1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế

45 2,1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 486 KB

Nội dung

Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hơn mười năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triểnvượt bậc, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm nghiệp và thủysản (năm 2009 là 4,28%) Ðến nay, thủy sản Việt Nam có vị trí cao trong nghềcá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ ba về nuôi thủy sản và thứsáu về giá trị xuất khẩu thủy sản Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tácđộng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh, ngànhthủy sản vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất, sản lượng thủy sản đạt 4,85 triệutấn, tăng 5,8% so với năm 2008 Giai đoạn 1991- 2000, tốc độ tăng sản lượngthủy sản trung bình là 7,31%, giai đoạn 2001- 2009, tốc độ tăng sản lượngthủy sản là 10,20% Ðến năm 2009, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã cómặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó cónhững thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nga.

Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với vùng đấtngập nước phân bố trên chiều dài gần 70km, có tổng diện tích 248,7km2,chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5km2).Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

Nằm ở vị trí trung tâm của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, xã HươngPhong là vùng hợp lưu của các con sông chính như sông Hương, sông Bồ,sông Ô Lâu và cửa biển Thuận An, tạo thành hệ sinh thái thuận lợi cho sự sinhtrưởng các loại thuỷ sản có giá trị cao Vì vậy, nghề nuôi trồng thuỷ sản thựcsự trở thành nghề mới có hiệu quả cao, thu hút nhiều người dân, nhiều giađình tham gia Nghề nuôi trồng thủy sản đã tạo ra công ăn việc làm, tăng thunhập cho người dân Nhiều gia đình đã thoát nghèo, đời sống đã được cảithiện, một số hộ gia đình trở nên khá và có điều kiện vươn lên làm giàu

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn một số khókhăn như tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, giá cả các vật tư,dịch vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao Những hộ chăn nuôi bằngthức ăn công nghiệp tuy có chất lượng tốt nhưng với giá thành cao do đóảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của hoạt động sản xuất, đặcbiệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ, ít vốn thì càng gặp khó khăn trong

Trang 2

việc đầu tư cho chăn nuôi với quy mô hợp lý Cần phải nghiên cứu một sốmô hình mới nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế caohơn trong nghề nuôi trồng thủy sản Với những lý do đó, được sự cho phépcủa khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện đề tài

“ Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bìnhđể nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong –Hương Trà – Thừa Thiên Huế”

Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu như sau:

- Tìm hiểu sự sinh trưởng, tăng sinh khối của giun quế trong haimôi trường khác nhau là bèo lục bình và rơm đã qua trồng nấm.

- Thử nghiệm giun quế làm thức ăn nuôi vỗ ếch bố mẹ.- Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế và trình độ kiến thức bản thânchưa cao nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quýthầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp và bổ sung để bài viết đượchoàn thiện hơn.

Trang 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Thông tin chung về xã Hương Phong 1.1 Tài nguyên thiên nhiên

* Nguồn nước:

Bao bọc xung quanh xã Hương Phong là sông ngòi và đầm phá nên tàinguyên nước là khá phong phú Phía Tây xã Hương Phong giáp với sông Bồ,phía Đông giáp sông Hương Hai con sông này là nguồn cung cấp nước quantrọng cho sản xuất nông nghiệp cũng như nước sinh hoạt cho người dân địaphương Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh và đồng bộ nênchưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nước ngọt này.

Trang 4

Bên cạnh đó, phía bắc giáp đầm phá Tam Giang Đây là nguồn nước lợphục vụ cho nuôi trồng thủy sản của địa phương Diện tích nuôi trồng thủysản của xã Hương Phong hiện nay đã lên đến 163,5 ha Tuy nhiên vào nhữngthời gian nắng nóng và khô hạn, do sát với biển Thuận An nên nồng độ muốitrong các ao nuôi cao ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.

Trước đây nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân được lấy từsông Hương và sông Bồ; nhưng hiện nay nguồn nước sinh hoạt được cung cấptừ hệ thống nước máy của thành phố.

Nguồn nước ngầm ở xã Hương Phong được thăm dò năm 1978, trữlượng nước ngầm khác lớn Hiện nay nước ngầm được khai thác dưới dạnggiếng đào và giếng khoan để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống Tuy nhiêntheo đánh giá của các cơ quan chức năng chất lượng nước ngầm không bảođảm do nhiễm phèn và lưu huỳnh.

* Điều kiện khí hậu, thủy văn:

Xã Hương Phong nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung đều nằmtrong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu chuyểntiếp của 2 miền Bắc – Nam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa vàmùa khô.

