1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

37 3,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 378,5 KB
File đính kèm Tiểu luận kinh tế xã hội4.rar (61 KB)

Nội dung

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạy động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là nước nông nghiệp với hơn 80% dân số làm nghề nông, vì vậy cần xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay.Trong nông nghiệp, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là mặt hang có giá trị xuất khẩu cao. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi nền cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Phú lộc là một huyện có đường bờ biển dài khoảng 60km, có đầm phá Tam Giang và đầm Lăng Cô rộng lớn với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phú Lộc trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm gần đây, huyện triển khai chương trình khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy sản nên đã có những hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, góp phần to lớn trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Mặc dù, Phú Lộc có nhiều tiềm năng, nhưng việc khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng: người nuôi kinh nghiệm chưa cao, vốn đầu tư chưa lớn, quy mô các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, việc áp dụng công nghệ mới trong nuôi trồng vẫn còn nhiều bất cập,… đó là những thách lớn của huyện. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trang 1

Lời cảm ơn

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Ths Bùi Ngọc Thanh Tâm, người đã cho em tri thức, sự hiểu biết và là người tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình xây dựng đề cương, chỉnh sửa bài viết và hoàn thành bài tiểu luận này.

Ngoài ra, em xin chân thành cám ơn các anh, chị đang làm việc tại Chi cục nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp

đỡ nhiệt tình Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người.

Tác giả Trần Công Hải

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnhvực, quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạy động của mình, phát huy lợi thế sosánh để tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường Nước ta là nước nông nghiệp với hơn80% dân số làm nghề nông, vì vậy cần xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phảikhai thác trong điều kiện hiện nay.Trong nông nghiệp, ngành nuôi trồng thủy sản đã vàđang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là mặt hang có giá trị xuất khẩu cao Phát triểnnghề nuôi trồng thủy sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân,góp phần chuyển đổi nền cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Vì vậy, nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũinhọn của đất nước

Phú lộc là một huyện có đường bờ biển dài khoảng 60km, có đầm phá Tam Giang

và đầm Lăng Cô rộng lớn với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, nằm ởphía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế Phú Lộc trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồngthủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm gần đây, huyện triển khai chươngtrình khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy sản nên đã có những hướng đi mới trong pháttriển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, góp phần to lớn trong giải quyết việc làm,cải thiện đời sống nhân dân lao động Mặc dù, Phú Lộc có nhiều tiềm năng, nhưng việckhai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng: người nuôi kinh nghiệm chưacao, vốn đầu tư chưa lớn, quy mô các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, việc áp dụng công nghệmới trong nuôi trồng vẫn còn nhiều bất cập,… đó là những thách lớn của huyện Xuất

phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích

Mục đích nghiên cứu của đề tài là :

+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của huyện đểtìm ra vấn đề cần giải quyết

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện PhúLộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Giới hạn về thời gian: Từ năm 2005 – 2020

- Giới hạn về không gian: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu

Trang 3

dài trong phát triển kinh tế Vì vậy, nghiên cứu vấn đề nuôi trồng có một số công trìnhnghiên cứu như sau:

1 Nguyễn Thị Thúy Loan, 2004, Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến đa dạngthành phần loài và sản lượng cá khai thác ở hạ lưu song Cu đê, thành phố Đà Nẵng

2 Đoàn Quang Sửu, 2009, Một số kinh nghiệm nuôi trồng và khai thác thủy sản,NXB Nông Nghiệp

3 Nguyễn Văn Thành, 2011, Đánh giá điều kiện sinh thái phục vụ quy hoạch vànuôi trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế Khóaluận tốt nghiệp ĐHSP Huế

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm tổng hợp

Ngành nuôi trồng thủy sản chịu tác động của nhiều nhân tố Các nhân tố này tácđộng trong mối quan hệ hữu cơ với nhau chứ không phải tồn tại một cách độc lập.Theo quan điểm này, việc nghiên cứu đánh giá vấn đề, phát hiện và xác định nhữngnhân tố ảnh hưởng đặc điểm, và hiện trạng phát triển một cách đồng bộ, toàn diện Vìvậy, việc nghiên cứu đề tài cần phải nghiên cứu các yếu tố tác động đén sự phát triểncủa ngành nuôi trồng thủy sản, đó là yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặt chúngtrong mối quan hệ hữu cơ với nhau

và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa ThiênHuế” phải đặt trong tổng thể của huyện, tỉnh, như vậy mới mới đảm bảo tính logic, chặtchẽ, hợp lí và thống nhất

5.3 Quan điểm lãnh thổ

Bất kì một hiện tượng tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều gắn liền với một lãnh thổnhất định và giữa chúng có sự phân hó theo không gian Do vậy, khi nghiên cứu hiệntrạng ngành nuôi trồng thủy sản cần dựa vào quan điểm này để thấy được sự phân hóa

về mặt lãnh thổ, phân hóa về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, từ đó có những giảipháp nhằm đưa ngành thủy sản của huyện ngày càng phát triển

