Xuất sơ bộ về các tiêu chí đánh giá 122

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 133)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

3.4.2 xuất sơ bộ về các tiêu chí đánh giá 122

Từ các giải pháp của các mô hình KDCST cho TP.HCM ở phần trên, các tiêu chí đối với KDCST ở TP.HCM được đề xuất sơ bộ như sau:

STT Nhóm tiêu chí Tiêu chí (Criteria) Một số chỉ thị (Indicators)

1 Quy hoạch khu đất theo hướng bền vững

Lựa chọn khu đất phù hợp quy hoạch, ưu tiên các vị trí ít tác động đến môi trường

- Khu đất có vị trí không thuộc các khu vực không cho phép/hạn chế phát triển đô thị hóa xác định trong quy hoạch chung;

- Ưu tiên các vị trí tái thiết khu đất phát triển cũ (brownfield)… Tổ chức cảnh quan và không

gian mở nối kết con người với thiên nhiên xung quanh;

Giải pháp thiết kế cảnh quan trong quy hoạch khu dân cư (các không gian mở, công viên, v.v.)

Phù hợp điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu (nhiệt đới nóng ẩm), thủy văn…; Giải pháp quy hoạch phù hợp đặc điểm địa hình (đất tốt/đất xấu…), khí hậu nhiệt đới, phù hợp mạng lưới thủy văn (sông ngòi, kênh rạch)

Bảo tồn hành lang thiên nhiên địa phương, các hệ động thực vật tại chỗ, trong đó mặt nước đặc trưng của khu vực được trân trọng giữ gìn;

Giải pháp quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất; chẳng hạn: có xác định phạm vi và quy định bảo tồn các đặc trưng thiên nhiên địa phương, VD. như vùng rừng ngập mặn ở Cần Giờ

Mỗi khu dân cư có lõi phục vụ (tập trung hay phân tán) bao gồm trường học, cơ sở y tế, cửa hàng, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cơ bản hằng ngày của người dân địa phương;

Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo bán kính phục vụ, tổ chức giao thông tiếp cận… đối với các công trình công cộng thiết yếu theo QCXD

Giảm ô nhiễm và quỹđất phát triển giao thông cơ giới;

Ưu tiên lựa chọn vị trí khu đất gần bến UMRT (10-15’ đi bộ), trạm xe buýt (5-10’ đi bộ) mà người dân có thể tiếp cận được

Tổ chức tốt giao thông nội bộ và khuyến khích giao thông phi cơ giới, đặc biệt là đi bộ;

- Giải pháp quy hoạch giao thông với các hệ thống đường nội bộ đúng quy phạm, mạng tuyến đi bộ kết hợp với công viên, vườn dạo… tiếp cận với các CTCC thiết yếu

Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng;

- Hạn chế số lượng chỗ đậu xe cá nhân ở mức tối thiểu (đủ đáp ứng quy định); đặc biệt hạn chế rất thấp đối với khu vực trung tâm TP song song với tổ chức các bãi đậu xe ở các điểm trung chuyển công cộng ngoại vi khu trung tâm

Có cơ chế tiêu thoát nước mưa theo hướng bền vững:

- Theo quy định của TP, khi san lấp kênh rạch cần có ý kiến của Sở GTVT; và được bù lại bằng phần mặt nước mới (ao hồ…) trong dự án có diện tích tối thiểu bằng 1,2 lần phần diện tích bị san lấp; - Dải hành lang cách ly sông rạch (theo QĐ150) có thểđược sử dụng làm khoảng ngập đệm.

- Tùy thuộc đặc trưng khu vực (về địa hình cao/thấp, địa chất đất tốt/đất xấu…) mà giải pháp quy hoạch cần tính đến cơ chế tiêu thoát nước mưa tự nhiên như sử dụng mạng lưới kênh rạch tự nhiên, hồđiều tiết, v.v. - Hạn chế lượng nước mưa chảy tràn bằng cách tăng cường mảng xanh và lát vỉa bằng vật liệu có thể thấm nước Giảm hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị”

- Tăng cường mảng xanh tùy theo khu vực đô thị (tối thiểu phù hợp Quy chuẩn Xây dựng);

- Sử dụng vật liệu lát vỉa hè, vật liệu ngoại thất công trình (đặc biệt là mái) có độ phản xạ nhiệt cao; - Đảm bảo tỷ lệ tối thiểu của phần diện tích có thể thấm nước trên các bề mặt lát vỉa

