Một số nhận xét, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, và hạch toán TSCĐ

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang (Trang 48)

I. Một số nhận xét, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, và hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang. công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang.

1. Nhận xét chung

Có thể nói cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng của mình trong ngành xây dựng. Từ lúc thành lập cho đến nay (khoảng 7 năm), từ chỗ là điểm xuất phát thấp, có những lúc công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngày nay, công ty đã tạo cho mình một hướng đi đúng đắn tạo được niềm tin trên thương trường và có lãi. Sự lớn mạnh này của công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lý cũng đang từng bước được hoàn thiện.

Trong nền kinh tế thị trường,công ty đã luôn khẳng định tính độc lập tự chủ của mình trong kinh doanh, biết phát huy khai thác sử dụng có hiệu quả nội lự tiềm năng sẵn có của mình, trong đó TSCĐ luôn là yếu tố hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng này ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng TSCĐ.

Công ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ như: Phân công, phân cấp quản lý, sửa chữa bảo dững thường xuyên, sử dụng TSCĐ đúng công suất, cố gắng sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất.

Công ty cũng đã đầu tư máy tính vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, nhờ đó mà hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, giảm bớt nhân lực.

Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực song song với việc tổ chức gọn nhẹ các bộ phận như ở phòng kế toán với chỉ 5 nhân viên nhưng tỏ ra làm việc có hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác những tình hình biến động tài sản, tính toán, tập hợp đầy đủ những chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý các nguồn vốn trong công ty. Trong đó phải tính đến sự đóng góp không nhỏ của kế toán TSCĐ đã phản ánh được tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ.

Qua thực tập, bằng những kiến thức đã học, cũng như những điều ghi nhận được trong thời gian thực tập và được sự giúp đỡ của các nhân viên phòng tài vụ,

em thấy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ của công ty có những ưu, nhược điểm nhất định.

2. Ưu điểm

2.1 Trong công tác quản lý, sử dụng

Đã tạo được tính chủ động trong quản lý, và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận, nâng cao được tinh thần trách nhiệm ở mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ. Qua đó cho thấy được việc sử dụng TSCĐ đã đạt được những kết quả nhất định.

2.2 Trong công tác hạch toán TSCĐ:

Kế toán luôn cập nhật, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm lên hệ thống sổ sách của công ty

Kế toán nắm chắc số TSCĐ hiện có của nhà máy cũng như bộ phận quản lý và nơi sử dụng.

Ở bộ phận sử dụng cũng theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng TSCĐ hiện cở bộ phận mình thông qua sổ chi tiết riêng.

Kế toán hạch toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ sách: Sổ nhật ký chung, sổ cái ztk 211, 214. Theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

Kế toán thường xuyên nắm vững và sử dụng những thông tư quyết định mới của Bộ tài chính trong công tác hạch toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp.

Kế toán tiến hành phân loại và đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ của Bộ tài chính. Cách phân loại TSCĐ theo công dụng và nguồn gốc để giúp cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao. Nhưng tSCĐ lại được hình thành từ những nguồn gốc khác nhay nên có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau.

Kế toán có thể nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua việc trích khấu hao, từ đó tham mưu cho các lãnh đạo về các quyết định như đầu tư, mua mới TSCĐ hay nhượng, bán thanh lý những TSCĐ không còn hiệu quả hay không thể dử dụng được nữa.

3. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, trong công tác quản lý sử dụng và hạch toán TSCĐ có một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ để nó thực sự trở thành công cụ quản lý.

Việc theo dõi TSCĐ không mở thẻ TSCĐ làm cho việc theo dõi TSCĐ gặp nhiều khó khăn, tuy kế toán có mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ nhưng nếu có thẻ theo dõi chi tiết thì sẽ dễ dàng hơn cho công việc quản lý, kế toán sẽ nắm rõ hơn các chi

của TSCĐ.

Hệ thống sổ chi tiết của công ty còn thiếu dổ theo dõi chi tiết TSCĐ cho từng đơn vị sử dụng.

Trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ công ty chưa có kế hoạch tiến độ cụ thể cho việc sửa chữa lớn TSCĐ nên kế toán không có cơ sở trích trước khoản chi phí này. Vì vậy khi có phát inh nghiệp vụ đã gây ra hiện tượng đột biến giá thành một cách giả tạo, ảnh hưởng đến kết quả hạch toán kinh doanh và mất ổn định trong kế hoạch sản xuất chung của công ty.

Những TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không có khả năng khắc phục sửa chữa, công ty chưa tiến hành thanh lý, nhượng bán dứt điểm để thu hồi vốn kịp thời.

4.Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang.

Có thể nói, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trườn thì yêu cầu sống còn và không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển tốt, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra và trong đó quản lý sử dụng TSCĐ là một trong những biện pháp tích cực.

Trong những năm qua, công ty không ngừng lớn mạnh, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần phải khắc phục dần mà trước hết là cần phải hoàn thiện hơn nữa kế toán và quản lý TSCĐ.

Thứ nhất: Khi hạch toán TSCĐ tăng thêm, kế toán phải lưu tất cả các chứng từ liên quan vào hồ sơ riêng và trên cơ sở đó, kế toán cần thiết phải mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản TSCĐ của công ty. Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu 02 – TSCĐ được quy định thống nhất của Bộ tài chính.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w