Hệ thống quản lý chất thải rắn 72

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 83)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

2.6.2Hệ thống quản lý chất thải rắn 72

KDC Trung Sơn và Hiệp Bình Chánh nhìn chung có một hệ thống QLCTR chưa hoàn chỉnh nhưng tương đối hữu hiệu từ khâu lưu trữđến khâu trung chuyển-vận chuyển (khâu xử lý cuối cùng được thực hiện chung với các nguồn rác sinh hoạt khác của thành phố tại Phước Hiệp và Gò Cát). Việc QLCTR hoàn toàn tách riêng với các việc quản lý khác trong khu dân cư.

a. Lưu tr cht thi rn

Về phương tiện lưu trữ chất thải rắn tại các hộ gia đình, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm khảo sát (các hộ dân rãi rác trong thành phố và các KDC được quy hoạch). Loại hình lưu trữ chủ yếu là túi ni-lông lót trong thùng nhựa (56%), kế đến là túi ni-lông (34%) (Hình 2.75).

Về vị trí đặt thùng chứa rác, cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Hầu hết các hộ gia đình thường thường đặt rác trong nhà, bên trong hàng rào, khi có xe rác đến mới đem ra đổ (56%). Các hộ còn lại thường đặt rác bên ngoài nhà để thuận tiện cho việc thu gom rác và để tránh mùi hôi (Hình 2.76) 66% 16% 10% 2% 3% 1% 2% Chất hữu cơ Bịch nilon Giấy Thủy tinh Vải Kim loại Các loại khác Hình 2.73 Biểu đồ thành phần rác sinh hoạt KDC Trung Sơn. 69,48 8,56 0,77 11,44 1,83 0,39 6,55 0,09 0,12 0,39 0,38 Rác hữu cơ Nilon Giấy Nhựa tái chế Nhựa không tái chế Kim loại Thủy tinh Sành sứ Mút, xốp Vải Thành phần khác Hình 2.74 Biểu đồ thành phần rác sinh hoạt KDC Hiệp Bình Chánh

Tuy dùng thùng để chứa rác sẽ tiết kiệm được chi phí sử dụng túi nilon nhưng người dân vẫn sử dụng túi nilon do một vài yếu tố sau:

- Gần phân nửa trường hợp để cả phương tiện chứa rác bên ngoài nhà, vì vậy, nếu sử

dụng thùng chứa có thể bị lấy mất;

- Dùng túi ni-lông hoặc lót túi trong thùng thuận tiện hơn và không phải vệ sinh thùng chứa rác;

- Giá túi nhựa rẻ và luôn sẵn có và có thể tái sử dụng túi ni-lông đựng hang thường

được phát miễn phí;

- Dễ dàng đem vứt đi, không gây rơi rớt lại…

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

thùng nhựa túi nilông túi nilông trong thùng nhựa

l i hì h hứ á bên trong hàng rào 52% ngoài hàng rào (ngoài cổng) 48% Hình 2. 75 Công cụ chứa rác của các hộ gia đình Hình 2.76 Vị trí đặt các thùng rác

Hình 2.78 Thùng rác đặt tại các góc đường và dọc đường KDC Trung Sơn

b. H thng thu gom-vn chuyn

Các KDC được quy hoạch có hệ thống thu gom-vận chuyển đơn giản, chỉ gồm khâu vận chuyển ra khỏi khu dân cư hoặc đem đến bô rác gần đó. Điều này cũng phù hợp thực tế là đa phần các KDC chỉ giới hạn trong một diện tích và dân số nhất định, do vậy lượng rác cũng không nhiều nên nhiệm vụ của họ chỉ là mang rác đến điểm hẹn và chờ các xe ép rác lớn của thành phốđến thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hoặc chôn lấp. So với hệ thống thu gom rác của cả thành phố thì đây chỉ là một công đoạn ban đầu trong cả tiến trình thu gom-vận chuyển rác về nơi xử lý.

KDC Trung Sơn

Việc thu gom hiện nay do công ty TNHH Thành Vạn đảm nhận, nhiệm vụ của Cty là thu gom, vận chuyển rác thải ra khỏi KDC Trung Sơn, chuyển vào Trạm trung chuyển của hợp tác xã vận tải (HTXVT) Công Nông (thuộc phường 6, Quận 4), đoạn đường đi tới Trạm trung chuyển khoảng 9km. Nhiệm vụ cụ thể mà HTXVT Công Nông đảm trách là vận chuyển toàn bộ lượng rác của địa bàn quận 4 và bô rác Tân Hóa đến Công trường xử lý rác Đông Thạnh và Gò Cát, đây cũng là đơn vị hỗ trợ xe xúc và xe tải cho Quận Phú Nhuận tại hầm rác 553/73 Nguyễn Kiệm, chợ

Cầu Ông Lãnh Quận 1, chợ Tân Xuân, Hóc Môn trong những ngày Lễ, Tết. Lực lượng công nhân vệ sinh của khu không nhiều chủ yếu là các thành viên của gia đình anh Tiến (thành viên Cty Thành Vạn), lực lượng khoảng 6 người. Họ làm nhiệm vụ quét đường, thu gom rác trước nhà các hộ dân và lấy rác từ các thùng rác 240L đặt tại

các góc đường sau đó cho lên xe

DASU (xe tải nhỏ, không phải loại xe ép rác chuyên dụng) thể tích chứa khoảng 2 tấn và đi đến trạm trung chuyển. Dụng cụ thu gom cũng là chổi tre, xẻng… giống như những nơi khác trong khu vực TP Hồ Chí Minh.

