1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu các yếu tố liên quan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng west ở trẻ em

43 763 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

Hội chứng West là một loại động kinh bắt đầu từ thời kỳ trẻ nhỏ, hộichứng này còn được gọi là co thắt trẻ nhỏ infantile spasm biểu hiện bằngnhững cơn giật kiểu co thắt, loạn nhịp cao điệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHI£N CøU NGUY£N NH¢N Vµ MéT Sè

YÕU Tè TI£N L¦îNG CñA HéI CHøNG WEST

T¹I VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

Trang 2

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHI£N CøU NGUY£N NH¢N Vµ MéT Sè

YÕU Tè TI£N L¦îNG CñA HéI CHøNG WEST

T¹I VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG

Chuyên ngành : NHI KHOA

Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Văn Thắng

HÀ NỘI – 2012

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACTH : Adreno Corticotropin Hormone

CRH : Corticotropin Releasing Hormone

TLC : Trương lực cơ

TT- VĐ : Tâm thần- vận động

Trang 7

Hội chứng West là một loại động kinh bắt đầu từ thời kỳ trẻ nhỏ, hộichứng này còn được gọi là co thắt trẻ nhỏ (infantile spasm) biểu hiện bằngnhững cơn giật kiểu co thắt, loạn nhịp cao điện thế trên điện não đồ, kèmtheo trẻ thường có biểu hiện chậm phát triển tinh thần vận động Ở Mỹ cơn

co thắt trẻ nhỏ chiếm 2 % động kinh trẻ em, tỷ lệ cơn co thắt trẻ nhỏ từ 2.5– 6 / 10000 trẻ sinh sống Tại Đan Mạch tỷ lệ mắc chiếm 4,2 %, tại Hà Lan

là 7,6% trong số động kinh trẻ em Hầu hết bệnh nhân tử vong trong 10năm đầu, 10 % xảy ra sau tuổi 20 Một nghiên cứu thuần tập tại Atlanta(1975) thấy rằng 15% bệnh nhân chết ở tuổi 11 và 35% bệnh nhân chết ởtuổi 25 [17]

Nguyên nhân của hội chứng West có thể là do tổn thương thực thểcủa não bộ (nhóm động kinh triệu chứng) xảy ra trước, trong, sau sinh hoặckhông xác định được nguyên nhân (nhóm căn nguyên ẩn)

Trang 8

Hội chứng West thường dễ chẩn đoán nhưng vấn đề điều trị cònnhiều khó khăn, đây là một loại động kinh có tỷ lệ kháng trị cao và tiênlượng của bệnh rất khó khăn Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyênnhân, tổn thương não và sự đáp ứng với thuốc kháng động kinh Thể tiênphát điều trị thường dễ cắt cơn nhưng bệnh có tính chất di truyền, trái lạithể mắc phải hay triệu chứng thường khó điều trị, bệnh nhân đáp ứng kémvới thuốc kháng động kinh.

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hội chứng West HoàngCẩm Tú (1996) nghiên cứu về bệnh động kinh trẻ em thấy hội chứng Westchiếm tỷ lệ 6,82% các loại động kinh [2], Nguyễn Minh Tuấn (2004) hộichứng West chiếm 5.3% động kinh trẻ em được điều trị tại Bệnh viện NhiTrung ương [3]

Ngày nay, với điều kiện trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại cho chẩnđoán động kinh như máy chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET, điệnnão đồ vi tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương và các cơ sở khác tại Hà Nộicho phép chúng tôi có thể thực hiện đề tài: "Nghiên cứu các yếu tố liênquan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng West ở trẻ em"với hai mục tiêu là:

1 Nhận xét các yếu tố liên quan và nguyên nhân của hội chứng West.

2 Phân tích một số yếu tố tiên lượng của hội chứng này.

Với kết quả thu được có thể cho phép hiểu rõ hơn về hội chứng co giậtnặng thường để lại hậu quả nặng nề và đề ra các biện pháp điều trị và dựphòng thích hợp

