Pháp lý hóa các tiêu chí và hướng dẫn về phát triển đô thị bền vững vào các đồ án quy hoạch xây

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 159)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

4.4.8 Pháp lý hóa các tiêu chí và hướng dẫn về phát triển đô thị bền vững vào các đồ án quy hoạch xây

án quy hoạch xây dựng đô thị, đặc biệt là đồ án quy hoạch chung TP

Việc nghiên cứu xác định các tiêu chí và hướng dẫn về phát triển đô thị bền vững (trong đó có nội dung về KDCST) như trình bày ở Chương 3 cần phải được pháp lý hóa trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

Hiện nay, việc thực hiện các đồ án QHXDĐT tuân theo Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật như Nghịđịnh 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng và Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt.

Tuy nhiên, đối với Đồ án Quy hoạch chung TP chủ yếu mang tính định hướng chung về quy hoạch sử dụng đất và định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, các bản vẽ và thuyết minh thuần túy không đủ pháp lý thông tin để hướng dẫn và kiểm soát các lớp thông tin cụ thể hơn (so với quy định hiện hành đối với quy hoạch chung) như cấu trúc đô thị, hình thái đô thị và hướng dẫn thiết kế công trình theo các giải pháp thân thiện môi trường… trong các đồ án phát triển chi tiết sau này.

Một cơ sở pháp lý khác có thểđiều chỉnh một số nội dung trong các đồ án QHXDĐT là Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 về quản lý kiến trúc đô thị và Thông tư

08/2007/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2007 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy chế

quản lý kiến trúc đô thị. Các văn bản này quy định và hướng dẫn chi tiết việc lập các quy chế

quản lý kiến trúc cảnh quan… Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho việc pháp lý hóa các lớp thông tin cụ thể nêu trên.

Theo Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ và Thông tư 08/2007/TT- BXD ngày 10/9/2007 của Bộ Xây dựng, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp 1 là quy định về

quản lý KTĐT cho toàn thành phố (chủ yếu trong phạm vi khu vực nội thành, các khu vực cửa ngõ, khu vực đặc thù của thành phố), thông qua việc giới thiệu, phân tích khái quát những

đặc điểm chính của phạm vi ranh giới thành phố, trên cơ sởđánh giá điều kiện hiện trạng tự

nhiên và xã hội. Cụ thể, quy chế cấp 1 bao gồm một số quy định chủ yếu về quản lý kiến trúc

đô thị cho từng khu vực trong đô thịđược phân chia theo tính chất như: khu bảo vệ tôn tạo, khu cải tạo chỉnh trang, khu vực xây dựng mới, khu phát triển mở rộng…), các khu vực đặc thù (tạo nên hình ảnh, bản sắc của đô thị, v.v.).

Đối với một Thành phố cực lớn như TP.HCM, các nội dung liên quan ở cùng cấp độ quy hoạch chung TP cần được chuyển tải trong quy chế quản lý kiến trúc cấp 1, chẳng hạn như: phân vùng đô thị đặc trưng (đáng chú ý là mức độ ưu tiên hay hạn chế phát triển đô thị theo

điều kiện tự nhiên như khu vực đất tốt/đất xấu…), cấu trúc đô thị (hệ thống giao thông, sử

dụng đất…) đối với các phân vùng đô thịđặc trưng, các hướng dẫn thiết kế đô thị và thiết kế

Chương 5.

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận

1. Về khái niệm KDCST

- KDCST được phát triển trên cơ sở tuân thủ trước hết những nguyên tắc cơ bản và những tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.

- Trong ứng dụng thực tế, KDCST là một khái niệm mở - nhưđã nói – nghĩa là chúng ta có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội địa phương. Về mặt kỹ thuật, những giải pháp cấp tiến đã được áp dụng nhiều chưa hẳn phải là kỹ thuật cao.

- Vì KDCST là một khái niệm mở nên hệ thống tiêu chí cũng là hệ thống mở.

- Việc áp dụng một số giải pháp gia tăng có thể bước đầu làm tăng chi phí đầu tư ban

đầu. Tuy nhiên, những lợi ích khi phát triển KDCST chỉ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích

được tính theo khung thời gian dài hạn – mà điều này lại phù hợp với loại hình đầu tưđất dân cư và nhà ở.

2. Về hiện trạng môi trường và quy hoạch-kiến trúc ở các KDC ở TP.HCM và mức độ sẵn lòng của người dân đối với các giải pháp phát triển KDCST

- Tất cả các không gian chức năng của khu đất đều xác định bởi các đường giao thông cơ giới – giải quyết tiếp cận cơ giới thuận tiện nhưng lại khó khăn cho giao thông đi bộ; chưa có giải pháp tổ chức giao thông công cộng riêng biệt.

- Tình trạng loại nhà ở chỉ có một mặt tiếp giáp với môi trường ngoài nhà (nhà phố, nhà liên kế) chiếm đa số trong cấu trúc nhà ởđô thị TP.HCM hiện nay cho thấy khả năng tổ

chức thông thoáng-chiếu sáng gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi những giải pháp thích hợp. - Yếu tố thiết kế kiến trúc và quy hoạch khu ởđóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ thông thoáng-chiếu sáng tự nhiên (cả về mặt kỹ thuật và nhận thức/thiện chí của người dân), dẫn đến việc giảm thiểu sử dụng các hệ thống thông gió cơ khí (quạt/điều hòa). Yếu tố

kinh tế (chi phí điện đắt) chỉ là yếu tố cuối cùng.

- Người dân có nhận thức và mức độ sẵn lòng cao đối với các giải pháp cơ bản trong phát triển một khu dân cư, trong đó giải pháp quy hoạch hợp lý để tận dụng tối đa cảnh quan và hướng nắng gió cho môi trường sống, giải pháp thiết kế công trình nhà ở thông thoáng chiếu sáng tự nhiên được đặt lên hàng đầu.

- Những vấn đề người dân quan tâm hằng ngày trong cuộc sống (như giải pháp tổ chức giao thông đi lại hằng ngày), hoặc có điều kiện tiếp cận thường xuyên qua các phương tiện truyền thông hay qua các chương trình tuyên truyền, quảng cáo (như lắp đặt thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, hệ thống nước nóng dùng năng lượng mặt trời…) cũng được ưu tiên khá cao.

- Về cơ bản, KĐTM Thủ Thiêm đã được quy hoạch theo định hướng đô thị sinh thái. Do đó, các giải pháp sinh thái về quy hoạch sử dụng đất và không gian có thể được áp dụng phù hợp.

- Đối với các giải pháp liên quan đến quy mô khu ở và công trình, tùy theo thiết kế và nhu cầu đầu tư cụ thể có thể lựa chọn các gói giải pháp phù hợp.

- Tuy nhiên, cần lưu ý đưa các tiêu chí KDCST vào quy chế quản lý khu vực và hướng dẫn tiêu chí thiết kế công trình.

4. Về mô hình khu dân cư sinh thái cho TP.HCM

Dựa trên các cơ sởđã phân tích về nội dung nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung TP, mức

độ khả thi theo khảo sát thực tế, các cơ sở pháp lý khác và sáng kiến địa phương, mô hình khu dân cư sinh thái được đề xuất cho TP.HCM với các điểm chính như sau:

Mô hình KDCST được xây dựng theo cơ sở cơ bản nhất là quy hoạch chung TP, trong

đó mô hình phát triển đô thịđược xây dựng cho khu vực đất tốt và đất xấu.

- Do đó, đối với khía cnh quy hoch, mô hình KDCST cũng được đề xuất cho khu vực đất tốt và đất xấu.

- Đối với kiến trúc xây dng công trình, các nguyên tắc thiết kế sinh thái chủ yếu tác

động đến mỗi công trình. Trên thực tế, các nguyên tắc thiết kế kiến trúc sinh thái đã được nghiên cứu hướng dẫn rất nhiều trên thế giới, và sẽđược chủđầu tư lựa chọn áp dụng phù hợp với dự án cụ thể.

- Đối với qun lý năng lượng, hai nội dung chính là khai thác các nguồn năng lượng có thể tái tạo và tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý. Nhìn chung, các nguyên tắc quản lý năng lượng có thểđược xây dựng chung cho cả TP.HCM, với một số khác biệt tùy theo điều kiện tự nhiên (như năng lượng gió phù hợp vùng duyên hải) và điều kiện kinh tế-xã hội (chẳng hạn, hệ thống điện mặt trời đắt tiền chỉ áp dụng được ở các khu trung tâm nếu không có trợ giá riêng).

- Đối với qun lý nước, các giải pháp tiêu thoát nước đô thị và xử lý nước thải tại chỗ

gắn chặt chẽ với giải pháp quy hoạch không gian – do đó cần được quan tâm ngay từ khâu quy hoạch thiết kế từ cấp thành phố xuống cấp độ dự án; trong khi đó các giải pháp mang tính chất công trình như sử dụng thiết bị tiết kiệm nước, thu gom nước mưa… có thể được lựa chọn áp dụng khác nhau trong việc xây dựng mới hay nâng cấp từng công trình.

- Đối với qun lý cht thi rn, các giải pháp có thể áp dụng ở cấp độ từ khu dân cư

cho đến từng hộ gia đình. Lưu ý là các giải pháp chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi được áp dụng đồng bộ và thống nhất về chiến lược từ nguồn phát sinh đến nơi chôn lấp cuối cùng, nghĩa là từ cấp độ hạt nhân là hộ gia đình đến cấp độ toàn thành phố. Việc khuyến khích các biện pháp 3R (hay 3T: tiết giảm, tái sử dụng, tái chế) đặc biệt là đối với túi nilông, cùng với phân loại chất thải rắn tại nguồn trong hộ gia đình có thể là xuất phát điểm quan trọng.

5. Về các giải pháp quản lý nhà nước để phát triển KDCST tại TP.HCM

- Việc phát triển KDCST mang tính đa ngành; các tiêu chí và giải pháp trải rộng ở

nhiều ngành khác nhau và có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó các công cụ quản lý nhà nước cần tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh theo từng (nhóm) ngành và do đó cần có vai trò của nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau.

- Mặc dù vậy, trong thực tế cơ chế quản lý các dự án nhà ở hiện nay, vai trò quản lý có tác động lớn đối với các nội dung kỹ thuật của dự án vẫn đặt nặng ở các cơ quan quản lý về

pháp lý đất, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng… do đó các giải pháp về quản lý nhà nước trước mắt cần tập trung ở các khía cạnh này.

Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số cơ chế về tài chính để khuyến khích các dự án KDCST nhưQuỹ phát triển Nhà ở sinh thái.

- Một KDCST trước hết phải là một KDC hoàn chỉnh trong một tổng thể quy hoạch

đô thị đồng bộ và hoàn chỉnh theo tầng bậc, do đó giải pháp cơ bản đặt ra là đảm bảo điều kiện cần này. Có nghĩa là, cần có cơ chế đảm bảo sự đồng bộ và hoàn chỉnh từ Quy hoạch chung TP xuống Quy hoạch chung các quận huyện, từ Quy hoạch chi tiết 1/2000 xuống Quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án.

- Việc áp dụng các hệ thống đánh giá mức độ sinh thái (mức độ thân thiện với môi trường) của các công trình xây dựng (từ công trình đơn lẻ đến khu đô thị) có ý nghĩa rất lớn

đối với việc định hướng thị trường.

5.2 Kiến nghị

1. Việc phát triển khu dân cư sinh thái tại TP.HCM dựa trên nền tảng cơ bản là quy hoạch chung thành phố và quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan thành phố; trong đó các tiêu chí và hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất và không gian cảnh quan cần được xây dựng trên các tiêu chí phát triển đô thị bền vững.

2. Cần có các chương trình tập huấn đào tạo, các hội thảo, hội nghị… cho các cán bộ

quản lý, các nhà đầu tư, các nhà tư vấn, người dân tiếp cận và nắm được các khái niệm và ứng dụng xây dựng các khu dân cư sinh thái, hiểu được các lợi ích về nhiều mặt đối với kinh tế-xã hội và môi trường có liên quan trực tiếp đến từng cá thể trong xã hội.

3. Động lực quan trọng để các nhà đầu tư và người dân lựa chọn các giải pháp áp dụng cho khu dân cư (hay nhà ở riêng lẻ) là lý do kinh tế; do đó trước mắt cần lựa chọn các giải pháp mang tính kinh tế cao (tiết kiệm) và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội. 4. Các sở ngành cần phối hợp xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển khu dân cư

sinh thái, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét ban hành; đồng thời cần có các kế hoạch hành động cụ thểđể thực hiện các cơ chếđó.

5. Song trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường phối hợp công tác quản lý việc lập và thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh đồng bộ từ cấp thành phốđến dự

Phụ lục 1

Phiếu khảo sát hộ gia đình

Thời gian: ………

Địa điểm: ………

Phiếu kho sát h gia đình

Khảo sát này nhằm nhận biết tình hình cuộc sống của cư dân ở một khu dân cư, tìm hiểu đánh giá của người dân về môi trường khu ở họđang sinh sống (về cơ sở hạ tầng – điện, nước, giao thông, công viên...) và đời sống cộng đồng, tìm hiểu cách người dân tổ chức cuộc sống trong ngôi nhà của mình, tìm hiểu những khó khăn hay mong muốn của người dân, xác định nhận thức cộng đồng và tham vấn một số ý tưởng của người dân về phát triển khu ở trong tương lai (Khu dân cư sinh thái19)

Trong mỗi hộ gia đình, phỏng vấn sẽ thực hiện cho 1 người đại diện. Khảo sát viên hỏi người đại diện những câu hỏi dưới đây, sau đó xác nhận lại câu trả lời bằng cách khoanh tròn/đánh dấu câu trả lời thích hợp hay điền vào chỗ trống.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị.

Phần A. Thông tin chung

Ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân và gia đình.

Giới tính: □ Nữ □ Nam

Tuổi: a. Dưới 15 b. Từ 16-25 c. Từ 26-60 d. Trên 60 Hộ gia đình có .... nhân khẩu. Số người trên 18 tuổi:…..

19 Thế nào là Khu dân cư sinh thái, vui lòng xem Phụ lục kèm theo. ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM KHOA CÔNG NGHĐẠI HỌC DÂN LẬP VỆ VÀ QUĂN LANG ẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Đề tài nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:

Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thu nhập trung bình tháng/người (tính cho tổng số người trong gia đình, kể cả trẻ em): a. Dưới 1 triệu đồng b. Từ 1-2 triệu đồng c. 2-5 triệu đồng d. Trên 5 triệu đồng Nhà ông/bà ở thuộc:

□ Khu dân cư hiện hữu □ Khu dân cư mới tự phát □ Khu dân cư mới quy hoạch

Phần B. Các vấn đề tổ chức ở gia đình và cộng đồng khu ở

Bao gồm các câu hỏi cho các chuyên đềở quy mô hộ gia đình cho đến cộng đồng/khu ở trong các nội dung sau:

(i) tình hình hiện trạng tổ chức trong hộ GĐ và khu ở; (ii) những thuận lợi và khó khăn hiện tại;

(iii) những mong muốn/nguyện vọng trong tương lai;

(iv) nhận thức/thiện chí về các khái niệm chuyên đề của KDCST.

I. Không gian kiến trúc/vi khí hậu nội thất và quy hoạch khu ở 1. Ngôi nhà gia đình Ông/Bà thuộc loại:

a. Nhà phố b. Biệt thự/Nhà vườn c. Căn hộ chung cư

Mặt đứng chính quay về hướng ...

Ngôi nhà có ... phía tiếp giáp với môi trường bên ngoài.

2. Để giải quyết vấn đề thông thoáng, ngôi nhà Ông/Bà có được tổ chức giếng trời/sân trong?

□ Có □ Không Nếu có, diện tích giếng trời khoảng: a. 1-2 m2 b. 2-6 m2 c. >6 m2

3. Ngôi nhà Ông/Bà có các loại vườn nào sau đây (đánh dấu chọn các ô thích hợp):

□ Vườn trước □ Vườn sau □ Vườn sân trong

□ Vườn trên balcon/loggia □ Vườn sân thượng

4. Tỷ lệ các phòng tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài hay giếng trời là: ... (% hay ph.số).

5. Trong các phòng tiếp xúc trực tiếp, tỷ lệđược tổ chức thông thoáng tự nhiên là: .... (% hay

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)