sau sinh
Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: Từ 6 tháng tuổi trẻ lớn nhanh và lượng sắt
cần thiết cũng tăng theo Trẻ sử dụng lượng sắt dự trữ khi sinh ra và lượng sắtkhi được bú mẹ Trẻ phái bắt đầu có thêm lượng sắt từ các thức ăn khác
Nhiều trẻ trở nên thiếu sắt từ 6 tháng đến 3 tuổi vì thức ăn bổ sung baogồm thực phẩm chính khó hấp thu đủ sắt, nhiễm trùng không thường ở lứatuổi này gây trở ngại cho việc hấp thu, dự trữ và sử dung sắt, cuing như giảmlượng thức ăn ăn vào
Trẻ suy dinh dưỡng: Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng thiếu sắt đưa đến
thiếu máu Khi trẻ suy dinh dưỡng nặng, thiếu sắt có thể trở nên trầm trọng
Trẻ lớn: Trẻ lớn cũng cần sắt để phát triển Tuy nhiên, nhu cầu sắt cho
1 kg trọng lượng cơ thể giảm theo độ tuổi, và trẻ lớn ít có nguy cơ thiếu máu
Trang 22hơn trẻ nhỏ Vì vậy, trẻ lớn có thiếu máu nhẹ nhưng chúng có thể trở nênthiếu máu trầm trọng nếu chúng bị nhiễm giun móc chẳng hạn.
Trẻ thiếu máu do bị bệnh hồng cầu liềm hay Thalassemia: Những
trẻ này tạo ra hồng cầu mới nhanh hơn bình thường Chúng thường khôngthiếu sắt nhưng thường thiếu acid folic
Trẻ vị thành niên: Trước khi đến tuổi dậy thì, trẻ lớn rất nhanh trong
năm đầu và nhu cầu sắt tăng lên Cả nữ giới lẫn nam giới đều cần thêm sắtnhưng nữ giới trở nên dễ thiếu máu hơn vì bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt Đó
là điều quan trọng cho phái nữ có dữ trự sắt trước khi bắt đầu mang thai
1.6 TRIỆU CHỨNG, DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN CỦA THIẾU MÁU
Da, niêm mạc nhợt nhạt: Thường biểu hiện ở lưỡi và phía ngoài mô Mệt mỏi: Người bị thiếu máu thường thấy mệt mỏi và thờ ơ, hoa mắt,
nhức đầu, mất cảm giác ngon miệng hoặc có cảm giác buồn nôn
Khó thở: Người bị thiếu máu có thể cảm thấy khó thở, tim đập nhanh,
phù
Chẩn đoán trong các điều tra sàng lọc:
Ở cộng đồng, các xét nghiệm dùng để chẩn đoán thiếu máu là địnhlượng Hemoglobin và Hematocrit Nhận định về tình trạng thiếu máu theongưỡng đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới, có thể chia ra mức độ nhẹ, vừa vànặng ở các mốc 10g/100ml, 7-10g/100ml và 7g/100ml Ở các nước phát triển,thiếu máu thường là nguyên nhân chính của thiếu máu dinh dưỡng, còn ở cácnước đang phát triển, thiếu một số chất dinh dưỡng khác cùng với bệnh sốtrét, giun sán làm cho chẩn đoán thiếu máu phức tạp hơn Trong trường hợp
đó, người ta cần quan tâm đến dải phân bố của Hb ở phụ nữ, trẻ em và namgiới hoặc theo dõi kết quả điều trị thử bằng các chất dinh dưỡng
Các xét nghiệm:
Trang 23Khi điều kiện cho phép có thể tiến hành các xét nghiệm sau đây:
- Ferritin huyết thanh: Mức Ferritin trong huyết thanh phản ánh dự
trữ sắt trong cơ thể Ơ người bình thường hàm lượng Ferritin huyết thanh là 70mcg/l ở nam và 35mcg/l ở nữ, khi dưới 12mcg/l coi là thiếu dự trữ sắt Định lượng Ferritin là xét nghiệm có giá trị nhất vì hàm lượng Ferritin thấp phản ánh giai đoạn sớm của thiếu sắt và xét nghiệm này cũng đặc hiệu nhất cho thiếu sắt của cơ thể
- Mức bão hoà Transferrin: Hầu hết sắt trong huyết thanh đều gắn với
Protein gắn sắt là Transferrin Khi dự trữ sắt đã cạn mà tiếp tục thiếu sắt thì tỷ
lệ Transferrin bão hoà với sắt giảm xuống từ 30% xuống thấp hơn 15%
- Protoporphyrin trong hồng cầu: Do thiếu sắt, Protoporphyrin không
tham gia tạo Hem nên hàm lượng Protoporphyrin tự do của hồng cầu lên cao hơn 70mcg/100ml
Như vậy trong một quần thể dân cư có khả năng mắc bệnh thiếu máucao, định lượng Hemoglobin và Hematocrit là xét nghiệm nhạy nhất Khibệnh này không nhiều lắm, định lượng Ferritin có giá trị gợi ý hơn Các xétnghiệm Transferrin và Protoporphyrin có giá trị hỗ trợ
Các tác dụng của sắt là: khó chịu ở thượng vị, buồn, nôn, táo bón, ỉalỏng nên dùng viên sắt sau khi ăn thì dễ chịu hơn khi đói Cần chú ý có thể
Trang 24do tác dụng phụ này mà các đối tượng ngừng thuốc, phần lớn phụ nữ có thaiđều bị thiếu máu, vì vậy nên tổ chức uống đại trà cho đối tượng này Đối vớinhững người không thiếu sắt, việc uống viên sắt không ra tác hại gì.
Bảng 1.4 Các loại viên sắt thường dùng[19]
(mg/viên)
Sắt nguyên tố (mg/viên) % sắt
Ferơ sunfat (7H2O) 300 60 20
Ferơ sunfat (anhydrit) 200 74 37
Ferơ sunfat (khô, 1H2O) 200 60 30
có thai để tự nguyện uống đủ liều
- Trẻ em trước tuổi đi học: Nên thành đợt ngắn 2-3 tuần, mỗi ngày 30mg sắt nguyên tố dạng viên (hoặc dạng nước) vài ba năm một lần
- Học sinh: Thông thường, tỷ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này thấp hơn người mẹ có thai và trẻ em trước tuổi đi học Nên cho theo đợt ngắn, liều hằng ngày từ 30-60mg sắt nguyên tố tuỳ theo tuổi và trọng lượng
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi chủ yếu dựa vào sắt trong sữa mẹ và thức ăn
bổ sung hợp lý (có nhiều sắt và vitamin C)
1.7.2 Cải thiện chế độ ăn
Trước hết, chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩmgiàu sắt (thức ăn động vật, đậu đỗ) Đồng thời cần tăng cường khả năng hấpthu sắt nhờ tăng vitamin C từ rau quả (ô dinh dưỡng, vườn rau gia đình) Tỷ lệ
Trang 25hấp thu của sắt không ở dạng Hem tăng lên thuận chiều với lượng vitamin Ctrong khẩu phần Nên khuyến khích các cách chế biến như nảy mầm, lên men(giá đỗ, dưa chua) vì các quá trình này làm tăng lượng vitamin C và làm giảmlượng tannin và acid phytic trong thực phẩm.