5.4 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Đây là quan điểm quan trọng trong địa lí kinh tế - xã hội Nghiên cứu sự phân bố,sản xuất vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Áp dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu: khi nghiên cứu thực trạng và đềxuất giải pháp phát triển ngành nuôi trông thủy sản ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa ThiênHuế; một mặt nâng cao hiệu quả kinh tế, mặt khác phải chú ý đến môi trường sinh thái,

có sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường

5.5 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Quá trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản luôn có sự thay đổi theo thời gian.Nghiên cứu thời điểm hiện tại phải chú ý đến quá trình quá khứ và cả xu hướng ởtương lai Xem quá khứ - hiện tại – tương lai là chuỗi thời gian liên tục, xuyên suốt đểthấy được tiềm năng, hạn chế và hướng phát triển có triển vọng mang lại hiệu quả cao.Trên quan điểm này, việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộccần phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc, phù hợp với điều kiện và đề ra các giải phápphát triển trong tương lai của địa phương

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

6.1 Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu

Nguồn cung cấp thong tin cho quá trình nghiên cứu là nguồn tài liệu liên quanđến vấn đề cần quan tâm Dựa vào nội dung, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đềtài để định hướng các nguồn có thể cung cấp tư liệu Các nguồn tư liệu liên quan đến đềtài như: Dân số, lao động, kinh tế, diện tích mặt nước,…

6.2 Phương pháp bản đồ

Bản đồ - biểu đồ là phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí Trongviệc nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, bản đồ được áp dụng trong quá trinh khảo sát, quyhoạch diện tích cần nuôi trồng,…

6.3 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở phân tích các tài liệu, bảng thống kê để từ đó so sánh, tổng hợp vấn

đề cần nghiên cứu

6.4 Phương pháp khảo sát điều tra

Đến vùng cần điều tra, khảo sát để lấy ý kiến của người dân địa phương Sau đó,tổng hợp và đánh giá

7 Cấu trúc của tiểu luận

Cấu trúc của tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3 chương chínhnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành nuôi trồng thuỷ sản

Chương 2: Thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Lộc

Chương 3: Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Phú Lộc

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò ngành nuôi trồng thủy sản 7

1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngành thủy sản 7

1.1.2.Khái niệm về nuôi trồng thủy sản 7

1.1.3 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 8

1.1.3.1 Ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác 8

1.1.3.2 Đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được 9

1.1.3.3 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao 9

1.1.3.4 Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống 10

1.1.3.5 Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất sau 11

1.1.4 Vai trò của nuôi trồng thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 11

1.1.4.1 Nuôi trồng thủy sản cung cấp sản phẩm giầu chất đạm 11

1.1.4.2 Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp 11

1.1.4.3 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ 12

1.1.4.4 Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước 12

1.1.4.5 Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế–xã hội 13

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản 13

1.2.1 Nhân tố tự nhiên 13

1.2.1.1 Diện tích mặt nước 13

1.2.1.2 Khí hậu, nguồn nước 14

1.2.2 Nhân tố kinh tế xã hội 14

1.2.2.1 Nhân tố xã hội 14

1.2.2.2 Nhân tố tiến bộ khoa học – kỹ thuật 14

1.2.2.3 Nhân tố thị trường 14

1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế 14

1.3.1 Ở Việt Nam 14

1.3.2 Tỉnh Thừa Thiên Huế 14

CHƯƠNG 2 16

THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 16

HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 16

2.1 Khái quát chung huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 16

2.1.1 Vị trí địa lí 16

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 16

2.1.2.1 Địa hình 16

2.1.2.2 Đặc điểm thổ dưỡng vùng ven biển và đầm phá 16

2.1.2.3 Khí hậu 17

2.1.2.4 Hệ thống thủy văn và nguồn nước 17

2.1.2.5 Tài nguyên cơ bản tác động đến nuôi trồng thủy sản 18

2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 19

2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

a Tăng trưởng kinh tế 19

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

2.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 19

* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản 19

Trang 6

* Khu vực kinh tế công nghiệp 20

* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại và du lịch 20

2.1.3.3 Các lĩnh vực xã hội 20

a Dân số 20

b Lao động và việc làm, mức thu nhập 20

c Giáo dục và đào tạo 20

d Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 21

e Văn hóa - thông tin - thể dục thể thao 21

f Khoa học công nghệ 21

2.1.3.4 Cơ sở hạ tầng 21

a Giao thông 21

b Thủy lợi 22

c Năng lượng – viễn thông 22

2.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản huyện Phú Lộc 22

2.2.1 Thuận lợi 22

2.2.2 Khó khăn 22

2.3 Thực trạng nuôi trồng thủy sản huyện Phú Lộc 23

2.3.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản 23

2.3.2 Cơ cấu các loại hình và phương thức nuôi 25

2.3.3 Đối tượng nuôi 26

2.3.4 Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 26

2.3.5 Lao động trong nuôi trồng thủy sản 27

2.3.6 Hạ tầng vùng nuôi 27

2.3.7 Áp dụng khoa học kỹ thuật và công tác khuyến ngư 27

2.4 Đánh giá những hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Phú Lộc 28

