trợ của UNICEF, Bộ Y tế đã cho triển khai một dự án phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai một số tỉnh thông qua giáo dục dinh dưỡng và uống viên sawts và acid folic vào 3 tháng cuối của thời kỳ có thai.
1.8. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI VỀTHIẾU MÁU THIẾU MÁU
1.8.1. Trong nước
Năm 1987-1989, Viện Dinh dưỡng đã tiến hành điều tra ở thực địa trên 596 trẻ em dưới 5 tuổi nhận thấy tỷ lệ thiếu máu là 66,7% ở Trung du và 32,9% ở Hà Nội và nghiên cứu của Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Công Khanh và cộng sự vào năm 1995 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 0-36 tháng tuổi là 37,4%. Năm 1995, cuộc điều tra toàn quốc về thiếu máu dinh dưỡng với sự
trợ giúp về kỹ thuật của UNICEF và của Trung tâm Giám sát Bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) có kết quả như sau: Trẻ em từ 6 đến 24 tháng có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng là 60,5% và trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu máu là 29,8%. Ở trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ thiếu máu ở nông thôn là 49,3% so với ở thành phố là 38%. Nghiên cứu còn cho thấy nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, ferritin huyết thanh thấp tương đương với mức Hb thấp. Tác giả Phan Thị Liên Hoa tiến hành nghiên cứu về thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em từ 2 đến 60 tháng tuổi tại xã Thuỷ Phù và Thuỷ Bằng tỉnh Thừa Thiên Huế thì nhận thấy tỷ lệ thiếu máu rải đều ở các nhóm tuổi cao nhất là 77,6% và thấp nhất là 40%. Nghiên cứu của tác giả Lê Đức Thịnh cho biết nhóm người nhiễm giun móc và giun mỏ ở Dak Lak có thiếu máu chiếm tỷ lệ cao (91% có Hb <
120g/L) và chủ yếu là thiếu máu nhược sắc. Hay tác giả Cao Bá Lợi cùng cộng sự trong nghiên cứu của mình trên các học sinh ở ba trường tiểu học tại thành phố Lạng Sơn đã nhận thấy tỷ lệ thiếu máu chung trên đối tượng tại thời điểm nghiên cứu năm 2005 là 29.4% và có mối liên quan mức độ vừa với tỷ lệ nhiễm các loại giun móc, giun đũa.
Thực trạng thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu hiện nay. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em, 53% phụ nữ có thai, 40% phụ nữ không có thai và 60% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân chính của thiếu máu do thiếu sắt là khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là các thức ăn nguồn gốc động vật. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm giun móc khá cao đóng góp vào nguyên nhân thiếu máu do thiếu săt.
1.8.2. Nước ngoài [8], [22]
Theo UNICEF đánh giá năm 1998 gần 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu máu thiếu sắt, có khoảng 40-50% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu ở các nước đang phát triển. Ở Trung Quốc xác định tình trạng thiếu máu là vấn đề sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ tiền học đường. Theo Kaur MM (1984), ở Ấn Độ ước tính khoảng 60 triệu trẻ suy dinh dưỡng, trong đó có trên một nửa trẻ từ 0-6 bị thiếu máu dinh dưỡng. Riêng ở khu nghèo vùng ngoài ô thành phố công nghiệp của Pune, Ấn Độ tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là 43%, trong đó lứa tuổi 12-36 tháng chiếm cao nhất 61%. Ở Phillipin năm 1987, tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 1 tuổi là 70,4%, trẻ từ 1-6 tuổi là 38,7%. Ở Uzbekistan năm 1996 tỷ lệ thiếu máu trẻ từ 3 tuổi là 61% trong đó 26% thiếu máu nhẹ và 1% thiếu máu nặng. Ở miền Bắc Togo tỷ lệ thiếu máu trẻ em từ 3-48 tháng là 65,6%. Tại Kenya tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi là 14,6%; miền Bắc Ethiopia tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 6-60 tháng tuổi là 42%. Ở Ebonwa miền nam Cameroon năm 1998 tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ 6 tháng chiếm 47%, ở trẻ dưới 3 tuổi chiếm 42%, từ 3-5 tuổi chiếm 21%. Ở Mỹ năm 1985, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 17-44%, trong đó trẻ em da đen chiếm 21%,11% trẻ em Tây Ban Nha và Bồ đào Nha, 2% trẻ da trắng. Theo nghiên cứu của Nguyen PH và cộng sự trên 9550 người dân ở khắp 53 tỉnh thành của Việt Nam năm 1995 đã nhận thấy có 60% trẻ em dưới 2 tuổi, 53% số phụ nữ mang thai, 40% số phụ nữ không mang thai và 15,6% nam giới trưởng thành có thiếu máu .
Và còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác trong nước cũng như trên thế giới về thiếu máu và các vấn đề liên quan đến nó. Điều này chứng tỏ đây là một khía cạnh sức khoẻ cấp bách cần được mọi người quan tâm nghiên cứu.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU