Cao tính cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 30 - 31)

1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT NAM.

2.5cao tính cộng đồng.

Những biểu hiện cụ thể của tính cộng đồng đó là sự quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình làng xóm, đề cao tinh thần đoàn kết và cố kết làng xã. “sống có trước có sau”, hòa thuận với xóm làng “thương người như thể thương thân” là những tiêu chuẩn đạo đức rất được coi trọng, nó được coi là lương tâm, lẽ sống, bổn phận cao cả, thiêng liêng. Tính cộng đồng còn biểu hiện ở sự quan tâm đến công việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã, hoàn thành các nghĩa vụ với làng nước, như làm thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ an ninh, đóng góp tiền bạc, công sức tu bổ đình chùa miếu mạo, phục vụ thờ cúng thành hoàng…Từ ý thức vì cộng đồng, họ tham gia đóng góp không tính toán thiệt hơn.

Tính cộng đồng còn được biểu hiện ở sự chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách cá nhân và nhân cách cộng đồng. Thường các làng xã xưa đều có hương ước qui định ràng buộc các cá nhân, qui định sự phụ thuộc của các cá nhân đối với tập thể cộng đồng làng xã. Tài năng, cá tính, quyền tự do của mỗi người nói chung không được coi trọng mà phải hướng vào cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Ngoài phạm vi đó đều bị coi là kẻ lập dị, “chơi nổi”, bôi xấu thanh danh của làng…Do vậy các cá nhân bấy giờ, nhất là “kẻ sĩ” thường trọng nhân cách thanh danh gắn với cộng đồng hơn là trọng tài năng và giàu có. Giữ thanh danh, tạo tiếng thơm cho gia đình, dòng họ, xóm làng luôn là niềm tự hào sống, là trách nhiệm thường trực của mỗi người Việt Nam trong xã hội truyền thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 30 - 31)