* Nhiệt độ:

Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8; nhiệt độ trung bình thấp nhấtlà 21,6 oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,1 oC Mùa mưa thường bắt đầutừ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.

* Lượng mưa:

Xã Hương Phong có lượng mưa tương đối lớn so với cả nước Lượngmưa trung bình 469,9 mm Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trongnăm Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 với 510,4 mm; lượng mưa thấp nhấtlà tháng 6 với 13,1 mm Nhưng lượng mưa trong năm tập trung vào nhữngtháng 8,9,10; trong thời gian này lượng mưa có thể chiếm tới 70 -75%lượng mưa cả năm; đồng thời đây là thời gian thường xảy ra lũ lụt gây nênhiện tượng ngập úng, sạt lở đất dọc theo bờ sông, làm ảnh hưởng đến đờisống của người dân Số ngày mưa của các tháng trong năm là 146 ngày;trong đó tháng có nhiều mưa nhất là tháng 2 với 14 ngày và tháng có ítngày mưa nhất là tháng 6,7,9 với 7 ngày.

Trang 5

Hướng Tây Nam: thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.Hướng gió Đông Bắc, Tây Bắc lạnh, ẩm thường kéo dài từ tháng 9 đếntháng 3 năm sau.

Ngoài ra ở xã Hương Phong còn có một nguồn lợi tự nhiên chưa đượcđầu tư và khai thác sử dụng đó là rừng ngập mặn Rú Chá và mỏ khoáng nướcnóng đây là một nguồn lợi quý giá cho việc phát triển kinh tế xã hội vàchuyển đổi sinh kế cho người dân.

1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế.1.2.1 Tình hình chung

Với đặc điểm địa hình và điều kiện diện tích đất đai rộng và tiếp giápvới đầm phá Tam Giang, hoạt động sinh kế của người dân chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề phụtruyền thống khác của địa phương, nhằm tận dụng các lợi thế về tài nguyênnguồn lợi sẵn có ở địa phương để từng bước xóa đói giảm nghèo và nângcao đời sống cho người dân địa phương.

1.2.2 Tình hình đánh bắt thủy sản.

Các đối tượng đánh bắt thủy sản bao gồm tôm cua, các loại cá khácnhau Mùa vụ đánh bắt thủy sản tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 vàtháng 8, tháng 9 hàng năm Ngoài đánh bắt các nguồn thủy sản tự nhiêntrên sông, đầm phá còn có đánh bắt hải sản ven bờ và đánh bắt hải sảnxa bờ Đánh bắt thủy sản đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho hộgia đình và địa phương, tuy nhiên vấn đề cần quan tâm ở đây là một sốhộ gia đình sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như dùngđiện, mắt lưới có kích thước nhỏ Đây cũng là một trong những nguyênnhân gây suy giảm nguồn lợi tự nhiên.

Trang 6

1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản được xem như là ngành kinh tế chính theo kế hoạchphát triển của xã Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thủy sản chính với sựtham gia của nông dân các thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông ven phá TamGiang Theo người dân địa phương, đây là một hoạt động sinh kế đem lại lợinhuận cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất khi tôm bị bệnh.

Người dân địa phương đang đối mặt với nhiều khó khăn do bệnh vềtôm, ô nhiễm nguồn nước, giá tôm không ổn định và nguồn lợi bị suy giảm dosử dụng công cụ đánh bắt hủy diệt Các hoạt động nuôi cá nước ngọt cũngkém phát triển, một số hộ dân nuôi cá trên ruộng lúa có năng suất thấp.

1.3 Đặc điểm về điều kiện xã hội.1.3.1 Nguồn lực con người.

Xã Hương Phong có nguồn lực con người rất dồi dào với 2095 hộ,10.997 người Sống tập trung ở 6 thôn chia thành 9 cụm dân cư: ThanhPhước, Thuận Hòa, Vân Quật Thượng, Tiền Thành, Vân Quật Đông, An Lai,tổng số lao động 5.549 người chiếm 50% dân số.

Số người tham gia lao dộng ở xã Hương Phong tương đối lớn, đây cũnglà thuận lợi của xã giúp cho người dân làm nhiều ngành nghề khác nhau tăngthêm thu nhập.

1.3.1 Nguồn lực vật chất.

Theo số liệu thống kê, khoảng 97,9% các hộ gia đình sử dụng điện vànước sạch 90% đường được bêtông hóa và các cơ sở hạ tầng đang trong điềukiện tốt.