2.4.1 Thành tựu 28

2.4.2 Những hạn chế 28

CHƯƠNG 3 29

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 29

HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29

3.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp 29

3.1.1 Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộc 29

3.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Lộc 30

3.2 Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Phú Lộc 32

3.2.1 Nhóm giải pháp kinh tế - kĩ thuật 32

3.2.1.1 Thể chế chính sách 32

3.2.1.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 32

3.2.1.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 32

3.2.1.4 Giải pháp về vốn 33

3.2.1.5 Tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch 34

3.2.2 Nhóm giải pháp xã hội, môi trường 34

3.2.2.1 Giải pháp về môi trường và bảo vệ nguồn lợi 34

3.2.2.2 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư, thú y thuỷ sản 35

KẾT LUẬN 36

1 Kết luận 36

2 Kiến nghị 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò ngành nuôi trồng thủy sản

1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngành thủy sản

Thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phần của ngành nông nghiệp bởithủy sản có những đặc điểm của nông nghiệp nói chung như tư liệu sản xuất chủ yếu làmặt nước, đối tượng lao động là sinh vật thủy sinh, kết quả là những sản phẩm sinhhọc Bên cạnh đó ngành thủy sản có nhiều đặc điểm riêng và tínhđộc lập tương đối vềkinh tế, kỹthuật, môi trường

Đã có từ rất lâu đời ngành thủy sản ngày càng chứng tỏ được vị trí của nó đối vớinền kinh tế Quốc dân Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với ViệtNam là nước có mặt biển rộng với hơn 3260 kmđường bờ biển và mạng lưới sông ngòidày đặc, chằng chịt Ngành thủy sản đã cung cấp nhiều sản phẩm quý cho tiêu dùng củadân cư có tác dụng tốt cho sức khỏe Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thìhầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh

lý dinh dưỡng mọi lứa tuổi, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư…Ngoài ra ngànhthủy sản còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành khác chế biến tạo nên những sảnphẩm có giá trị gia tăng cao, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu thu lại một nguồn ngoạitệlớn cho đất nước

Với ưu thế về địa hình, cùng với sự quan tâm hợp lý, đúng hướng ngành thủy sảnViệt Nam ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển của toàn ngành Nông - Lâm

- Ngư và quan trọng hơn nữa đó là sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.2.Khái niệm về nuôi trồng thủy sản

Theo giáo trình kinh tế thủy sản thì “nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất

có tính nông nghiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”.Các sản phẩm nuôi trồng thủy sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chếbiến xuất khẩu, hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiềuchủng loại khác nhau, bên cạnh đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ chohoạt động nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thuỷ sản là hình thức tổ chức sản xuất vớimục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường, có sựtập trung mặt nước – Tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định Theo định nghĩacủa FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vậtthuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh Quá trình này bắt đầu từ thảgiống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể nuôi từng cá thể hay cảquần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảngcanh, bán thâm canh và thâm canh Phát triển nuôi trồng thủ sản có thể diễn ra theo hai

xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu Phát triển nuôitrồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách

mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồngthuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồngthuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi củacác điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiềusâu là tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹthuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗihình thức nuôi Như vậy phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và

Trang 8

hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹthuật và lao động.

Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tàinguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sản xuất ra cácloại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người Căn cứ vào độmặn của vùng nước người ta phân ngành nuôi trồng thủy sản thành nuôi trồng thủy sảnnước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi trồng thủy sản nước mặn; căn cứ vàođối tượng nuôi trồng mà người ta chia thành các ngành: Nuôi cá, nuôi giáp xác, nuôinhuyễn thể và trồng các loại rong biển Ngành nuôi trồng thủy sản có khả năng sảnxuất nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhân loại, cung cấp nhiều loại nguyênliệu, dược liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc Tronglịch sử phát triển của nghề cá, sự xuất hiện và phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản

đã đánh dấu khả năng khai thác và chinh phục rất nhiều vùng nước tự nhiên của nhânloại Cùng với sự bùng nổ dân số trên thế giới một cách nhanh chóng, nhu cầu về cácloại động vật thuỷ sản ngày càng tăng mạnh và chỉ có phát triển mạnh ngành nuôi trồngthủy sản thì mới đáp ứng được nhu cầu tăng cao về các loại sản phẩm thủy sản

Vì vậy chúng ta có thể hiểu nuôi trồng thủy sản một cách tổng quát đó là một bộphận sản xuất có tính nông nghiệp sử dụng các nguồn lực để duy trì, bổ sung tái tạo vàphát triển nguồn lợi thủy sản, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng và nguyên liệucho công nghiệp chế biến và các ngành khác; bao gồm nuôi trồng thủy sản nước ngọt,nuôi trồng nước lợ, nuôi trồng hải sản

1.1.3 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản

1.1.3.1 Ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sốngtrong môi trường nước, chụi ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trườngnhư thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốtcon người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng Các biện pháp

kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luậtsinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượngnuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định Hơn nữa, hoạt độngnuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khíhậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫnnhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường Sức lao động cùng bỏ ra như nhaunhưng chỉ gặp năm thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năngsuất, sản lượng cao Mặt khác bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậu thời tiết củatừng vùng có sự khác nhau do đó cùng một đối tượng nuôi nhưng ở những địa phươngkhác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giốngnhau, hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình

độ thâm canh của nghề nuôi trồng thủy sản Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngànhnuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chiphối của quy luật kinh tế Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất rất phứctạp

Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôi trồng thủysản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đếncác vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghềnuôi trồng thủy sản: từ hồ ao sông ngòi đến đầm phá eo, vịnh … Mỗi vùng có điều kiệnđịa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất,

Trang 9

về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất Do đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sảnxuất của ngành cần lưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xâydựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp đối với từng khuvực, từng vùng lãnh thổ

1.1.3.2 Đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là

tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được

Đất đai diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác nhau Trong các ngành kinh tế khác, đấtđai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuấtkinh doanh Trái lại trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sảnxuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đaidiện tích mặt nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được

Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư lệusản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuấtcủa chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặtnước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn nên (tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ củađất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệusản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến

độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau Chính vìvậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽđất đai diện tích mặt nước trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật

Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt nước có khảnăng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâmcanh và chuyên canh

Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng,cho phù hợp

với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao độ phìnhiêu của đất đai diện tích mặt nước

Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải

đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng xuất cao và không ngừng được cảitạo

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụng đất nôngnghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngành khác như nôngnghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc Những năm gần đây, các tỉnh thuộc vùngduyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” để tiến hành khaithác tổng hợp Việc làm này không phải lấn chiếm đất canh tác mà còn tạo ra đất canhtác, coi việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản làm động lực kéo theo các ngành kháccùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chănnuôi gia súc và công nghiệp phụ trợ Những bãi bồi ven biển và những vùng đất trũngphèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản đã biến thành những đồngruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

1.1.3.3 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao

Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đốitượng nuôi còn chụi sự tác động của môi trường tự nhiên Vì vậy trong nuôi trồng thủysản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gianlao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề nuôi trồng thủy

sản mang tính thời vụ rất rõ rệt Theo Lê- nin: “Thời gian mà lao động có tác dụng đối

Trang 10

với sản phẩm, thời gian đó gọi là thời gian lao động, còn thời gian sản xuất tức là thời gian mà sản phẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó bao hàm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm ”

Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển củacác đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong nuôi trồngthủy sản là:

- Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ratrong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòi hỏi thời gian, hình thức

và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau Có thời gian đòi hỏilao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng

- Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điều kiện khíhậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau

- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có su hướng dẫn tới tính thời vụ trong việc

sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai diện tíchmặt nước

Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất thường,tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây lên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chứcquản lý sản xuất và kinh doanh Để giảm bớt tính chất thời vụ trong nuôi trồng thủy sảnchúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết từng vùng để bố trí sắp xếp cácđối tương nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai diện tích mặtnước, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật …

- Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đểthực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất đi đôi với viêc phát triển tổng hợp các ngànhsản xuất trong nuôi trồng thủy sản

- Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đăc biệt các thành tựu trong lĩnh vựcsinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá đẻ tái phát dục, kỹ thuật nuôi tômcắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ… để tăng thời gian sản xuất trong năm Mặt khác tính thời vụ của ngành nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng và đòi hỏimỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch, tiêu thụ sảnphẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp)

1.1.3.4 Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- là cácloại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theocác quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từngđối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó Các biện pháp

kỹ thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phù hợp với quy luật sinh trưởng, pháttriển và sinh sản của động thực vật thủy sản mới có thể thu được năng suất và sảnlượng cao Do đó trong quá trình sản xuất các đối tượng nuôi luôn luôn đòi hỏi sự tácđộng thích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển Vì thế có hàngloạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để nâng cao năng xuất các đối tượng nuôi

Trang 11

trồng thủy sản như: Nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốt các yếu tố môi trường

và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiên cho năng suất cao

1.1.3.5 Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất sau

Trong nuôi trồng thủy sản một số sản phẩm như: Đàn cá thịt, tôm thịt được bìnhtuyển lựa chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếptheo Do đó trong sản xuất kinh doanh và trong qúa trình phát triển các doanh nghiệpphải có chế độ lựa chọn sản xuất và nhân ra các loại giống tốt, đồng thời bộ thủy sảnphải chủ trương xây dựng được một hệ thống giống quốc gia, hệ thống giống cho từngvùng từng khu vực Hệ thống giống quốc gia bao gồm:

* Các trung tâm tâm giống trực thuộc bộ có nhiệm vụ:

- Chọn tạo giống, lưu giữ, nuôi dưỡng giống gốc để nhân ra giống ông bà cấp chocác trung tâm, trại giống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chuyển giao giống mới, công nghệ mới về giống, về thức ăn, phòng trị bệnh,quản lý môi trường cho các tỉnh, thành phố

* Các trung tâm giống khu vực thuộc Sở Thủy sản –Sở Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn làm nhiệm vụ

