3.2.1. Liên quan giữa thiếu máu và phân bố theo xã
Bảng 3.10.Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã
Xã Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p Khe tre 70 25 35,7 χ2= 3,15 p> 0,05 Hương Giang 33 9 27,3 Thượng Nhật 27 13 48,1 Thượng Long 41 17 41,5 Tổng 171 64 37,4
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã
Phụ nữ ở 2 xã Thượng Nhật, Thượng Long có tỷ lệ thiếu máu cao hơn 2 xã Khe Tre Hương Giang.
3.2.2. Liên quan giữa thiếu máu và nhóm tuổi Bảng 3.11.Tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p 15 - 19 17 5 29,4 χ2= 13,61 p < 0,05 20 - 24 22 12 54,5 25 - 29 33 14 42,4 30 - 34 33 11 33,3 35 - 39 23 8 34,8 40 - 44 21 2 9,5 ≥ 45 22 12 54,5 Tổng 171 64 37,4
Phụ nữ nhóm tuổi 20-24 và nhóm ≥ 45 tuổi có tỷ lệ thiếu máu tương đương vao cao hơn các nhóm tuổi khác.
3.2.3. Liên quan giữa thiếu máu và trình độ học vấn Bảng 3.12. Tỷ lệ thiếu máu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p Mù chữ 19 6 31,6 χ2= 3,62 p>0,05 Tiểu học 55 26 47,3 Trung học cơ sở 40 12 30,0 Trung học Phổ thông 57 20 35,1 Tổng 171 64 37,4
Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm có trình độ Tiểu học là 41,3%.
3.2.4. Liên quan giữa thiếu máu và nghề nghiệp Bảng 3.13. Tỷ lệ thiếu máu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p
Khác 89 26 29,2 χ2= 5,3
p <0,05
Ruộng, rẫy 82 38 46,3
Có 46,3% phụ nữ thiếu máu là nghề nông, làm rẫy. Nghề khác chiếm 29,2%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và thiếu máu.
3.2.5. Liên quan giữa thiếu máu và dân tộc Bảng 3.14.Tỷ lệ thiếu máu theo dân tộc
Dân tộc Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p
Kinh 104 35 33,7 χ2= 1,61
p> 0,05
Thiểu số 67 29 43,3
Tổng 171 64 37,4
Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm người Kinh thấp hơn người dân tộc nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
3.2.6. Liên quan giữa thiếu máu và số con Bảng 3.15. Tỷ lệ thiếu máu theo số con
Số con Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p
≤ 2 con 96 34 35,4
χ2= 1,05 p> 0,05
≥ 3 con 45 20 44,4
Tổng 141 54 38,3
Những phụ nữ có con nhỏ <5 tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nhóm phụ nữ có con >5 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ thiếu máu ở những phụ nữ có ≤ 2 con là 35,4%. Nhóm ≥ 3 con chiếm 44,4%.
3.2.7. Liên quan giữa thiếu máu và phân loại BMI Bảng 3.16. Tỷ lệ thiếu máu theo phân loại BMI
BMI Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2,p
Gầy 34 13 38,2 χ2= 0,05 p> 0,05 Trung bình 105 39 37,1 Béo 32 12 37,5 Tổng 171 64 37,4
Người có BMI thấp (gầy) có tỷ lệ thiếu máu cao 41.7%. Tuy nhiên sự khác biệt các nhóm chỉ số BMI không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.8. Liên quan giữa thiếu máu và giun móc Bảng 3.17. Thiếu máu liên quan đến giun móc
Mức độ thiếu máu Tổng Nhiễm giun móc Tỷ lệ % χ2,p
Nhẹ 37 13 35,1 χ2= 0,05 > 0,05 Vừa 23 8 34,8 Nặng 4 1 25,0 Tổng 64 22 34,4
Mức độ thiếu máu không có liên quan đến nhiễm giun móc.