2 Tổng quan về đối tượng giun quế.

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước.2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.[18]

Từ rất lâu người ta đã nghiên cứu giun đất và vai trò của nó trong tựnhiên như Aristote, Darwin … nhưng nhiều nghiên cứu liên quan đến giun tậptrung nhất vào những năm thuộc thế kỷ 20.

Trang 7

Bonche (1972), Pussard, Fayolle (1983) nghiên cứu về phân loại, khảnăng tăng trưởng sinh sản của giun đất và môi trường sinh sống của chúng Từviệc nuôi giun đất để nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra những loàigiun dễ nuôi trong điều kiện nhân tạo Từ đó họ bắt đầu nghiên cứu nuôi giunvì mục đích kinh tế và cải tạo môi trường.

Công việc nuôi giun đất đơn giản, không cần những kỹ năng và trình độvăn hóa cao Trẻ em, người già, người tàn tật đều nuôi giun được Người ta đãnuôi giun ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Úc, Nhật, HànQuốc, Trung Quốc … ở những nước này giun được nuôi để làm thức ăn chogia súc, các loài thủy sản đặc sản, làm thức ăn cho người (cháo giun, lươngkhô) và thuốc trị bệnh cho người.

Nghề nuôi giun đất công nghiệp khai sinh từ Mỹ và phát triển nhất cũng ởMỹ Sau đó đã nhanh chóng chinh phục nhiều nhà chăn nuôi trên nhiều quốc giakhác nhau như Pháp, Canada, Italia, Úc, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam…

Ban đầu giun được nuôi để tạo mồi câu phục vụ nghề nuôi cá nơi dulịch nhưng khi phát triển nuôi giun với tốc độ nhanh thì người ta nghĩ tớihướng khai thác giun đất trong các lĩnh vực khác.

Nuôi và chế biến giun đất đã trở thành một nghành công nghiệp chănnuôi phục vụ cho nghành trồng trọt, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và làmthức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ đặc sản Giun đất còn được sử dụng để chếtạo mỹ phẩm, dược phẩm Đông và Tây y.

Trong những năm gần đây, nuôi trùn đất đã trở thành một nghành sản xuấtkinh doanh khá quy mô ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Phipippines, Ấn Độ…

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.

Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Viêt Nam đã triển khai từ trước năm1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội Nghiên cứusử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư Đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bàithuốc có sử dụng giun Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiêncứu sản xuất những dược phẩm từ giun Năm 1987 trường Đại học Y dược TPHồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần đạm, các acidamin, khoáng vi lượng trong thịt giun.

Trang 8

Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn Văn Chuyển,một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹthuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật Năm 1986, nghiên cứu nuôi giunsớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I HàNội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, cótrong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trườngCán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã nhậpgiun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995 Một nhóm tácgiả khoa sinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã thí nghiệm nuôigiun bằng chất thải từ nghề trồng nấm [18]

Đến nay việc nuôi giun đất đã được triển khai tại nhiều tỉnh, Thành Phố– từ năm 1990 các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Thái; 1996 ở Bảo Lộc –Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Long An, các tỉnh miền Tây Nam bộ Nhiều nơithành trang trại, nuôi theo công nghiệp.

2.2 Đặc điểm sinh học giun quế.2.2.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo.

Giun quế có tên khoa học là Peryonyx excavatus, Giun quế là loài có

kích thước nhỏ, giun trưởng thành dài khoảng từ 10 - 15 cm, thân mảnh giốngsợi len hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màutừ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầuhơi nhọn Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗiđốt có một vành tơ Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phíabên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.[1]

Giun quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nướcnhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng.[1]

2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng.

Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thảihữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc,gia cầm…) Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấpdẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn

Trang 9

Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngàyđược nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể củanó Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thảiphân ra ngoài rất giàu muối dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có íchtrong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạtđộng ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài[1] Đây là một trongnhững nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và cóhiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tựnhiên Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt các cơ quan này bảođảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urê.

Giun không có phổi mà hô hấp qua da, nếu da bị khô thì giun sẽ chết vìvậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên duy trì độ ẩm của chất nền.Những ngày trời mưa giun ngoi lên khỏi mặt đất vì vậy khi nuôi giun phảitránh để nước mưa rơi xuống luống Giun là loài sợ ánh sáng vì vậy khi xâydựng chuồng trại phải đảm bảo không bị ánh sáng rọi trực tiếp và sử dụng đặctính này trong việc thu hoạch giun.

