1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

39 2,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 389,5 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thànhviên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi đểViệt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập.Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tếnông nghiệp đến kinh tế ngoại thương Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sảnphẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới.

Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dâncư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trongkhu vực này Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước Do vậy, khigia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển Thuỷ sảncũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông -lâm - ngư nghiệp Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân của nước ta.

Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh Nhưng khicon người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt Trên thựctế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suygiảm Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệtnguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mụcđích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháphữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.

Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương củahuyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷsản Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đangphấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nướclợ

Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôitrồng thuỷ sản trong xã Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản,

Trang 2

giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữalà sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăngtrưởng kinh tế của toàn xã Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triểnkhai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưahoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷsản tại các địa phương còn chậm Chính quyền địa phương đã có quy hoạchsong việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đàođắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn raphổ biến Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diệntích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ độngtrong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên,nhập từ tỉnh ngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan.Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tếthuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạchphát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v Nguyên nhân kháchquan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơsở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồnnhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp…Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giảipháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tậpgiáo trình.

2 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.2.1 Mục đích.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là :

+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồngthuỷ sản của xã Quảng An

+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong xã để tìmra vấn đề cần giải quyết.

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đóchúng tôi đã tiến hành điiều tra các hộ nuôi tôm ở thôn An Xuân, Xã Quảng An,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu,phân tích và đánh giá số liệu.

 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình điều trachúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản,…

 Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả vàhiệu quả của hoạt động NTTS.

Để hoàn thành chuyên đề này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại ủy ban xã Quảng Ancũng như toàn thể bà con nông dân nuôi trồng thủy sản của xã, và sự hướng dẫnnhiệt tình của các thầy cô trong đoàn thực tập giáo trình Chúng em xin chânthành cảm ơn Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức của các thành viên trong nhómnhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, chúng em mongđược sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người.

Trang 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ HOẠTĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.

1.1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.

 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội Nuôi trồng thủy sảncung cấp những loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu củacon người, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệucho công nghiệp chế biến.

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hoạt động nuôi trồng thủy sản đónggóp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của các hộ gia đìnhcũng như trong GDP của đất nước Ngành này là ngành tạo ra nhiềugiá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tê cho đất nước Nuôitrồng thủy sản ở một số địa phương được xem là ngành mũi nhọn đểphát triển kinh tế

 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Ngành nuôi trồng thủy sảnđược xem là một ngành quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tếđặc biệt trong cơ cấu kinh tế ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp Gópphần đa dạng hóa thêm cơ cấu các ngành này, thúc đẩy sự phát triển. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập Ngành nuôi trồng thủy sản thu

hút một số lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thunhập cho một bộ phận hộ gia đình nông thôn.

1.1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuấtchủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đươc.Đất đai

là tư liệu sản xuất song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt khác với các tư liệukhác ở chỗ: diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản

Trang 5

xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diệntích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn, mặt khác đất đai diện tíchmặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổnhưỡng, địa hình vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nướcgiữa các vùng thường khác nhau Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tíchmặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý quản lý chặt chẽ diện tích mặtnước cả trên ba mặt pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.

Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phúc tạphơn so với các ngành sản xuất vật chất khác.

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sốngtrong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều yếu tố môi trườngnhư thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng pháttriển tốt con người phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi.Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái,phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôitrồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượngcao và ổn định Hơn nữa hoạt hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xútngoài trời các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biếnđộng khôn lường.

Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao

Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đốitượng nuôi còn chịu tác động của môi trường tự nhiên Vì vậy trông nuôi trồngthủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên,thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó ngànhnuôi tròng thủy sản có tình thời vụ rất rõ rệt.

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống.

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- làcác loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển vàphát dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường

Trang 6

sống phù hợp cho tùng đối tượng mới thúc đẩy khả năng sinh trưởng và pháttriền của nó.

