Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM (Viện QHXD & Nikken Sekkei,

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 89)

2. Mục tiêu nghiên cứu 1 

3.1.1 Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM (Viện QHXD & Nikken Sekkei,

Nikken Sekkei, 2007)

Việc phát triển xây dựng các khu dân cư nói chung và các khu dân cư sinh thái nói riêng đều phải dựa trên việc triển khai quy hoạch xây dựng đô thị từ cao xuống thấp. Nói cách khác, quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000 đến 1/500) các khu dân cư (quy mô lớn nhất là phường xã) phải dựa trên nền quy hoạch chung các quận huyện (tỷ lệ 1/5000), và cao hơn nữa là quy hoạch chung (tổng mặt bằng) Thành phố (tỷ lệ 1/10000).

Năm 1998, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM định hướng đến năm 2020 được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện đã bộc lộ những vấn đề

không còn phù hợp, cần phải nghiên cứu điều chỉnh trong quy hoạch chung, như vấn đề phân bố dân cư, kiến trúc quy hoạch đô thị, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, định hướng phát triển không gian, tổ chức loại hình quy hoạch đô thị cho từng khu vực, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ

tầng xã hội, v.v.

Do đó, Thành phốđã giao Viện Quy hoạch Xây dựng TP.HCM phối hợp với Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) thực hiện nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM. Trong báo cáo này (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007), Đoàn Nghiên cứu8 đã đưa ra một số quan điểm thiết yếu đối với quy hoạch chung xây dựng thành phố (qua đó đánh giá lại Đồ

án Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM định hướng đến năm 2020 được phê duyệt năm 1998), và cuối cùng là xây dựng các hướng dẫn khoa học đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố sẽđược triển khai sau đó.

Các quan điểm và hướng dẫn khoa học của báo cáo nêu trên cũng là cơ sở (khoa học và pháp lý) cho việc nghiên cứu đề xuất mô hình KDCST trong đề tài này. Các nội dung quan trọng liên quan đến nội dung (phát triển) khu dân cưđược tóm tắt dưới đây:

Quan đim v s dng đất phù hp điu kin đất đai

Theo nghiên cứu đánh giá của Đoàn Nghiên cứu, như minh họa ở Hình 3.1, Thành phốđược chia thành 2 nhóm khu vực:

(i) Nhóm có điều kiện đất tốt: gồm những khu vực có cao trình 2m so với mực nước biển, cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đất có độ nén vừa, có khả năng chịu tải cao (trầm tích Pleistocene);

(ii) Nhóm các khu vực có điều kiện đất xấu: những khu vực có cao trình dưới 2m trên mực nước biển, cấu tạo bởi các lớp đất xốp, khả năng chịu tải thấp (trầm tích Holocene). Do các khu vực có điều kiện đất xấu gồm chủ yếu những đầm lầy thấp trũng, thường xuyên bị úng ngập, những điều kiện đất cơ bản này có ảnh hưởng

đáng kểđến các hoạt động phát triển đô thị hiện tại.

Hình 3.1 Điều kiện đất đai TP.HCM (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007).

Có thể thấy phần lớn đất đai của thành phố là những vùng trũng thấp; hơn 50% diện tích đất thành phố có cao trình từ 2 mét trở xuống so với mực nước biển. Những khu vực này luôn bị

ngập lụt và do đó cần đặc biệt xem xét trong phát triển đô thị. Trên thực tếđã có nhiều cảnh báo rằng các hoạt động đô thị và xây dựng ở những khu vực bị úng ngập gây ra những tác

động tiêu cực về môi trường đối với các khu vực xung quanh và khu vực hạ nguồn. Trong

Chú thích

Khu vực đất tốt

Khu vực có cao trình trên 2m Khu vực đô thị hóa

tình hình quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố những năm vừa qua còn thiếu quan tâm

đến các điều kiện tự nhiên, hướng tiếp cận của nghiên cứu này rất cấp thiết và xác đáng.

Quan đim phát trin đô th

Trên cơ sở điều kiện đất đai của TP như đã phân tích ở trên, Đoàn Nghiên cứu đề xuất hai quan điểm phát triển đô thị cơ bản cho TP.HCM: quan điểm phát triển đô thị cho các khu vực

đất tốt và cho các khu vực đất xấu.

(i) Quan điểm phát triển đô thị cho khu vực có điều kiện đất tốt:

- Do có cao trình trên 1,5-2 mét so với mực nước biển, điều kiện địa chất tốt và nằm ngoài khu vực thường xuyên bị úng ngập, các khu vực này thuận lợi để phát triển

đô thị mật độ tập trung, hình thành “khu đô thị hóa tập trung” 9.

- Đối với những khu vực này, điều quan trọng là ngăn chặn tình trạng đô thị hóa lộn xộn và khuyến khích phát triển với mật độ dân cư thích hợp. Cần thiết phải quy

định các chỉ tiêu khống chế như hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng và tầng cao xây dựng cho từng khu vực.