2.2.3 Đặc điểm sinh lý

Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độvà biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn Nhiệt độ thích hợp nhấtvới giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh Ở nhiệt độ quá thấp,chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôilên quá cao giun cũng bỏ đi hoặc chết Chúng có thể chết khi điều kiện khôvà nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước cónhiều Oxy.[1]

Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổnđịnh Qua các thí nghiệm thực hiện cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng7,0 – 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9,nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi

Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặcnơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phânđộng vật, các đống rác hoai mục chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng

Trang 10

canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của nhữngchất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độthường xuyên

2.2.4 Đặc điểm sinh sản

Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổnđịnh và có độ ẩm cao Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiệnsống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm

Giun quế là sinh vật lưỡng tính (có cả bộ phận sinh dục đực và cái trêncùng một cơ thể) tuy nhiên chúng không thể tự thụ tinh mà sinh sản thông quaviệc thụ tinh chéo giữa 2 cơ thể khác nhau Chúng sinh sản quanh năm và thờigian thành thục ngắn nên sản lượng giun nuôi thu được khá cao Chúng có đaivà các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhauđể hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗikén mang từ 1 – 20 trứng Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lạigần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanhnhạt rồi vàng nhạt Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con

Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm,sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiệnmột vằn đỏ thẫm trên lưng Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thànhvà bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắtđầu có khả năng bắt cặp và sinh sản Con trưởng thành khỏe mạnh có màumận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể

2.3 Một số phương pháp ủ chất nền nuôi giun.2.3.1 Phương pháp ủ nóng:

Xếp một lớp độn thực vật có trộn vôi bột (rơm, rạ, lá cây…) dày 20 cm,một lớp phân gia súc dày 10cm Vừa xếp vừa tưới nước, lớp dưới tưới ít lớptrên tưới nhiều hơn để đống chất nền có hàm lượng nước độ 50-60% Cứ làmnhư vậy cho đến hết nguyên liệu Khi đánh đống không nên nén nguyên liệuquá chặt để các loại vi khuẩn hiếu khí có thể phát triển nhanh chóng Trêncùng dùng một tấm nilon phủ kín để giữ nhiệt và độ ẩm thích hợp Dùng mộtcọc tre nhọn có tiết diện 5-10 cm xuyên một lỗ thủng từ đỉnh xuống đáy đểlàm chổ tưới nước cho đống ủ.

Trang 11

Ủ độ 2-3 ngày thì nhiệt độ đống ủ tăng dần, sau 4-7 ngày nhiệt độtrong đống ủ có thể lên đến 70-800C Sau đó nhiệt độ xuống 600C thì đảođống ủ Khoảng 15 ngày thì đảo đống ủ một lần, đảo lớp dưới lên trên và lớptrên xuống dưới Đồng thời trộn đều và tưới thêm nước để thúc đẩy vi sinhvật phát triển, làm đống nguyên liệu mau hoai mục Khi nhiệt độ hạ xuống,sờ tay vào đống ủ không thấy nóng tay là hoàn thành việc ủ nguyên liệu làmchất nền.

Thời gian ủ tốt từ 30 - 45 ngày hoặc hơn 90 ngày mới hoai hoàn toàn(đối với nguyên liệu còn mới) Đối với phân gia súc cũ và rơm rạ cũ chỉ cần ủtrong vòng 12 - 15 ngày cho hoai thêm và hết nóng là được Dùng cào, xẻngphá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều Rải mỏng một lớp nơi mát để cho nguội,nhả khí độc nếu có và xua đuổi kiến và côn trùn có hại, ta sẽ có chất nền thíchhợp để nuôi giun.

2.3.2 Phương pháp ủ nguội:

Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trongphương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột) Sau khi đánh đống xong phủ mộtlớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ Sau3 tháng có thể đem sử dụng.

2.3.3 Phương pháp ủ hỗn hợp:

Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng Sau 4 – 6ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 70 0 C Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùntrát kín Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.

