Hiện trạng chất lượng môi trường 30

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 41)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

2.2Hiện trạng chất lượng môi trường 30

2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí

Với điều kiện nhiệt độ ngoài trời: 29,7-33,70C, trời nắng, gió nhẹ, kết quảđo đạc chất lượng không khí tại hai khu được thể hiện lần lượt như sau:

(1) Khu dân cư Trung Sơn

Qua các số liệu phân tích, các chỉ tiêu về chất lượng không khí xung quanh khu vực khu dân cư Trung Sơn đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937-1995, trung bình 1 giờ) của Bộ KHCN & MT ngoài trừ chỉ tiêu bụi tại vị trí đối diện nhà 198, đường 9A.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của giao thông và hoạt động xây dựng các khu nhà cao tầng tại khu dân cư nên tiếng ồn đo được tại khu vực vượt tiêu chuẩn âm học (64,5-72,5 dBA) so với TCVN 5949-1998, từ 6h-18h.

Do là khu dân cư mới được quy hoạch, vị trí của khu dân cư nằm cách xa trung tâm của thành phố, mật độ xe lưu thông chủ yếu vào tầm chiều (17h-19h) và chỉ tập trung tại khu vực ven khu dân cư (khu vực thả diều) nhưng cũng không nhiều, vì vậy ảnh hưởng của giao thông tại khu dân cư là rất thấp. Mật độ lưu thông xe tại khu vực được khảo sát và thống kê qua ba thời

điểm khác nhau trong một ngày từ: 9h20-10-30; 12h-1h; 2h20-3h; thu được kết quả như trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Mật độ xe tại khu Trung Sơn

Thời điểm Lưu lượng xe trung bình (chiếc/giờ)

Xe máy Xe du lịch, xe khách, xe tải

9h20 – 10h30 112 75

12h – 1h 74 92

2h20 – 3h 45 44

Ghi chú : khảo sát tại đoạn từ cầu rạch Ông Lớn tới đại lộ Nam Bình Chánh – Bắc Nhà Bè

Có thể thấy rằng, bước đầu thành công của việc quy hoạch hợp lý khu dân cư Trung Sơn bằng việc tạo thêm các mảng xanh trong khu dân cư, quy hoạch kiến trúc cơ sở hạ tầng đồng bộ, lợi dụng cảnh quan thiên nhiên hiện hữu từ kênh Xáng, rạch Ông Lớn ven khu vực. Chất lượng không khí xung quanh khu dân cư Trung Sơn đã được trung hòa hay nói cách khác được làm thoáng bởi gió từ các con sông, rạch và sự phân luồng giao thông hợp lý, các mảng xanh thích hợp cũng tránh gây ồn và ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh.

(2) Khu dân cư Hiệp Bình Chánh

Do đặc điểm của khu vực nên việc tiến hành đo chất lượng không khí chỉ thực hiện ở trước chợ Hiệp Bình Chánh, nơi có mật đô tập trung dân đông trong khu vực. Kết quả đo đạc được nêu trong Bảng 2.2

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát chất lượng không khí xung quanh khu dân cư Hiệp Bình Chánh Thời gian (h) Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) THC (mg/m3) H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3)

9h15 52,2-63,6 0,2 0,10 0,07 1,67 0,1 KPH 0,338

15h00 52,2-65,5 0,2 0,15 0,11 2,43 0,2 KPH 0,472

TCVN 5937,

5938-1995 60 0,3 0,5 0,4 40 - 0,008 0,2

(Nguồn: Trung tâm Centema, 08/2006)

Qua các số liệu phân tích, các chỉ tiêu về chất lượng không khí xung quanh khu dân cư Hiệp Bình Chánh đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937-1995, trung bình 1 giờ) của Bộ KHCN & MT ngoài trừ chỉ tiêu NH3 là cao hơn tiêu chuẩn cho phép (khu vực chợ). Số hộ sống trong khu dân cư Hiệp Bình Chánh còn khá thưa thớt, tạo điều kiện cho cỏ, bụi rậm phát triển và ý thức của người dân chưa cao (việc tiểu tiện bừa bãi gây mất vệ sinh) là nguyên nhân nồng độ

NH3 cao hơn tiêu chuẩn (0,338mg/m3; 0,472mg/m3).

Tiếng ồn đo được không vượt tiêu chuẩn âm học (TCVN 5949-1998, từ 6h-18h) do ảnh hưởng của giao thông và hoạt động xây dựng các khu nhà cao tầng tại khu dân cư rất ít. Với

đặc điểm khu dân cư nằm cách xa trung tâm của thành phố, dân cư chưa tập trung nhiều nên khu vực không chịu ảnh hưởng của mật độ xe cộ từ thành phố. Thêm vào đó, mật độ xe lưu thông tại khu vực cũng thấp nên khu vực chưa bịảnh hưởng nhiều bởi giao thông. Mật độ lưu thông xe tại khu vực được khảo sát và thống kê trong khoảng thời gian từ 9h30-2h30, thu

được kết quả như trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Mật độ xe tại khu Hiệp Bình Chánh Thời điểm

Lưu lượng xe trung bình (chiếc/giờ)

Xe máy Xe du lịch, xe khách, xe tải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9h30 – 2h30 62 7

(Nguồn: Trung tâm Cetema, 8/2006)

Ghi chú: Khảo sát tại đoạn từ cầu Rạch Môn vào khu dân cư Hiệp Bình Chánh

Kết luận

Hiện nay, mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức báo động, nồng

độ của một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh lẫn chất lượng không khí ven đường. Năm 2005, nồng độ cao nhất (mg/m3) của NO2, SO2 và PM10 ở trạm quan trắc Quận 2 là 99, 200 và 291 và ở trạm Thảo Cầm Viên là 64 (NO2) và 225 (PM10). So với khu vực trung tâm Tp.HCM, chất lượng không khí tại hai khu dân cư nói trên khá tốt, có thể do là khu mới quy hoạch, mật độ lưu thông chưa cao, có nhiều mảng xanh, không gian công cộng hơn các khu vực đã xây dựng từ lâu. Tuy nhiên, để có thể

duy trì chất lượng môi trường không khí tốt cho sau này, chủ đầu tư cũng như Chính quyền

địa phương nên có kế hoạch giám sát và thường xuyên kiểm tra hiện trạng môi trường khu vực.

2.2.2 Hiện trạng môi trường nước

(1) Khu dân cư Trung Sơn a. Mng lưới thoát nước

Hệ thống thoát nước của khu vực là hệ thống thoát nước riêng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa xây dựng trạm xử ly. Theo khảo sát thì sơđồ của mạng lưới thoát nước là sơ đồ giao nhau nhưng thay vì cống góp chính dẫn nuớc thải sinh hoạt lên công trình xử lý thì nước thải sinh hoạt lại được đưa chung vào hệ thống thoát nước mưa và từđó thải vào nguồn tiếp nhận. Khi mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh thì đường ống thoát nước mưa từ mái nhà được dẫn vào giếng thu nước mưa, đường ống thoát nước sinh hoạt dẫn vào giếng thu nước thải sinh hoạt. Nhưng hiện nay, nước thải sinh hoạt và nước mưa đều được thải ra giếng thu nước mưa và hệ

thống thoát nước thải sinh hoạt chưa hoạt động. Hệ thống cống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đặt song song với nhau trên vỉa hè và cách nhau khoảng 1m. Đa phần là đường cống dẫn nước thải sinh hoạt nằm phía trong của vỉa hè.

Bên cạnh đó, mực nước của lưu vực sông tiếp nhận là khá cao so với miệng xả của hệ thống, do đó nước sông sẽ chảy ngược vào trong mạng lưới, dẫn đến tình trạng thoát nước không

được hiệu quả. Hiện nay, số dân cư sống trong khu vực còn thấp (chỉ khoảng 193 hộ trong tổng số 1134 hộ) nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập lụt trên một số đoạn đường gần bờ sông vào mùa mưa khi thủy triều lên, vì vậy nếu dân cư sống trong khu vực đúng theo dự kiến quy hoạch thì tình trạng ngập lụt xuất hiện thường xuyên hơn là điều không tránh khỏi. Qua khảo sát, mực nước sông chảy tràn ngược lại vào giếng thu qua miệng xả khá cao, mực nước trong giếng cao nhất cách nắp giếng là 300mm.

Hình 2.1 Miệng cống xả nước tại KDC Trung Sơn

b. Cng thu gom

Khu dân cư Trung Sơn đặt một cống góp chung giữa hai hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa nằm dọc theo bờ sông và thải trực tiếp ra nguồn qua 8 miệng xả, đường kính các miệng xả là φ800mm-φ1200mm. Song chắn rác tại các miệng xảđều bị mục và hư hại khá nhiều. Hệ thống đường cống thu nước mưa có đường kính φ400mm-φ1200mm. Hệ

thống đường cống thu nước thải sinh hoạt có đường kính φ300mm. Ống chờ nối đường

khu vực có dạng ống tròn, làm bằng bêtông đặt bao quanh tất cả các phía của tiểu khu, do

đó mạng lưới thoát được vạch tuyến theo sơđồ phân khối.

c. Giếng thu nước

Giếng thu nước mưa được đặt dọc trên vỉa hè, cửa thu nước mưa theo kiểu cửa thu mặt

đường có lưới chắn rác bằng sắt. Kích thước của lưới chắn rác: 250mm x 600mm, khoảng cách giữa các thanh chắn là 20mm; chiều dày của thanh chắn là 10mm. Ống nối từ cửa thu

đổ vào giếng thu nước mưa có đường kính 200mm, làm bằng nhựa PVC. Khoảng cách giữa các giếng thu nước mưa là 25m và các giếng thu nước sinh hoạt là 30m.

Qua quá trình khảo sát hầu như các hộ dân đều than phiền về hệ thống thoát nước: không thoát được khi có trời mưa; thoát nước chậm; chưa có hệ thống thoát nước, …

Hình 2.2 Giếng thu nước thải tại khu Trung Sơn

d. Lưu lượng nước thi sinh hat

Dựa vào mức sử dụng nước của các hộ gia đình (thống kê từ kết quả khảo sát) thì với số hộ

hiện có (193 hộ trong tổng số 1143 hộ), tổng lượng nước thải hiện nay của khu Trung Sơn

ước tính là 135 m3/ngày (75% lượng nước tiêu thụ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào tiêu chuẩn thoát nước, lưu lượng nước thải hiện nay (tính cho dân số hiện tại 965 người) của khu Trung Sơn ước tính khoảng 154m3/ngày.

e. Cht lượng nước thi

Khu dân cư Trung Sơn chủ yếu sử dụng nước cấp thủy cục, chỉ có 8,76 % hộ sử dụng không thường xuyên nước giếng cho mục đích tưới cây, rửa sân, rửa đuờng vì chất lượng nước ngầm của khu vực không tốt nên lưu lượng nước thải khá ổn định, với các tính chất

đặc trưng của nước thải sinh hoạt và không ảnh hưởng xấu đến chất liệu của cống thoát cũng như hệ thống thoát nước. Thành phần nước thải cao nhất và thấp nhất của khu dân cư

Trung Sơn và của Tp.HCM được thống kê qua Bảng 2.4

Bảng 2.4 Chất lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư Trung Sơn và Tp.HCM

Chỉ tiêu Đơn vị Khu dân cư Trung Sơn Tp.HCM TCVN 6984:2001 Thấp nhất Cao nhất

pH - 6,59 7,28 7,1 6-8,5 SS mg/l 27 130 32 80 COD mgO2/l 15 163 75 50 BOD5 mgO2/l 6 100 42 20 Nitơ tổng mg/l 5,0 12,9 5,9 30 Phospho tổng mg/l 0,06 0,9 2,3 4 Coliform MPN/100ml 46×105 14,5×105 - 5000

(Nguồn: Trung tâm Centema, 09/2006)

Qua Bảng 2.4, nước thải sinh họat của khu dân cư có giá trị pH dao động từ 6,59-7,28 khá

ổn định, thuận lợi cho quá trình xử lý cũng như ít ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khi nước thải được xả trực tiếp vào nguồn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 27-130mg/l, nhìn chung khá cao so với nồng độ SS của thành phố. COD dao động từ 15-163mgO2/l, nồng độ chất hữu cơ khá cao so với chỉ tiêu của thành phố. BOD5 nằm trong khoảng dao

động từ 6-100mgO2/l và bằng 77 %COD, suy ra nồng độ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải khá cao, thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học. Nồng độ Nitơ tổng của khu vực thì khá cao so với nồng độ Nitơ tổng của thành phố, nếu không xử lý mà đổ trực tiếp thì sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa cho khu vực tiếp nhận. Hàm lượng Photpho thấp, dao động từ 0,06-0,9mg/l so với thành phố và đạt TCVN 6984:2001.

Nhìn chung, thành phần nhiễm bẩn của nước thải sinh hoạt trong khu dân cư Trung Sơn có nồng độ chất dinh dưỡng khá cao so với thành phố. Do đó nếu áp dụng các biện pháp xử lý bằng phương pháp sinh học (constructed wetlands, hồ sinh học .v.v ) không những góp phần giảm một lượng đáng kể chất ô nhiễm cần xử lý tại các trạm xử lý tập trung, mà còn tạo thêm cảnh quan cho khu vực, có lợi cho hệ sinh thái của vùng cũng như môi trường sống của người dân.

(2) Khu dân cư Hip Bình Chánh a. Mng lưới thoát nước

Hệ thống thoát nước của khu vực là hệ thống thoát nước chung, nước thải sinh hoạt và nước mưa được dẫn vào một cống góp chung và thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận qua ba miệng xả. Theo khảo sát thì sơđồ của mạng lưới thoát nước là sơđồ thẳng góc vì địa hình có độ dốc đổ ra sông.

Cũng giống khu Trung Sơn, mực nước của lưu vực sông tiếp nhận là khá cao so với miệng xả của hệ thống, do đó nước sông sẽ chảy ngược vào trong mạng lưới, dẫn đến tình trạng thoát nước không được hiệu quả. Hiện nay, số dân cư sống trong khu vực còn thấp (chỉ

khoảng 163 hộ trong tổng số 500 hộ), do đó lưu lượng của nước thải không đạt đủ tốc độ

tối thiểu đểđạt đến vận tốc tự làm sạch, điều đó dẫn đến điều tất yếu là xảy ra hiện tượng lắng cặn. Mức cặn lắng trong cống thoát nước có thể lên đến 100mm-200mm. Vì vậy, đã có tình trạng ngập nước trên một sốđoạn đường gần bờ sông vào mùa mưa khi thủy triều lên, trong tương lai khi mật độ dân cư sống trong khu vực đúng như dự kiến thì tình trạng ngập lụt xuất hiện thường xuyên hơn là điều không thể tránh khỏi.

Hình 2.3 Miệng cống xả nước tại khu Hiệp Bình Chánh

b. Cng thu gom

Tồn tại ba cống góp chính trong mạng lưới, một cống góp hướng nước chảy ra sông Sài Gòn, hai cống góp hướng ra kênh Rạch Môn. Cống góp chính chỉ nằm một phía trên vỉa hè, nên không tránh khỏi một sốống nhánh phải đi qua đường giao thông đểđến cống góp chính.

Có 3 miệng xả nước ra nguồn nhận, 2 miệng xả nằm trên trên kênh Rạch Môn có đường kính φ600-φ800mm, 1 miệng xả nằm trên sông Sài Gòn có đường kính φ700mm. Đường kính cống góp chính là φ400-φ800mm, đường kính ống nhánh φ400mm, đường kính của

ống chờ làm bằng bê tông để thoát nước trong nhà là φ300mm.

Cống thu gom của khu vực đặt bao quanh tất cả các phía của tiểu khu, do đó mạng lưới thoát nước được vạch tuyến theo sơ đồ phân khối. Tất cả cống thoát nước của khu vực Hiệp Bình Chánh có dạng ống tròn, làm bằng bêtông.

c. Giếng thu nước

Giếng thu nước mưa được đặt dọc trên vỉa hè, cửa thu nước mưa theo kiểu cửa thu mặt

đường có lưới chắn rác bằng sắt. Khoảng cách giữa các giếng thu là 30m.

d. Ước tính lưu lượng nước thi sinh hot thi ra mng lưới hin nay

Dựa vào mức sử dụng nước của các hộ gia đình từ kết quả khảo sát thì với số hộ hiện có (163 hộ trong tổng số 500 hộ), tổng lượng nước thải hiện nay của khu Hiệp Bình Chánh là 128 m3/ngày.

Dựa vào tiêu chuẩn thoát nước, lưu lượng nước thải hiện nay (tính cho dân số hiện tại 652 người) của khu Hiệp Bình Chánh 104m3/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Cht lượng nước thi

Khu dân cư Hiệp Bình Chánh chủ yếu sử dụng nước cấp thủy cục từ nhà máy xử lý nước Thủ Đức và rất ít hộ sử dụng nước giếng cho mục đích tưới cây, rửa sân nên lưu lượng nước thải khá ổn định, hầu như không chứa những thành phần gây bẩn khác với thành phần có trong nước thải sinh hoạt và không ảnh hưởng xấu đến chất liệu của cống thoát cũng như hệ thống thoát nước (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5 Thành phần nước thải sinh hoạt của khu Hiệp Bình Chánh so với Tp.HCM

Chỉ tiêu Đơn vị Khu dân cư Trung Sơn Tp.HCM TCVN 6984:2001 Mẫu 1 Mẫu 2 pH - 7,05 6,62 7,1 6-8,5 SS mg/l 21 29 32 80 COD mgO2/l 13 13 75 50 BOD5 mgO2/l 6 6 42 20 Nitơ tổng mg/l 3,1 3,7 5,9 30 Phospho tổng mg/l 0,08 0,31 2,3 4 Coliform MPN/100ml 21x104 24x104 - 5000

Nguồn: Trung tâm Centema, tháng 08/2006.

Thành phần nước thải sinh hoạt của khu dân cư Hiệp Bình Chánh có nồng độ thấp hơn nhiều so với thành phố và đạt tiêu chuẩn Việt Nam, chỉ trừ nồng độ Coliform vượt cao so với tiêu chuẩn do đó nước thải sinh hoạt của khu vực cần xử lý Coliform trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Đề xuất

Qua quá trình khảo sát, mạng lưới thoát nước của hai khu dân cư (Trung Sơn và Hiệp Bình Chánh) khá phù hợp với từng khu vực. Ở khu dân cư Hiệp Bình Chánh, thành phần chất thải sinh hoạt có nồng độđạt TCVN nên không cần xử lý mà thải trực tiếp ra nguồn nhận.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 41)