- “Vành đai sinh thái” là quan điểm thiết kếđô thị cơ bản cho khu vực có điều kiện

đất tốt. Vành đai sinh thái về cơ bản bao gồm các khoảng không gian trống với nhiều cây xanh và mặt nước sẽđược phát triển chủ yếu ở các khu đô thị phát triển mới theo từng giai đoạn, có thể mở rộng ra các khu vực xung quanh và sau đó là toàn địa bàn thành phố. Vành đai sinh thái sẽ là nơi thực hiện nhiều chức năng đô thị đa dạng trong môi trường thiên nhiên xanh sạch mang lại lối sống mới cho người dân ở xung quanh.

9 Quan điểm này cũng áp dụng cho khu vực gần trung tâm thành phố: Ngoài những khu vực đã nêu trên, ở

những khu vực gần trung tâm thành phố có nhiều dự án phát triển đô thị quy mô lớn và vừa đang được triển khai. Nguyên nhân là vì ở những khu vực này có những khu đất phi đô thị hóa rộng lớn mặc dù có điều kiện đất xấu (chủ yếu là các vùng đất trũng thấp, đầm lầy). Đối với những khu vực này, điều quan trọng là phải kiểm soát đô thị hóa và khuyến khích phát triển hợp lý với đầy đủ cơ sở hạ tầng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007).

Hình 3.2 Áp dụng quan điểm Vành đai sinh thái ở Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007).

(ii) Quan điểm phát triển đô thị cho khu vực có điều kiện đất xấu:

- Do chủ yếu là các vùng đất trũng thấp có nguy cơ úng ngập, các vùng đất yếu mới hình thành về mặt địa chất, nên các khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái, cần kiểm soát hoạt động phát triển đô thị.

- Bên cạnh một số khu vực cần được kiểm soát nghiêm ngặt (như bảo tồn cây xanh, hệ sinh thái động thực vật) là các “khu vực phát triển đô thị có kiểm soát”.

- Tuy nhiên, đối với một số khu vực nhạy cảm về sinh thái nhưng chịu áp lực đô thị

hóa rất lớn (chẳng hạn như Nhà Bè, Bình Chánh…), có thể phát triển theo mô hình “cụm”. Nội dung cơ bản của quan điểm “phát triển theo cụm” là: (a) phát triển khu đô thị nén gọn và bảo tồn môi trường thiên nhiên xung quanh càng nhiều càng tốt, (b) phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu nhưng hiệu quả cao, (c) không thu hẹp tổng diện tích mặt nước (diện tích sông rạch) sau khi phát triển.

Công viên sinh thái Vành đai sinh thái

Mặt nước & cây xanh

KCN

Khu quân sự

Mặt nước & cây xanh

TT đô thị hiện hữu

Khu dân cư

Hình 3.3 Quy hoạch mẫu Phát triển theo cụm (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007).

Như thể hiện ở Hình 3.3, tổng diện tích mặt nước trong phạm vi khu vực phát triển không bị

thu hẹp; nếu một bộ phận của kênh rạch được phát triển thành khu xây dựng thì sẽ mở rộng thêm diện tích kênh rạch mới. Cơ sở hạ tầng bao gồm đường bộ và cầu cống được phát triển theo từng mạng lưới tối thiểu và với những biện pháp sinh lãi. Tổng diện tích của quy hoạch mẫu trong hình này là khoảng 250ha với dân số 15.000-20.000 người10.

Nhận định chung:

Báo cáo nghiên cứu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007) xuất phát từ quan điểm quy hoạch và thiết kếđô thị trên để triển khai các nội dung về cơ sở hạ

tầng đô thị như giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải… Có thể nhận định nghiên cứu

điều chỉnh quy hoạch chung TP lần này đã bắt đầu tiệm cận với những tiêu chí cơ bản nhất của quy hoạch đô thị hiện đại: tính phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương đồng thời vẫn cho phép có sự phát triển (nhưng với mô hình phù hợp). Đây cũng chính là hướng tiếp cận cơ

bản của khái niệm phát triển bền vững.

Đối với đề tài này, hướng tiếp cận và các hướng dẫn triển khai của Báo cáo nghiên cứu nêu trên chính là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng mô hình khu dân cư sinh thái

10 Quy mô dân số này cũng nằm trong giới hạn dân số từ 4.000-20.000 dân của 01 đơn vịở (theo Quy chuẩn VN 2008).

Minh họa nhóm các cụm phát triển Minh họa mạng lưới giao thông tối thiểu

Sơđồ quy hoạch mẫu

Khu phát triển Khu trung tâm

(công viên, chợ, trường học, văn phòng) Cụmđô thị Khu dự trữ phát triển Đường cấp II Đường cấp II Đường cấp II Đường cấp I Đường cấp II Đường nội bộ

phù hợp điều kiện TP, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho việc phát triển khu dân cư sinh thái ở TP.HCM.