2.4 Các mô hình nuôi giun quế phổ biến.2.4.1 Nuôi trong khay chậu

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tậndụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sửdụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô…Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 vớichiều cao khoảng 0,3m) Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khungnhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian

Trang 12

Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chếcàng tốt Chúng phải có lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằngbông gòn, lưới… để không bị thất thoát con giống

Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao độngphụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh rỗi Công tác chăm sóc cũngthuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốnnhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việcchăm sóc cho giun phải được chú ý cẩn thận hơn

2.4.2 Nuôi trên đồng ruộng có mái che

Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp chonhững vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải

Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹnhư bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu (hoặc cao)khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông thoáng Mái chenên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những điều kiện thờitiết khác nhau Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàngtuần Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giunvà chống các địch hại

2.4.3 Nuôi trên đồng ruộng không có mái che

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển côngnghệ nuôi giun như Mỹ, Úc và có thể thực hiện ở quy mô lớn Luống nuôi cóthể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m, chiều dài thườngkhông giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi Với phương pháp này, người nuôikhông phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sócvà thu hoạch sản phẩm Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàngtuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng Tuy nhiên, phương pháp nuôi nàybị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun và cầnmột diện tích nuôi tương đối lớn.

2.4.4 Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp

Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộngvà nuôi trong thau chậu Các khung nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên

Trang 13

mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng Việc chămsóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô.Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi Chămsóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bịcao Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đạiđược áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada

2.5 Một số sản phẩm ứng dụng của giun quế.2.5.1.Thức ăn tươi sống

Giun quế là một loại thức ăn giàu đạm cao cấp dùng cho vật nuôi, theonhiều tài liệu, trong cơ thể giun quế hàm lượng đạm chiếm tới 70% trọnglượng khô Đối với các loài thủy sản như các loại cá, baba, lươn, chình, ếch,giun quế là một trong những loại thức ăn tươi sống hấp dẫn nhất Khi chưaqua giai đoạn chế biến thì toàn bộ chất dinh dưỡng của giun được giữ nguyênkhi thu hoạch và cho ăn Vì vậy, giun tươi sống là loại thức ăn tốt, giàu đạmcho các loại thủy sản Còn đối với các loài gia súc, gia cầm thì giun quế làmột loại thức ăn bổ dưỡng, việc bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn sẽ gópphần đẩy nhanh tốc độ tăng trọng của vật nuôi.[12]

2.5.2 Phân giun

Phân do giun quế thải ra sau khi sử dụng các loại phân gia súc là mộtnguồn phân hữu cơ sạch và đồng nhất được gọi là vermicompost hay làearthwormcompost Phân giun có thể được sử dụng làm phân bón bằng cáchpha loãng với nước và tưới cho cây trồng hay sử dụng trực tiếp làm giá thể đểtrồng cây Phân giun là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứađầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng, đặc biệt cho cácloại cây ngắn ngày.[16]

Phân giun còn chứa các khoáng chất cho cây như: Nitrat, Photpho,Magie, Kali, Calci, Nitơ Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồnghấp thụ một cách trực tiếp; không như những loại phân hữu cơ khác phải đượcphân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ

Chất mùn trong phân giun loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩntrong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng.

Trang 14

Phân giun gia tăng khả năng giữ nước của đất vì phân giun có dạnghình khối Phân giun còn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinhdưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, yêu cầu cất trữ dễ dàng, đặcbiệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phânthích hợp cho việc sản xuất rau sạch

Một số ứng dụng cụ thể:

Cho sự nẩy mầm: Dùng 20 – 30 % phân giun trộn với đất, xem như một

hỗn hợp nẩy mầm tốt đảm bảo cho cây phát triển không ngừng trong 3 thángmà không cần bất cứ thức ăn nào khác Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầmcủa hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.

Phân bón: Bón trực tiếp phân giun quanh gốc cây (không gây hư hại cây

nếu sử dụng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thựcphẩm sạch, an toàn và đạt năng suất cao.

Có thể pha trộn với nước theo tỷ lệ 1/5, hỗn hợp chất lỏng này có thể sửdụng như một loại phân bón cao cấp và có khả năng kiểm soát sâu bọ khiphun trực tiếp vào thân, lá.

Cải tạo đất: Vì phân giun chứa đựng hàng ngàn kén giun nên khi ta bón

phân giun vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén giun sẽ nở ra và sinh sống trênđất canh tác, và giúp đất tơi xốp, nếu bón phân giun và tưới nước thườngxuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên, thì lớp đất này sẽ được cảitạo đáng kể về độ màu mỡ (2000 – 2500 kg /ha).[16]

2.5.3 Giun quế đông lạnh.[16]

Giun quế sau khi làm sạch, được đóng gói, được tiến hành cấp đông vàbảo quản trong kho lạnh

Giun quế đông lạnh là thức ăn tăng cường đạm rất tốt cho thủy, hải sản,gia súc, gia cầm.