1.7.3 Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus và ký sinh trùng
Chưa nói đến cải thiện chế độ ăn, chỉ riêng việc định kỳ tẩy giun, giảmbớt lần mắc các bệnh nhiễm khuẩn đã cải thiện rõ rết đến tình trạng dinhdưỡng của sắt Đồng thời chú ý chế độ ăn hợp lý trong và sau khi mắc cácbệnh nhiễm khuẩn
1.7.4 Tăng cường săt cho một số thức ăn
Đây là một hướng kỹ thuật khó khan nhưng đang thăm dò ở nhiềunước Vấn đề đặt ra là đảm bảo hoạt tính sinh học của sắt mà không gây ramùi vị khó chịu cho thực phẩm Các loại thực phẩm được thử nghiệm tăngcường là gạo, muối, nước mắm, bột cá, chè
Ở nước ta, với sự hợp tác của ngành Dinh dưỡng, Huyết học, Nhi, côngtác chẩn đoán thiếu máu dinh dưỡng ở cộng đồng đã được xác định Với sự hỗtrợ của UNICEF, Bộ Y tế đã cho triển khai một dự án phòng chống thiếu máu
ở phụ nữ có thai một số tỉnh thông qua giáo dục dinh dưỡng và uống viênsawts và acid folic vào 3 tháng cuối của thời kỳ có thai
1.8 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI VỀ THIẾU MÁU
1.8.1 Trong nước
Năm 1987-1989, Viện Dinh dưỡng đã tiến hành điều tra ở thực địa trên
596 trẻ em dưới 5 tuổi nhận thấy tỷ lệ thiếu máu là 66,7% ở Trung du và32,9% ở Hà Nội và nghiên cứu của Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Công Khanh vàcộng sự vào năm 1995 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 0-36 tháng tuổi là37,4% Năm 1995, cuộc điều tra toàn quốc về thiếu máu dinh dưỡng với sự
Trang 26trợ giúp về kỹ thuật của UNICEF và của Trung tâm Giám sát Bệnh tật củaHoa Kỳ (CDC) có kết quả như sau: Trẻ em từ 6 đến 24 tháng có tỷ lệ thiếumáu dinh dưỡng là 60,5% và trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu máu là29,8% Ở trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ thiếu máu ở nông thôn là 49,3% so với ởthành phố là 38% Nghiên cứu còn cho thấy nguyên nhân thiếu máu do thiếusắt, ferritin huyết thanh thấp tương đương với mức Hb thấp Tác giả Phan ThịLiên Hoa tiến hành nghiên cứu về thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em từ 2 đến 60tháng tuổi tại xã Thuỷ Phù và Thuỷ Bằng tỉnh Thừa Thiên Huế thì nhận thấy
tỷ lệ thiếu máu rải đều ở các nhóm tuổi cao nhất là 77,6% và thấp nhất là40% Nghiên cứu của tác giả Lê Đức Thịnh cho biết nhóm người nhiễm giunmóc và giun mỏ ở Dak Lak có thiếu máu chiếm tỷ lệ cao (91% có Hb 120g/L) và chủ yếu là thiếu máu nhược sắc Hay tác giả Cao Bá Lợi cùng cộng sựtrong nghiên cứu của mình trên các học sinh ở ba trường tiểu học tại thànhphố Lạng Sơn đã nhận thấy tỷ lệ thiếu máu chung trên đối tượng tại thời điểmnghiên cứu năm 2005 là 29.4% và có mối liên quan mức độ vừa với tỷ lệnhiễm các loại giun móc, giun đũa
Thực trạng thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta là vấn đề thiếu vi chất dinhdưỡng quan trọng hàng đầu hiện nay Nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ
nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em, 53% phụ nữ có thai, 40% phụ nữ không có thai và60% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt Nguyên nhân chính củathiếu máu do thiếu sắt là khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt,đặc biệt là các thức ăn nguồn gốc động vật Mặt khác, tỷ lệ nhiễm giun móckhá cao đóng góp vào nguyên nhân thiếu máu do thiếu săt
1.8.2 Nước ngoài [8], [22]
Theo UNICEF đánh giá năm 1998 gần 2 tỷ người trên thế giới bị thiếumáu thiếu sắt, có khoảng 40-50% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu ở các nướcđang phát triển Ở Trung Quốc xác định tình trạng thiếu máu là vấn đề sức
Trang 27khoẻ cộng đồng nghiêm trọng đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ tiền học đường.