3.2.9. Liên quan giữa thiếu máu và chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thiếu máu và yếu tố có chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ
Có thai, con <5 tuổi, cho con bú Tổng Thiếu máu Tỷ lệ % χ2 p Không 59 20 33,9 χ2= 1,2 p> 0,05 Có 47 21 44,7 Tổng 106 41 38,7
Những phụ nữ có con nhỏ <5 tuổi, có thai, cho con bú có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nhóm phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
3.2.10. Liên quan giữa thiếu máu và dinh dưỡng Bảng 3.19.Mối liên quan giữa thiếu máu và dinh dưỡng
Thực phẩm XBình thườngSD XThiếu máuSD p Gạo 8,28 1,10 8,25 1,00 >0,05 Thịt 3,15 1,69 2,39 1,31 <0,05 Cá 3,29 1,65 3,22 1,59 >0,05 Gan 0,16 0,45 0,05 0,21 <0,05 Trứng 1,22 1,64 1,11 1,70 >0,05 Rau 6,99 2,4 7,23 2,18 >0,05 Quả 0,45 1,08 0,38 0,84 >0,05 Sữa 0,30 1,04 0,30 0,93 >0,05 Đậu nành 0,65 1,37 0,53 1,03 >0,05 Khuôn đậu 0,76 1,09 0,58 0,94 >0,05 Dầu ăn 5,25 1,09 4,52 3,35 >0,05
Nhóm thiếu máu đều sử dụng các thực phẩm như gạo, thịt, cá, gan, trứng Tất cả các thực phẩm thấp hơn nhóm bình thường.
Thức ăn giàu đạm là thịt và gan là 2 yếu tố có sự khác biệt khá rõ rệt giữa nhóm thiếu máu và nhóm bình thường.
Chương 4 BÀN LUẬN
Điều tra 171 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế, chúng tôi có nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. TÌNH HÌNH, MỨC ĐỘ THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘTUỔI SINH ĐẺ TẠI 4 XÃ HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ TUỔI SINH ĐẺ TẠI 4 XÃ HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Huyện Nam Đông có 10 xã và 1 Thị Trấn, chúng tôi nghiên cứu các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã là Khe Tre (40,9%), Hương Giang, (19,3%, Thượng Nhật (15,8%)và Thượng Long (24,0%). Trong đó dân tộc kinh chiếm 60,8% tập trung vào 2 huyện Khe Tre, Hương Giang. Dân tộc thiểu số (39,2%) đa số ở 2 huyện Tượng Nhật, Thượng Long. Đặc biệt ở xã Hương Giang 100% phụ nữ kinh được phỏng vấn, điều tra và ngược lại xã Thượng Long có 100% phụ nữ thiểu số ( Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1).
Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy đa số các phụ nữ điều tra tập trung ở nhóm 20-39 tuổi (65%) trong đó nhóm 20-29 tuổi chiếm 32,2% và nhóm phụ nữ 30-39 tuổi chiếm 32,8%. Nhóm > 40 tuổi chiếm 24,1% và nhóm < 20 tuổi chiếm thấp nhất chỉ 9,9%.
Trần Thị Minh Hạnh (2008) nghiên cứu 776 phụ nữ có thai nhóm < 20 tuổi (6,1%), nhóm 30-39 tuổi (38,5%) và nhóm ≥ 40 tuổi (1,3%) [13]. Liêu Thị Thúy Trinh (2007) nghiên cứu ở 281 phụ nữ thai nghén ở Tỉnh Đắc Lắck có kết quả : nhóm ≤ 19 tuổi (10%), nhóm phụ nữ 20-29 tuổi (62,0%), nhóm ≥ 30 tuổi (28%) [28]. Fatemeh Mirzaie (2010) nghiên cứu 2213 phụ nữ tuổi sinh để tại Kerman Iran cho thấy nhóm < 20 tuổi (6,2%), nhóm 20-29 tuổi (62,7%), nhóm 30-39 tuổi (28,9%), nhóm ≥40 tuổi (2,2%) [33].
