Một số hệ thống chỉ số đánh giá khu dân cư sinh thái 18

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

1.2.3Một số hệ thống chỉ số đánh giá khu dân cư sinh thái 18

Có nhiều khái niệm về hệ thống chỉ sốđánh giá khu đô thị sinh thái, tuy nhiên, hầu như phần lớn những hệ thống này đều dựa vào những tiêu chí đánh giá môi trường đô thị. Theo LEED, hệ thống chỉ sốđánh giá sinh thái cho khu đô thị có tác dụng như là một hướng dẫn thiết kế, một công cụđể chứng nhận sự quy hoạch và mục tiêu của nó nhằm cải thiện các chỉ số môi trường cũng như kinh tế, nó dựa vào những tiêu chuẩn, công nghệ, thực tiễn đã được thiết lập và cải cách. Theo BREEAM, nhà ở sinh thái cân bằng các chỉ số môi trường với các nhu cầu về chất lượng cuộc sống cao, nhu cầu về môi trường sống trong nhà an toàn và khỏe mạnh. Việc đánh giá được chia thành 7 nhóm: năng lượng, nước, sự ô nhiễm, vật liệu, giao thông, sinh thái và sử dụng đất, sức khỏe và phúc lợi.

(1) Hệ thống chỉ số xây dựng xanh cho các dự án xây dựng mới và các dự án cải tạo của LEED

Hệ thống này được thiết lập bởi LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) thuộc Hiệp hội Green Building của Hoa Kỳ. Hệ thống chỉ số này đưa ra các hướng dẫn cụ thể về đánh giá cũng như những hướng dẫn cho công tác thiết kế xây dựng nhằm hướng các công trình phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Bảng hệ thống này chủ yếu dựa vào hai nhóm tiêu chí đánh giá: áp lực môi trường và

đáp ứng môi trường. Trong đó, các yếu tố tập trung nhiều vào tiêu chí áp lực, đưa ra các khía cạnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề môi trường cho khu vực cũng như các vấn đề về phát triển bền vững cho xã hội. Thang điểm đánh giá được chia đều cho các vấn đề nhỏ trong toàn hệ thống, điểm tổng kết riêng cho từng khía cạnh chung sẽ khác nhau. Ví dụ: vấn đề vị trí xây dựng được chia thành nhiều yếu tố

nhỏ, mỗi yếu tố chiếm 1 điểm, có tổng cộng 14 yếu tố cần xem xét nên điểm cuối cùng cho phần này là 14 điểm; trong khi đó, vấn đề sử dụng hiệu quả nước chỉ được chia thành 5 yếu tố xem xét, do đó, điểm cuối cùng của phần này chỉ chiếm 5 điểm. Như

vậy, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng vấn đề nêu ra mà có được những điểm

đánh giá cuối cùng riêng cho từng vấn đề. Tổng điểm đánh giá của hệ thống sẽ là tổng

điểm của những yếu tốđược xem xét. Ở hệ thống chỉ sốđánh giá này, điểm đạt yêu cầu tối thiểu chiếm 38% so với tổng sốđiểm có thểđạt được (26 điểm so với 69 điểm).

(2) Chỉ sốđánh giá môi trường cho nhà ở của BREEAM Office

Đây là bảng hệ thống chỉ sốđánh giá môi trường cho khu nhà ở sinh thái được thiết lập bởi BREEAM (thuộc Building Research Establishment Ltd. của Anh). Hệ thống chỉ số

này được thiết lập dựa vào cả 3 nhóm tiêu chí: áp lực, trạng thái, đáp ứng. Như vậy, hệ

thống này đã tính đến toàn bộ các khía cạnh của phát triển bền vững cho chính khu vực

chính: (i) Tác động đến chất lượng không khí; (ii) Tiết kiệm sử dụng tài nguyên, năng lượng, nước; và (iii) Tăng tính tiện nghi cho đời sống đồng thời với việc giảm tác động môi trường. Trong đó, khía cạnh được đề cập nhiều nhất là tiết kiệm sử dụng tài nguyên, năng lượng và nước. Thang điểm tính cho phần này chiếm 46,41% so với tổng số điểm, xếp vị trí thứ 2 là yếu tố tiện nghi đời sống (chiếm 28,95%), và cuối cùng là yếu tố chất lượng không khí (chiếm tỷ lệ 24,64%).

Kết quả đánh giá cuối cùng dựa vào điểm tổng kết đạt được. Điểm đạt tiêu chuẩn tối thiểu của hệ thống đánh giá này là 36 điểm (tương ứng 36% tổng sốđiểm).

(3) Hướng dẫn thiết kế xây dựng nhà ở theo hướng sinh thái

Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá dùng để hướng dẫn các dự án thiết kế khu nhà ở cho cư

dân vùng Marin thuộc California, Hoa kỳ. Bảng hệ thống chỉ số đánh giá này chủ yếu hướng dẫn các vấn đề về thiết kế nhà ở dựa vào nhóm tiêu chí áp lực trong đánh giá môi trường. Các vấn đềđược đưa ra giải quyết trong bảng hệ thống này chủ yếu có tác dụng giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, nước.

Nét đặc trưng của bảng hệ thống này là điểm đánh giá cuối cùng phụ thuộc vào diện tích sử dụng của nhà ở. Khi diện tích < 3500 ft2, điểm đạt tiêu chuẩn tối thiểu của hệ thống là 50 điểm (so với tổng số điểm 350); và điểm giới hạn mức đạt tiêu chuẩn tốt nhất là 126 điểm. Khi diện tích từ 3501 ft2–6500 ft2 thì điểm đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 76 điểm và điểm giới hạn mức đạt tiêu chuẩn tốt nhất là 150 điểm. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt của hệ thống này so với 2 hệ thống trên là chỉ dành cho công trình có diện tích nhỏ

hơn 6500 ft2.

Có thể thấy các hệ thống chỉ sốđánh giá của các nước trên thế giới rất đa dạng về hình thức lẫn nội dung, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng quốc gia, từng khu vực. Không thể áp dụng một hệ thống chỉ sốđánh giá của nước này cho một nước khác. Nhưng nhìn chung cách thiết lập ra hệ thống này của các quốc gia đều có các điểm giống nhau, như:

- Nêu ra các thực tế của khu vực;

- Sử dụng nhữnng tiêu chí phát triển của một đô thị sinh thái để nêu ra hướng phát triển chung cho khu vực mình;

- Đề ra từng mức độ thực hiện cho địa phương, ứng với mỗi mức độ thực hiện sẽ có những thang điểm đánh giá riêng;

- Tổng kết điểm đạt được đểđưa ra nhận xét đánh giá cuối cùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 29)