1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

81 6,4K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 612,5 KB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thànhthành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuậnlợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hộinhập Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từkinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương Trong điều kiện đó thì xuấtkhẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thếgiới

Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làmviệc trong khu vực này Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước

Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để pháttriển Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộngbao gồm nông - lâm - ngư nghiệp Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vaitrò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta

Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh.Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạnkiệt Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thácngày càng bị suy giảm Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thìnguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy Vì vậy, nuôi trồng thuỷsản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu cóthể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiệnnay

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trongnhững địa phương của nước ta đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát

Trang 2

triển kinh tế thuỷ sản Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tếQuảng Ninh, thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi hải sản tựa như khí trời,tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc Cùng vớingành công nghiệp khai mỏ, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi thuỷ sảnbiển Với chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên

6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu

Có vịnh Bãi Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới BiểnQuảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng củagió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt

độ không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hầu hết cácsinh vật Chính vì lý do trên mà Đảng và chính phủ có chính sách phát triểnkinh tế biển đảo, được Bộ Thuỷ sản, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh quantâm chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển

Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc pháttriển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôitrồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phậndân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phầnkhông nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh Tuy nhiên, còn một sốtồn tại như: Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ pháttriển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việcxây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm Nhiềuđịa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch cònhạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch, không

có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến Diện tích nuôi thâm canh, bán thâmcanh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưacao; Chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển và

Trang 3

nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nướcngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan vàkhách quan Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích pháttriển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: Công tác xây dựng và triểnkhai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v.Nguyên nhân khách quan như: Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách pháttriển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầuphát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹthuật của ngư dân còn thấp…

Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh” làm chuyên đề

tốt nghiệp cho mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2.1 Mục đích.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là :

+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trongTỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của TỉnhQuảng Ninh

Trang 4

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trongTỉnh.

3 Phạm vi nghiên cứu.

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba lọai hình: nước ngọt, nướcmặn, lợ, trong đó chú trọng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn,nước lợ của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2003 - 2007

Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa rabiện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh

4 Cấu trúc của luận văn.

Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3chương chính như sau:

Chương 1: Lý luận chung về ngành thủy sản và hoạt động nuôi trồngthuỷ sản

Chương 2: Thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh QuảngNinh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thuỷsản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Để hoàn thành khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại Sở thuỷ sản tỉnhQuảng Ninh và sự hướng dẫn nhiệt tình của thày Hoàng Văn Định Em xinchân thành cảm ơn Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắnvẫn không thể tránh được những thiếu sót, em mong được sự quan tâm vàđóng góp ý kiến của mọi người

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ

HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.

I Khái niệm, vị trí, đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế.

1 Khái niệm ngành thuỷ sản.

Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theonghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp Ngành thuỷ sản được coi làngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môitrường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu khôngngừng tăng lên của con người Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác,nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩuthuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triểnnguồn lợi thuỷ sản

2 Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân.

Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.Ngành thuỷ sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân củanước ta.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta

có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam cómột bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợicho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ Chính vì điều này mà quanhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong nhữngngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng,chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàuthuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển Phát triển ngành thuỷsản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp vàtoàn nền kinh tế nói chung

Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng,giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không

Trang 6

chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấpnập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh Những đồ ănnày không hề có lợi cho cơ thể Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm vàcác loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩabiết bao Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhậpcủa người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡngnày.

Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọngtrong việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chấtlượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn gópphần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặtnông thôn Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn

Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninhlương thực quốc gia Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vậtchất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó làmột trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân

Do đó phát triển ngành thuỷ sản không những đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đấtnước

Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hìnhthức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhucầu của chính bản thân ngư dân Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vàonền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển,đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩyhoạt động thương mại quốc tế của đất nước Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sangthị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho

Trang 7

đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùngnhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa cácnước trong khu vực và trên thế giới Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệthương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đườngmới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhậpngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới

3 Đặc điểm của ngành thuỷ sản.

Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa cónhững đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểmriêng biệt

3.1 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.

Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau: + Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dướinước Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là nhữngcây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được sốlượng Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷsản có trong một ao hồ hay một ngư trường

+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó

là một nghề nhất định Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyếtđịnh đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất Nếu như trong hoạtđộng nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật đểchăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh… Còn trong lĩnh vực chếbiến thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thểnắm bắt được công nghệ chế biến

+ Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điềukiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trìnhsinh trưởng và phát triển của chúng

Trang 8

+ Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tưliệu sản xuất của ngành thuỷ sản Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thểthay thế được vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thểtồn tại được Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặtnước ruộng, cửa sông, biển… Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụthuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền

3.2 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.

Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống nhưngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trongmôi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên Chúng có chu kỳ tăng trưởng,chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng cónhững hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú.Chính vì vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phảinghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi

Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượngsau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng củasản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút vàbiến đổi Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kếthợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanhtiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi

II Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản.

Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản Nuôi trồngthuỷ sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượngkhai thác thuỷ sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt Nước ta có một tiềm năng

to lớn để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

Trang 9

Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nhiệp nhằmduy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sảnnhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấpnguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu

2 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.

2.1 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiếtyếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sảnphẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người Nếu không

có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được Nuôitrồng thuỷ sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho conngười như cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡngcho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội Xã hộingày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầucủa con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm

có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩmnhư thế

2.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởngchung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung Đối tượng củanuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạothành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao Việc tiêuthụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúpcho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởngcủa toàn ngành kinh tế nói chung Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hộimới cho nền kinh tế của đất nước

Trang 10

2.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tếquốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy,tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5% Ngay trong bản thânngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tănglên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng mộtvai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đónggóp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung Xu hướng chuyển đổidiện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cáchphát triển nuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó pháttriển nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệptrách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đìnhnông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân Nuôi trồng thuỷ sản pháttriển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp nhưcác cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản

2.4 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạtviệc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạnsản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước Nuôitrồng thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họtạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình Gia đình là tế bào của

xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được

Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọingười đều được bình đẳng như nhau Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng gópphần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị

Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống

Trang 11

của của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn Điều đó được thể hiện

ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hoá cấp thấp sang hành hoá cấp caonhư thịt, trứng, sữa, thuỷ sản… Và các sản phẩm thuỷ sản cũng đáp ứng mộtcách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tômđến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thoả mãnnhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư

2.5 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản.

Các sản phẩm thuỷ sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân

cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyênliệu cho công nghiệp chế biến Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thôngqua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thuỷ sản được nâng tầmgiá trị Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng công nghệ bao gói chủ yếunhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới Để các sản phẩm này thực

sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phảiđược đặt lên hàng đầu Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thuỷsản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch

3 Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

3.1 Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.

Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trườngnước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tạiđược Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một ngànhtương đối phức tạp so với các ngành khác Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khảnăng nuôi trồng thuỷ sản Do vậy nuôi trồng thuỷ sản có khả năng phát triển ởmọi nơi, mọi vùng địa lý Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà

có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ

Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệusản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực

Trang 12

không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sửdụng mà còn tốt lên.

3.2 Đối tượng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật thuỷ sinh.

Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thuỷsản là các cơ thể sống Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinhtrưởng, phát triển, diệt vong) Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với nhữngđiều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễgây ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này Các ảnh hưởng của điều kiệnbên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng và phát triển của chúng

3.3 Nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ.

Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển và phát triển của động vậtthuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng,chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống Tuy nhiên, nuôitrồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó màthời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tínhthời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản

Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã dẫn đến tình trạng người laođộng có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi Đặc điểm này đòi hỏitrong nuôi trồng thuỷ sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phảigiảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với nuôi trồng thuỷ sản phải cần tậptrung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để cóthể sản xuất nhiều vụ trong năm

3.4 Nuôi trồng thuỷ sản mang tính vùng rõ rệt.

Nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộcvào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt Đặc điểm này cho thấy ởđâu có thuỷ vực và lao động thì ở đó khả năng nuôi trồng thuỷ sản Tuy nhiên

Trang 13

ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiếtkhí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản cũng không giống nhau.

Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiệnnuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệuquả cao

III Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

1 Nhân tố tự nhiên.

Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thuỷsản Mỗi loại thuỷ sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điềukiện tự nhiên nhất định Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất,nước, khí hậu Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thuỷ sảntrên từng lãnh thổ, khả năng áp dung các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnhhưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản

1.1 Diện tích mặt nước.

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa baogồm ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãibồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tếtrang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồngthuỷ sản

Đất đai để nuôi trồng thuỷ sản quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa các loài động vật thuỷ sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thìchúng sẽ chỉ tồn tại đựơc trong một thời gian rất ngắn Hơn thế nữa diện tíchmặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản Điều đóđược thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy mô đểphát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn

Trang 14

1.2 Khí hâu, nguồn nước.

1.2.1 Khí hậu.

Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràndịch bệnh cho vật nuôi

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vìvậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồngthuỷ sản Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôitrồng thuỷ sản như: Khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể được tiến hànhquanh năm; các giống loài động thực vật thuỷ sinh rất phong phú, đa dạng và

có nhiều loài có giá trị kinh tế cao

Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão…gây thiệt hạinghiêm trọng cho nuôi trồng thuỷ sản Chính vì vậy ngành nuôi trồng thuỷsản có tính bấp bênh, không ổn định

Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồngthuỷ sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làmtăng bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ

Đối với nuôi trồng thuỷ sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, khôngkhí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn…đã ảnh hưởng đến điều kiệnsống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá

Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng củasinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thuỷ sản nói riêng Mỗi loài cókhoảng nhiệt độ thích ứng riêng Khả năng chống chịu của chúng nằm trongkhoảng giới hạn nhất định Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượngthuỷ sản trong các ao hồ Thay đổi nhiệt độ còng là điều kiện phát sinh củanhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi Nhiệt độ tăng cao làm cho sứckhoẻ của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho

Trang 15

các loài vi sinh vật gây hại

Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi.Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ yếm khí các chấthữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây

ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và pháttriển của thuỷ sản

Đối với nghề nuôi thuỷ sản mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớnđến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trongcác ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá

Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản yêu cầu về chất lượng khánghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trongnước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độctrong nước thấp hoặc không có ( Thuốc bảo vệ thực vật, H2S…) Để sử dụngnguồn nước mặt cho nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao và phát triển bềnvững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chấtlượng môi trường nước

Trang 16

2 Nhân tố kinh tế - xã hội.

2.1 Nhân tố xã hội.

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản

ở hai mặt vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản Bất kểmột ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục

vụ nhu cầu tiêu dùng Và ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng thế, muốn tạo ra cácsản phẩm thuỷ sản thì phải có lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất trongnuôi trồng thuỷ sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vựcnuôi trồng thuỷ sản Họ vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ sảnphẩm thuỷ sản

Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồngthuỷ sản Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vậtnuôi thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng Nếu lao động có trình độ kỹthuật cao thì sẽ thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản phát triển

Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tếtrong đó có nuôi trồng thuỷ sản Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụsản phẩm thuỷ sản

2.2 Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học

kỹ thuật ra đời cùng với sự phát triển đó Tiến bộ khoa học ra đời đã làm thayđổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến

bộ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thuỷ sản mới, chấtlượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiệnngoại cảnh tốt… Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật màngười ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản,phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp

Trang 17

thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản

2.3 Nhân tố thị trường.

Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụngcác yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra Nhưng để cóđược lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩmcủa mình Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đókhông hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngàynay

Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩmtạo ra là các sản phẩm thuỷ sản Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng,thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩmcho mình đó chính là thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có vaitrò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng sảnxuất hàng hoá ngày càng cao Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tácđộng làm cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩmnhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường Đồng thời thông qua việctrao đổi mua bán hàng hoá thuỷ sản trên thị trường, làm cho các vùng sảnphẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai tháctốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu thịtrường Thị trường quyết định lượng cung - cầu và giá cả các loại mặt hàngthuỷ sản Vì vậy, thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nênnuôi trồng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để

có được lợi nhuận cao

IV Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, trong suốt sựnghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã đang và sẽ đóng vaitrò hết sức to lớn Chính vì vậy, phát triển, khai thác hợp lý một cách bền

Trang 18

vững các nguồn lợi tự nhiên đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản, Việt Nam còn có tiềmnăng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, lợ, nước biển, góp phầntăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và làm giàu cho đất nước

eo vịnh có khả năng phong phú nuôi thủ sản nước lợ, mặn Ngoài ra còn hàngnghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực cóthể phát triển nuôi thuỷ sản quanh năm

Việt Nam cũng rất phong phú về diện tích nuôi trồng thuỷ sản nướcngọt, lợ Tổng diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng dựa vào nuôi trồngthuỷ sản khoảng 761.138 ha bao gồm vùng triều là 635.383 ha, eo vịnh là125.755 ha Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Việt Nam rất đa dạng vàchằng chịt, có 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên Riêngsông Mê Kông có lượng dòng chảy hàng năm trên 500 tỷ m3, sông Hồng đạttrên 12 tỷ m3 Đây là nguồn cung cấp các loại thuỷ sản nước ngọt, chủ yếuphục vụ cho nhu cầu nội địa và một phần cho chế biến xuất khẩu Tuy nhiênlượng nước trên những sông này phân bố không đều theo không gian và theocác mùa trong năm Vì vậy để phát huy tốt lợi thế này, ngành cần quy hoạchtốt hệ thống thuỷ lợi, góp phần khai thác tốt những tiềm năng về mặt nướcphục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước ngọt