Qua bảng 3.3 cho thấy các phụ nữ 4 xã của huyện Nam Đông chúng tôi ≤ THCS chiếm 66,7% trong đó tiểu học (32,2%), THCS (23,4%) còn 19 phụ nữ mù chữ chiếm 11,1%. Nhóm ≥ THCS chiếm 33,3%. Điều này cũng phản ảnh rõ nét về một số phụ nữ thiểu số còn đang mù chữ chiếm tỷ lệ (11,1%). Nghiên cứu của Jamaiyah Haniff (2007) cho 1072 phụ nữ tuổi thai nghén ở Malaysia cho thấy nhóm tiểu học (20,8%), nhóm phụ nữ THCS (61,2%) nhóm THPT (18,0%) [34], Pasricha S. R, Tran Quang Phuc (2008) nghiên cứu các phụ nữ ở tuổi sinh đẻ thiếu máu, sắt ở các tỉnh Yên Bái phía Bắc Việt Nam cho thấy nhóm phụ nữ mù chữ huyện Yên Bình(11%), huyện Trấn Yên (3%); Nhóm tiểu học huyện Yên Bình (17%), Trấn Yên (15%); Nhóm THCS Yên Bình (54%), Trấn Yên (58%); Nhóm THPT Yên Bình (17%), Trấn Yên (20%) [38]. Các kết quả trên cho thấy đa sô các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn THCS.
Trong 171 đối tượng nghiên cứu có 78,4% số phụ nữ đã có gia đình, 21,6% phụ nữ chưa chồng (bảng 3.4), trong đó có 30 phụ nữ không con chiếm 17,5%, số phụ nữ ≥ 3 con chiếm 26,3%, có 56,2% phụ nữ có 1-2 con (bảng 3.5 và biểu đồ 3,4). Điều này cho thấy các phụ nữ ở đây đã chấp hành chính sách DS-KHHGĐ tương đối khá. Kết quả nghiên cứu của Pasricha S. R, Tran Quang Phuc (2008) ở tỉnh Yên bái cho thấy tỷ lệ phụ nữ lập gia đình 85%, độc thân (15%) [38]
Nghiên cứu của Trinh, L.T (2007) cho thấy bà mẹ có 0-2 con chiếm 60%, ≥ 3 con chiếm 40% [40].
Qua bảng 3.6 cho thấy đa số các phụ nữ nghiên cứu là nghề ruộng rẩy chiếm 52,%, nghề khác chiếm 48,0%. Điều này phù hợp với thực tế ngành nghề ở huyện Nam Đông hơn 60% nghề nông và làm rẫy [14].
4.1.2. Tỷ lệ thiếu máu
Dựa theo các giới hạn “ngưỡng” đề nghị ở trên và số liệu nhiều cuộc điều tra, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 30% dân số Thế giới bị thiếu máu.
Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển. Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, rồi đến trẻ em, học sinh, còn ở nam giới trưởng thành thấp hơn cả. Người ta ước tính toàn Thế giới có khoảng 700-800 triệu người bị thiếu máu. [29].
Do đó, qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của các phụ nữ nghiên cứu là 37,4%. Cuộc điều tra toàn Quốc về thiếu máu dinh dưỡng năm 1995 cho thấy thiếu máu dinh dưỡng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nước ta. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ không có thai là 45%, ở phụ nữ có thai là 52,7%, trẻ em dưới 2 tuổi lên tới 60%, trẻ em 2-5 tuổi 29.8% [2]. Nghiên cứu của Phạm Văn An (2010) trên 800 thai phụ tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 18,4% [1]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa (2010) cho thấy tình trạng thiếu máu tại tỉnh Gia Lai khá cao, tỷ lệ thiếu máu chung ở phụ nữ có thái là 72,4% [19]. Điều này cho thấy tỷ lệ thiếu máu khác nhau theo hoàn cảnh địa lý vùng miền: vùng cao miền trung ( Nam Đông) tỷ lệ phụ nữ thiếu máu cao hơn vùng đồng bằng Nam Bộ là hợp lý.