- Nhận giống thuần chủng từ các trung tâm giống trực thuộc bộ lưu giữ và nhân

ra, chuyển giao giống mới, công nghệ mới cho người sản xuất

- Chọn lọc, lưu giữ và nhân ra các dòng, các phẩm giống của địa phương

1.1.4 Vai trò của nuôi trồng thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

1.1.4.1 Nuôi trồng thủy sản cung cấp sản phẩm giầu chất đạm

Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi người yêu thích

Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm lý tưởng nhất.Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và colexteron thấp, córất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá trìnhtrao đổi chất Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so sánh được với sảnphẩm thuỷ sản

Hơn nữa, sản phẩm thuỷ sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất chosức khoẻ của con người Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc sử dụng mặt nướcbiển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho con người

Những năm tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thựcphẩm sẽ tăng Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thế thiên về sử dụngthực phẩm ít béo Do đó tôm, cá và các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản được dùnglàm thực phẩm chiếm phần quan trọng Trong đó các sản phẩm cá nuôi cung cấp tạichỗ, chi phí vận chuyển ít, đảm bảo được tươi sống lại càng có vai trò quan trọng hơn

1.1.4.2 Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp

Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp ), các phụ, phếphẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biếnthức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu của FAO sảnphẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30% Hàng năm ở Việt Nam đã sảnxuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn bột cá làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biếnthức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và thức ăn cho tôm cá

Trang 12

1.1.4.3 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu cho cácngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúcđẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan

Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thực phẩm chocon người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác Rất nhiều mặt hàng thủy sản lànguyên liêu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá, nhuyễn thể nguyên liệucho các xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ, rong câu, rong thuốc giun… sản xuất keoalginate, Aga aga, Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồndược liệu quý và nổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu

để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi Cùngvới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thìcác sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có su hướng được sử dụng rộng rãi hơn.Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản cũng kéo theo sự phát triển củacác ngành liên quan Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ hoàn thiện được cơcấu sản xuất nông nghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên chiếnlược khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thôn ven biểnthực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: Nông – Lâm – Ngư tạo điều kiện thuận lợicho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng kéo theo sự pháttriển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp cơ khí,chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, và các hoạt động dịch vụ,…

1.1.4.4 Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước

Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của ViệtNam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao Theo dự tính của các ngành hữu quan, nếu thu đổiđược 1 USD đối với các sản phẩm công nông nghiệp bình thường giá thành bình quânthu đổi từ 0,7-0,9 USD, trong khi đó giá thành thu đổi các mặt hàng nuôi trồng thủy sảntương đối thấp từ 0,3-0,5 USD Cùng với các chính sách cải cách và mở cứa của nềnkinh tế, mối quan hệ giữa sự phát triển ngành thủy sản Việt Nam và thị trường quốc tếngày càng trở nên mật thiết Các ngành nuôi trồng thủy sản địa phương đã chủ trươngphát triển kinh tế hướng ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnhngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhằm tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước

Bảng 1: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2011

Đơn vị: Nghìn tấn

Chia raKhai thác trồngNuôi

Trang 13

Đơn vị: Tỷ đồngNă

15316

201

1.1.4.5 Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế–xã hội

Nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp bàcon nông dân và ngư dân xoá đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và choquê hương Nguồn lao động ở các vùng nông thôn hết sức phong phú nhưng do chịu sựhạn chế về thực lực cũng như quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp Việt Nam khiếncho một loạt lao động trẻ mới rất khó được tiếp nhận Hiện nay, ở nông thôn Việt Namcùng với sự nâng cao về năng xuất lao động và trình độ thâm canh hoá sản xuất, hàngloạt lao động nông thôn đã chuyển hướng sang sản xuất phi nông nghiệp Ngoài việcphát triển công nghiệp cho huyện thị nông thôn và làm nghề phụ tay trái thì nghề nuôitrồng thủy sản với ưu thế diện tích sản xuất lớn, đầu tư ít, đạt hiệu quả kinh tế cao đã

kích thích những người nông dân “rời đất chứ không xa quê” đã mở ra cánh cửa vươn

lên làm giầu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình

Với đặc thù nông thôn, ven biển mật độ dân số cao, trình độ dân trí thấp, hàngnăm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa Bên cạnh đó một bộphận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệuquả, từng bước chuyển sang nuôi trồng thủy sản Ngoài ra còn một bộ phận nông dânvừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản, làm phong phú thêm cho nền vănminh lúa nước, đưa nền văn minh lúa nước lên cao hơn, hiện đại hơn

Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việclàm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân Góp phần xây dựng trật tự

xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

1.2.1 Nhân tố tự nhiên

1.2.1.1 Diện tích mặt nước

Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được tronghoạt động nuôi trồng thủy sản Thủy vực là ao, hồ, sông đầm, mặt nước ruộng trũng,…nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.Thủy vực là nơi cư trụ của các loài động thực vật thủy sản và thủy vực bị giới hạn vềdiện tích thủy vực (mặt nước) tác động mạnh đến hiệu quả và việc phát triển nuôi trồngthủy sản

