0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quy hoạch 93

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ SINH THÁI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM (Trang 104 -104 )

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

3.3.1 Quy hoạch 93

Tương ứng với quan điểm đã được xác định trong Nghiên cứu Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố (Viện QHXDTP & Nikken Sekkei, 2007), cấu trúc đô thịđược xác định theo hai loại khu vực: khu vực đất tốt và khu vực đất xấu. Các nội dung hướng dẫn cụ thể dưới đây

được triển khai trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản trong định hướng điều chỉnh quy hoạch chung TP vừa nêu.

Mô hình khu dân cư sinh thái cho khu vc đất tt

Khu vực đất tốt gồm những khu vực có cao trình 2m so với mực nước biển, cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đất có độ nén vừa, có khả năng chịu tải cao (trầm tích Pleistocene). Hệ thống thủy văn thường là các hệ sông-kênh rạch chính (như sông Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Bến Nghé…).

a. Quan điểm thiết kếđô thị:

Hai quan điểm thiết kếđô thị quan trọng nhất đối với khu đô thịđất tốt là: (1) Phát triển và duy trì “Vành đai sinh thái đô thị” với các hồđiều tiết;

(2) Phát triển đô thị theo định hướng trung chuyển (TOD – Transit Oriented Development).

Cấu trúc đô thị theo các nguyên tắc cơ bản sau:

• Tập trung phát triển đô thị mật độ cao;

• Phân khu theo hướng đa chức năng, hỗn hợp, đô thị nén: để tăng cường tính nối kết, gói gọn của đô thị, giảm nhu cầu di chuyển quãng đường dài;

• Kết hợp các công viên, quảng trường và “vành đai sinh thái” với các điểm trung chuyển, ga giao thông công cộng (buýt, xe điện…);

• Các công trình có chiều cao đa dạng tùy theo định hướng tổ chức không gian kiến trúc đô thị.

b. Quan điểm quy hoạch sử dụng đất:

Quan điểm cơ bản là cần tận dụng các đặc tính thuận lợi của loại đất tốt về cao trình, cấu tạo

địa chất và khả năng chịu tải để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Các nguyên tắc chủ yếu như sau:

(i) Tập trung phát triển cao tầng mật độ cao ở khu vực đất tốt hơn và địa hình cao hơn: - Ưu tiên quy hoạch khu vực trung tâm cao tầng ở nơi đất tốt hơn, địa hình

cao hơn;

- Phát triển đô thị mật độ nén cao xung quanh các ga trung chuyển giao thông công cộng (đặc biệt là đường sắt nhẹ nội đô lưu lượng cao như

métro) để khai thác tối đa công suất phục vụ các tuyến này; (ii)Khai thác sử dụng không gian ngầm đô thị:

- Có thể nghiên cứu khai thác không gian ngầm đô thị phục vụ nhu cầu công cộng như bãi đậu xe, hành lang đi bộ, v.v. hoặc nhu cầu đầu tư thương mại như các trung tâm thương mại-dịch vụ…;

- Tập trung khai thác không gian ngầm kết hợp với khu vực phát triển cao tầng.

(iii) Quy hoạch “vành đai sinh thái”:

- Tùy theo đặc thù khu vực và tính chất của khu dân cư trong đô thị, “vành

đai sinh thái” có thểđược quy hoạch theo một số kiểu thức: (Hình 3.6a) o Là vành đai dọc theo tuyến giao thông chính, hay tuyến phố biểu tượng

o Là vành đai kết nối các loại hình chức năng và không gian đô thị khác nhau, mang tính chất xúc tác thúc đẩy hoạt động của khu vực bao quanh.

- Trong phạm vi “vành đai sinh thái”, quy hoạch các mảng xanh (công viên, vườn dạo), mặt nước (hồđiều tiết, kênh rạch) đan xen với các tiện tích cơ

sở hạ tầng đa dạng như các công trình văn hóa, thể dục thể thao, chợ, nhà vườn truyền thống, v.v. (Hình 3.6b)

Hình 3.6a Sơđồ tổ chức Vành đai sinh thái Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi. (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

Trung tâm thành phố Ga xe lửa Công trình công cộng Khu dân cư mật độ trung bình Khu dân cư mật độ trung bình Khu vực phát triển Trường đại học, TT nghiên cứu phát triển Khu dân cư mật độ trung bình Lõi đô thị mới phát triển Vành đai sinh thái Vành đai sinh thái

Trục Bắc-Nam (rộng: 100m)

- Tuyến giao thông chính của khu vực - Tuyến phố biểu tượng của khu vực

Trục Đông - Tây (rộng: 300m)

- Kết nối với nhiều loại hình chức năng đô thị khác nhau

- Là vùng xúc tác thúc đẩy hoạt động của khu vực bao quanh

Hình 3.6b Các trục chính Vành đai sinh thái Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi. (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

(iv)Quy hoạch không gian xanh:

- Tích hợp hệ thống không gian xanh công cộng chính trong phạm vi “vành

đai sinh thái”;

- Không gian xanh thường được quy hoạch theo dạng mảng, điểm tập trung với các quy mô từđô thịđến khu dân cư, khu ở.