Số tiền thu được của Cty Thành Vạn chủ yếu là thu của các hộ gia đình trong khu vực KDC Trung Sơn, trung bình mỗi hộ là 20.000VNĐ/tháng (10.000VNĐ phí quét đường + 10.000VNĐ phí thu gom). Việc thu gom được diễn ra từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, từ 8giờ

sáng đến khoảng 11 giờ và được chởđi vào lúc 14 giờ mỗi ngày.

Dự kiến của Cty TNHH Thành Vạn là xây dựng Trạm Trung chuyển ở khu vực Cảng Dầu Hỏa 2 (thuộc Quận 7), rác từ những nơi khác nhau mà công ty này thu gom cùng với lượng rác tại KDC Trung Sơn sẽđược tập trung tại nơi này.

KDC Hiệp Bình Chánh

Lượng rác sinh hoạt hàng ngày từ các hộ gia đình được thu gom bằng xe lam do Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập quận ThủĐức đảm nhiệm với mức phí thu gom 12.000VNĐ/hgđ.tháng. Trong

đó 10.000VNĐ/hgđ.tháng cho việc thu gom rác và 2.000VNĐ/hgđ.tháng cho việc cắt cỏ và quét đường do 2 công nhân nữđảm nhiệm. Thời gian làm việc của công nhân quét rác bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều các ngày trong tuần (chủ nhật nghỉ). Mức lương nhận được từ

việc quét rác của mỗi công nhân là 1.100.000VNĐ/tháng.

Qua khảo sát thì rác từ hộ gia đình được thu gom 2 ngày/lần và không ổn định, do hai công nhân phụ trách thu gom, thời gian thu gom bắt đầu từ 10 giờđến 12 giờ. Rác sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển về bô rác trên đường Kha Vạn Cân cách khu dân cư Hiệp Bình Chánh 800m. Tại đây rác được các xe ép kín chuyến đến bãi chôn lấp Phước Hiệp - Củ Chi. Biểu đồ ở Hình 2.80 dưới đây thể hiện tần suất thu gom rác sinh hoạt ở các nhóm khảo sát. Ngoại trừ KDC Hiệp Bình Chánh có gần 50% trường hợp thu rác 2 ngày/lần, hầu hết các hộ

gia đình đều được thu gom rác mỗi ngày một lần (69% cho tất cả các nhóm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0% 20% 40% 60% 80% 100% các hộ rãi rác ở TP Trung Sơn Hiệp Bình Chánh

tự mang đi đổ vào bô rác công cộng

1 lần/2 ngày 2 lần/ngày 1 lần/ngày

Hình 2.80 Tần suất thu gom rác sinh hoạt tại các khu dân cư

c. Tái chế và x lý cht thi

Chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ các hộ gia đình trong thành phố nói chung và từ các KDC

được quy hoạch nói riêng được chuyển đến nơi xử l y cuối cùng là bãi chôn lấp Phước Hiệp- Củ Chi. Hiện nay, tất cả lượng chất thải của các KDC đều được xử lý chung với lượng chất thải rắn của cả TP Hồ Chí Minh, hình thức xử lý được áp dụng phổ biến ởđây là chôn lấp. Tuy nhiên, gần đây nhất vấn đề về tái chế đã được chú trọng và đang đẩy mạnh trên diện rộng.

Về thói quen phân loại chất thải có thể tái chế, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hộ gia

đình đều tách riêng các thành phần như lon nhôm, giấy, chai lọ bằng nhựa để bán phế liệu (75%) và tỷ lệ các hộ có tách phế liệu là tương tự nhau ở các nhóm khảo sát (Hình 2.81). Mặc dù vậy, cũng từ số liệu về thành phần chất thải rắn mà các hộ gia đình đã thải bỏ, vẫn còn gần 30% các chất thuộc nhóm “các chất có thể tái chếđược” trong tổng lượng chất thải. Thành phần rác được tách ra tái sinh chủ yếu là các loại kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải, một phần là bao nhựa… các thành phần còn lại như rác thực phẩm, mút xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và được đổ bỏ tại các bãi rác.

0% 20% 40% 60% 80% 100% các hộ rãi rác ở TP Trung Sơn Hiệp Bình Chánh không tách tách nhiều loại tách 1 loại 0% 20% 40% 60% 80% 100% các hộ rãi rác ở TP Trung Sơn Hiệp Bình Chánh ít nhiều không có Hình 2.81 Thói quen tách rác đem bán phế

liệu của các hộ gia đình Hình 2.82 Mứcho cây trc độ sử dụồng chng ất hữu cơđể bón

Cũng theo kết quả khảo sát, tính chung cho các nhóm, chỉ có 16% các hộ gia đình là có dùng rác hữu cơ như một nguồn phân bón để bón cho cây trồng. So sánh giữa các nhóm khảo sát, tỷ

lệ sử dụng chất thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng ở các khu dân cưđược quy hoạch có cao hơn so với các hộ gia đình rải rác trong thành phố (20% ở KDC Trung Sơn và 28% ở

KDC Hiệp Bình Chánh) (Hình 2.82). Với thành phần 60-70% lượng rác hữu cơ trong rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, khuyến khích tự làm phân compost từ rác hữu cơ để bón cho cây trồng quanh nhà sẽ giảm đáng kể lượng chất thải phải chôn lấp cũng như các vấn đề môi trường liên quan.

KDC Hiệp Bình Chánh

Kết quả khảo sát cho thấy số hộ gia đình không sử dụng rác hữu cơ để bón cho cây trồng chiếm 73%, còn lại 27% hộ gia đình được khảo sát có sử dụng chất hữu cơđể bón cho cây trồng nhưng mức độ sử dụng là không đáng kể so với lượng rác hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 83)