Cách tiếp cận trong xây dựng mô hình khu dân cư sinh thái cho điều kiện TP.HCM 92

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 103)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

3.2 Cách tiếp cận trong xây dựng mô hình khu dân cư sinh thái cho điều kiện TP.HCM 92

TP.HCM

Dựa trên các cơ sởđã phân tích ở trên (về cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch chung TP, các cơ sở pháp lý khác và sáng kiến địa phương và mức độ khả thi theo khảo sát thực tế),

đề tài đề xuất một số mô hình khu dân cư sinh thái (KDCST) cho điều kiện TP.HCM.

Trong phần này, mô hình KDCST đề xuất cho đối tượng KDC được quy hoạch xây dựng mới. Việc nâng cấp chuyển đổi các KDC hiện hữu thành KDCST có thể dựa trên các tiêu chí hoặc giải pháp mang tính cục bộ có thểđược nâng cấp từ nền tảng (chủ yếu là nền quy hoạch và cơ

sở hạ tầng) đã có.

Qua việc phân tích các nhóm giải pháp chính (năm nhóm) đã tổng quan ở Chương 1 đối với việc xây dựng mô hình KDCST cho TP.HCM, có thể nhận định như sau:

1) Mô hình KDCST được xây dựng theo cơ sở cơ bản nhất là quy hoạch chung TP, trong đó mô hình phát triển đô thịđược xây dựng cho khu vực đất tốt và đất xấu. Do đó, đối với khía cnh quy hoch, mô hình KDCST cũng được đề xuất cho khu vực đất tốt và đất xấu. Tương ứng mỗi loại khu vực là các hướng dẫn, nguyên tắc cơ bản đối với cấu trúc đô thị (giới hạn ở quy mô khu dân cư): mạng lưới giao thông, mạng lưới không gian mở, mạng lưới kỹ

thuật hạ tầng, các mô hình ở phù hợp, trong đó giải pháp quản lý nước (đặc biệt là tiêu thoát nước mưa-chống ngập úng) cũng được đề xuất ở quy mô đô thị…

2) Đối với kiến trúc xây dng công trình, các nguyên tắc thiết kế sinh thái chủ yếu tác động đến mỗi công trình. Các công trình đều thuộc phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh với cùng một nền khí hậu, cùng thị trường vật liệu và giải pháp xây dựng. Do đó, các nguyên tắc này chỉ khác nhau tùy thuộc chủ yếu vào quy mô và chức năng công trình, rất ít phụ thuộc vào vị trí xây dựng công trình. Trên thực tế, các nguyên tắc thiết kế kiến trúc sinh thái đã được nghiên cứu hướng dẫn rất nhiều trên thế giới, và sẽđược chủđầu tư lựa chọn áp dụng phù hợp với dự án cụ thể.

3) Đối với qun lý năng lượng, nội dung này bao gồm 02 nội dung chính: (i) khai thác các nguồn năng lượng có thể tái tạo; và (ii) tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý. Nội dung (i) có thể có sự khác biệt tùy theo vị trí khu vực ở TP.HCM, ví dụ như khu vực Cần Giờ, hướng về biển, có thể sử dụng được năng lượng gió; trong khi các khu vực trong nội đô lại khó hơn. Nội dung (ii) về cơ bản không có nhiều khác biệt giữa các khu vực. Do đó, các nguyên tắc quản lý năng lượng có thểđược xây dựng chung cho cả TP.HCM.

4) Đối với qun lý nước, ngoại trừ nội dung tiêu thoát nước đô thị và xử lý nước thải tại chỗ đã được đề cập đến trong nội dung về quy hoạch không gian cho các khu vực khác nhau, các nội dung còn lại về quản lý nước trong công trình không có khác biệt giữa các khu vực. Do đó, các nguyên tắc quản lý nước được xây dựng chung cho cả TP.HCM, với một số

nội dung khác biệt bổ sung thêm cho nội dung quy hoạch ở trên.

5) Đối với qun lý cht thi rn, các giải pháp về cơ bản không có khác biệt giữa các khu vực ở TP.HCM, nên sẽđược xây dựng chung cho cả TP.HCM.

Qua nhận định trên, Nhóm nghiên cứu xác định quan điểm tiếp cận trong việc nghiên cứu xây dựng KDCST phù hợp TP.HCM: Xuất phát từ đặc điểm địa hình-địa chất đặc biệt của Thành phố, các nguyên tắc về quy hoạch chính là đặc trưng quan trọng nhất xác định các

mô hình KDCST tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)