Phân loại và đánh giá TSCĐ

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang (Trang 33)

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ CỦA CÔNG TY CỔ

2.Phân loại và đánh giá TSCĐ

TSCĐ của công ty có giá trị lớn, chúng được bố trí ở nhiều địa bàn khác nhau, số lượng cũng như chủng loại TSCĐ rất phong phú, đa dạng. TSCĐ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chính vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ kế toán phải phân loại TSCĐ thành các loại khác nhau dựa trên một số tiêu thức nhất định. Cụ thể TSCĐ của công ty được phân thành các loại như sau:

• Phân loại TSCĐ theo chức năng sử dụng:

Theo cách này TSCĐ của công ty được phân thành 5 loại với nguyên giá từng TSCĐ tính đến ngày 30/12/2001 như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: 1.772.662.440. đồng Loại 2: Dụng cụ quản lý: 370.858.280 đồng Loại 3: Thiết bị vận tải: 5.007.779.497 đồng Loại 4: Thiết bị công tác: 683.800.000 đồng Loại 5: Thiết bị động lực: 55.500.000 đồng

• Phân loại theo nguồn hình thành:

Theo cách này toàn bộ TSCĐ của công ty được phân thành 5 loại với nguyên giá của từng loại tính đến ngày 30/12/2001 như sau:

- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có 3.852.354.398 đồng - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách 1.750.783.448 đồng - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay 2.287.462.371 đồng

Để xác định chính xác giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy theo từng loại tài sản mà lựa chọn cách đánh giá thích hợp.

TSCĐ do phát hiện thừa việc đánh giá TSCĐ tại công ty được thực hiện như sau:

Nguyên giá = Giá mua + Chi phí có liên quan

Chi phí có liên quan như: Chi phí chạy thử, giao dịch, vận chuyển...

Đối với những TSCĐ điều chuyển giữa công ty với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong công ty thì các chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ không hạch toán bằng đơn giá mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ theo công thức:

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

Như vậy, tất cả TSCĐ có của công ty được theo dõi một cách đầy đủ, chặt chẽ trên 3 loại giá là: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Chính vì vậy, công tác hạch toán TSCĐ đã phản ánh được tổng số tiền đầu tư cho mua sắm, XDCB và trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Quang (Trang 33)