2. Mục tiêu nghiên cứu 1
4.4.3 Điều chỉnh cơ chế phối hợp 144
Thực tế hiện nay tiến trình ra quyết định của chính quyền Thành phố (Ủy ban nhân dân thành phố/quận huyện, hay cơ quan QLNN được ủy quyền) đối với một dự án phát triển nhà ở luôn có sự tham gia phối hợp của các sở ngành hoặc các phòng ban liên quan. Tuy nhiên trong phần lớn các nội dung xét duyệt, sự phối hợp này phần nào còn mang tính tuần tự - có nghĩa là, các cơ quan có ý kiến theo một trình tự nhất định hoặc trao đổi lần lượt với nhau. Điều này làm hạn chế sự trao đổi thông tin, hơn nữa lại kéo dài thời gian.
Một số sáng kiến đang được áp dụng hiện nay là Tổ liên ngành (Sở TNMT chủ trì) trong việc xét chủ trương đầu tư dự án (theo Quyết định 138/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 5 năm 2004của UBND TP về ban hành Quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), hoặc mới bắt đầu triển khai ở một số quận huyện là Hội đồng thẩm định QHCT 1/500 các dự án có thành viên là đại diện các sở ngành. Mô hình tổ chức này có thể được cải tiến áp dụng trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quy trình xét duyệt dự án với một số lưu ý sau:
- Cần có đầy đủđại diện của các cơ quan liên quan đối với các nội dung mang tính liên ngành;
- Quy chế tổ liên ngành, hoặc hội đồng thẩm định/xét duyệt… cần quy định rõ vai trò và trách nhiệm của thành viên hội đồng, đảm bảo tính thống nhất và tính đại diện của thành viên đó đối với ý kiến chính thức của cơ quan chủ quản;