Tính “ảo” và thực tế hay tính hai mặt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 32 - 34)

1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT NAM.

2.8. Tính “ảo” và thực tế hay tính hai mặt.

Do nghề nghiệp và cơ sở kinh tế diễn ra trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều yếu tố thất thường xảy ra nên con người phải đối mặt với “cái ăn” hàng ngày, hàng vụ, hàng năm vừa hi vọng mơ tưởng đến những điều cao xa, tốt đẹp về sau. Chính cuộc sống theo nhịp điệu của mùa vụ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố thực tế trước mắt và tính ảo ảnh xa xôi trong suy tưởng của họ.

Mặt khác, về tư tưởng và tôn giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam, Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống. Về mặt giáo ly,ù nho giáo rất thực dụng, nó dạy con người những điều thực tế, không cao siêu. Song về mặt tư duy logic, Nho giáo lại cực kỳ duy lý – một thứ logic dựa trên lập luận, làm cho con người thích lập luận.

Hơn nữa, trong xã hội làng xã cổ truyền, việc phân chia đẳng cấp theo hệ thống ngôi thứ nghiêm ngặt đã làm nảy sinh óc địa vị trong mỗi con người. Và để có và giữ được địa vị, quyền lợi của mình họ thường phải dùng lập luận, gọt dũa lập luận. Logic trong tay người Việt Nam truyền thống vừa là một công cụ để nhận thức vừa là một công cụ để bảo vệ quyền lợi. Bởi thế, trong tư duy của họ có hai mặt : Một mặt, chấp nhận mô hình, công thức nên nặng về duy lý, lý sự và khi có được một vị thế, chức quyền thì đầu óc duy lý làm cho họ trở thành con người rất nguyên tắc, biến họ thành người hách dịch, cửa quyền và quan liêu, độc đoán. Mặt thứ hai, ngược lại, lại rất không có nguyên tắc, bỏ quên nguyên tắc. Khi mà công thức, mô hình mà họ tuân thủ trước đó không còn hiệu nghiệm thì họ tìm mọi cách giải quyết lấy được. Lúc đó họ nặng về tình cảm, dùng tình cảm để giải quyết công việc nên rất dễ nảy sinh móc ngoặc, làm liều, vi phạm pháp luật.

Không những thế, người Việt còn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo , Phật giáo và có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng…những tín ngưỡng mà mục đích thờ phụng vừa mang tính thực tế, vừa mang tính ảo cũng rất sâu đậm trong người Việt.

Tất cả những cơ sở kinh tế, xã hội, tư tưởng và tôn giáo đó đã làm cho người Việt trong xã hội truyền thống vừa có đầu óc thực tế, thực dụng vừa có những dự tính, mơ ước “ảo ảnh, xa vời”. Cũng từ đó nó biểu hiện thành hai mặt trong lối sống là một mặt thì hay giáo điều, khi chưa có lợi ích cụ thể trước mắt thì cố bám lấy một cái gì đó có tính chất giáo điều, linh thiêng làm chuẩn. Còn ngược lại, khi mà cái linh thiêng, xa vời, giáo điều không còn tác dụng thì nguyên tắc không còn được tôn trọng nữa, óc thực tế, thực dụng nổi lên và khi đó vì quyền lợi trước mắt, họ rất dễ hành động “xé rào” vượt ra ngoài những qui ước.

Chương 5 :

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w