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1.Định nghĩa và thuật ngữ

Cơn động kinh do hoạt động kịch phát, đồng bộ, bất thường, quámức của một quần thể các tế bào thần kinh vỏ não gây ra và biểu hiện trênlâm sàng bằng các dấu hiệu vận động, cảm giác, giác quan hoặc tâm thần [1]

Bệnh động kinh là một quá trình bệnh lý mãn tính đặc trưng bằng sựxuất hiện của ít nhất hai cơn động kinh cách nhau trên 24h, không liên quanđến bất cứ một tổn thương cấp tính hay rối loạn chuyển hóa nào [1]

Hội chứng động kinh: là một nhóm nhất định các triệu chứng và dấuhiệu luôn xuất hiện cùng với nhau chứ không phải do ngẫu nhiên

Hội chứng West là một hội chứng động kinh gồm các cơn giật cothắt ở trẻ nhũ nhi, loạn nhịp cao điện thế trên điện não đồ, có hay bắt đầu

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 John Hughlings Jacjson (1874-1911)

đã mô tả lâm sàng và tổn thương của động kinh cục bộ và đã đưa ra một giảthuyết về định nghĩa động kinh: Động kinh là cơn kịch phát phóng điệnđồng thời, quá mức và tự duy trì của một quần thể noron trong chất xám vỏnão [9]

Trang 10

Năm 1924 Hans Berger lần đầu tiên thành công trong kỹ thuật ghiđiện não đồ ở người.Năm 1935 Gibbs- David và Lennox công bố các hoạtđộng kịch phát của động kinh trên điện não đồ [9].

Năm 1841 William James West là một bác sỹ người Anh lần đầu tiên

mô tả biểu hiện lâm sàng ở chính con trai 4 tháng tuổi của ông trên tạp chíLancet Tại Pháp sau 40 năm Fere (1883) đã mô tả máy giật kiểu “salaam”(chào) là một triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh Ông đã nhận thấy sựliên quan giữa sự thoái triển tâm thần và tiên lượng bệnh Ông cũng làngười đầu tiên phân biệt được dạng triệu chứng hay căn nguyên ẩn [19]

Hàng trăm năm sau sự mô tả của West về cơn co giật của con traiông chỉ có vài báo cáo về rối loạn co giật này xuất hiện trong y văn bằngtiếng Anh Cho đến năm 1941 chỉ có 68 trường hợp được báo cáo trong yvăn (Wohler 1941) [19]

Từ năm 1950, Lennox và Davis đã mô tả hình ảnh điện não đồ đặcbiệt đó là những nhọn, sóng chậm Năm 1952, Gibbs F.A và Gibbs E.L đã

mô tả hình ảnh điện não đồ kinh điển ngoài cơn của hội chứng này và đưa

ra thuật ngữ “loạn nhịp điện thế cao”.Ở châu Âu Gastaut và Remond(1952), Hess và Neuhaus (1952) đã công bố triệu chứng lâm sàng và điệnnão đồ bất thường của rối loạn co giật đặc biệt này

Năm 1946 Felix Block và Edward Purcell đã phát hiện ra hiện tượngcộng hưởng từ hạt nhân và từ những năm 1950 đến năm 1970 cộng hưởng

từ đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi.Và đó là cơ sở vật lý quan trọngcho sự phát triển MRI [8]

Đến năm 1970, tiến sĩ Raymond Damidian đã phát hiện ra cấu trúc

cơ thể người bao gồm phần lớn nước và nước phát ra một tín hiệu mà cóthể dò và ghi lại được Đó là chìa khóa cho việc tạo ảnh cộng hưởng từ [8]

Trang 11

Đến năm 1980 chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên được đưa vào áp dụng.Đến năm 1993 thì cộng hưởng từ chức năng (FMRI) dùng để chẩn đoán cácchức năng và hoạt động của não bộ

Theo Sema Saltik 2003 thì chụp cộng hưởng từ sọ não không nhữngcung cấp những thông tin về nguyên nhân mà còn chỉ ra những vấn đề sinh

lý bệnh của co thắt trẻ nhỏ Thể chai mỏng và teo não lan tỏa liên quan vớibệnh não thiếu oxy, thiếu máu cục bộ trong khi đó tổn thương chậm myelinhóa thì dường như không liên quan đến một nguyên nhân cụ thể [11]

Triệu chứng co thắt trẻ nhỏ tiếp tục được nghiên cứu về cơ chế bệnhsinh thông qua những kỹ thuật mới như điện não đồ vi tính, điện não đồvideo, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não, SPECT, PET, sinh họcphân tử và gen

1.3 Dịch tễ học

Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ mắc động kinh trên thế giới chiếmkhoảng 0.5 % dân số, thay đổi tùy theo địa lý như ở Pháp và ở Mỹ làkhoảng 0.85 %, Canada là 0.6 % Cũng theo tổ chức y tế thế giới và Liênhội chống động kinh quốc tế có khoảng 50 triệu người đang mắc động kinhtrên thế giới, chiếm 1% ghánh nặng bệnh tật nói chung trong đó 80 %ghánh nặng động kinh là ở các nước đang phát triển [18]

Ở trẻ em tỷ lệ mắc động kinh nói chung dao động từ 2.7 đến 5.5 trên

1000 dân, theo Yoko Ohtsuka nghiên cứu tại Nhật Bản tỷ lệ mắc là 5.3/

1000 dân[20]

Tỷ lệ mắc của hội chứng West thay đổi tùy theo các nghiên cứu từ 3.5 trong 100000 trẻ sinh ra sống [17] Hầu hết các nghiên cứu cho thấyrằng hội chứng West thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trai /gái là 1.5 /1, theo Jeavons 1985

2-Hội chứng West liên quan đến yếu tố gia đình là hiếm gặp, khoảng4% các trường hợp (Aicardi- 1994) Tuy nhiên những co thắt này đã được

Trang 12

báo cáo xảy ra ở những trẻ sinh đôi cùng trứng, Pavone 1980 Nguy cơ lặplại của hội chứng West ở anh em ruột được ước lượng là nhỏ hơn 1%(Dulac 1993).

Tuổi khởi bệnh cao nhất là từ 3 đến 7 tháng và thường trước mộttuổi, trong đó 50-70 % bệnh bắt đầu từ 3-7 tháng, 85% ở trẻ dưới một tuổi,93% ở trẻ dưới hai tuổi Khởi bệnh sau một tuổi Jeavons và Bower (1964)gặp ở 3% trẻ, Chevrie và Aicardi gặp ở 5%, Limbroso (1983) gặp ở 10%trẻ Ở Việt Nam, Ninh Thị Ứng (1982-1990) nghiên cứu 142 trẻ bị hộichứng West trong đó trẻ dưới một tuổi chiếm 76,7%.[1],[4]

1.4 Phân loại

Năm 1981 liên hội chống động kinh quốc tế đã đưa ra phân loại cơnđộng kinh dựa trên hai chỉ tiêu: Triệu chứng lâm sàng và hình ảnh điện não

đồ Về tổng thể bảng phân loại này gồm ba nhóm chính: Cơn động kinh cục

bộ, cơn động kinh toàn bộ và cơn động kinh không phân loại Bảng phânloại này giúp sử dụng chính xác các thuật ngữ về cơn động kinh

Cách phân loại động kinh theo cơn giúp thầy thuốc chẩn đoán vàphân loại nhanh được cơn động kinh nhưng khó xác định được nguyênnhân gây bệnh Do đó tiên lượng bệnh cũng gặp nhiều khó khăn và việcđiều trị hướng về cắt cơn đơn thuần nhiều hơn là điều trị căn nguyên

Để có thể biết rõ bản chất động kinh và can thiệp sâu vào tác nhângây bệnh, năm 1989 Liên hội quốc tế chống động kinh đã đề xuất bảngphân loại về động kinh theo các hội chứng động kinh Bảng phân loại độngkinh theo hội chứng động kinh dựa trên sự tổng hợp thông tin từ triệuchứng học và nguyên nhân