Trang 14

1.2.1.2 Khí hậu, nguồn nước

Đối tượng của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu tác động của điềukiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản xuất Mỗi đối tượng nuôitrồng lại yêu cầu những điều kiện khác nhau Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cầnchú ý đến các yếu tố của điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng của đối tượngnuôi

1.2.2 Nhân tố kinh tế xã hội

1.2.2.1 Nhân tố xã hội

Các yếu tố xã hội như dân cư, lao động, chính sách về quy hoạch, vốn, chính sách

về khuyến nông khuyến ngư của địa phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôitrồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản mang đặc điểm vùng rõ rệt Mỗi vùng có những đặc điểm về

xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi trồng thủy sản từng vùng

1.2.2.2 Nhân tố tiến bộ khoa học – kỹ thuật

Khoa học – kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nó tác động đến hầu hết cácngành, lĩnh vực Trong nuôi trồng thủy sản cũng thế, việc ứng dụng những thành tựukhoa học công nghệ vào quá trình nuôi trồng thủy sản là một tất yếu, và là một yêu cầubắt buộc để tăng năng suất cũng như hiệu quả kinh tế Đặc biệt với nuôi các đối tượng

có yếu tố rủi ro cao như tôm, thì việc ứng dụng khoa hoc kỹ thuật vào quá trình nuôi sẽgiảm thiểu rủi ro

1.2.2.3 Nhân tố thị trường

Yếu tố thị trường là một yếu tố tác động sau cùng nhưng nó lại có tác động lớnđến quy mô doanh thu của toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản Thị trường là nơiquyết định giá, sản lượng bán, doanh thu của người nuôi vì vậy trong quy hoạch nuôitrồng cần chú ý đến nhân tố thị trường, cụ thể cần xác định được một thị trường cónhiều tiềm năng cho sản phẩm nuôi trồng

1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3.1 Ở Việt Nam

Nước ta có bờ biển dài 3620 km và có vùng kinh tế đặc quyền rộng gần 1 triệu

km2, được bao bọc khoảng 3000 đảo lớn nhỏ tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền vàbiển Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản Đặcbiệt là vùng ven biển, các vùng của sông, vũng vịnh và đàm, phá là cơ sở để phát triểnmạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản

Nguồn Tổng cục Thống kê cho biết, sản lượng thủy sản tháng Mười ước tính đạt499,3 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 373,4 nghìn tấn,tăng 3,1%; tôm đạt 56,4 nghìn tấn, giảm 8,9% Sản lượng thủy sản nuôi trồng thángMười ước tính đạt 271,1 nghìn tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó cáđạt 211,1 nghìn tấn, tăng 2%; tôm đạt 40,9 nghìn tấn, giảm 13% Nuôi cá tra gặp nhiềukhó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu giảm, chi phí đầu vào tăng cao nên diện tíchnuôi bị thu hẹp Nuôi tôm bị ảnh hưởng của dịch bệnh có xu hướng lây lan trên diệnrộng nên nhiều địa phương bị thiệt hại, đặc biệt là nuôi tôm sú Một số địa phương códiện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhiều là: Sóc Trăng 22,7 nghìn ha, chiếm 53% tổng diệntích thả nuôi của tỉnh, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 21,5 nghìn ha,

1.3.2 Tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, về nuôi trồng thủy sản nước lợ,diện tích cải tạo ao hồ là 1.058,3 ha, nhiều huyện có diện tích ao hồ cải tạo lớn đểchuẩn bị cho vụ nuôi như Phú Lộc 412 ha, Phú Vang 498 ha

Trang 15

Diện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha (nuôi

hạ triều 625,9 ha và chắn sáo là 534,2 ha) với 140,13 triệu tôm giống các loại và 1,89triệu cá giống Về nuôi cá nước ngọt, diện tích thả nuôi chuyên cá là 840,22 ha, nuôi cálúa là 193,2 ha và 713 lồng cá với tổng lượng giống đã thả là 19,015 triệu con

Như vậy, diện tích đã cải tạo cũng như đã đưa vào nuôi trồng còn đạt thấp so với

kế hoạch (kế hoạch 4.132,8 ha thủy sản nước lợ và 1976,2 ha nước ngọt) do người dânchưa mạnh dạn đầu tư vì thua lỗ của năm trước, do thời tiết đang có những đợt lạnh bấtthường nên đã hạn chế tiến độ, mặt khác quan điểm chỉ đạo của ngành là đầu tư nhiềuhơn về nuôi xen ghép để tránh bớt những rủi ro có thể xảy ra Về tình hình sản xuấtgiống trên địa bàn hiện có 7 trại sản xuất tôm sú, 01 trại ốc hương và 01 trại sản xuấtgiống cua, trong đó đã tiêu thụ 18,8 triệu tôm giống và 8 triệu con đang được ươmnuôi, so với diện tích nuôi trồng chưa đáp ứng được nhu cầu

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Khái quát chung huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Phú Lộc nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có chiều dài 60km,chiều ngang trung bình 20km Huyện được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16010’32’’đến 16024’45’’ vĩ độ Bắc và 107019’05’’ đến 108012’55’’ kinh độ Đông

Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang

- Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Nam Đông

Huyện Phú Lộc có vị trí hết sức quan trọng, nằm trên quốc lộ 1A, điểm giữacủa hai thành phố trọng điểm của khu vực miền Trung là Huế và Đà Nẵng( huyện lịPhú Lộc cách Huế 45km về phía Bắc và Đà Nẵng 55km về phía Nam), có trục giaothông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyến đường bộ, tuyến đường săt Bắc– Nam, đồng thời lại là một trong những của ngõ thông ra biển của Hành lang Đông– Tây qua trục quốc lộ 1A – trục đường 9 nối Việt Nam với Lào và Đông Bắc TháiLan

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Phú Lộc nằm dọc theo bờ biển tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có đỉnh cao Bạch

Mã 1.444m, xen giữa là những đầm phá lớn Cầu Hai, Lăng Cô và các dãy đèo nhô rabiển đã chia cắt lãnh thổ ra nhiều vùng lớn nhỏ hết sức phức tạp

- Vùng đồng bằng bán sơn địa: nằm phía Bắc huyện, gồm vùng đất bằng ven đầmphá và dãy đồi bát úp, chạy dài theo vùng núi cao, giáp với đầm Cầu Hai Có sôngNông, sông Truồi chạy qua và nhiều khe, suối nhỏ xen đều giữa vùng Diện tích đấtbằng tập trung ven sông Nông, sông Truồi (Khu I)

- Vùng hỗn hợp biển, đồng bằng và đồi núi nằm ở phía Nam huyện, bị chia cắtbởi 4 đèo kéo thành dãy núi nhô ra biển, độ dốc cao, tạo ra 3 thung lũng Cầu Hai, ThừaLưu Nước Ngọt và Lăng Cô, có 2 sông Cầu Hai, sông Bù Lu và đầm Lăng Cô cách biệttừng vùng Đất bằng tập trung ven sông, chủ yếu là đất cát ven biển (Khu II)

- Vùng cát ven biển và đầm phá: dạng hình bán đảo, được bao bọc 3 mặt là nướcmặn, không có nguồn sông suối, đồng cát biển trơ trọi dạng di động, địa hình nhấp nhôlượn sóng thành nhiều lòng chảo nhỏ (Diêm Trường, Mỹ Lợi, Nghi Giang ) (Khu III)

Nhìn chung, địa hình huyện Phú Lộc phức tạp, đa dạng và bị chia cắt mạnhgây ra nhiều khó khăn cho việc bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triểnkinh tế [

2.1.2.2 Đặc điểm thổ dưỡng vùng ven biển và đầm phá

a) Vùng đất ven đầm phá

- Đối với bờ Nam đầm Cầu Hai: kéo dài từ Lộc Điền đến Lộc trì, Lộc Bình làvùng đất có độ pH tương đối ổn định, biến động từ 5,0 – 6,0 Riêng thành phần cơ học

Trang 17

của đất có: Cát từ 12 – 20%; bùn 42 – 46%’ sét 34 – 42% Điều này cho thấy tỷ lệ đấtcát trong đất thấp, đất chủ yếu là sét pha bùn, thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản

- Đối với bờ Bắc đầm Cầu Hai: gồm cát xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hiềnvùng này có pH dao động từ 5,3 – 6,0 Thành phần cơ học của đất có: Cát từ 30 – 40%;bùn 40 – 50%’ sét 10 – 20%

b) Vùng cát ven biển

Vùng cát ven biển cát xã Vinh Hải, Vinh Mỹ, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền có chiều dài

60 km Đất ở đây chủ yếu là đất thổ cư, đất trồng rừng và đất hoang hóa Thành phầnchủ yếu toàn là cát có lẫn ít mùn bã hữu cơ ở trên cát pH ở đây rất ổn định, dao động

từ 6,2 – 6,6 Những vùng bằng phẳng có độ ẩm trong đất rất tốt

2.1.2.3 Khí hậu

Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam - Bắc, nên phải chịu ảnhhưởng khí hậu của cả 2 miền, với địa hình đặc biệt nên Phú Lộc vừa chịu ảnh hưởngcủa khí hậu ven biển lại vừa có khí hậu của vùng núi cao, trong năm có hai mùa rõ rệt:mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: đồng bằng 24,40 C, miền núi 25,20 C

+ Nhiệt độ cao tuyệt đối: đồng bằng 440C, miền núi 430C

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: đồng bằng 8,80 C, miền núi 11,20C

+ Tháng có nhiệt độ cao: tháng 6 - 7 nhiệt độ từ 39 – 440C

+ Tháng có nhiệt độ thấp: tháng 1 - 2 nhiệt độ từ 8,8 – 110C

- Mưa:

+ Số ngày mưa trung bình trong năm: đồng bằng 164 ngày; miền núi 203 ngày

+ Lượng mưa bình quân năm: đồng bằng 2.884 mm; miền núi 2.807 mm

Mưa biến động thất thường qua các năm về lượng và thời gian, trung bình từ 1.900 3.200 mm/năm

Lượng bốc hơi bình quân 28,8 mm/năm

- Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm cao nhất là tháng 2 (98,2%)

