Các nhóm giải pháp xây dựng khu dân cư sinh thái 16

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 27)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

1.2.2Các nhóm giải pháp xây dựng khu dân cư sinh thái 16

Thiết kế sinh thái là phần quan trọng trong kế hoạch xây dựng một khu dân cư sinh thái. Ở

mức độ quy mô một công trình, thiết kế sinh thái là quá trình tích hợp tất cả các hoạt động của con người vào môi trường; và nếu chúng ta có thể tích hợp một cách trơn tru và lành mạnh thì sẽ không làm nảy sinh các vấn đề môi trường. Thiết kế sinh thái không chỉ là trang bị các tòa nhà với các thiết bị cải tiến, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời... mà phải xem xét tòa nhà như một hệ sinh thái. Chúng ta phải thừa nhận là việc xuất hiện các tòa nhà siêu cao tầng là không thể tránh khỏi trong tiến trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Vấn đề là xác

định thế nào là cách tốt nhất để xây dựng các công trình có thể tích hợp tối đa với môi trường tự nhiên và môi trường đô thị, giảm thiểu các tác động có liên quan của con người.

Theo Yeang (2006), có 3 mức độ tích hợp: tự nhiên (physical), hệ thống (systemic) và thời gian (temporal)

o Tích hợp tự nhiên (Physical integration): tích hợp với các đặc tính sinh thái tự nhiên của địa phương, nhưđất đai, địa hình, nước ngầm, hệ thực vật, khí hậu...;

o Tích hợp hệ thống (Systematic integration): tích hợp với các quá trình của tự nhiên, như cách sử dụng nước, xả thải nước thải, quá trình thải khí và nhiệt từ các tòa nhà; o Tích hợp thời gian (Temporal integration): tích hợp với cách chúng ta sử dụng tài

nguyên – tài nguyên mà chúng ta có là có hạn và phải được sử dụng theo hướng bền vững cho các thế hệ tương lai.

Tương tự nhưng ở quy mô rộng hơn - một khu dân cư sinh thái, việc áp dụng các công nghệ

và các giải pháp môi trường hiện nay rất đa dạng, có thể tạm phân thành năm nhóm giải pháp chính thường được áp dụng ở các khu dân cư sinh thái:

- Quy hoạch khu đất: bảo vệ tận dụng hệ sinh thái tự nhiên tại chỗ; quy hoạch theo hướng phù hợp để tận dụng năng lượng mặt trời, thông thoáng-chiếu sáng tự nhiên; quy hoạch lõi phục vụ công cộng hợp lý và quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộđể

khuyến khích giao thông công cộng và phi cơ giới (non-motorized transport), hạn chế

phương tiện cá nhân; quy hoạch cảnh quan để giảm hiệu ứng đảo nhiệt (heat-island effect), v.v.

- Kiến trúc xây dựng công trình: thông thoáng-chiếu sáng tự nhiên tối đa; sử dụng vật liệu phát thải thấp (chất kết dính, sơn…); sử dụng vật liệu (xây dựng) địa phương, vật liệu tái chế, vật liệu có độ bền cao, vật liệu linh hoạt, tái sử dụng; tiết kiệm vật liệu. - Quản lý năng lượng: khai thác các nguồn năng lượng có thể tái tạo (mặt trời, gió, địa

nhiệt…); tiết kiệm & sử dụng năng lượng hợp lý (bằng nhiều giải pháp), v.v.

- Quản lý nước: sử dụng thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước; tái sử dụng/tuần hoàn nước xám (grey water); thu dụng nước mưa, thoát nước mưa đô thị bằng giải pháp mảng xanh tích hợp (integrated green space), xử lý nước thải tại chỗ theo hướng sinh thái.

- Quản lý chất thải rắn: giảm chất thải rắn (CTR), phân loại CTR tại nguồn, tái sinh-tái chế (CTR vô cơ) và compost, sản xuất điện (CTR hữu cơ) v.v.

Mô hình này đã được triển khai áp dụng cho rất nhiều khu dân cư mới chủ yếu tại các nước Bắc-Tây Âu và Bắc Mỹ như Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Đức, Mỹ, v.v. mà được biết nhiều đến gần đây là Khu dân cư BedZED (Beddington Zero-Energy Development, London Borough of Sutton, Anh), những KDCST ở Hà Lan như Ecolonia, v.v. và ngay cả ở những nước đang phát triển như các KDCST ở Brazil, Trung Quốc... Nội dung của từng giải pháp

(Xem chi tiết các giải pháp thiết kế sinh thái ở Báo cáo chuyên đề – Các giải pháp thiết kế

sinh thái).

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 27)