Bảng 1 Phân loại quốc tế các cơn động kinh 1981[1]

Các cơn động kinh toàn bộ

-Các cơn vắng ý thức

+Điển hình

Trang 13

+Không điển hình

-Các cơn giật cơ

-Các cơn co giật

-Các cơn tăng trương lực

-Các cơn tăng trương lực-co giật

-Các cơn cục bộ toàn bộ hóa thứ phát

+Các cơn cục bộ đơn giản toàn bộ hóa thứ phát

+Các cơn cục bộ phức tạp toàn bộ hóa thứ phát

+Các cơn cục bộ đơn giản tiến triển thành các cơn cục bộ phức tạp sau đó toàn bộ hóa thứ phát

Các cơn động kinh không phân loại

Bảng 2 Phân loại quốc tế động kinh và hội chứng động kinh (1989) [1]

Động kinh và các hội chứng động kinh cục bộ

Động kinh tiên phát liên quan đến tuổi

-Động kinh lành tính ở trẻ nhỏ có liên quan đến hoạt động kịch phát ở vùng Rolando

Trang 14

-Động kinh lành tính trẻ nhỏ có hoạt động kịch phát ở vùng chẩm

Động kinh triệu chứng

-Hội chứng Kojewnikow hay động kinh cục bộ liên tục

-Các loại động kinh ở thùy: Thái dương, trán, đỉnh, chẩm

Động kinh căn nguyên ẩn: Khi các căn nguyên còn chưa được tìm ra

người ta gọi là động kinh cục bộ căn nguyên ẩn

Động kinh và các hội chứng động kinh toàn bộ

Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi

-Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình

-Co giật sơ sinh lành tính

-Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ nhỏ

-Động kinh cơn vắng ở tuổi thiếu niên

-Động kinh giật cơ ở tuổi thanh niên

-Động kinh cơn lớn khi tỉnh giấc

-Động kinh xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt

-Các loại động kinh khác có thể phân loại giống động kinh toàn bộ, nguyên phát nhưng không nằm trong các hội chứng đó

Động kinh căn nguyên ẩn hay động kinh triệu chứng, đặc biệt

-Các cơn co thắt tuổi nhỏ (hội chứng West)

-Hội chứng Lennox- Gastaut

-Động kinh với các cơn giật co đứng không vững

-Động kinh với cơn vắng ý thức có giật cơ

Động kinh triệu chứng

-Động kinh không có căn nguyên đặc hiệu:

Bệnh não giật cơ sớm

Bệnh não tuổi thơ xuất hiện sớm với hoạt động bùng phát- dập tắt(hội chứng Otahara)

Trang 15

-Các cơn khác

-Các hội chứng đặc hiệu: Nhiều căn nguyên chuyển hóa và thoái hóa đượcxếp vào phần này

Động kinh không xác định được toàn bộ hay cục bộ

-Phối hợp giữa các cơn động kinh toàn bộ và cục bộ, đặc biệt là:

Các cơn sơ sinh

Động kinh giật cơ nặng nề

Động kinh với các nhọn sóng liên tục trong giấc ngủ chậm

Động kinh kèm thất ngôn mắc phải(hội chứng Landau- Kleffner)

-Không có đặc điểm điển hình là cục bộ hay toàn bộ

Các hội chứng đặc biệt

-Các cơn xảy ra ngẫu nhiên liên quan đến một tình huống gây động kinh thoáng qua:

Co giật do sốt cao

Các cơn chỉ xuất hiện khi có nhiễm độc hoặc chuyển hóa

-Cơn đơn độc, trạng thái động kinh đơn độc

Phân loại động kinh ở trẻ em:

Do những đặc thù về phát triển và biệt hóa hệ thần kinh trung ương ởtrẻ em, sự myelin hóa và sự trưởng thành của các nơron, do vậy các bệnh

và hội chứng động kinh ở trẻ em có sự thay đổi theo từng nhóm tuổi.TheoS.Harvey và Michael Duchowny phân loại các bệnh và hội chứng độngkinh ở trẻ em theo tuổi khởi phát cơn động kinh [13]:

Lứa tuổi sơ sinh

 Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình

 Bệnh não rung giật cơ sớm(hội chứng Aicardi)

 Bệnh não gây động kinh ở trẻ nhũ nhi khởi phát sớm(hội chứngotahara)

Trang 16

Lứa tuổi nhũ nhi (1-24 tháng)

 Co giật do sốt

 Bệnh não gây động kinh ở trẻ nhũ nhi (hội chứng West )

 Động kinh giật rung cơ lành tính

 Động kinh giật rung cơ nặng (hội chứng Dravet)

 Động kinh cục bộ di trú

 Co giật cục bộ lành tính

 Co giật lành tính có tính chất gia đình

Lứa tuổi tiền học đường (2-6 tuổi)

 Động kinh cơn vắng ý thức kèm rung giật cơ (hội chứngTassinari)

 Bệnh não gây động kinh ở trẻ tiền dậy thì ( hội chứng Gastaut)

Lennox- Động kinh với các cơn giật rung cơ mất đứng ( hội chứng Doose)

 Động kinh thất ngôn mắc phải (hội chứng Landau- Kleffner)

 Động kinh với các sóng gai nhon liên tục trong giấc ngủ

 Các động kinh cục bộ triệu chứng/ căn nguyên ẩn

Lứa tuổi học đường và vị thành niên (trên 6 tuổi)

 Động kinh cơn vắng

 Động kinh cục bộ lành tính với các nhọn ở trung tâm thái dương(ĐK rolando)

 Động kinh thùy chẩm lành tính

 Động kinh toàn thể kèm co giật do sốt

 Các động kinh phản xạ (ĐK nhạy cảm ánh sáng, ĐK khi đọc)

 Động kinh cơn vắng ý thức ở tuổi thiếu niên

 Động kinh cơn trương lực – giật rung khi thức dậy

 Động kinh giật rung tuổi thiếu niên

 Động kinh thùy trán ban đêm di truyền trội NST thường

Trang 17

 Các động kinh giật rung cơ tiến triển

Mọi lứa tuổi

 Các động kinh cục bộ triệu chứng / căn nguyên ẩn

 Động kinh với các cơn trương lực giật rung toàn thể

 Viêm não Rasmussen

 Động kinh cơn cười do u mô thừa vùng dưới đồi

Theo phân loại của Liên hội chống động kinh quốc tế năm 1989, hộichứng West được xếp vào động kinh toàn thể căn nguyên ẩn hay động kinhtriệu chứng Hội chứng West được chia làm hai nhóm:

- Nhóm triệu chứng: Phát hiện dấu hiệu thần kinh khi thăm khám,chậm phát triển tinh thần vận động, có tổn thương não trước khi xuất hiệnbệnh, bất thường về cận lâm sàng

- Nhóm căn nguyên ẩn: Không xác định được nguyên nhân, trướckhi có cơn giật trẻ phát triển bình thường, không có dấu hiệu thần kinh bấtthường, không thấy bất thường trên xét nghiệm cận lâm sàng

1.5 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng West bao gồm nguyênnhân trước sinh, chu sinh và sau sinh

- Các nguyên nhân trước sinh chiếm 25 %, bao gồm:

+ Các dị tật não chiếm 30-40 % : Não nhẵn, cuộn não nhỏ, loạn sản

vỏ não khu trú, bất thường phát triển các tế bào thần kinh và các sợi đuôigai, não to nửa bán cầu, không có vách ngăn giữa hai bán cầu, thiểu sản thểtrai, não úng thủy

+ Hội chứng thần kinh da do loạn sản thần kinh ngoại bì: Xơ cứng củBourneville, u sợi thần kinh, hội chứng Sturge-Weber

+ Bất thường nhiễm sắc thể: Hội chứng Miller-Dieker với chuyểnđoạn nhiễm sắc thể 17P13, hội chứng Down, hội chứng Aicardi

+Nhiễm trùng bẩm sinh

Trang 18

- Các nguyên nhân chu sinh chiếm 18-80 % nhưng chỉ có 15 % làbất thường rõ rệt và có dấu hiệu thần kinh.