2 Quản lý nước cấp và nước thải theo hướng bền vững

Giảm lượng nước sạch dùng để tưới tiêu bằng cách tái sử dụng nước thải xám qua xử lý hoặc thu dụng nước mưa

- Giải pháp kỹ thuật phù hợp trong bản thiết kế cấp nước

Khuyến khích các giải pháp xử lý nước thải theo hướng sinh thái như: xử lý xa nguồn phân tán bằng hồ sinh học, đất ngập nước nhân tạo…

- Giải pháp kỹ thuật phù hợp trong bản thiết kế xử lý nước thải;

- Thể hiện trong quy hoạch thiết kế cảnh quan (VD. mảng xanh tích hợp chức năng xử lý nước thải như công viên, hồ…)

Sử dụng thiết bị tiết kiệm nước - Bảng lựa chọn các thiết bị sử dụng nước lắp đặt cho khu dân cư trong Thiết kế kinh tế-kỹ thuật của Dự án

3 Sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững

Quy hoạch, thiết kế các công trình theo hướng tối ưu đối với bức xạ mặt trời

- Quy hoạch Tổng mặt bằng KDC, Mặt bằng bố trí các cụm, dãy công trình theo hướng giảm thiểu bức xạ mặt trời trực tiếp và tận dụng ánh sáng tự nhiên phù hợp (VD. Dãy công trình, hoặc đầu hồi công trình quay về hướng Đông-Tây, các mặt không gian sử dụng chủ yếu quay về hướng Nam-Bắc, v.v.)

- Bản Thiết kế kiến trúc vỏ bao che công trình với các hệ cấu kiện và vật liệu phù hợp tính chất bức xạ mặt trời; VD: vỏ bao che 2 lớp (lớp ngoài là hệ lam đối với hướng nhận nhiều bức xạ), sử dụng kính 2 lớp, sử dụng vật liệu có độ phản xạ nhiệt cao… Tối ưu hóa năng lượng sử dụng trong công trình Thiết kế các hệ thống vận hành công trình sử dụng năng lượng tối ưu, như: - tối ưu hóa các hệ thống sử dụng năng lượng trong công trình về chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí, v.v;

- sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng (nhưđèn compact…); - áp dụng cơ chế thu hồi, tích trữ và tái phân phối năng lượng (nhiệt) trong hệ thống điều hòa không khí Khuyến khích sử dụng các

nguồn năng lượng (địa phương) có thể tái tạo được như mặt trời, gió, địa nhiệt hay sinh khối Đáp ứng một mức độ (đánh giá theo các mức % tăng dần, từ 5%) nhu cầu năng lượng của dự án bằng năng lượng có thể tái tạo 4 Sử dụng vật liệu và tài nguyên bền vững Sử dụng vật liệu xây dựng địa phương Bảng lựa chọn vật liệu xây dựng sử dụng trong Thiết kế kỹ thuật của Dự án Sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng để hạn chế chất thải; tuần hoàn chất thải Bảng cân đối khối lượng vật liệu xây dựng sử dụng, lượng chất thải, phương án tái sử dụng/thu gom để tái chế một phần lượng chất thải xây dựng

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

Thiết kế kỹ thuật có bố trí hệ thống và khu vực bô rác theo hướng

thuận lợi cho việc phân loại chất thải rắn (sinh hoạt) tại nguồn 5 Chất lượng vi khí hậu nội thất Tổ chức không gian hợp lý để có vi khí hậu tối ưu cho người sử dụng, v.v. Thiết kế kiến trúc công trình (đảm bảo các tiêu chí và tiêu chuẩn đối với các không gian nội thất theo các chức năng khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực) Đảm bảo đưa ánh sáng tự

nhiên và mở tầm nhìn ra bên ngoài cho các khu vực sinh hoạt chính trong nội thất công trình

Thiết kế kiến trúc công trình phù hợp tiêu chuẩn thiết kế về ánh sáng và tiện nghi

Bố trí hệ thống thông gió đảm bảo khí tươi đầy đủ

Thiết kế kiến trúc đối với thông gió tự nhiên và thiết kế kỹ thuật các hệ thống thông gió cơ khí

Sử dụng các vật liệu và chất sơn phủ ít phát thải chất gây hại sức khỏe và môi trường

Bảng lựa chọn vật liệu xây dựng sử dụng trong Thiết kế kỹ thuật của Dự án

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)