Những nội dung cơ bản khi tìm hiểu lối sống thanh niên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 46 - 52)

2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN VAØ NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LỐI SỐNG THANH NIÊN.

2.2.Những nội dung cơ bản khi tìm hiểu lối sống thanh niên.

- Khuynh hướng chính trị trong lối sống của thanh niên là chủ đề hàng đầu trong các cuộc nghiên cứu xã hội học. Khuynh hướng ấy là kết quả tổng hợp từ nhiều mặt công tác giáo dục chính trị trong và ngoài nhà

trường bằng các chương trình và sách giáo khoa chính thức cũng như bằng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.

Để đánh giá chất lượng và khuynh hướng chính trị của thanh niên, đương nhiên phải căn cứ nhiều hơn vào hành động của họ, chứ không phải căn cứ trên lời nói hay điểm số các bài vở. Trong xã hội học, người ta quan tâm nhiều đến tính năng động và sự quan tâm của thanh niên đến chính trị, coi đó là một hướng nghiên cứu, một chỉ báo quan trọng.

Những nghiên cứu xã hội học về vấn đề này cho thấy thanh niên có trình độ văn hóa cao thường có sự quan tâm đến chính trị nhiều hơn (ở mức độ cao hơn – rất quan tâm) nhóm thanh niên có trình độ văn hóa chung thấp. Thường thanh niên quan tâm các vấn đề chính trị ngoài nước hơn trong nước. Đó cũng là hiện tượng chung của các tầng lớp không riêng thanh niên. So với người lớn tuổi, thanh niên quan tâm các vấn đề chính trị ở mức thấp hơn. Có một số đáng kể thanh niên không hề đọc báo, nghe đài. Nhưng nhìn chung, thanh niên dễ dàng đón nhận ủng hộ cái mới (83,6% số thanh niên được hỏi khẳng định đổi mới là cần thiết).

Liên quan đến khuynh hướng chính trị của thanh niên là thái độ của thanh niên đối với tổ chức Đoàn. Thanh niên ngày nay nhanh nhạy và thực tế hơn trước đây. Một khi tổ chức Đoàn chưa đáp ứng những nhu cầu của họ, chưa giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra thì họ không muốn vào Đoàn. Một trong những xu hướng hiện nay là thanh niên thích tham gia sinh hoạt nhóm bạn bè, câu lạc bộ, các hoạt động du lịch, dã ngoại nhất là số thanh niên còn ít tuổi (trên dưới 20).

- Nghĩa vụ và đạo đức của thanh niên đối với sự nghiệp của đất nước. Ở đây người ta quan tâm đến sự tham gia của tuổi trẻ vào việc đấu tranh chống tiêu cực; ở sự đoàn kết nhất trí của tuổi trẻ trong việc quét sạch mọi tàn tích của văn hóa và lối sống tư sản; ở nhiệm vụ giữ vững trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi nạn phạm tội, nhất là ở tuổi thanh niên, xây dựng nếp sống văn minh. Ý thức và vị trí của thanh niên trong việc giải quyết

các vấn đế xã hội và trong hệ thống quản lý xã hội hay tính tổ chức và tinh thần tự giác khi thực hiện các nghĩa vụ công dân cũng là những chỉ báo đáng quan tâm.

- Lao động nghề nghiệp của thanh niên và thái độ của thanh niên đối với vấn đề này là nội dung rất cơ bản phản ánh lối sống thanh niên. Lao động và nghề nghiệp là vấn đề bức thiết nhất để ổn định đời sống tư tưởng và là cơ sở để xây dựng phong cách sống lành mạnh của thanh niên (90% số thanh niên được hỏi đều khẳng định việc làm là cấp bách của thanh niên hiện nay). Đối với thanh niên, bước vào lao động, vào nghề nghiệp cũng là bước vào đời, là sự kiện quan trọng chi phối cuộc sống của họ. Ngày nay, đa số sinh viên đại học và học sinh chuyên nghiệp tìm được nơi công tác ổn định rồi mới tính đến việc xây dựng gia đình. Tuổi kết hôn trung bình của thanh niên ngày càng cao cũng đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, có lẽ do sự tác động của xã hội, gia đình, của công tác hướng nghiệp mà hiện nay nhiều thanh niên chưa thấy được giá trị của mỗi người là ở lao động của anh ta đem lại nhiều lợi ích thực tế cho xã hội, cho tập thể và cho bản thân chứ không phải ở bằng cấp cao. Đang có biểu hiện dường như người ta đề cao giá trị bằng cấp nhiều hơn là năng lực đóng góp thực tế cho xã hội. Do đó hiện nay số thanh niên bằng mọi giá để học đại học, bất chấp khả năng thực tế của mình, chiếm số lượng không nhỏ. Và do đó dẫn đến hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, đời sống khó khăn. Điều đáng quan tâm là trên 80% thanh niên chưa có việc làm hiện nay chưa được đào tạo nghề.

Xu hướng việc làm của thanh niên hiện nay thường muốn đi vào sản xuất kinh doanh. Những việc làm mà thanh niên họ cho là quan tâm nhiều (theo số liệu khảo sát của UB Thanh niên Việt Nam 1997) đó là :

+Sản xuất kinh doanh : 32%

+Hướng vào hoạt động văn hóa: 27,6%

+Viên chức nhà nước, tài chính, kế toán :22% +Quản lý kinh tế xã hội : 17,5%

Sau đó đến các nghề như giáo viên, điện tử tin học, phiên dịch, nghiên cứu khoa học.

Tuy vậy trong thực tế hiện nay, những ngành nghề việc làm thu nhập cao thường thu hút thanh niên nhiều hơn.