+ Tổn thương do thiếu oxy, thiếu máu cục bộ

+ Bệnh não với nhiều nang nước trong não, bệnh não chất trắng.+ Chấn thương sản khoa

- Các nguyên nhân sau sinh:

+ Thiếu máu não, thiếu oxy não

+ Chấn thương sản khoa gây xuất huyết dưới màng cứng, trong nhu

mô não hoặc trong não thất

+ Viêm màng não, viêm não do Herpes, nhiễm Cytomegalovirus,virus Ebstein-Barr

+ Bệnh chuyển hóa chiếm 10-17 %: bệnh loạn dưỡng não chất trắng,bệnh ty thể…

- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có động kinh từ 3-6 %, sốt giật

từ 7-17 % Những đột biến gen ảnh hưởng đến sự phát triển synap, sự saochép gen, phosphoryl hóa Protein, vận chuyển ion và một số chức năngkhác của tế bào Nhờ kỹ thuật xét nghiệm gen và chẩn đoán hình ảnh ngàycàng hiện đại mà tỷ lệ những ca co thắt trẻ nhỏ với căn nguyên ẩn ngàycàng giảm theo thời gian [7], [10]

1.6 Cơ chế bệnh sinh

Cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, có một số giả thiết như sau:

- Liên quan đến cấu trúc dưới vỏ não: Wenzel D.1987 đã đo điện thếthân não bằng kích thích thính giác thấy có bất thường từ 43 %-51,6%,nhưng lại không quan sát được ở nhóm có căn nguyên ẩn Hrachovy vàForst (1989) đưa ra cơ sở sinh lý bệnh của hội chứng West có thể tìm thấy

ở thân não Họ thừa nhận sự rối loạn chức năng của tế bào thần kinh trongcác nhân của hệ thống lưới cầu não và những vùng xung quanh Người ta

đã tìm thấy các bất thường bệnh học ở vùng thân não như thay đổi viêm,

Trang 19

tăng chuyển hóa Nhiều tác giả đề cập đến sự mất cân bằng giữa tăng hoạtchất norepinephrin, serotonin và giảm hoạt chất tiết cholin.

- Bất thường điện não đồ và chức năng hành vi có thể do tổn thương

vỏ não: Các phóng điện ở vỏ não đã kích thích các cấu trúc dưới vỏ (thânnão) và loạn nhịp điện thế cao trên điện não đồ là một hiện tượng toàn thể

tự phát gây nên do thân não O.Dulac cho rằng vỏ não có thể là vùng khởiđộng cho các cơn co thắt và tình trạng kích thích lan tỏa của vỏ não chưatrưởng thành và hoặc sự lan tỏa của quá trình động kinh từ một bất thườngkhu trú có lẽ làm phát sinh loạn nhịp điện thế cao

- Cơ chế liên quan đến tuổi: Trong năm đầu vỏ não tiếp tục trưởngthành và thay đổi theo tháng tuổi Giai đoạn 4-6 tháng là giai đoạn vỏ nãophát triển đạt đến đỉnh cao, tăng sinh sự phân chia tế bào, các sợi ít đuôigai, myelin hóa Các cơn co thắt trẻ nhỏ là do quá trình phát triển bìnhthường bị chậm trễ hoặc không thực hiện được Bằng phương pháp chụpcắt lớp phát xạ positon và chụp cắt lớp phát xạ photon đơn người ta thấynhững bất thường vỏ não vùng đỉnh chẩm ở những trẻ có hội chứng West

- Cơ chế sinh hóa của động kinh:

+ Sự không cân bằng giữa tăng hoạt chất norepinephrin, serotonin vàgiảm hoạt chất cholin

+ Một số đưa ra giả thiết là rối loạn chức năng của hệ thống chất dẫntruyền thần kinh tiết monoamine và đảo lộn các cấu trúc của tế bào thầnkinh ở thân não là nguyên nhân gây nên các biểu hiện lâm sàng của hộichứng West