Theo Kaur MM (1984), ở Ấn Độ ước tính khoảng 60 triệu trẻ suy dinhdưỡng, trong đó có trên một nửa trẻ từ 0-6 bị thiếu máu dinh dưỡng Riêng ởkhu nghèo vùng ngoài ô thành phố công nghiệp của Pune, Ấn Độ tỷ lệ thiếumáu dinh dưỡng ở trẻ em là 43%, trong đó lứa tuổi 12-36 tháng chiếm caonhất 61% Ở Phillipin năm 1987, tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 1 tuổi là 70,4%,trẻ từ 1-6 tuổi là 38,7% Ở Uzbekistan năm 1996 tỷ lệ thiếu máu trẻ từ 3 tuổi
là 61% trong đó 26% thiếu máu nhẹ và 1% thiếu máu nặng Ở miền Bắc Togo
tỷ lệ thiếu máu trẻ em từ 3-48 tháng là 65,6% Tại Kenya tỷ lệ thiếu máu thiếusắt ở trẻ dưới 1 tuổi là 14,6%; miền Bắc Ethiopia tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ6-60 tháng tuổi là 42% Ở Ebonwa miền nam Cameroon năm 1998 tỷ lệ thiếumáu cao nhất ở trẻ 6 tháng chiếm 47%, ở trẻ dưới 3 tuổi chiếm 42%, từ 3-5tuổi chiếm 21% Ở Mỹ năm 1985, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 17-44%, trong
đó trẻ em da đen chiếm 21%,11% trẻ em Tây Ban Nha và Bồ đào Nha, 2% trẻ
da trắng Theo nghiên cứu của Nguyen PH và cộng sự trên 9550 người dân ởkhắp 53 tỉnh thành của Việt Nam năm 1995 đã nhận thấy có 60% trẻ em dưới
2 tuổi, 53% số phụ nữ mang thai, 40% số phụ nữ không mang thai và 15,6%nam giới trưởng thành có thiếu máu
Và còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác trong nước cũng nhưtrên thế giới về thiếu máu và các vấn đề liên quan đến nó Điều này chứng tỏđây là một khía cạnh sức khoẻ cấp bách cần được mọi người quan tâm nghiêncứu
Trang 28Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
171 phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 thuộc 4 xã huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp điều tra cắt ngang
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Đang mắc các bệnh mạn tính, suy tủy
+ Mới bị chấn thương, tai nạn gây mất nhiều máu
+ Những người bị cắt dạ dày, tá tràng
2.2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả là
2
2 /2
e
p) - (1 p Z
Ứng với độ tin cậy 95%, Z/2 = 1,96 (= 0,05)
p dự đoán: p = 0,46 (Tỷ lệ % phụ nữ bị thiếu máu ở các nước đangphát triển) [22]
e: Mức chính xác tuyệt đối c = 0,08
Ta có cỡ mẫu như sau: 2
2
08 , 0
54 , 0 46 , 0 96 ,
Trang 29Cỡ mẫu là 150 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 Tăng thêm 10% cởmẫu tính toán để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu trong quá trìnhnghiên cứu tại cộng đồng
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Lập danh sách phụ nữ trong độ tuổi 15-49đang sinh sống ở 4 xã Khe tre, Hương Giang, Thượng Nhật, Thượng Longcủa huyện Nam Đông
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi điều tra được 171 phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi)
2.2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.3.1 Phỏng vấn tại hộ gia đình: Dùng bộ câu hỏi đã thiết kế trước
để thu thập các thông tin phù hợp với các mục tiêu đã nêu ra
Hỏi và quan sát mức tiêu thụ thực phẩm trong 1 tuần để tìm yếu tốnguy cơ liên quan đến dinh dưỡng
2.2.3.2 Đo chỉ số nhân trắc [11]: Cân nặng, chiều cao, vòng bụng,
vòng mông
2.2.3.3 Xét nghiệm Hemoglobin máu [8]