1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế1.1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động,các tài nguyên thiên nhiên… Ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhucầu ngày càng tăng của con người Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếmvề nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việcnâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó.

Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiệnquan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kếtquả đó.

Hiệu quả kinh tế =∆K/∆CTrong đó:

∆K là phần thay đổi của kết quả sản xuất∆C là phần thay đổi của chi phí sản xuất

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệmlao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế,gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suấtlao động và quy luật tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quảkinh tế là đạt kết quả tối đa và chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt hiệu quảnhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồmcả chi phí để tao ra nguồn lực đồng thời cả chi phí cơ hội.

1.1.2.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tếtrong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bịmáy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của

Trang 7

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợinhuận.

1.1.1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:

 Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã manglại cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định.

GO = ∑Qi x Pi

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩmPi là giá của sản phẩm tương ứng

 Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chiphí trung gian trên một đơn vị diện tích nuôi.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

 Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánhmột đồng chi phí trung gian sẽ tao được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

 Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánhmột đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

 Giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất(VA/GO): Chỉ tiêu này phảnánh một đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản.1.1.3.1 Nhân tố tự nhiên.

1.1.3.1.1 Diện tích mặt nước.

Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được tronghoạt động nuôi trồng thủy sản Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặt nước ruộngtrũng… nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôitrồng thủy sản.

Trang 8

Thủy vực là nơi cư ngụ của các loại động thực vật thủy sản và thủy vực bị giớihạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng đều Do đódiện tích thủy vực ( mặt nước) tác động mạnh đế hiệu quả và việc phát triển nuôitrồng thủy sản.

1.1.3.1.2 Khí hậu, nguồn nước.

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu tác độngcủa điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản xuất Mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu và nguồn nướckhác nhau Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đền các yêu tố của điềukiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.

1.1.3.2 Nhân tố kinh tế - xã hội.1.1.3.2.1 Nhân tố xã hội.

Các yếu tố xã hội như các yếu tô dân cư, lao động, chính sách về quyhoạch,chính vốn đầu, các chính sách khuyến nông khuyên ngư của địa phươngcũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản mang đặc điểm vùng rõ rệt Mỗi vùng có những đặc điểmvề xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi trồng thủy sản từng vùng.

1.1.3.2.2 Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nó đang tác động đến hầu hết càngngành và các lĩnh vực Trong nuôi trồng thủy sản cũng thế , việc ứng dụngnhững thành tựu khoa học vào quá trình nuôi trồng là một tất yếu, và là một yêucầu bắt buộc để tăng năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế Đặc biệt với nuôicác đối tượng có yếu tố rủi ro cao như nuôi tôm, thì việc ứng dụng khoa học vàoquá trình nuôi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

1.1.3.2.3.Nhân tố thị trường.

Yếu tố thị trường là một yếu tố tác động sau cùng nhưng nó lại có tác động lớnđến quy mô doanh thu của toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản Thị trường lànơi quyết định mọi vấn đề về giá, sản lượng bán, doanh thu của người nuôi vìvậy trong quy hoạch nuôi trồng cần chú ý đến nhân tố thị trường, cụ thể cần xácđịnh được một thị trường nhiều tiềm năng cho sản phẩm nuôi trồng.

Trang 9

1.2 Cơ sở thực tiễn.

1.2.1 Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở Việt Nam

Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gaanfmột triệu km vuông Vùng bờ biển nước ta được bao bọc bởi trên 3.000 hòn đảolớn nhỏ tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển Đây là điều kiện thuận lợicho việc phát triển khai thác thủy sản, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cầnnghề cá Đặ biệt là những vùng ven biển, các vùng cửa song, các vùng vịnh,đầm, phá và những vùng nước xung quanh các đảo … là cơ sở để phát triểnmạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản.

Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm 10,7% so vớinăm trước, chủ yếu do sức mua của những thị trường tiêu thụ tôm sú nhiều làMỹ và Nhật Bản giảm mạnh; đồng thời một số diện tích nuôi tôm sú đã chuyểnđổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và thu nhập cao hơn Diện tíchnuôi tôm thẻ chân trắng năm nay ước tính đạt 13,5 nghìn ha, tăng 75,5% so vớinăm 2008; sản lượng đạt 63 nghìn tấn, gấp trên 2 lần cùng kỳ năm trước

BẢNG 1:TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM QUA 3

DT nuôitôm

(nguồn: Tổng cục thống kê, Website: www.gso.gov.vn)

1.2.2 Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế vàhuyện Quảng Điền.

Với bờ biển dài 126km cùng với hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai có diện tích21,594 ha, Thừa Thiên Huế là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triểnngành nuôi trồng thủy sản Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùngđầm phá, nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ đã và đang phát triển mạnh mẽ ở

Trang 10

đây Cùng với xu thế chung của cả nước, diện tích, sản lượng cũng như giá trịthủy sản nuôi trồng tại Thừa Thiên Huế cũng tăng trong những năm gần đây.Nằm trong vùng đầm phá Tam Giang, huyện Quảng Điền có những thuận lợinhất định trong việc phát triển nghề nuôi tròng thủy sản Nhờ đó ngành nuôitrồng thủy đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội củahuyện.

Trong các loài nuôi trồng thủy sản hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Điền, tômsú là loài chiếm ưu thế với gần 90% diện tích nuôi trồng Tuy nhiên những nămgần đây do việc nuôi tôm thua lỗ và gây ô nhiễm môi trường và được sự hỗ trợcủa dự án NAV, huyện Quảng Điền đã chuyển từ hình thức nuôi chuyên tômsang hình thức nuôi xen ghép ở tất cả các xã

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢNỞ XÃ QUẢNG AN

2.1 Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinhtế -xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng An.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.2.1.1.1 Vị trí địa lý.

Xã Quảng An, huyện Quảng Điền là 1 trong 33 xa thuộc vùng Đầm phá TamGiang, Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 1335 ha trong đódiện tích mặt nước đầm phá là 400,42ha, chiếm gần 30% Đây là điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển của ngành NTTS của địa phương.

Xã có 5 thôn và 2 hợp tác xã, trong đó thôn An Xuân giáp với phá Tam Giang,chiếm tới ½ diện tích và dân số của xã, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu củacác cán bộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Vị trí của xã được xác định như sauPhía đông: Giáp biển

Phía Tây: Giáp Quảng Phước

Trang 11

Phía Nam: Giáp Quảng Thành Phía Bắc : Giáp Quảng Công

Với vị thế như vậy, địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hôivới các địa phương khác và phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển kinhtế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

 Vùng 2 (vùng giáp phá): là thôn An Xuân, chiếm tới 50% diện tích củaxã Đây là vùng phát triển mạnh mẽ về nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi tôm củaxã chủ yếu tập trung ở vùng này

Thành phần đất trong vùng ven Đầm Phá có các loại phù sa song biển, đất cátpha, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là cây lúa XãQuảng An là một trọng điểm sản xuất lúa của huyện Quảng Điền.

2.1.1.3 Khí hậu.

Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, nămđược chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8,mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm.

Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, nămđược chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8,mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm.

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.421 ha trong đó đất nông nghiệp là 650hachiếm 45,76% với tỷ lệ đất bình quân trên hộ là 0,3ha Nền kinh tế ở địa phươngthuần túy là sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủysản Điều này được thể hiện thông qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp và

Trang 12

nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lẹ cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, tương ứnglà 33,91% và 11,42%.

2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội.2.1.2.1 Về cơ cấu kinh tế.

2.1.2.2.Cơ sở hạ tầng.

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua địaphương đã nhận được nhiều chương trình, dự án hổ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng,làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trên địa bàn xã mặc dù chỉ có 1,8km đường liênxã được nhựa hoá nhưng các đường đồng trong nông thôn được bê tông hoá, tạođiều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.