Cơ chế thị trường đã tạo thêm chỗ làm việc, nhưng cũng làm cho người lao động khó tìm việc làm hơn do không có nghề nghiệp chuyên môn, giữa những người lao động có sự cạnh tranh, do khâu tuyển chọn lao động của các ngành và các thành phần kinh tế chặt chẽ hơn… Cơ chế đó cũng thúc đẩy thanh niên tự học, tự lập vươn lên lập nghiệp. Nhiều thanh niên không tự khẳng định được đã đi vào con đường tiêu cực, sa vào tệ nạn xã hội.

- Một trong những loại hoạt động đáng quan tâm hiện nay của thanh niên là học tập. Tuy nhiên, do hoàn cảnh mới, việc học tập của thanh niên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều thanh niên bỏ học vì gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí, mua sách vở, tài liệu và nhiều khoản chi phí khác, đặc biệt con em nông thôn, cán bộ công nhân viên lương thấp. Các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã xác nhận rằng, ngày nay, sự thất bại trên con đường học vấn, sự lúng túng chọn tìm nghề nghiệp, sự đứt đoạn với những truyền thống gia đình đang gây ra nhiều trường hợp thanh thiếu niên không thích ứng với cuộc sống và làm tăng số phạm tội.

- Đi đôi với nhu cầu học tập, nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần

trong thanh niên thường xuyên là một nhu cầu cao. Đó là nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tham gia vào các hoạt động văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần. “Làm ra làm, chơi ra chơi” đó là khẩu hiệu rất thích hợp với tâm lý và phong cách sống của thanh niên. Tuổi trẻ rất thích âm nhạc,

nghệ thuật tuy nhiên, hiện nay, những nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần chưa đáp ứng hoàn toàn, nhất là ở nông thôn và miền núi. Nhiều địa phương không có chỗ sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh niên. Nhiều thanh niên sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động tiêu cực. Tệ nạn xã hội (xì ke, ma túy, cờ bạc, mại dâm…) trong thanh niên gia tăng làm nhức nhối xã hội.

- Tình yêu, xây dựng cuộc sống gia đình cũng là một trong những vấn đề nổi lên được thanh niên quan tâm. Thanh niên cho rằng không có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì không có sự nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, do ảnh hưởng của lối sống phương Tây và nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội khác, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã ly dị nhau sau khi chung sống một thời gian, hoặc khi đã có con. Xu hướng chung trong tình yêu của thanh niên hiện nay là muốn tách ra khỏi ràng buộc, áp đặt của gia đình và các phong tục tập quán cũ, mà hoàn toàn được tự do lựa chọn, được tự quyết. Thực tế cho thấy, sự ép buộc đều đem lại những hậu quả xấu về sau. Một trong những định hướng trong lựa chọn người bạn đời của thanh niên hiện nay là sự chung thủy, việc làm ổn định, biết tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, 70,4% cho là phải tâm đầy ý hợp.

- Có những nhu cầu rất ít quan trọng đối với người lớn tuổi, nhưng hết sức quan trọng với thanh niên. Phong trào “mốt” chăûng hạn. Nếu kể đến những lệch lạc cá biệt thì bất kể phong trào nào có. Nhưng khi điều tra thị hiếu thanh niên với thời trang, những người nghiên cứu cũng nhận thấy ở đây khuynh hứơng lành mạnh là chủ yếu. May mặc theo “mốt” là nét đặc trưng cho lứa tuổi trên dưới 20, tương ứng với tâm lý ít thiết thực của họ. Từ 25 tuổi trở lên, nhất là sau khi thanh niên đã lập gia đình, có con cái, mọi chuyện trở thành ổn thỏa. Sự lựa chọn sẽ hướng về tính giản dị, thiết thực phù hợp với nghề nghiệp, với các quan hệ giao tiếp.

Vì vậy, không nên áp dụng ở đây những biện pháp hành chính dẫn tới những xung đột không cần thiết trong gia đình và ngoài xã hội. Điều

quan trọng là sự hướng dẫn cho thanh niên cái đẹp, cái xấu, những thị hiếu tế nhị và những thị hiếu tầm thường.

Những yêu cầu nếp sống văn minh đặt ra cho người lớn tuổi cũng có khác với thanh niên. Chẳng hạn, trong đám cưới, người lớn tuổi thường bày đặt cổ bàn tốn kém. Trong lúc đó, 65% thanh niên ủng hộ việc tổ chức lễ cưới ở các phòng được trình bày đẹp đẽ và trang trọng. 90% số thanh niên cho biết chụp ảnh ngày cưới là nhất thiết phải có. Hơn 80% coi âm nhạc cho lễ cưới là không thể thiếu được. Nếu các gia đình, các cơ quan văn hóa chú ý nhiều hơn đến việc tổ chức những nghi lễ ấy thích hợp với tâm lý thanh niên, chắc hẳn cũng sẽ đẩy lùi được các hủ tục.

Có sự khác biệt căn bản trong phương pháp luận nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thanh niên giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Một bên là giải pháp nhằm vào lối sống cá nhân. Một bên là sự củng cố lối sống của con người làm chủ tập thể, vì lợi ích tập thể. Đó là lối sống thấm nhuần nguyên tắc “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

Chính sách thanh niên của Nhà nước ta thể hiện bản chất của chế độ xã hội tất cả vì con người, coi trọng con người, hoàn toàn tin vào thanh niên, dựa vào thanh niên, mạnh dạn giao việc cho thanh niên, đưa thanh niên vào vị trí điều hành và phát triển giữa các tầng lớp, đối tượng thanh niên, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

Chương 7 :

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 46 - 52)