- Sử dụng máy Hemocue Do Thụy Điển sản xuất, máy gọn, nhẹ, thuậntiện khi sử dụng tại cộng đồng Máy được chương trình phòng chống thiếumáu dinh dưỡng quốc gia cung cấp Là máy quang kế, định lượngHemoglobin trong máu mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch
So sánh việc định lượng Hemoglobin bằng phương pháp HemoCue vàphương pháp Cyamethemoglobin trực tiếp, Tổ chức Y tế Thế giới nhận địnhphương pháp HemoCue có độ nhạy cao là 82,4% và độ đặc hiệu là 94,2%.Trong điều kiện và nguồn lực cho phép, việc định lượng Hemoglobin đượcđánh giá bằng phương pháp Cyamethemoglobin trực tiếp là tiêu chuẩn vàng
Trang 30Tuy nhiên, phương pháp HemoCue có thể sử dụng trong điều kiện ởphòng xét nghiệm bình thường hoặc sử dụng ở vùng sâu vùng xa [8]
Đọc kết quả và ghi vào phiếu Ghi cả số thập phân sau dấu phẩy,
ví dụ: 12,4
Sau đó thông báo kết quả xét nghiệm máu cho đối tượng, bồi dưỡngsữa tươi Vinamilk cho họ sau khi lấy máu và giới thiệu chuyển viện với cáctrường hợp thiếu máu nặng lên tuyến huyện
2.2.3.4 Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột: Bằng phương pháp định
tính Kato [8]
- Nguyên liệu:
+ Lam kính
+ Nút cao su
+ Que tre để lấy phân
+ Mảnh cellophance ưa nước kích thước 26 x 28mm, dày 40m
+ Giấy cellophane được ngâm trong dung dịch: 100 phần nước cất, 100phần glyxerin và 1 phần dung dịch xanh Malachite 3% trong vòng 24 giờ
Trang 312.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
2.3.1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: [11]
- Đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức:
BMI = Cân nặng (kg)
Chiều cao2(m)Chỉ số khối cơ thể (BMI) của người mẹ có liên quan chặt chẽ với tỷ lệkhối mỡ trong cơ thể do đó Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị dùng đểđánh giá mức độ gầy, béo của người mẹ theo các "ngưỡng" sau:
+ Dưới 16 : Gầy độ 1 (quá gầy)
+ Từ 16 - 16,99 : Gầy độ 2 (gầy vừa)
Kết quả được đọc ngay tại chỗ, số liệu được ghi vào phiếu điều tra, sau
đó phân độ thiếu máu theo tổ chức Y tế thế giới quy định:
- Dưới 7g/ 100 ml: thiếu máu nặng
- Từ 7g/ 100 ml đến dưới 10g/ 100ml: thiếu máu vừa
- Từ 10g/ 100ml đến dưới 11g/ 100 ml: thiếu máu nhẹ
- Từ 11g/ 100ml trở lên: không bị thiếu máu
2.3.3 Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt giun móc
Soi tại chỗ, đọc kết quả dưới kính hiển vi vật kính 10, thị kính 10.Phương pháp này là phương pháp định tính, xác định có nhiễm giun haykhông
Trang 322.3.4 Một số vấn đề liên quan đến hội chứng thiếu máu
- Phần hành chính (giới, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn)
- Tiền sử bệnh tật của đối tượng
- Tình trạng dinh dưỡng
- Tình hình sinh đẻ
- Tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
- Hiểu biết của đối tượng về vấn đề thiếu máu và nhiễm giun sán
- Các yếu tố khác
2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Trên phần mềm EPI INFO 6.04 và SPSS Ngoài ra còn dùng các testthống kê như test t, χ2, hệ số tương quan r Kết quả được sắp xếp theo cácbảng, biểu đồ [21],[22]
- Các giá trị được tính trong nghiên cứu:
+ Trị trung bình cộng (Mean): x được tính theo công thức:
n i
x n
x
1 11
+ Độ lệch chuẩn (Stardard deviation): S
2 1
(1