3.1.2 Cơ sở pháp lý

Các cơ sở pháp lý được rà soát trong nội dung này là các chính sách, quy trình, hướng dẫn… hay một số sáng kiến (initiatives) quan trọng liên quan đến thúc đẩy các hoạt động có tính phát triển bền vững đối với việc phát triển một khu dân cư. Các thể chế này có thể liên quan

đến khái niệm tổng hợp, hay đề cập đến một lĩnh vực cụ thể trong khái niệm chung.

Khung th chế quc gia

A. Nghịđịnh số 102/2003/NĐ-CP ngày 3/9/2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong đó, nội dung chính bao gồm những vấn đề sau: - Sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất; - Sử dụng năng lượng trong các tòa nhà;

- Trang thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng; - Sử dụng năng lượng trong sinh hoạt;

- Các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đồng thời, nghịđịnh cũng quy định trách nhiệm của các chủ thể khi đầu tư xây dựng: - Tận dụng điều kiện tự nhiên, có giải pháp kiến trúc thích hợp để giảm tiêu

hao năng lượng cho chiếu sáng, thông gió, làm mát và sưởi ấm;

- Sử dụng vật liệu xây dựng cách nhiệt để hạn chế truyền nhiệt qua tường bao che, cửa ra vào và cửa sổ;

- Sử dụng thiết bị hiệu quả, tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà;

- Bố trí trang thiết bị hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao theo hướng TKNL; - Tuân thủ các quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế về sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Lập thuyết minh về biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hồ sơ cấp phép xây dựng.

B. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 với các mục tiêu chính như sau:

- Tiết kiệm 3-5% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2006-2010, tiến tới 5-8% trong giai đoạn 2011-2015;

- Hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Khai thác tối đa năng lực phương tiện, giảm tiêu thụ nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu thay thế…

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình đề xuất 11 đề án bao gồm trong các nội dung chính như sau:

(i) Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

• Hoàn thiện khung pháp lý (Luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn…);

• Mạng lưới quản lý tại Trung ương và địa phương; (ii) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

• Tuyên truyền, nâng cao nhận thức (chương trình truyền hình, báo chí), tập huấn, tổ chức thi sáng tạo các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng;

• Giáo dục trong nhà trường (các cấp học, các trường dạy nghề và bậc đại học);

• Thí điểm mô hình “Sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mỗi gia đình”; (iii) Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng

• Xây dựng tiêu chuẩn, dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

• Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất tuân thủ hiệu quả hiệu suất năng lượng; (iv) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp

• Mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp;

• Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm năng lượng;

(v) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà

• Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựng và quản lý các tòa nhà;

• Xây dựng mô hình và đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các tòa nhà;

(vi) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải

• Khai thác tối ưu năng lực của phương tiện, thiết bị giao thông, giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế khí phát thải vào môi trường;

(vii) Tham gia các đề án:

• Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông-Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các bộ ngành khác;

• UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

C. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử

dụng năng lượng có hiệu quả”

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử

dụng năng lượng có hiệu quả” được ban hành theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn quy định những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để sử dụng năng lượng có hiệu quả khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thương mại, các cơ quan nghiên cứu, trụ sở hành chính Nhà nước,

chung cư cao tầng và các khách sạn lớn… có sử dụng điều hòa không khí, các thiết bị sử dụng nhiều năng lượng. Quy chuẩn này được ban hành nhằm giảm thiểu lãng phí năng lượng sử

dụng trong các công trình xây dựng, nâng cao điều kiện tiện nghi nhiệt, tiện nghi thị giác cũng như nâng cao năng suất lao động cho những người sống và làm việc trong các công trình đó.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đang tổ chức soạn thảo các Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

Nhận định chung:

- Cấp độ văn bản quy phạm pháp luật: văn bản dưới luật (nghị định, quy chuẩn) và chương trình quốc gia.

- Nội dung: chủ yếu về mảng tiết kiệm năng lượng – cụ thể là năng lượng

điện và nhiên liệu, chưa thấy các nội dung khác như quản lý nước, chất thải rắn…

- Các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng đề cập chủ yếu về kiến trúc-xây dựng (công trình), giao thông, sử dụng trang thiết bị trong sinh hoạt và sản xuất…, chưa đề cập đến các giải pháp khác như về quy hoạch.

Các sáng kiến quc gia

Chương trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng11

Theo các kết quả khảo sát ở Việt Nam, năng lượng tiêu thụ của khu vực nhà ở, công trình công cộng chiếm 23-24%, khu công nghiệp 54% và giao thông 22-23% trên tổng số

năng lượng và tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà ở và công trình công cộng được dự báo sẽ vào khoảng 15-17% hoặc cao hơn trong thập kỷ tới12.

Trong những năm qua, vấn đề hiệu quả năng lượng trong xây dựng các công trình cao tầng, công trình thương mại ở nước ta chưa nhận được quan tâm đúng mức của các chủ thể

xây dựng, từ chủ sở hữu công trình, tư vấn, nhà thầu thi công, cũng như các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)