2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Khái niệm khu dân cư sinh thái 15
Ở qui mô công trình, Rovers (2001) phân biệt ba cấp độ: (1) công trình Thân thiện Môi trường (Environmentally Sound Building), (2) công trình Bền vững (Sustainable Building) và (3) Môi trường Sống Bền vững (tạm dịch ý từ Sustainable Living)
Cấp độ thứ nhất, Công trình Thân thiện Môi trường, là lõi cơ bản khi bắt nguồn từ góc nhìn của ngành xây dựng: giảm thiểu tác động của việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu (bao gồm cả vấn đề rác thải).
Cấp độ thứ hai, Công trình Bền vững, bao gồm những vấn đề liên quan đến xây dựng và môi trường mà công trình đạt được: động và thực vật, cơ sở hạ tầng, chất lượng không khí, thiết kế đô thị… Công trình sẽ không là công trình bền vững nếu công trình đó tuy được xây dựng theo cách thân thiện với môi trường nhưng không đem lại lợi ích văn hóa-xã hội, khoảng cách di chuyển xa, không thuận tiện, thiếu sức thu hút đối với người dân đô thị.
Cấp độ thứ ba, Môi trường Sống Bền vững, là sự kết hợp việc xây dựng môi trường vào cuộc sống hàng ngày theo cách bảo đảm một phong thái sống bền vững, bao hàm cả về kinh tế, các
chính sách, các thói quen cư xử… cùng kết hợp với nhau để làm tăng phúc lợi chung theo cách bền vững và lâu dài.
Từ sự mong muốn đạt được cả ba mục tiêu của ba cấp độở trên đã dẫn đến ý nghĩ về sự hình thành một đô thị hay một khu dân cư sinh thái mới. Một khu dân cư sinh thái được thiết kế
thân thiện với môi trường sống xung quanh, tận dụng công nghệ năng lượng xanh, kỹ thuật xây dựng nhà sinh thái, giảm sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng sự tin cậy của cộng đồng, và cải thiện chất lượng cuộc sống4.
Trong thực tế, khái niệm Khu dân cư sinh thái là một khái niệm mở. Có nghĩa là, nó bao gồm rất nhiều cách thức và giải pháp trên các lĩnh vực khác nhau mà mỗi khu dân cư khác nhau có thể lựa chọn để áp dụng cho phù hợp – với mục tiêu cần đạt là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ở mô hình khu dân cư thông thường, việc quy hoạch, thiết kế và vận hành dựa trên những nguyên tắc thông thường về tỷ lệ các loại đất chức năng, mật độ xây dựng, tiêu chuẩn cây xanh, chiều cao công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, v.v. Trong khi đó, có thể nói Khu dân cư sinh thái là khu dân cư được quy hoạch, thiết kế và vận hành theo định hướng phát triển bền vững bằng cách giảm thiểu những tác hại môi trường qua những giải pháp cấp tiến về
khai thác sử dụng không gian, sử dụng tài nguyên (năng lượng và vật liệu), ứng xử với chất thải, giải quyết tính cơđộng (mobility) và khả năng tiếp cận (accessibility) của các mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc… bên cạnh việc đảm bảo những tiêu chuẩn quy phạm thông thường. Những thực hành thiết kế quy hoạch theo định hướng sinh thái bền vững như vậy cũng thường được gọi là Thiết kế Sinh thái (Ecological Design).
Vì KDCST là một khái niệm mở nên hệ thống tiêu chí cũng là hệ thống mở. Có nghĩa là, hệ
thống tiêu chí cho từng KDCST sẽđược xác định trong giai đoạn thiết kế của KDCST đó, và
được lựa chọn phù hợp với điều kiện của dự án đó.