Hiện trạng chung kiến trúc-quy hoạch khu ở 37

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 48)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

2.3.1Hiện trạng chung kiến trúc-quy hoạch khu ở 37

Hiện trạng chung về kiến trúc-quy hoạch của hai khu dân cư được quy hoạch được đánh giá dựa trên kết quả khảo sát thực địa mang tính chuyên gia.

(1) Khu dân cư Trung Sơn

Khu dân cư Trung Sơn thuộc ấp 10, xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Tp HCM thuộc khu quy hoạch Khu dân cư và các công trình công cộng, công viên (Khu chức năng số 6 - Đô thị

mới Nam thành phố).

Diện tích toàn khu 6,57ha với cơ cấu sử dụng đất:

- Đất khu ở : 4,17ha (63,4%)

- Đất CTCC (đất dự trữ) : 0,19ha (2,89%)

- Đất giao thông : 1,29ha (19,61%)

- Đất cây xanh-TDTT : 0,92ha (14,1%)

- Nhà ở:

* Biệt thự : 68 lô

* Nhà liên kế vườn : 108 lô

* Chung cư : 560 căn (14 đơn nguyên)

- Dân số: 3.312 người

Giao thông

Hệ thống đường đối ngoại và nội bộ KDC Trung Sơn đã triển khai hoàn chỉnh; lối tiếp cận chính qua cầu Kênh Xáng (từ phía Quận 5, Quận 8) và cầu Ông Lớn (từ phía Quận 7, huyện Nhà Bè). Đường giao thông chủ yếu phục vụ cho phương tiện cá nhân như xe máy và xe ôtô. KDC hoàn toàn không có tuyến giao thông công cộng phục vụ (như xe buýt).

Tất cả các không gian chức năng của khu đất đều xác định bởi các đường giao thông cơ giới – giải quyết tiếp cận cơ giới thuận tiện nhưng lại khó khăn cho giao thông đi bộ. Lối đi bộ tổ

chức trên vỉa hè; không thấy có biện pháp hạn chế tốc độ lưu thông (như ranh chặn giảm tốc, biển hạn chế tốc độ, v.v.). Vỉa hè lại bị chiếm dụng làm kinh doanh hàng quán.

Hình 2.5 Trái: Lềđường bị chiếm dụng làm hàng quán. Phi: Không có tuyến đi bộ, người dân tập thể dục dưới lòng đường.

Không gian xanh, không gian công cng & th dc th thao

Không gian xanh bao gồm dải công viên dọc bờ sông, các công viên lớn nhỏ trong khu ở và cây xanh đường phố.

- Dải công viên dọc sông: có tầm nhìn ra cảnh quan khá đẹp, mặt nước sạch, trồng nhiều cây dương cho bóng mát hợp lý. Nơi đây là nơi tập trung người dân khu ở tập thể dục, hóng mát, là điểm hẹn của các đôi tình nhân vào buổi chiều tối. Tuy nhiên, tình trạng chiếm dụng khoảng xanh dọc sông làm hàng quán mang tính tư nhân hóađã ảnh hưởng đến tính chất công cộng của không gian này.

Hình 2.6 Dải công viên dọc sông – tầm nhìn đẹp, thoáng nhưng đang bị đe dọa bởi sự tư nhân hóa không gian

(chiếm dụng làm hàng quán)

- Công viên dạng dải được bố trí giữa trục đường chính của khu dân cư, trên đó có thảm cỏ

xanh và các cây lá nhọn tuy nặng tính trang trí nhưng cũng cung cấp bóng mát cho người dân. Tuy nhiên, do có tính chất như dải phân cách giữa hai hướng giao thông của trục đường chính nên tiếp cận của người dân đi bộ vào trong công viên rất khó khăn, nhất là đối với trẻ em và người lớn tuổi.

Hình 2.7 Dải công viên phân cách giữa trục đường chính – một cận cảnh hấp dẫn nhưng quá khó tiếp cận đối với người dân do bị ngăn cách bởi giao thông cơ giới

- Các vườn hoa nhỏ trong khu ở khá vụn vặt, chủ yếu nằm ở những góc nhỏ dư-khuyết từ quy hoạch giao thông và phân lô, chưa được đầu tư chăm sóc tốt.

- Cây xanh đường phố: được trồng tương đối đầy đủ, cây chưa đủ lớn nên chưa cho đủ bóng mát; hơn nữa lại bị cắt xén phù hợp hệ thống cấp điện trên cao.

Hình 2.8 Cây xanh đường phố

Không gian TDTT theo quy hoạch tổng thểđược rào lại, kinh doanh hoạt động TDTT có thu phí nên không còn giữđược tính chất công cộng. Các hoạt động TDTT của người dân khi đó diễn ra ở dải công viên dọc sông và trên đường phố, gây ra sự xung đột với giao thông cơ giới trong khu ở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.9 Đất TDTT làm thành SVĐ có mái che được rào chắn cẩn thận (trái); thanh niên đá bóng ngoài đường phố (phải).

Trong khi các không gian xanh chính quy chưa được đầu tư thỏa đáng nhu cầu sinh hoạt của người dân, các bãi đất trống hoặc chưa được đầu tư cũng được người dân sử dụng với tần suất rất cao. Đặc biệt, khu đất trống phía Nam tập trung rất đông người đến thả diều vào các buổi chiều mùa gió, tạo nên một không gian sinh hoạt cộng đồng rất tấp nập và đầy màu sắc.

Hình 2.10

Khu thả diều tự phát

Công trình công cng

Theo quy hoạch tổng thể, trong KDC Trung Sơn bố trí một trường THCS, một trường tiểu học, hai trường mẫu giáo-nhà trẻ, một khu thương nghiệp (chợ/siêu thị), một trung tâm y tế, một bưu điện và một nhà hành chính. Những CTCC này là lõi phục vụ những nhu cầu cơ bản nhất của người dân trong khu dân cư. Thực tế cho thấy hiện nay, sau khoảng 5 năm đầu tư

phát triển, chỉ mới có bưu điện là đã được xây dựng khai thác (nhưng với một hình thức không hoàn toàn công cộng là Tòa nhà Trung tâm Điện thoại SPT). Trong khi đó, các khu đất kia vẫn là những bãi đất trống chưa được khai thác. Trường tiểu học chỉ mới xây dựng cổng và tường rào, bên trong cỏ mọc um tùm.

Điều này cho thấy thực trạng KDC chỉ là một khu nhà ởđược quy hoạch. Tất cả những hoạt

động đi làm, mua sắm, giáo dục, y tế… của người dân KDC này đều diễn ra ngoài khu dân cư. Không có giao thông công cộng trong khu vực, để tiếp cận với những nhu cầu hằng ngày

đó, người dân sử dụng phương tiện cá nhân với tần suất cao và quăng đường di chuyển khá xa.

Hình 2.11 Trung tâm Điện thoại SPT (trái) và Tường-cổng rào khu đất Trường tiểu học (phải).

Kiến trúc công trình

Thể loại công trình chủ yếu ở KDC Trung Sơn là nhà ở dạng liên kế có vườn và dạng biệt thự

song lập. Nhà ở do dân tự xây theo mẫu quy định đã có GPXD chung, được quản lý bởi Ban quản lý KDC Trung Sơn. Các lô liên kế có vườn gồm các loại 5x20m và 6x20m; khoảng lùi trước 2,5m (chủ yếu) và 4m, khoảng lùi sau 1,5m. Các lô biệt thự song lập có kích thước 10x20m; khoảng lùi trước 4m, khoảng lùi hông 2,5m và khoảng lùi sau 1,5m.

Nhìn chung, các nhà ởđược thiết kế xây dựng khá đồng bộ. Các khoảng lùi trước và sau làm tăng độ thông thoáng không chỉ cho nhà ở riêng lẻ mà còn cho cả khu ở.

Hình 2.12 Nhà liên kế với khoảng lùi trước và sau

Nhiều người dân tỏ ra quan tâm chăm sóc môi trường sống trong căn nhà của gia đình: chăm sóc vườn trước sân, đặt các bàn ghế hóng mát trước nhà – tuy chiếm dụng vỉa hè nhưng cũng phần nào tạo ra những không gian gặp gỡ hàng xóm, cộng đồng khá thú vị.

Hình 2.13 Khoảng vườn trước nhà & bàn ghế ngoài vỉa hè trở thành không gian giao tiếp gia đình-láng giềng

Nhn xét chung

KDC Trung Sơn nằm kế cận Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, thuộc Đô thị Nam Sài Gòn nên có sức thu hút phát triển và thuận lợi về kết nối hạ tầng đô thị. KDC Trung Sơn trải dọc theo sông rạch, có tầm nhìn và cảnh quan tự nhiên thuận lợi, góp phần đáng kể vào chất lượng sống của cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển không đồng bộ các công trình hạ tầng đã dẫn

đến tình trạng bất cập trong đời sống đô thị của cư dân KDC: KDC chỉđểở và nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ; trong khi tất cả các hoạt động khác nhưđi làm, mua sắm, giáo dục, y tế… đều ở

ngoài khu vực. Các nhà ở riêng lẻ khá đồng bộ do tuân theo các mẫu nhà quy định – tất cả các căn nhà đều có khoảng lùi trước và sau; một số khá lớn có giếng trời-sân trong.

(2) Khu dân cư Hiệp Bình Chánh

Khu dân cư Hiệp Bình Chánh có diện tích tổng cộng khoảng 12ha, nằm ở P.Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức. Quy hoạch chi tiết khu đất được phê duyệt theo Quyết định số 7032/KTST- KT ngày 13/6/2000 của Kiến trúc sư Trưởng TP.

Theo đó, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Đất ở : chiếm 62.034m2 (51,8%);

- Đất công trình công cộng : 5.723m2 (4,8%);

- Đất giao thông : 40.819m2 (34,0%);

- Đất cây xanh : 11.227m2 (9,4%).

Cho đến nay, trong tổng thể khu đất chỉ mới có khoảng 100 căn nhà đã xây dựng và khoảng 30 căn đang xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao thông

Hệ thống đường đối ngoại và nội bộ KDC Hiệp Bình Chánh đã triển khai đáp ứng yêu cầu trước mắt. Các hướng tiếp cận chính từ phía đường Kha Vạn Cân (một hướng trực tiếp phía Tây Bắc và một hướng qua cầu Rạch Môn phía Tây Nam). Phía Đông Nam khu đất có đường giao thông (đường số 5) nối kết với các khu đất kế cận (như khu nhà ở Him Lam, v.v.) và thẳng ra sông Sài Gòn. Phía Đông Bắc khu đất, hướng giao thông đi cầu Gò Dưa nối tiếp từ đường nhựa lớn (đường số 12) thành đường đất. Cũng như ở KDC Trung Sơn, đường giao

thông trong khu đất chủ yếu phục vụ cho phương tiện cá nhân như xe máy và xe ôtô. KDC hoàn toàn không có tuyến giao thông công cộng phục vụ (như xe buýt).

Cũng tương tự như cách quy hoạch của các KDC khác ở TP, các không gian chức năng của khu đất đều xác định bởi các đường giao thông cơ giới – giải quyết tiếp cận cơ giới thuận tiện nhưng lại khó khăn cho giao thông đi bộ.

Lối đi bộ theo quy hoạchđược tổ chức trên vỉa hè; không thấy có biện pháp hạn chế tốc độ

lưu thông (như ranh chặn giảm tốc, biển hạn chế tốc độ, v.v.). Tuy nhiên, thực tế tổ chức KDC hiện nay là lối đi bộ bị đẩy xuống lòng đường (dù rằng lòng đường nội bộ rất ít xe) do vỉa hè thường bị chiếm dụng theo hai hướng: bị bỏ hoang không lát vỉa hay bị nhà dân bóc toàn bộ lớp lát vỉa và trồng cây cỏ tạo vườn cảnh.

Chiếu sáng đường phố chỉ tập trung vào các tuyến đường chính, chiếu sáng thưa thớt và không đạt yêu cầu.

Hình 2.14 Chất lượng đường phố xuống cấp, chiếu sáng đường phố thưa thớt và vỉa hè biến thành những “mảng xanh” do bị bỏ hoang hay bị chiếm dụng, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Không gian xanh, không gian công cng & TDTT

Không gian xanh bao gồm dải xanh dọc bờ sông rạch, các công viên lớn nhỏ trong khu ở và cây xanh đường phố.

- Mảng xanh dọc sông rạch: khu đất tiếp giáp với Rạch Môn ở phía Tây Nam – là một con rạch nhỏ khúc khỷu chảy ra sông Sài Gòn. Tuy nhiên, dải đất dọc con rạch không được đầu tư

chăm sóc thành công viên: hoang sơ, cây cỏ mọc um tùm, bờđất không an toàn, không có tổ

chức tiếp cận với mặt nước. Đáng tiếc là người dân không hưởng thụ được trọn vẹn mảng xanh-mặt nước tuy ít ỏi nhưng quý giá này cho sinh hoạt sức khỏe, giải trí và giao lưu cộng

Hình 2.15 Rạch Môn xanh hoang sơ nhưng không được đầu tư chăm sóc để phục vụ cộng đồng

Ngoài ra, theo đường số 5 đi xuống phía Đông Nam, qua một số dãy nhà (của khu dân cư kế

cận), tầm nhìn rất thoáng rộng mở ra sông Rạch Dừa (một nhánh của sông Sài Gòn). Gió từ

mặt sông thổi vào đem hơi nước làm mát các khu dân cư này. Tuy nhiên, chỉ có trục đường số

5 là trục đường xương sống vuông góc với bờ sông, đóng vai trò như một hành lang hút gió tự

nhiên. Các trục đường còn lại của các KDC này đều song song mặt sông; các dãy nhà kế tiếp nhau cản bớt gió thổi từ sông.

Hình 2.16 Tầm nhìn thoáng rộng nhìn ra sông Rạch Dừa.

- Công viên trung tâm theo quy hoạch được tổ chức nối kết trong lõi phục vụ công cộng nằm

ở vị trí trung tâm khu đất. Tuy nhiên, phần khu đất quy hoạch làm công viên công cộng đang bịđầu tư khai thác làm sân tennis có thu phí. Người dân khu ở không có công viên trung tâm

Hình 2.17 Đất quy hoạch công viên cây xanh bị rào lại, kinh doanh sân tennis.

- Các vườn hoa nhỏ trong khu ở: theo quy hoạch chỉ có một vườn hoa nhỏ nằm ởđường số

14, ở một vị trí và hình dạng bất lợi nhất cho quy hoạch phân lô. Khu đất không được đầu tư

chăm sóc, hoàn toàn bị bỏ hoang, cỏ mọc cao quá đầu và rác thải bừa bãi.

Hình 2.18 Khuôn viên vườn hoa theo quy hoạch bị bỏ hoang

Như một giải pháp tình thế của các hộ dân nhằm tìm kiếm thêm các mảng xanh bù vào sự

thiếu thốn này, một sốđoạn vỉa hè rải rác trước các căn nhà bị người dân bóc lên, đầu tư chăm sóc thành các vườn hoa nhỏ cho riêng họ. Hình thức chiếm dụng không gian công cộng này, bên cạnh việc làm thay đổi chức năng vỉa hè từđi bộ thành mảng xanh riêng, cũng phần nào góp phần làm phong phú mảng xanh khu ở.

Hình 2.19 Phong phú các kiểu những mảng xanh tự phát trên vỉa hè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây xanh đường phố: chỉ được trồng ở vỉa hè trước các công trình công cộng như trường học, chợ, v.v. Ở các đường nội bộ theo các lô đất nhà, cây xanh đường phố hoàn toàn do người dân tự trồng và chăm sóc, cùng với những vườn hoa vỉa hè tự phát hình thành nên những mảng xanh phong phú, đầy màu sắc với đủ các quy mô, kích cỡ và chủng loại khác nhau.

Hình 2.20 Cây xanh đường phố chỉđược trồng ở những công trình công cộng & tự phát ở các dăy nhà ở

Không gian TDTT: theo quy hoạch bao gồm câu lạc bộ TDTT, hồ bơi và sân đá banh thiếu nhi, hiện nay vẫn là khu đất trống bị bỏ hoang, không được đầu tư xây dựng. Khu đất kế cạnh là đất quy hoạch công viên cây xanh lại bị chiếm dụng làm kinh doanh sân tennis. Không có chỗ sinh hoạt TDTT một cách chính quy, người dân tìm đến các mảng xanh tự phát bên vỉa hè.

Hình 2.21 Đất TDTT bị bỏ hoang trong khi đất CVCX bị rào lại kinh doanh sân tennis; trẻ em tập võ trên thảm cỏ tự phát vỉa hè ngay phía ngoài.

Công trình công cng

Lõi CTCC theo quy hoạch tổng thể KDC Hiệp Bình Chánh bao gồm trường tiểu học, trường mẫu giáo, trung tâm dịch vụ và trung tâm TDTT. Ngoài đất TDTT bị bỏ hoang không xây dựng, thực tế phát triển hiện nay cho thấy Trường Tiểu học Hiệp Bình Chánh và Trường Mầm non Hiệp Bình Chánh 3 được đầu tư hoạt động phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân không chỉ trong KDC mà còn cho các KDC lân cận. Chợ Hiệp Bình Chánh hoạt động đều

đặn, tuy không thực sự sầm uất do người dân vẫn có thói quen đi siêu thị, cũng phần nào đáp

ứng nhu cầu tại chỗ hằng ngày của cộng đồng.

Hình 2.22 Trường Mầm non Hiệp Bình Chánh 3, Trường Tiểu học Hiệp Bình Chánh và Chợ Hiệp Bình Chánh.

Hình 2.23

Nhà Văn hóa Phường Hiệp Bình Chánh xây dựng dở dang.

Bên cạnh đó, KDC Hiệp Bình Chánh nối kết chặt chẽ với các KDC lân cận, nằm trong tổng thể KDC Phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) nên cũng có tiếp cận với các CTCC khác cho tổng thể KDC này.

Tuy nhiên, các CTCC lân cận như Nhà Văn hóa Phường Hiệp Bình Chánh lại đang xây dựng dang dở, bỏ không khai thác.

Kiến trúc công trình

Thể loại công trình chủ yếu ở KDC Hiệp Bình Chánh chủ yếu là biệt thự vườn và nhà ở dạng liên kế có vườn. Nhà ở do dân tự xây theo mẫu quy định đã có GPXD chung, được quản lý bởi Ban quản lý KDC Hiệp Bình Chánh. Các lô liên kế có vườn gồm các loại 5x20m và 6x20m; khoảng lùi trước 2,5m (chủ yếu) và 4m, khoảng lùi sau 1,5m. Các lô biệt thự song lập có kích thước 10x20m; khoảng lùi trước 4m, khoảng lùi hông 2,5m và khoảng lùi sau 1,5m. Nhìn chung, các nhà ởđược thiết kế xây dựng còn rời rạc, còn nhiều lô đất trống. Một số nhà

ở cũng không xây hết tầng cao như mẫu quy định. Các khoảng lùi trước và sau làm tăng độ

thông thoáng không chỉ cho nhà ở riêng lẻ mà còn cho cả khu ở.

Hình 2.24 Nhà biệt thự vườn và liên kế có vườn: xây dựng không hoàn toàn đồng bộ theo mẫu quy định

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 48)