Công tác thuỷ lợi, tưới tiêu của xã cũng được chính quyền địa phương chúý phát triển Tỷ lệ kênh mương thuỷ lợi được bê tông hoá chiếm 35%, đảm bảodiện tích được tưới tiêu thường xuyên là 398 ha.

Bên cạnh đó hệ thống giao thông thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụsản xuất và đời sống cũng ngày một đầy đủ Tỷ lệ hộ dùng điện hiện nay của xãlà 98% và tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 100% Tuy vậy, do mức thu nhập còn thấpdẫn đến việc chi trả cho phí sinh hoạt còn hạn chế Các hộ gia đình vẫn còn kếthợp sử dụng nước ao hồ, kênh mương với nguồn nước không sạch cho sinh hoạt.Ngành giáo dục của xã cũng phát triển mạnh rong những năm gần đây, hiệnxã có hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, không có trẻ em bỏhọc, tỷ lệ học sinh theo học các trường trung học phổ thông, trung học chuyênnghiệp, cao đẳng, đại học ngày một tăng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lịch sử để lại mà trình độ văn hoá của cáccchủ hộ trong xã nói chung và các chủ hộ nuôi tôm nói riêng còn đang ở mứcthấp, hạn chế kông nhỏ đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của hộ.

Cùng với giáo dục, y tế của xã cũng phát triển Xã đã xây dựng được mộttrạm y tế khang trang với 6 cán bộ nhân viên, đáp ứng cơ bản nhu cầu khámchửa bệnh trong xã Mặc dù vậy, số trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn chiếm tỷ lệcao 19,73% Điều này bị ảnh hưởng một phần bởi thu nhập của người dân còn

Trang 13

thấp, khẳ năng chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và một phần là do con đông,các gia đình không đủ điều kiện chăm sóc.

Các dịch vụ hổ trợ sản xuất tại địa phương cũng đang từng bước được hìnhthành nhưng còn chậm chạp và có nhiều hạn chế Thị trường đầu ra cho nôngphẩm mà đặc biệt các sản phẩm thuỷ sản rất yếu kém Không chỉ trên địa bàn xãQuảng An mà ngay cả trên địa bàn huyện Quảng Điền, các cơ sở chế biến hầunhư không có Thuỷ sản thu hoạch hầu như bán cho thương lái Nếu được mùa,tôm không mắc bệnh thì thương lái săn đón mua với giá cao Ngược lại, tôm rơivào dịch bệnh, thu hoạch ồ ạt, dễ bị tư thươn ép giá, ảnh hưởng khong nhỏ đếnhiệu quả sản xuất.

Dịch vụ con giống trên địa bàn hầu như không có Nguồn giống chủ yếu làtừ Thuận An, có hộ phải lấy giống tận Quảng Nam, Đà Nẳng, chi phí vậnchuyển cao Mặt khác do vận chuyển xa, chất lượng con giống giảm sút, cũng làmột trong những lý do làm giảm hiệu quả nuôi tôm Các cơ sở cung cấp thức ănnuôi tôm củ yếu là của tư nhân, nguồn thức ăn và chất lượng thức ăn không đảmbảo Tất cả những vấn đề trên cần được quan tâm phát triển để nâng cao năngsuất cũng như hiệu quả nuôi tôm.

Tóm lại, những cơ sở vật chất của xã đã đạt được một số bước tiến đáng kê, tuynhiên vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của một nền nông nghiệp truyền thống,nhỏ lẻ đặc biệt là các cơ sở dịch vụ hổ trợ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.

2.1.2.3 Dân số và lao động.

Vấn đề dân só và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tếcủa địa phương Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sựphát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không dược đảm bảo.Để thấy được tình hình dân số và lao động của xã trong năm 2010 ta xem xétbảng sau.

Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã 2010.