(v) Giải pháp kiểm soát tiêu thoát nước mưa tự nhiên

Do đặc thù của khu vực đất tốt (mạng đường thường theo dạng bàn cờ, không có nhiều kênh rạch chằng chịt), giải pháp thoát nước đô thị chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa chính và hồ điều tiết ngập úng kết hợp với các sông rạch chính.

+ Đối với khu vực phát triển mới quy mô lớn:

Xây dựng hạ tầng thoát nước, nối kết với mạng lưới thoát nước chính bên ngoài.

Do khu vực này quỹ đất còn nhiều (VD. Huyện Củ Chi), cần quy hoạch các hồđiều tiết với các quy mô phù hợp để tăng khả năng kiểm soát ngập úng. Một số nguyên tắc lưu ý:

- Khảo sát kỹ điều kiện địa hình để xác định tính khả thi của việc xây dựng hồ điều tiết nước mưa có độ sâu trên 2m (là độ sâu tiêu chuẩn để lắp đặt hồ);

- Quy hoạch theo nguyên tắc mỗi khu vực phát triển xây dựng một hồ điều tiết (phương pháp tính toán quy mô hồđiều tiết ngập úng, xem Hộp 3.1 ;

Hộp 3.1 Tính toán quy mô hồđiều tiết ngập úng

Có nhiều phương pháp tính toán quy mô hồ điều tiết ngập úng. Phương pháp được dùng trong nghiên cứu này là tính toán lượng nước mưa cần chứa tương ứng với sự gia tăng hệ số tiêu thoát nước sau khi khu vực đã đô thị hóa. Bảng dưới mô tả hệ số tiêu thoát nước mưa trung bình được tính toán theo loại hình sử dụng đất trong lưu vực thoát nước C năm 2005 và Quy hoạch chung đến năm 2025.

Lượng nước mưa cần kiểm soát trên 1ha đất phát triển đô thịđược tính toán như sau:

Q = Lượng mưa ngày × Lượng tăng hệ số tiêu thoát × 10.000 m2

=128 × 1/1000 (m) × 0,23 × 10.000 m2 = 300 m3

Bảng. Hệ số tiêu thoát trước và sau khi phát triển lưu vực thoát nước mưa C

Năm Hệ số tiêu thoát

Năm 2005 (trước khi phát triển) 0,44

Năm 2025 (sau khi phát triển) 0,67

Lượng tăng 0,23

Nếu các nhà đầu tư phát triển đô thị tại Lưu vực C chấp nhận xây dựng hồ điều tiết ngập úng với các chỉ tiêu đã nêu trên, phù hợp với các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, thiệt hại do ngập úng gây ra có thể tránh được bằng cách cải tạo kênh rạch hạ lưu trong phạm vi các giới hạn của hiện trạng sử dụng đất.

(Nguồn: Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

- Tích hợp hồ điều tiết ngập úng trong mảng xanh cảnh quan đô thị: có thể

xây dựng đáy hồ với 2 bậc có độ sâu khác nhau; nền đáy phía trên sẽđược tận dụng làm công viên cây xanh (sẽ ngập trong trường hợp nước ngập cao).

Hồ hạ: luôn chứa nước Mực nước lớn Hồ thượng: sử dụng làm công viên lúc bình

Hình 3.7 Mô hình hồđiều tiết ngập úng được tận dụng làm công viên (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

- Thiết kế xây dựng các không gian trống khác trong khu vực phát triển đô thị như sân trường, bãi đậu xe… với chức năng chứa nước mưa tại chỗ tạm thời nhằm tạo thời gian trễ khi tiêu thoát nước ra ngoài.

Hình 3.8 Mô hình chứa nước mưa tại chỗở bãi đậu xe (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

+ Đối với khu đô thị hóa hiện hữu:

Cải tạo hệ thống hạ tầng thoát nước song song với mạng lưới đường trục phụ và đường khu vực, kết nối với hệ thống cống thoát nước chính.