* Ưu điểm: Thuận tiện, dễ dàng trong vận chuyển, bảo quản và cho ăn.

Bảng 2.1: Thành phần của sản phẩm giun quế đông lạnh

Trang 15

2.5.4 Giun quế sấy khô.[14]

Giun được làm sạch ruột, nhưng vẫn đảm bảo con giun vẫn còn sốngtrước khi đem vào sấy Sau đó, giun được sấy bằng công nghệ sấy lạnh tiêntiến để sản phẩm đạt được độ khô và sạch gần 99%, nhưng vẫn giữ đượcmàu sắc, hàm lượng các Amino Acid, khoáng chất và Protein Công nghệđóng gói rút chân không giúp cho sản phẩm bảo quản được lâu và an toàntrong vận chuyển cao nhất.

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của giun quế sấy khô

2.5.5 Bột giun quế.[18]

Bột giun quế làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng,bồi đắp lượng Protein và Acid amin thiếu hụt, tăng cường khả năng giao phối,ngon miệng và làm cho thức ăn có vẻ hấp dẫn hơn đối với vật nuôi Vì thế sẽtránh được trường hợp thừa thải thức ăn và việc chăn nuôi có hiệu quả kinh tếcao hơn.

Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng trong bột giun chế biến

Trang 16

3.Tổng quan về đối tượng ếch.3.1.Tình hình nghiên cứu về ếch.

3.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.

Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là mộttrong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông CửuLong nói riêng và cả nước nói chung Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địađã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quytrình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thếnguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết Câu hỏi được đặt ra là:loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quy trình sản xuất nói trên?

Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác nhau từ nhiềunguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khả năng thích nghicủa các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt Nam, vì thế mà loàiếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ Nhưng cho đến 2 nămtrở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từ Thái Lan Theo ý kiếncủa ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuấtgiống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan này là loài thích hợp đểđưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêng và đồng bằng sôngCửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếch Thái Lan là rất phùhợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiện nuôi giữ và ăn mồitĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế.

Từ những nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thươngphẩm và sự thích nghi tốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Côngnghệ An Giang đã tiếp nhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch TháiLan từ Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị tiếpnhận là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang Cho đếnnay, trung tâm đã triển khai được 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo vàsản xuất giống ếch Thái Lan thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếchbố mẹ tham gia sinh sản và kết quả đạt được như sau: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụtinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống trung bình qua 5 đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75,70% Qua kết quả đạt được cho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạtcác chỉ tiêu kỹ thuật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạovà sản xuất giống Thái Lan.[20]

Trang 17

Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừacung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thếhệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụsinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan

Trước những kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lựcđể Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuấtgiống thủy sản tiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôithương phẩm ếch Thái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địabàn tỉnh An Giang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể ximăng và trong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canhếch thương phẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ởcác hộ nông dân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếchThái Lan còn mới mẻ này.

Năm 2005 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong tràonuôi ếch Thái Lan ở nhiều tỉnh, thành Nếu năm 2004 tại TP.HCM chỉ lác đácmột số ít hộ nuôi loại ếch này mang tính thử nghiệm, thì đến cuối năm 2005qua thống kê sơ bộ đã có đến khoảng 300 hộ nuôi ếch Thái Lan với các quimô khác nhau.[20]

Đây là tốc độ phát triển rất nhanh đối với loại vật nuôi còn rất mới - cácnhà chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyếnnông TP.HCM nhận định Không những vậy, phong trào nuôi ếch Thái Lannhanh chóng lan ra nhiều tỉnh, thành cả nước và khu vực đồng bằng sông CửuLong cũng là một trong những nơi có số lượng nuôi lớn.

Ông Đặng Ái Việt - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảovệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chỉ trong năm 2005 lượng ếch giốngnhập qua cửa khẩu TP.HCM khoảng trên 4 triệu con và ếch bố mẹ trên 8.000con Còn ở 17 trại ếch giống khu vực TP.HCM đã xuất bán ra thị trườngkhoảng 2,5 triệu con, gồm giống sản xuất tại chỗ và nhập khẩu.

Trang 18

3.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Trong hai thập niên cuối của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn thế giới nuôitrồng thủy sản có mức tăng sản lượng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực sảnxuất lương thực, thực phẩm Kể từ năm 1984 đến nay tỉ lệ tăng trưởng củangành nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 11% con số này của ngành chăn nuôigia súc, gia cầm chỉ là 3,1% và tăng trưởng của khai thác thủy sản chỉ tăng0,8% Trong thập kỉ 70, 80 của thế kỉ 20 sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉchiếm tỉ lệ 10% tổng sản lượng thủy sản thì đến những năm cuối thế kỉ 20 sảnlượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 30%.[20]

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thủy sản được thuần hóavà sử dụng nuôi trồng thủy sản ở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn Trongnhóm đối tượng nuôi nước ngọt, ếch là giống dễ nuôi, mau lớn, thức ăn choếch công nghiệp cũng dễ kiếm nên nó là đối tượng được nhiều nước trên thếgiới ưa chuộng như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan

3.2 Đặc điểm sinh học3.2.1 Đặc điểm phân bố.

Ếch là loài động vật có nhiều ở vùng nhiệt đới Nhóm động vật ếch nháitrên thế giới có đến 2000 loài Họ ếch là một trong những họ lớn nhất của lớpếch nhái gồm 46 giống và 555 loài Ở Việt Nam ếch cũng khá phong phú nhưếch đồng, ếch xanh, ếch gai, ếch cốm, ếch Thái Lan

Ếch sống ở khắp nơi đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, mương máng,những nơi ẩm thấp và có nguồn nước ngọt.

3.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo.

Ếch là loại động vật lưỡng cư, vừa sống ở dưới nước,vừa sống trêncạn, ở nơi yên tĩnh Ếch không chịu được rét, cửa hang của ếch không baogiờ quay hướng bắc hút gió Hầu như suốt mùa đông, ếch ẩn nấp tronghang tránh rét Sang mùa xuân ấm áp nó mới dám ra khỏi hang kiếm ăn vềban đêm ban ngày về hang ẩn nấp hoặc nằm ngâm mình dưới các đám bèorau trên mặt nước

Trang 19

Ếch có cơ thể ngắn, chân sau dài hơn chân trước, đùi to khỏe, bàn châncó màng bơi lội giỏi Khi trên cạn thì chủ yếu di chuyển bằng các bước nhảy,ếch có thể nhảy liên tục hàng chục bước rất xa.

Ếch có phổi cấu tạo còn đơn giản nó không chỉ thở bằng phổi mà cònthở bằng da Da ếch có khả năng vận chuyển 51% Oxi và 86% cacbonic Trênda ếch có nhiều mao mạch Oxi trong không khí hòa tan vào chất nhầy trên daếch thấm qua da, lọt vào các mao mạch Còn khí cacbonic được thải ra theocon đường ngược lại Nếu da ếch thiếu nước, bị khô thì ếch sẽ chết Da ếchcòn làm nhiệm vụ lấy nước và điều tiết nước, ếch tích nước dưới da Trên mặtda có tuyến nhày làm cho da ếch luôn ẩm Để cho da không bị khô, ếch khôngdám xa rời nguồn nước Ếch tuy có khả năng nhảy xa bờ, bơi lội giỏi, songchúng lại chỉ sống quanh quẩn ở gần nơi ở

Mắt ếch lồi, to có mí mắt nhưng thực tế lại kém tinh Nó chỉ nhìn rõnhững con vật di động, còn những vật tĩnh ếch lại phát hiện kém

Da ếch cũng có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trườngsống, cũng là cách ngụy trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi

Thính giác của ếch phát triển nghe được tiếng động trên cạn tươngđương với khả năng nghe của con người Còn khứu giác của ếch không nhạycảm lắm nhưng qua việc nuôi ếch, cho thức ăn tĩnh chúng ta thấy ếch cũng cókhả năng đánh hơi tìm mồi

3.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Ếch bắt mồi thụ động thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồidi động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như mộttia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốttrửng con mồi Nó có thể nuốt được cả một con cua khá to Người ta quan sátthấy: Nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm hết cả chân,càng lại làm cho nó có thể nuốt cua dễ dàng Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tụcngồi rình con mồi mới

Nòng nọc mới nở ra sống bằng chất dinh dưỡng dự trữ noãn hoàng, bangày sau noãn hoàng tiêu hết nòng nọc ăn động vật phù du như thủy trần, bobo, giun chỉ

Trang 20

Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn mồi bằng độngvật sống như: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá con, châu chấu, cào cào,… Các côntrùng khi bay lại gần, ếch sẽ phóng lưỡi dính lấy con mồi.

Lúc thiếu thức ăn nòng nọc, ếch con ăn thịt lẫn nhau Ếch là động vậtăn tạp, thiên về động vật, thích động vật sống Trong quá trình nuôi, conngười đã luyện cho nó ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác.