+ Độ ẩm thấp nhất là tháng 7 (47,6%)

- Gió: các hướng gió chính là gió Đông nam, Tây nam, Tây bắc, Đông bắc

+ Gió Đông nam, Tây nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9

+ Gió Tây bắc, Đông bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3, thường có bão vào tháng 9,

10, 11

Phú Lộc chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng Bắc Trung bộ: bão với tần suấtcao, mưa nhiều cường độ mạnh, lũ lụt thường xuyên xảy ra, gió Tây Nam khô nóng đãgây trở ngại rất lớn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Vì vậy vấn đề đặt ra là cầnphải có các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

2.1.2.4 Hệ thống thủy văn và nguồn nước

a) Hệ đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô

* Đầm Cầu Hai: có diện tích 9762 ha, có hình bán nguyệt cung tròn hướng vềphía thị trấn Phú Lộc Chiều dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Thủy Tú tới núi

Trang 18

Vinh Phong khoảng 11 km, từ Đá Bạc tới Túy Vân khoảng 6 km Độ sâu trung bìnhcủa đầm Cầu Hai từ 1-1,5m, nghiêng dần về phía Đá Bạc Đầm Cầu Hai thông với biểnqua của Tư Hiền.

* Đầm Lăng Cô: diện tích khoảng, nằm tách biệt khỏi hệ Tam Giang – Cầu Hai.Đầm có tính chất là một vịnh biển; đầm thông với biển qua cửa Lăng Cô

* Cửa Tư Hiền: là cửa lớn thứ hai sau cửa Thuận An, cửa đã nhiều lần đóng lấp

và mở Theo thống kê trong thập kỷ 90 đã có 3 lần cửa đóng và mở Tháng 11 năm

1999 lại được khai thông trở lại và hiện đang thông với biển Khẩu độ và vị trí của cửakhông ổn định do vậy luôn tạo sự mất ổn định về thủy lý, thủy hóa của hệ đầm CầuHai

b) Thủy triều

Vùng đầm phá Cầu Hai chịu ảnh hưởng lên xuống của thủy triều thông qua cửa

Tư Hiền Vùng cửa có chế độ bán nhật triều đều Biên độ dao động nhỏ và ít biến độngtrong năm Dao động của mức nước đỉnh chân bình quân khoảng 50 cm Biên độ triềulớn nhất vào mùa kiệt, bé nhất vào mùa lũ Biên độ lớn nhất cũng chỉ ở mức 60 – 80

cm, bình quân các tháng trong năm khoảng 45cm

Mực nước biến động rất phức tạp theo thời gian và không gian và những nhân tốchi phối chủ yếu gồm: mực nước biển, nước sông và đặc biệt lũ trên cát hệ thống sôngsuối

Ngoài ra mưa cũng góp phần thay đổi mực nước Mùa khô mực nước ở các đầmphá thấp hơn ở các đỉnh triều ngoài biển, chẳng hạn ở Cầu Hai là 25 – 30 cm Quá trìnhtrao đổi nước giữa đầm phá và biển được thực hiện thông qua các cửa của nó và tínhchất phức tạp của quá trình phụ thuộc nhiều vào quá trình biến động cửa và chế độ khíhậu

Về mùa khô, lượng nước chảy vào thường lớn Kết quả khảo sát mùa khô chothấy ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai mỗi ngày nước biển dồn vào đầm phá 5,8 triệu

m3 nước Về mùa mưa lượng nước chảy ra gần như chiếm ưu thế hoàn toàn do thờigian và tốc độ chảy ra lớn

c) Chế độ chảy của các dòng sông đổ vào đầm phá

Trên địa bàn huyện có 5 con sông chính, bao gồm: sông Nông, sông Truồi, sôngThừa Lưu (Bù Lu), sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch, cùng với nhiều khe suốinhỏ chảy từ vùng núi đến đồng bằng bán sơn địa nên đã tạo nên nguồn nước mặt khádồi dào

Sông Truồi: bắt nguồn từ núi Động Nôm, độ cao 1000m, sông Truồi ngắn, dốc,hàm lượng phù sa nhỏ

Sông Nông: bắt nguồn từ phía Tây núi Động Truồi có độ cao 500m, diện tích lưuvực 66 km2; lưu lượng bình quân 3,37m3/s Sông ngắn, dốc, hàm lượng phù sa nhỏ.Sông đổ vào đầm Cầu Hai ở cửa Cống Quan

2.1.2.5 Tài nguyên cơ bản tác động đến nuôi trồng thủy sản

a Tài nguyên biển và đầm phá

Phú Lộc có bờ biển dài 60 km, có 4 cửa lạch với lượng hữu cơ khá lớn hàng nămtheo các sông và triền núi đổ ra biển do đó vùng biển nơi đây có nhiều loại hải sản quýnhư mực, tôm hùm, sò huyết và có khoảng 80 loại cá có giá trị kinh tế cao, trong đó

có các loại cá nổi như: trích, cơm, nục, thu, bạc má với trữ lượng lớn

Ngày đăng: 07/07/2016, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w