4.1.3. Mức độ thiếu máu
Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu trong cộng đồng là định lượng Hemoglobin (Hb) và dựa vào ngưỡng của TCYTTG dùng cho chẩn đoán thiếu máu. Ngoài ra để phân biệt mức độ nặng nhẹ của thiếu máu trong thực hành người ta dựa vào các mốc 100g/L, 70-100g/L và 70 g/L để phân loại các mức độ thiếu máu nhẹ, vừa và nặng [6]. Qua bảng 3.8 cho thấy trong 64 đối tượng phụ nữ thiếu máu có 57,8% phụ nữ thiếu máu nhẹ, 35,9%
phụ nữ thiếu máu vừa và 6,3% thiếu máu nặng. So sánh với kết quả của Pham văn An (2010) không có phụ nữ nào thiếu máu nặng, thiếu máu trung bình (24,34%),
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề về dinh dưỡng nổi trội của thế giới. Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt đặc biệt cao, và ở những nước đang phát triển, tỉ lệ hiện mắc này dao động từ 35% đến 75%. Tại Peru, 35% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và 50% phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Có chứng cứ cho thấy thiếu máu sau sinh thường gặp ở những phụ nữ có thu nhập thấp thậm chí ở những nước giàu.
Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với Võ Văn Thắng (2010), khi nghiên cứu thiếu máu 445 phụ nữ tại huyện miền núi Nam Đông cho thấy tỷ lệ thiếu máu nặng chiếm (5,6%), nhẹ (61,7%), thiếu máu vừa (35,9%) [28].
Fatemeh Mirzaie (2010) nghiên cứu cho thấy 79,8% phụ nữ thiếu máu trung bình, 15,4% thiếu máu vừa và 4,8% thiếu máu nặng [33]. Kết quả cũng tương đương với Lieu Thi Thuy Trinh (2007) tỷ lệ thiếu máu trung bình của phụ nữ tỉnh Đắc Lack (54%), thiếu máu nặng (4%) [40]. Các kết quả của chúng tôi cũng như các tác giả khác cho thấy tỷ lệ phụ thiếu máu nặng tương đối thấp, thiếu máu trung bình đạt tỷ lệ khá cao.
Mức ferritin trong huyết thanh phản ánh mức dự trữ sắt trong cơ thể. Theo một số tác giả và y văn cho thấy ở người bình thường hàm lượng ferritin trong huyết thanh là 70 mcg/L ở nam và 35 mcg/L ở nữ, khi dưới 20 mcg/L coi là thiếu dự trữ sắt [5], [6]. Kết quả chúng tôi dựa vào ferriti huyết thanh được in ra giấy với mức Ferritin < 15 ng là nhóm thiếu máu thiếu sắt, ngược lại ≥15 ng là bình thường. Do vậy, qua bảng 3.9 cho thấy nhóm thiếu sắt theo chuẩn ferritin là 33,3%. Theo tác giả Trần Thị Minh Hạnh (2008) nghiên cứu cho thấy có 17% phụ nữ thiếu máu và 60% thiếu sắt ở TP Hồ Chí Minh [13].
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU4.2.1. Liên quan giữa thiếu máu và theo xã 4.2.1. Liên quan giữa thiếu máu và theo xã
Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ các phụ nữ thiếu máu ở xã Thượng Nhật có tỷ lệ cao nhất (48,1%), xã Thượng Long (41,5%), xã Hương Giang có tỷ lệ thiếu máu thấp nhất 27,2%, và xã Khe Tre (35,7%). Điều này cho thấy 2 xã Khe Tre, Hương Giang đa số phụ nữ là người kinh, ngược lại 2 xã Thượng Nhật, Thượng Long phần lớn các đối tượng là dân tộc thiểu số nên tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ dân tộc cao hơn người là điều có thể chấp nhận được.
4.2.2. Liên quan giữa thiếu máu và nhóm tuổi
Qua bảng 3.11 cho thấy phụ nữ thiếu máu nhóm 20-24 tuổi và nhóm ≥ 45 tuổi có tỷ lệ tương đương và cao nhất (54,5%). Nhóm phụ nữ 25-29 tuổi (42,4%), nhóm 30-34 tuổi (33,3%), nhóm 35-39 tuổi (34,8%) và thấp nhất là nhóm 40-44 tuổi chiếm 9,5%. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi thiếu máu có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nghiên cứu của Hinderaker SG (2001) nghiên cứu các phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở vùng cao nguyên Tanzania cho thấy tỷ lệ thiếu máu tăng dần theo nhóm tuổi; trong đó nhóm phụ nữ ≤ 19 tuổi có tỷ lệ thiếu máu (Hb<9,g/dl) là 4,0%, nhóm 40-49 tuổi (11,1%) [39]. Nghiên cứu của Jamaiyah Haniff ( 2007) ở các phụ nữ Malaysia cho thấy các phụ nữ nhóm < 20 tuổi và ≥ 40 tuổi có Hb trung bình (g/dl) thấp hơn các nhóm 20-30 tuổi và 30- 40 tuổi [34].