3.2.4 Đặc điểm sinh trưởng

Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn[20]:

- Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): Khoảng 21 - 28ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước Ăn các loàiđộng vật phù du có trong môi trường nước nuôi hoặc thức ăn bổ sungnhư bo bo, trùn chỉ, cám nhuyễn.

- Ếch giống (2 - 50 g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăntự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên Ở giaiđoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.

- Ếch trưởng thành (200 – 300g): Từ 4 - 6 tháng tuổi, ếch đã trưởngthành và khoảng 8 – 10 tháng tuổi có thể thành thục sinh sản.

3.2.5 Đặc điểm sinh sản

Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra cácđồng lúa, đồng màu để đẻ Tiếng ếch kêu lớn nhất và liên tục là của ếch đực.Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ và rời rạc.

Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoangmiệng để khuếch đại âm thanh Những tiếng kêu để cạnh tranh giữa các conđực để giành giật con cái, khiến con cái bị hấp dẫn sẽ hướng theo tiếng gọi đểbắt cặp sinh sản Chi trước của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứnhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục.Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặpđôi Khi con đực ôm lấy con cái, con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũngkịp thời phóng tinh để thụ tinh cho trứng Ðó là sự thụ tinh ngoài Trứng gặptinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thànhmàng trứng nổi trên mặt nước

Trang 21

Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõrệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửasau màu trắng nằm phía dưới

Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể Trứng nở ra nòngnọc sau 18 - 24 giờ Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài

Nòng nọc phát triển 28 - 30 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chântrước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thànhếch và sống trên cạn Ếch 1 tuổi đã có thể tham gia sinh sản Ếch 2 - 3 tuổi sẽcho thế hệ con tốt hơn

Mùa ếch đẻ từ tháng 3 - 7 âm lịch Ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái.Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - 11) Số lượng trứng một lầnsinh sản từ 1.000 - 5.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 - 4 lần trong năm,thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần Ếch cái đẻ năm thứ nhất từ2.500 - 3.000 trứng Ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000 trứng/con.[20]

3.3 Một số mô hình nuôi ếch phổ biến ở nước ta3.3.1 Nuôi ếch trong bể xi măng

Bể có diện tích trung bình 6 - 30m2 (2m x3m, 2m x 5m, 3m x 5m, 4m x6m, 5m x 6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra Đáy bể nên có độnghiêng khoảng 5o để dễ thay nước Nên che lưới nylon trên bể để tránh nắngtrực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan) Không nên che máthoàn toàn bể nuôi Mực nước trong bể khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch Nênthường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.

Mật độ thả nuôi:

- Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/m2- Tháng thứ hai: 100 - 150 con/m2- Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2

Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những conếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau Khi ếch đạt trọng lượng 50 – 60g, sự ăn thịt lẫn nhau giảm Nên thường xuyên thay nước cho ếch Nướcthay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch.Cho ăn nhiều lần trong ngày:

Trang 22

- Ếch giống (5 - 100g): 3 - 4 lần trong ngày Lượng thức ăn 7 - 10%trọng lượng thân.

- Ếch lớn (100 - 250g): 2 - 3 lần/ngày Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân.Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ănvào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày) Định kỳ bổ sungVitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốtthức ăn Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan

Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao,ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cưtrú Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…) Phải bố trí đủ giá thểđể tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể) Trường hợp giữ mực nướccao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể.

3.3.2 Nuôi ếch trong ao đất

Ao diện tích trong khoảng 30 - 300m2 (4m x 8m, 5m x 10m, 10m x20m) Ao không quá lớn khó quản lý Có thể trải bạc nylon nơi ao khônggiữ nước Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra Có thể dùng lưới, tônfibro xi măng, phên tre rào 1-1,2m Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, cóống thoát nước tránh chảy tràn.

Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 –80con/m2 là tối ưu trong tháng đầu Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre,gỗ, tấm nylon…) có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch Diện tíchgiá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở) Thườngxuyên thay nước để tránh nước bẩn, ếch dễ bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần).Chỉ thay nước 1/3 – 1/4 tránh thay hết nước Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4lần cho ếch giống và còn 2 - 3 lần cho ếch lớn (100g) Thức ăn thả trựctiếp trên giá thể hoặc trên cạn.

Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng vàchi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm là tỉ lệ sống thấp hơn nuôitrong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn, ao dễbị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn.

Ngày đăng: 31/10/2012, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w