Do khu đô thị hóa hiện hữu (điển hình như các quận nội thành cũ) gần như không còn quỹđất

để làm hồ điều tiết mới quy mô lớn, một số giải pháp thoát nước tự nhiên có thể được triển khai phối hợp:

- Cải tạo các hệ thống kênh rạch chính hiện nay (VD. Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tàu Hủ-Bến Nghé, kênh Đôi-kênh Tẻ…);

- Cải tạo một số công viên hiện hữu theo hướng tích hợp với tạo hồđiều tiết (như trường hợp Công viên Hoàng Văn Thụ, Công viên Kỳ Hòa, Công viên

Đầm Sen…);

- Cải tạo các không gian trống khác như sân trường, bãi đậu xe… thêm chức năng chứa nước mưa tại chỗ trong khu phát triển đô thị.

(vi)Tổ chức giao thông:

Đối với đặc điểm TP.HCM, khu vực đất tốt thường có đặc điểm không có mạng lưới kênh rạch quá chằng chịt, chủ yếu chỉ có các sông và kênh rạch chính. Giải pháp thoát nước đô thị

theo hệ thống cống thoát và các “vành đai sinh thái” theo kiểu mảng hoặc dải. Việc bố trí mạng lưới đường ít phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, thủy văn.

- Mạng đường: tổ chức theo hướng bàn cờđểđạt hiệu quả sử dụng tối ưu; - Giao thông công cộng: phát triển đô thị theo định hướng trung chuyển bằng

việc phát triển giao thông công cộng và phi cơ giới, giảm sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; các “nhà ga trung chuyển” sẽ trở thành biểu tượng và trung tâm của khu dân cưđô thị. Các giải pháp cụ thể như: (Hình 3.9)

o tổ chức các tuyến xe buýt và xe điện mặt đất theo mạng đường;

o tận dụng đất “vành đai sinh thái” tổ chức các tuyến tram phục vụ khai thác cảnh quan;

o có thể khai thác xe điện ngầm đối với một số tuyến đặc biệt (qua khu vực đô thị hiện hữu không thể giải tỏa công trình hoặc có yêu cầu đặc biệt về cảnh quan).

- Giao thông đi bộ: tổ chức trên vỉa hè, nối kết với các quảng trường, công viên cây xanh và “vành đai sinh thái”, kết hợp với các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển giao thông công cộng.

Hình 3.9 Mô hình phát triển đô thị theo định hướng trung chuyển (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

(vii) Tổ chức khu ở:

- Việc tổ chức các khu ở cần đảm bảo các chỉ tiêu về sử dụng đất và quy định

khác tại QCXDVN 01:2008/BXD.

- Theo Mục 2.8.3 QCXDVN 01:2008/BXD đối với điều kiện đặc thù TP.HCM, bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở

Railway Station Bus Terminal

Bus route of circulation in the area

Bus route for outside area

Railway Station Bus Terminal

Bus route of circulation in the area

Bus route for outside area

Nhà ga tàu hỏa Bến xe buýt

Tuyến xe buýt lưu thông trong khu vực

Tuyến xe buýt lưu thông bên ngoài khu vực

phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng (ở TP.HCM là hướng Đông, Tây, Tây Nam), hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt trong công trình.

- Lựa chọn sử dụng các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng theo các tiêu chí về thiết kế sinh thái đã giới thiệu ở các phần trước.

Mô hình khu dân cư sinh thái cho khu vc đất xu

Khu vực đất xấu gồm những khu vực có cao trình dưới 2m trên mực nước biển, cấu tạo bởi các lớp đất xốp, khả năng chịu tải thấp (trầm tích Holocene). Các khu vực có điều kiện đất xấu gồm chủ yếu những đầm lầy thấp trũng, thường xuyên bị úng ngập, đan xen bởi hệ thống kê rạch chằng chịt (như huyện Nhà Bè, quận 7…).

a. Quan điểm thiết kếđô thị:

Việc phát triển các khu vực có điều kiện đất xấu có những vấn đề sau: (1) bảo tồn hệ sinh thái nhạy cảm, (2) phòng chống ngập úng do thu hẹp diện tích các khu vực mặt nước, và (3) chi phí phát triển cơ sở hạ tầng tăng lên khá cao. Do đó, quan điểm thiết kếđô thị cơ bản là “Phát triển theo cụm” với quy mô và chức năng thích hợp với từng đơn vị phát triển.

