0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

LỐI SỐNG THANH NIÊN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG (Trang 44 -46 )

1.THANH NIÊN VAØ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU LỐI SỐNG THANH NIÊN.1.1. Khái niệm thanh niên. 1.1. Khái niệm thanh niên.

- Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội khác với các nhóm xã hội khác bới đặc trưng về lứa tuổi và độ phát triển. Dưới góc độ xã hội học, thanh niên là một giai đoạn xác định của quá trình xã hội học, như là một thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi phụ thuộc sang hoạt động độc lập và có trách nhiệm công dân, là lứa tuổi có những vai xã hội, có sự hình thành những định hướng giá trị mang tính chất đặc thù khác với các lứa tuổi khác.

Ở Việt Nam thanh niên được xác định ở độ tuổi khoảng từ 14 đến 29.

1.2. Sự cần thiết nghiên cứu lối sống thanh niên.

- Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội chiếm số đông trong dân cư, là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, là lực lượng quyết định sự phát triển xã hội. Ở nước ta, ngay từ đầu của chế độ mới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng CSVN về công tác

thanh niên đã khẳng định “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên”.

Những vấn đề xã hội đang đặt ra trong quá trình biến đổi cách mạng về lối sống của giới thanh niên, do đó, cũng là một thứ hình chiếu đặc thù của quá trình cách mạng hóa lối sống của toàn bộ cư dân trong cơ cấu xã hội.

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu lối sống thanh niên là rất cần thiết nhằm góp phần xác định chân dung xã hội của thế hệ trẻ, tạo điều kiện để các cơ quan quản lý phát hiện vai trò tích cực của những người trẻ tuổi đang trở thành chủ thể trong công cuộc xây dựng đất nước vì chính hạnh phúc của thế hệ trẻ, và do đó, là của cả xã hội.

Những hiểu biết về lối sống thanh niên cũng rất cần cho việc tìm ra biện pháp tổ chức, giáo dục thế hệ trẻ, tạo “sức đề kháng” chống những ảnh hưởng tai hại của lối sống tư sản mà ảnh hưởng rõ nét nhất đến thanh niên là chủ nghĩa phi chính trị và tâm lý tiêu dùng. Chủ nghĩa phi chính trị là phương thức của giai cấp tư sản nhằm tách thanh niên khỏi vũ trường đấu tranh giai cấp để dễ bề lừa bịp họ. Tâm lý sùng bái tiêu dùng đương nhiên có lợi cho giai cấp tư sản trong hoạt động kinh doanh.

Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay cùng với quá trình mở cửa của đất nước, chuyển từ kinh tế bao cấp tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường, chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi quan trọng trong đờùi sống tầng lớp thanh niên cần nắm bắt, nhất là những cái mới trong thanh niên, để có chính sách xã hội đúng đối với thanh niên. Việc nghiên cứu những đặc điểm lối sống thanh niên không phải dẫn đến sự đối lập giữa các thế hệ. Trái lại, hiểu được những nhân tố biến đổi của

thế hệ trẻ là điều kiện để xây dựng mối liên hệ sâu sắc hơn giữa các thế hệ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG (Trang 44 -46 )

×