+ Bất thường hệ thống miễn dịch với sự có mặt của kháng nguyên HLADRW5L (Hrachovy 1987)

+ Corticotropin-releasing hormon được cho là chất dẫn truyền thầnkinh, chuyển hóa ở trám dưới của não CRH tác động lên tuyến yên, tăngcường sự phóng thích ACTH ACTH và glucocorticoid kìm hãm sự bài tiết

Trang 20

và chuyển hóa CRH qua cơ chế điều hòa ngược Người ta cho rằng tổnthương trong thời kỳ phát triển thần kinh gây nên sự sản xuất CRH quámức Điều này dẫn đến sự kích thích quá mức của tế bào thần kinh và kếtquả gây cơn động kinh Số lượng thụ thể CRH đạt tối đa ở não trẻ bú mẹsau đó giảm tự nhiên theo tuổi do đó các cơn co thắt trẻ em sẽ giảm dần vàchuyển sang dạng giật khác.

1.7 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng West

1.7.1.Lâm sàng của hội chứng West: bao gồm những cơn co giật và sựchậm phát triển tinh thần vận động, có thể có những bất thường về thầnkinh, da

- Co giật được chia làm 3 dạng:

+ Co thắt gấp: chiếm 34-42% [1], theo Ninh Thị Ứng chiếm 64.8%[4], trẻ đột nhiên khóc thét, gập đầu, thân mình, hai tay co lên gấp bắt chéohình chữ thập trước ngực, hai chân gấp kiểu hình số 4, thường xảy ra haibên và cân xứng Co thắt thành từng chuỗi gồm nhiều nhịp, mỗi nhịp cothắt kéo dài 0.5 -2 giây Cường độ co thắt phụ thuộc vào số nhóm cơ thamgia, nếu co thắt gấp và khu trú nhiều ở vùng gáy thì có động tác gập đầu,vùng bụng thì có thể làm thân gấp đôi ở eo bụng như con dao nhíp

+ Co thắt duỗi: Biểu hiện bằng đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra, hai taychoàng ra, hai chân dạng ra Kiểu co thắt này chiếm 19-23%

+ Co thắt hỗn hợp: bao gồm dạng giật đầu ngửa ra sau, hai tay haichân co rúm về phía trước hoặc co thắt gấp cổ, thân và cánh tay đồng thờiduỗi cẳng chân Kiểu co thắt này chiếm 31-47%

+ Các cơn co giật có thể xuất hiện khi thức, lúc bắt đầu ngủ hoặc khithức dậy

- Chậm phát triển tinh thần, vận động:

+ Trong số những bệnh nhân bị hội chứng West triệu chứng, 68-85

% chậm phát triển tinh thần vận động, 5-15 % phát triển bình thường

Trang 21

+ Trước khi xuất hiện co giật trẻ có thể vẫn phát triển tâm thần, vậnđộng bình thường Sự thoái triển tâm thần vận động thường xuất hiện saucơn co giật đầu tiên vài tuần với biểu hiện chậm giữ được đầu, chậm quansát xung quanh, chậm ngồi Những biểu hiện của chậm phát triển đượcđánh giá bằng các test Denver, Brunel-Lezine, Gesell.

- Bất thường về thần kinh: bại não, não bé, não úng thủy, liệt nửangười, giảm thị lực, giảm thính lực

- Khám mắt có thể thấy bất thường vòng mạch võng mạc trong cácbệnh nhiễm trùng bẩm sinh, hình ảnh khuyết vòng mạch võng mạc tronghội chứng Aicardi, tổn thương dạng củ võng mạc trong bệnh xơ hóa củ

- Bất thường da: có thể thấy những vùng da tổn thương, u tuyến bãnhờn, những vùng giảm sắc tố trên da được phát hiện bằng đèn Wood

1.7.2 Cận lâm sàng

- Điện não đồ: luôn luôn được làm đối với trường hợp nghi ngờ có cothắt trẻ nhỏ Biến đổi điện não đồ giữa các cơn biểu hiện như sau:

Biến đổi đặc hiệu là loạn nhịp cao điện thế, chiếm 66 % trường hợp

Đó là sự kết hợp không theo một trình tự, lộn xộn sóng chậm có biên độcao, 1-3 ck/giây, điện thế cao 150-200 microvol xen kẽ với sóng nhọn, gainhọn có biên độ cao, hình thái vị trí thay đổi khắp hai bán cầu

+ Không phải tất cả bệnh nhân đều có biến đổi điện não đồ đặctrưng, loạn nhịp cao điện thế không đối xứng, không cân xứng điện thế,loạn nhịp cao điện thế với các đợt giảm điện thế dài và có đợt kịch phát(kiểu bùng phát-dập tắt), loạn nhịp với hoạt động sóng chậm điện thế caovới vài nhọn sóng không cân xứng

+ Nếu có thể thì ghi điện não đồ video: thời gian ghi kéo dài hơn và

có thể bắt được những sóng bất thường cả khi thức và ngủ

- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scaner) sọ não: Thấy được hình ảnh bấtthường cấu trúc như não úng thủy, não nước, tật nứt não, không có thể trai

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Michael Duchowny, A.Simon Harvey (1996), “Pediatric Epilepsy syndrome: An update and Critical Review”, Epilepsia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pediatric Epilepsysyndrome: An update and Critical Review”
Tác giả: Michael Duchowny, A.Simon Harvey
Năm: 1996
14. Renzo Guerrini (2006), “Epilepsy in children” The Lancet (367), 499- 524 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epilepsy in children” "The Lancet
Tác giả: Renzo Guerrini
Năm: 2006
15. Sema Saltik, Naci Kocer and Aysin(2003), “Magnetic Resonance Imaging Finding in infantile spasm: Etiologic and pathophisiolosic Aspect” J Child Neurol 18(4): 241-246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Magnetic ResonanceImaging Finding in infantile spasm: Etiologic and pathophisiolosicAspect”
Tác giả: Sema Saltik, Naci Kocer and Aysin
Năm: 2003
16. Shine-Ichiro Hamano: “Long-term follow up study of WS”, The journal of Pediatric Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long-term follow up study of WS
17. Thomas R. Browne (2008), Handbook of Epilepsy, (Fourth Edition.) 18. Tracy A Glauser, MD; Chief Editor: Amy Kao, MD “Infantile Spasm(West Syndrome) Medication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Epilepsy
Tác giả: Thomas R. Browne
Năm: 2008
19. Wiley-Blackwell: “Guideline Established for treatment and diagnosis of infantile spasms”, Neurosciencenews.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guideline Established for treatment and diagnosisof infantile spasms
20. Who (2005) “Epilepsy care in the world 2005”, Global Campaign Against Epilepsy, World Health Organization Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epilepsy care in the world 2005”
22. Yoko ohtsuka (2006): “Prevalence of childhood epilepsy and distribution of Epileptic syndromes”, Epilepsy.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of childhood epilepsy anddistribution of Epileptic syndromes
Tác giả: Yoko ohtsuka
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.4. Tần số co thắt theo nguyên nhân - nghiên cứu các yếu tố liên quan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng west ở trẻ em
Bảng 3.4. Tần số co thắt theo nguyên nhân (Trang 33)
Bảng 3.3. Kiểu co giật theo nguyên nhân - nghiên cứu các yếu tố liên quan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng west ở trẻ em
Bảng 3.3. Kiểu co giật theo nguyên nhân (Trang 33)
Bảng 3.6. Kết quả điều trị theo nguyên nhân - nghiên cứu các yếu tố liên quan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng west ở trẻ em
Bảng 3.6. Kết quả điều trị theo nguyên nhân (Trang 34)
Bảng 3.5. Phát triển tâm thần theo nguyên nhân - nghiên cứu các yếu tố liên quan, nguyên nhân và các yếu tố tiên lượng của hội chứng west ở trẻ em
Bảng 3.5. Phát triển tâm thần theo nguyên nhân (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w