4.2.3. Liên quan giữa thiếu máu và trình độ học vấn
Qua bảng 3.12 cho thấy không có sự liên quan giữa thiếu máu và trình độ học vấn , trong đó nhóm các phụ nữ có trình độ học vấn trung học cơ sở có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (47,3%), các nhóm trình độ còn lại tương đương nhau (30% - 35,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (χ2=3,62 và p >
0,05). Tác giả Nguyễn Thị Ngân (2002), tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện trung ương Huế, kết quả cho thấy trình độ văn hóa thấp (Mù chữ + tiểu học) có tỷ lệ thiếu máu cao (66,7%), so với các phụ nũ có trình độ THCS trở lên ( 33,3%) [25]. Theo nghiên cứu của Jamaiyah Haniff (2007) cho thấy mức độ thiếu máu các đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt giữa các trình độ học vấn . Mức Hb trung bình (g/dl) nhóm tiểu học 11,4 ± 1,31 g/dl, nhóm THCS (11,5 ± 1,34 g/dl) và nhóm THPT (11,5 ± 1,22 g/dl) [34].
4.2.4. Liên quan giữa thiếu máu và nghề nghiệp
Qua bảng 3.13. cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm phụ nữ làm ruộng, rẫy chiếm 46,3% cao hơn nhóm nghề khác 29,2%. Theo Phuong H Nguyen (2006) nghiên cứu các phụ nữ thai nghén cho thấy 55,4% phụ nữ thiếu máu là nghề nông, 46,5% thiếu máu là nghề khác [37]. Điều này cho thấy Việt Nam là nước nông nghiệp nên đa số phụ nữ Việt Nam là nghề nông nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn các nghề khác. Do đó, cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thiếu máu cũng như bổ sung thức ăn giàu chất Fe để đảm bảo sức khỏe của cộng động nói chung và phụ nữ trong độ tuổi thai nghén, sinh đẻ nói riêng.
4.2.5. Liên quan giữa thiếu máu và dân tộc
Qua bảng 3.13 cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu (43,3%) có tỷ lệ thiếu máu cao hơn phụ nữ kinh (33,7%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Lieu Thi Thuy Trinh (2007) ở tỉnh Daklak cho thấy tỷ lệ thiếu máu của dân tộc kinh thấp hơn dân tộc Mnong, Ede, KoHo; kết quả nghiên cứu 901 phụ nữ cho thấy nguy cơ tương đối (OR) người kinh là 1, dân
tộc Mnong có chỉ số OR = 1,3(0,9-1,8), dân tộc Ede, KoHo có OR = 2,7 (1,4- 5,0) [40].
Jamaiyah Haniff (2007), nghiên cứu về chủng tộc ở Malaysia cho thấy số người người gốc Hoa có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn người gốc Ấn [34].
3.2.7. Liên quan giữa thiếu máu và số con
Qua bảng 3.15. cho thấy phụ nữ ≥ 3 con có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nhóm phụ nữ ≤ 2 con. Không có mối liên quan giữa số con và thiếu máu của các bà mẹ (p>0,05). Kết quả nghiên cứu Phuong H Nguyen (2006) nghiên cứu các yếu tố nguy cơ thiếu máu ở Việt Nam cho thấy cho thấy nhóm phụ nữ 0-2 con tỷ lệ thiếu máu (36,2%), nhóm ≥ 3 con (46,3%) [37]. Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2003) nghiên cứu 325 phụ nữ tại Khánh Hòa cho thấy nhóm các