Trang 14

1 Tổng số hộ Hộ 2.195

3 Tốc độ phát triển dânsố

4 Tổng số lao dộng Lao động nam Lao động nữ

Lao độngLao độngLao động

Hiện nay xã đang có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng như phát triển ngành nghề thủ công: thêu, đan lát cho lao động nữ, hợp tácxuất khẩu lao động, phát triển nuôi trồng thuỷ sản tuy nhiên, lượng lao độngđược ggiải quyết việc làm chưa cao và thu nhập còn thấp Với đặc điểm dân sốvà lao động như trên, xã và các cầp chính quyền cần phải quan tâm, thực hiệncác dịch vụ nâng cao khả năng sản xuất của mổi hộ, coa các biện pháp hạn chếtốc độ tăng dân số dồng thời tập trrung pát triển các ngành nghề để cải thiện thunhập cho môĩ hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.

2.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản.2.2.1 Đối tượng nuôi và hình thức nuôi.

2.2.1.1 Đối tượng nuôi.

Đối tượng nuôi chủ yếu của bà con nông dân trong xã gồm 3 loại chính

 Tôm Post: là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế của ngành thủy sảnnước ta Tôm Post được phân bố rộng rãi ở khắp các vùng ven biển của ViệtNam, đặc biệt là ở vùng biển thuộc các tỉnh duyên hải đồng bằng Bắc Trung Bộvà Nam Bộ Trước kia, tôm Post chiếm sản lượng lớn so với các loài tôm kháctrong các đầm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.Tôm Post là đối tượngnuôi có nhiều đặc điểm ưu việt: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, rộngmuối, rộng nhiệt Tôm Post có thể nuôi quanh năm, trong nhiều loại thủy vựckhác nhau như đầm phá, ao hồ và cả trong các ruộng lúa ở các vùng ven biển.Ngoài ra, tôm rảo hiện nay còn đóng vai trò lớn trong công nghệ nuôi đa loài,

Trang 15

nuôi xen canh… là những phương thức nuôi có tác dụng lớn trong cân bằng sinhthái.

 Cua biển: là một đối tượng nuôi có thời gian ngắn, dễ nuôi, thích ứng vớinhiều hình thức nuôi mà hiệu quả kinh tế mang mại rất cao Cua là loại độngvật ăn tạp nên có thể nuôi xen ghép với tôm và cá

 Cá kình : là loại cá có thời gian nuôi ngắn, chi phí về giống thấp, là loàiăn tạp nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao Thích ứng với hình thức nuôi xenghép với tôm và cua.

Kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân cho thấy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệnnay các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng An đang tổ chức mô hình nuôi xencanh tôm cua cá bước đầu mang lại hiệu quả tốt

2.2.1.2 Hình thức nuôi.

Hình thức nuôi thâm canh :

Đây là hình thức nuôi đòi hỏi đầu tư vôn 100%, cung cấp hoàn toàn giống, thứcăn, mật độ thả giống rất cao từ 15con/m2 trở lên.

Ưu điểm: Khai thác, tận dụng được diện tích nuôi Nếu nuôi đúng quy trình kỹthuật thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải đầu tư lớn, yêu cầu trình độ chuyênmôn cao, do đó các hộ nuôi hạn chế về nguồn lực khó có thể nuôi theo hình thứcnày.

Hình thức nuôi Bán Thâm Canh (BTC):

Là hình thức nuôi mà giống và thức ăn chủ yếu là nhân tạo, các yếu tố kỹ thuậtđược đảm bảo Mật độ thả từ 7-15con/m2.

Ưu điểm: Vừa tận dụng vừa khai thác thức ăn tươi, tận dụng được diện tích nuôiđể ứng dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế.

Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi và có kinhnghiệm về tổ chức quản lý.

Hình thức nuôi quảng canh cải tiến:

Là hình thức nuôi mà nguồn thức ăn được tận dụng từ nguồn thức ăn tươi nhưcá, tôm, ốc và các nguồn thức ăn công nghiệp.

Trang 16

Ưu điểm: Chi phí thức ăn đã có sự đầu tư thêm thức ăn công nghiệp, đã có sựđầu tư về giống nuôi nên chủ động về công tác thả giống, tuy nhiên mức đầu tưkhông cao.

Nhược điểm: Do diện tích rộng nên khó ứng dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi vìvậy mà hiệu quả kinh tế còn thấp.

Hình thức nuôi quảng canh:

Đây là hình thức nuôi sơ khai nhất dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên,không thả thêm con giống nhân tạo, không cho ăn thêm Nguồn thức ăn chủ yếulà tự nhiên, người nuôi chỉ đắp đê, khoanh khu vực nuôi thành những ao đầm códiện tích lớn rồi lợi dụng nước thủy triều đưa vào để lấy giống và thức ăn, hìnhthức nuôi này hiện nay các hộ nuôi không còn nuôi nữa họ đã chuyển sangnhững hình thức nuôi khác có hiệu quả cao hơn.

Ưu điểm: Chi phí bỏ ra ít, trang thiết bị đơn giản, tận dụng được mặt nướchoang hóa để nuôi trông thủy sản giúp làm tăng thu nhập của người dân.

Nhược điểm: Hình thức này phụ thuooch hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên do đónăng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi.

2.2.2 Tình hình đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 2.2.3 Công tác quy hoạch NTTS

2.2.4 Kết quả của hoạt động NTTS

2.2.5 Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã.

Quảng An là xã đầu tiên phát triển nghề nuôi tôm sú của huyện Quảng Điền Bắtđầu từ năm 1991, nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ và bùng nổ từ năm 1996-2001 Năm 1996, diện tích nuôi tôm sú là 10ha, năm 2001 phát triển lên 126 hađến năm 2004 là 145 ha

Trang 17

Trong đó:

Nuôi chuyên tôm: 13ha

Nuôi xen với cá kình, cua: 111,3haNuôi xen với cá dìa: 5,2ha

Nuôi xen cá rô phi, trắm cỏ: 1,165haSản lượng thu được: 72.520 kg trong đó:

Tôm sú: 41.000 kg × 85.000 đ/kg = 3.485.000.000 đồngCá kình: 6.500 kg × 50.000 đ/kg = 325.000.000 đồngCua : 4.500 kg × 150.000 đ/kg = 675.000.000 đồngCá dìa: 570 kg × 100.000 đ/kg = 57.000.000 đồng

Cá nước ngọt: 3.950 kg × 25.000 đ/kg = 98.750.000 đồng

Khai thác tự nhiên: 11.000 kg × 30.000 đ/kg = 330.000.000 đồngTôm đất tự nhiên: 5.000 kg × 50.000 kg = 250.000.000 đồngKết quả nuôi cho thấy: Tổng số hộ nuôi 183 hộ

 Có lãi: 112 hộ tương đương 79,6ha đat 61% Hòa vốn: 42 hộ tương đương 23,4ha đạt 17,9% Thua lỗ: 29 hộ tương đương 17,5ha đạt 21,1%

Đặc biệt trong năm 2009 nhờ sự phối hợp giữa trường đại học Nông Lâm Huếvà ban chỉ đạo của UBND và các ngành cấp huyện, cùng với sự chỉ đạo củaUBND xã và hưởng ứng tham gia của người dân nên trong 24 hộ nuôi tôm có sửdụng chế phẩm sinh học thì có 19 hộ lãi ( chiếm 79%), 5 hộ hòa vốn ( chiếm21%), không có hộ lỗ vốn

Tổng giá trị mang lại là : 5.220.000.000đồng/ 5.000.000.000 đồng kế hoạch đạt104%

(nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009 địnhhướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010 xã Quảng An)