- Cấu trúc đô thị:

• Phát triển đô thị nén gọn theo cụm và bảo tồn môi trường thiên nhiên xung quanh càng nhiều càng tốt;

• Hình thành các trung tâm trong từng cụm phát triển;

• Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu nhưng hiệu quả cao;

• Không thu hẹp tổng diện tích mặt nước (diện tích sông rạch) sau khi phát triển. Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007) đề xuất quy hoạch mẫu Phát triển theo cụm đối với khu vực có diện tích khoảng 250ha với dân số 15.000-20.000 người (trong giới hạn quy mô đơn vịở).

Hình 3.10 Quy hoạch mẫu Phát triển theo cụm (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)

b. Quan điểm quy hoạch sử dụng đất:

Quan điểm cơ bản là cần nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện đất đai, các đặc điểm nhạy cảm về

sinh thái (đất trũng thấp, hệ sinh thái tại chỗ…) để quy hoạch cấu trúc đô thị phù hợp. Các nguyên tắc chủ yếu như sau:

(i) Tập trung phát triển cao tầng mật độ cao ở khu vực đất tốt hơn và địa hình cao hơn: - Ưu tiên quy hoạch khu vực trung tâm cao tầng ở nơi đất tốt hơn, địa hình

cao hơn;

- Phát triển đô thị mật độ nén cao xung quanh các ga trung chuyển giao thông công cộng (đặc biệt là đường sắt nhẹ nội đô lưu lượng cao như

métro) để khai thác tối đa công suất phục vụ các tuyến này;

(ii)Hạn chế khai thác sử dụng không gian ngầm đô thị do chi phí đầu tư-vận hành cao và

độ rủi ro cao ở khu vực đất xấu. (iii) Quy hoạch không gian xanh:

Hệ thống không gian xanh trong khu vực đất xấu được quy hoạch theo các nguyên tắc sau: - Khu vực đất xấu thường nằm trong các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái,

chẳng hạn nhiều vùng đầm lầy trũng thấp (VD. huyện Nhà Bè), hay khu

Minh họa nhóm các cụm phát triển Minh họa mạng lưới giao thông tối thiểu

Sơđồ quy hoạch mẫu

Kh phát triển Khu trung tâm

(công viên, chợ, Cụmđô thị Khu dự trữ phát triển Đường cấp II Đường cấp II Đường cấp II Đường Đường Đường

thực vật ngập nước (VD. huyện Cần Giờ), do đó ngoài khu vực được phép phát triển cần bảo vệ, dự trữ diện tích lớn không gian xanh và môi trường tự nhiên để làm khoảng đệm sinh thái;

- Dọc theo mạng lưới sông rạch chằng chịt trong các khu vực đất xấu, Thành phố có quy định14 các khoảng lùi tính từ bờ sông rạch tùy theo chiều rộng sông rạch nhằm tạo mảng xanh và không gian trống – các dải xanh này có thểđược quy hoạch thiết kế tích hợp chức năng chứa nước dự trữ khi xảy ra ngập lớn (xem mục iv.Giải pháp thoát nước tự nhiên).

(iv)Giải pháp thoát nước mưa tự nhiên

Một khu vực đất xấu đặc trưng của TP.HCM tập trung ở vùng đất trũng thấp phía Nam TP, bao gồm một phần các huyện Nhà Bè và Bình Chánh. Khu vực này có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch đan chằng chịt, nối kết với nhau. Tuy nhiên, ở khu vực Nam Sài Gòn, nhiều kênh rạch đã bị san lấp trong quá trình phát triển đô thị; chỉ một số ít kênh rạch được giữ lại. Do đó, Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã xác

định việc duy trì mạng lưới kênh rạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng xét theo phương diện kiểm soát ngập úng và bảo vệ môi trường (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007).

Theo kết quả nghiên cứu lưu lượng dòng chảy trong Đồ án nghiên cứu hệ thống thoát nước và thoát nước thải đô thị TP.HCM (JICA, 1999), hệ thống kênh rạch chính của khu vực trũng thấp phía Nam TP có năng lực dòng chảy hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nếu những đoạn tuyến hiện hữu được giữ nguyên.

Do đó, giải pháp thoát nước mưa tự nhiên đề xuất đối với khu vực này là sử dụng hệ thống thoát nước mưa bề mặt, kết hợp với hệ thống kênh rạch tự nhiên.

Giải pháp kiểm soát ngập úng là dải xanh dọc kênh rạch, có chức năng là khu vực điều tiết nước, được xây dựng trong phần khoảng lùi dọc bờ sông, rạch theo quy định của TP. Khoảng lùi này có thể được xây dựng theo dạng bờ kè dạng bậc thang, với khu vực có độ cao 1,5m trên mực nước biển là mảng xanh tích hợp chức năng chứa nước khi xảy ra ngập lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ SINH THÁI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM (Trang 104 -104 )

×