2.2.5.2 Những tồn tại và hạn chế.

Tồn tại: Trong năm 2009 NTTS đem lại kết quả không cao, nhưng đây

là mô hình nuôi bền vững cần phát huy và nhân rộng Đặc biệt mô hình nuôikhép kín bằng chế phẩm sinh học đạt kết quả cao, cá biệt có hộ lãi ròng trên 100

Trang 18

triệu đồng Tuy nhiên áp dụng mô hình này cần phải chủ động nguồn nước ítphụ thuộc vào tác động bên ngoài Vì vậy khi áp dụng mô hình này cần xem xétxét cẩn thận, nếu không sẽ bị trả giá Trong quá trình chỉ đạo phải đồng bộ từtrên xuống dưới, mặt trận đoàn thể và các ngành cấp xã, thôn phải phối hợptuyên truyề Có như vậy mới tạo chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả caohơn.

Nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2009 lĩnh vực nuôi

trồng nước lợ cũng gặp phải một số khó khăn, tồn tại, đó là do một số nguyênnhân sau:

 Đại bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm đến việc kiểm tra chấtlượng giống tôm, nguồn giống cá kình có chậm đã ảnh hưởng đếnkết quả nuôi trồng thủy sản.

 Trong vụ nuôi, tình trạng ngọt hóa kéo dài ảnh hưởng đến môitrường ao nuôi, các ao nuôi hầu như không thay nước được làm ảnhhưởng đến sinh trưởng của tôm nuôi và cá kình; tôm chậm lớn,nhiều ao nuôi cá kình do đê thấp, nước ngọt tràn vào đã làm cho cákình chết một số lượng khá lớn (chiếm 15%).

 Thị trường tiêu thụ cá chẽm còn khó khăn, chủ yếu vẫn tiêu thụ nộiđịa, nhỏ lẽ nên các hộ lo sợ không dám đầu tư.

 Công tác theo dõi, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi vẫnchưa được thường xuyên.

2.3 Đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản qua kết quả điều tra.2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ

Để tiến nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ gia đình có nuôi trồng

thủy sản ở xã Quảng An năm 2010 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được

thế hiện qua bảng sau:

BẢNG 2: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu Số nhân khẩu TB/hộ

502625,24

Trang 19

Tổng số lao động Số lao động TB/hộTổng diện tích đất Diện tích đất TB/hộ

Diện tích đất SXNN TB/hộ Diện tích đất NTTS TB/hộ Diện tích đất NTTS TB/khẩu Diện tích đất NTTS TB/LĐ

Lao độngLao động/hộSào

Qua bảng số liệu ta thấy rằng nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 5,24 đây là con sốkhông phải nhỏ, trong khi lao động bình quân mỗi hộ là 2,72 người, nhữngngười trong gia đình mà không tham gia lao động thì có thể đáp ứng được sựthiếu hụt lao động vào những thời điểm căng thẳng về lao động nhưng đây cũngsẽ là một gánh nặng gây khó khăn cho việc đáp ứng nguồn vốn cho mở rộng quymô sản xuất.

Vấn đề lao đông, là một vấn đề nhức nhối đáng quan tâm hiện nay Đây là yếutố góp phần to lớn vào việc phát triển hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế địaphương nói riêng và của quốc gia nói chung Chất lượng và số lượng dân số laođông cũng thể hiện được thực trạng cũng tiềm năng thế mạnh của vùng trongviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

BẢNG 3 : TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

(ĐVT: 1000đ)

Ngày đăng: 31/10/2012, 11:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã 2010. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của xã 2010 (Trang 13)
BẢNG 3 : TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
BẢNG 3 TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 19)
BẢNG 5: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG NUÔI TRÔNG THỦY  SẢN - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
BẢNG 5 CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG NUÔI TRÔNG THỦY SẢN (Trang 21)
BẢNG 6: DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH CỦA CÁC  HỘ ĐIỀU TRA - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
BẢNG 6 DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 22)
BẢNG 7:  KÉT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG  THỦY SẢN - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
BẢNG 7 KÉT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w