Trang 19

2 Về nguồn lợi giống loài thuỷ sản.

Nguồn lợi giống hải sản của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng

- Nguồn lợi cá nước ngọt: theo thống kê có 544 loài trong đó có 18 bộ,

57 họ, 228 giống

- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: 186 loài chủ yếu Một số loài có giá trịkinh tế như: Cá song, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cáđối, cá dìa Trong đó có một số loài được đưa vào nuôi như: cá vược, cá song,

cá giò, cá măng, cá cam

- Nguồn lợi tôm: đã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế vàđưa vào nuôi như: Tôm sú ( p.monodon); tôm lớt ( p.merguíenis); tôm he Ấn

Độ ( p.indicus); tôm rảo (Metapenaeus); tôm hùm bông ( panulius ornatus)

- Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu như: Trai, hầu, điệp, nghêu, sò,ốc…đang được dưa vào nuôi trai, nghêu sò

3 Về điều kiện thời tiết - khí hậu.

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, lượng hoa trung bình hàng nămlớn từ 1500 - 2400 mm Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiềulaòi thuỷ sản, đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõrệt là mùa mưa và mùa khô tạo ra những dòng di cư của các loài thuỷ sản,đảm bảo sự đa dạng và sự giao lưu giống loài giữa các vùng Chế độ thuỷtriều và bán nhật triều tạo nên nhiều đầm phá thích hợp để nuôi trồng thuỷ sảngiá trị cao đặc biệt là tôm

Như vậy có thể nói, chế độ khí hậu, thời tiết và các điều kiện tự nhiên

đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam pháttriển đa loài, phong phú về loại

Trang 20

V Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản một số địa phương trong nước

và bài học rút ra cho Việt nam.

1 Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Hải Phòng.

Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, có cấu trúc địa hìnhdọc theo chiều dài 125 km bờ biển với nhiều cửa sông lớn được được phân bốkhá dài và hàng trăm đảo lớn như đã được Bộ thuỷ sản xác định là một trongbốn ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thuỷsản của Việt Nam Nhiều ngư trường tập trung ở hai huyện đảo Cát Bà vàBạch Long Vĩ Hải Phòng có nhiều tài nguyên biển vô cùng phong phú màhiếm ngư trường nào có được, đặc biệt là tầng cá đáy và cá nổi là nơi lý tưởngcho việc xây dựng các trọng điểm hậu cần chế biến - dịch vụ thương mại nghềcá; nuôi cá lồng bè và các hải sản quý hiếm như tu hài, bào ngư… Hải Phòngcòn là nơi có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn, trên 40.000 ha gồm mặtnước: mặn, lợ, ngọt với những đối tượng nuôi trồng phong phú có giá trịkinh tế cao như tôm, cua, rau câu… Nghề cá Hải Phòng có từ lâu đời, có giaiđoạn nhiều năm liền đứng đầu miền Bắc về sản lượng đánh bắt thuỷ sản, nhất

là nghề cá khơi Thực hiện phương châm của toàn ngành thuỷ sản “lấy khaithác thuỷ sản làm chiến lược lâu dài, lấy nuôi trồng thuỷ sản làm trọng tâm vàlấy chế biến thuỷ sản làm mũi nhọn”

Bên cạnh nghề đánh bắt vốn là nghề truyền thống của nhân dân miềnbiển , nuôi trồng thuỷ sản được xác định là có tiềm năng thế mạnh và đượccoi là hướng phát triển trọng yếu của dịa phương, vì thế trong thời gian qua

Sở thuỷ sản Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực chỉ đạo, vận động các hộ nuôitrồng tập trung vào một số loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao như tôm

sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh Cá rô phi đỏ, cá chim trắng, cásong, cá giò… Tiềm năng vùng biển Hải Phòng bắt đầu được khai thác khimột số hộ nông dân hưởng ứng nuôi cá lồng bè trên biển Cát Bà do Sở thuỷ

Trang 21

sản khởi xướng từ cuối những năm 90 Nguồn nuôi thả chủ yếu là các lọai cásong, cá hồng kết hợp thả một số loại giáp xác, nhuyễn thể như bề bề, tu hài,vẹm xanh, sò… Sản lượng hàng năm tăng khoảng 50 - 60% Nuôi cá lồng bètrên biển đã tạo ra bước đột phá trong nghề nuôi thuỷ sản Hải Phòng, trởthành nghề mới của cuả dân ven biển, góp phần thúc đẩy loại hình dịch vụ dulịch phát triển, tạo nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu tại chỗ thông qua các loạihình dịch vụ du lịch

2 Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ngãi.

Nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ngãi chiếm một vị trí không nhỏ trongkinh tế của tỉnh Quảng Ngãi (30% GDP ngành nông nghiệp) Với 130 km bờbiển, 6 cửa lạch, 5 huyện có biển và một huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

có đủ tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế thuỷ sản Nghị quyết 04/NQ

-TU ngày 14/01/2002 của Tỉnh xác định, đây là ngành kinh tế mũi nhọn Dọctheo ven biển có khoảng 4000 ha đất đai, mặt nước, là điều kiện lý tưởng đểphát triển nghề nuôi tôm Trong nội địa có gần 2000 ao hồ, thuận lợi cho nuôinước ngọt

Theo thống kê Sở thuỷ sản Quảng Ninh toàn Tỉnh có khoảng 725 hanuôi tôm trong đó có nuôi tôm vùng triều 549 ha, nuôi tôm trên cát 176 ha.Sản lượng thu hoạch ngày càng tăng, nếu như năm 2001 là 902 tấn, năm 2005

là 3000 tấn thì đến năm 2007 đạt 4.500 tấn Nuôi trồng thuỷ sản phát triểngóp phần giải quyết việc làm cho 5000 lao động Nuôi cá nước ngọt tiếp tụcđược duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng cả đồng bằng và miềnnúi Đến nay diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 690 ha, năm 2007 sản lượng đạt1.000 tấn (104% kế hoạch) Xuất hiện nhiều mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọtnhư nuôi cá trong ruộng lúa, cá rô phi trong lồng, cá lóc, cá chình, ếch gópphần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nhiều gia đình Đây cũng là thànhcông trong công tác chỉ đạo về hoạt động nuôi trồng của toàn Tỉnh

Trang 22

Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được phải thẳng thắn nhìnnhận rằng ngành thuỷ sản Quảng Ngãi phát triển chưa bền vững Đây là mộthạn chế không phải chỉ riêng của ngành thuỷ sản Quảng Ngãi mà còn là hạnchế chung của toàn ngành thuỷ sản Việt Nam Đó là việc nuôi trồng thuỷ sảnthiếu đồng bộ, gây nên tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển tác động xấuđến cân bằng sinh thái, môi trường bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh thườngxuyên xảy ra Nuôi trồng thuỷ sản mới phát triển ở quy mô nhỏ chưa pháttriển thành sản xuất hàng hoá Việc ứng dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế,đặc biệt là vấn đề con giống Các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản tốc độ xâydựng chậm, kết quả không như mong muốn.

Vì vậy, để phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, một bài học kinhnghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản là phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tưđồng bộ cơ sở hạ tầng - kỹ thuật vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, đảmbảo an toàn vệ sinh thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến bảo quản, chếbiến, giảm dần yếu tố tự phát, làm tốt công tác xúc tiến thương mại

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

THUỶ SẢN Ở TỈNH QUẢNG NINH.

I Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh

1 Điều kiện tự nhiên.

1.1 Vị trí địa lý.

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210- 220 40' vĩ

độ bắc, 1060 26'- 1080 31’kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 150 km Phía Bắcgiáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc Quảng Ninh có đường biên giới đấtliền 132km từ Tràng Vĩ (Móng Cái) đến giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn);phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với 250 km bờ biển kéo dài từ cửa Bắc Luân(Trà Cổ) đến đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Tây giáp thành phố Hải Phòng,tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn Diện tích tự nhiên toàntỉnh là 8.239,243 km2 trong đó diện tích đất liền 5.938 km2, vùng vịnh, biển (nội thuỷ) chiếm 2.448,853 km2 chiếm 1,8 % diện tích cả nước

Với vị trí địa lý như trên, nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh có điều kiện

để phát triển vì có một thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoàinước

1.2 Địa hình.

Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đã chiếm 90% diện tích Trong đó đấtliền chiếm 87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, hải đảo chiếm 13% diện tích;diện tích biển trên 6000 km2 Với diện tích biển 6000 km2 là điều kiện thuậnlợi cho Quảng Ninh phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi cá biểnbằng lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao Các loại cá được nuôi như: cásong, cá hồng, cá tráp, cá mú, cá giò…

1.3 Khí hậu.

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu của các tỉnh miền Bắc nước

Trang 24

ta, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Đây là vùng nhiệt đới - giómùa Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam Mùa đônglạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc Mưa bão tập trung vào các tháng tư đếntháng mười, với lượng mưa trung bình hàng năm 2000 mm- 2500 mm Cáchiện tượng gió lốc xảy ra thường vào tháng 6, 7, 8 Nhiệt độ trung bình hàngnăm cao nhất là 280 C, thấp nhất là 160 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng3; tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1.

Khí hậu ở Quảng Ninh cho phép nuôi trồng thuỷ sản quanh năm, vớinhững giống, loài phong phú, đa dạng Tuy nhiên, khí hậu cũng tác động xấuđến nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là hiện tượng mưa lũ, lốc xoáy ảnh hưởngnghiêm trọng đến hoạt động này, nó có thể làm suy giảm số lượng thuỷ sảnnuôi trồng, dẫn đến giảm năng suất bị giảm sút

2 Tài nguyên thiên nhiên.

2.1 Tài nguyên đất.

Tỉnh Quảng Ninh có 589.957 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó diệntích đất nông nghiệp là 56.550 ha chiếm 9,58 %; diện tích đất lâm nghiệp córừng là 228.682 ha, chiếm 38,76 %; diện tích đất chuyên dùng là 23.798 ha,chiếm 4,03 %; diện tích đất ở là 6.444 ha, chiếm 1,09 %; diện tích đất chưa sửdụng và sông suối đá là 274.483 ha, chiếm 46,52 %

Trong đất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm là 34.287 ha,chiếm 60,63%, riêng đất lúa chiếm 49,8% gieo trồng hai vụ; diện tích đấttròng cây lâu năm là5.563 ha, chiếm 9,8%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷsản là 12.870 ha, chiếm 22,75%

Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 195.559 ha; diện tíchđất bằng chưa sử dụng là 26.968 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng

là 16.644 ha

Trang 25

2.2 Tài nguyên rừng.

Tỉnh có 162 nghìn ha rừng, trong đó có 124 ha rừng tự nhiên Một điềuđặc biệt hơn là tất cả các địa phương trong tỉnh Quảng ninh đều có rừng.Ngoài những khu rừng quý như: Đinh, lim, sến, táu, sồi, dẻ, thì ở các huyện,thị xã Quảng Ninh còn có nhiều khu rừng đặc sản có hiệu quả cao, kể cả rừng

tự nhiên và rừng trồng Điển hình như huyện Hải Ninh có rừng quế kể cả quế

tự nhiên và quế do nhà nước và nhân dân cùng trồng Huyện cao Bình Liêu cótới ba loài cây đặc sản: ngoài quế còn có sồi, và sở Hoa hồi và tinh dầu hồi làmột mặt hàng xuất khẩu có giá trị và với cây sở từ hạt sở được ép thành dầu

sở để sử dụng trong công nghiệp và chế biến thành dầu ăn rất tốt

Ngoài gỗ, rừng Quảng Ninh còn có nhiều chim thú rừng, đó là tắc kè,

ba kích và các dược liệu có giá trị ở Quảng Ninh

2.3 Tài nguyên biển.

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, hải đảo, là miền mỏ và miền khoángsản lớn, là miền rừng vàng cũng là miền biển bạc Dường như tạo hoá có phầnthiên vị chăng khi ban phát cho nơi đây nhiều thứ đến vậy

Tỉnh có trên 6000 km2 bờ biển thuận lợi cho khai thác thuỷ sản và dulịch, nhiều ngư trường với nhiều loài thuỷ hải sản phong phú, trữ lượng có thểkhai thác hàng năm 3 - 4 vạn tấn Có thể nói nguồn lợi thủy sản của QuảngNinh rất phong phú và đa dạng Có rất nhiều giống loài có giá trị kinh tế cao

mà hiện nay con người vẫn tiếp tục khai thác phục vụ cho nhu cầu tiêu thụtrong nước và xuất khẩu Trong tổng số 555 loài động vật vùng biển QuảngNinh, nhiều loài có sản lượng rất lớn và giá trị kinh tế cao như: cá song, cá

mú, cá hồng, vược… Nguồn lợi nhuyễn thể như bào ngư, hầu, trai ngoc, vẹmxanh, ngán, tu hài, ốc hương, sò huyết… phát triển tập trung nhiều ở vùng bãitriều ven biển và quanh các đảo Về nguồn lợi giáp xác: giống loài rất phongphú và nhiều giống loài có giá trị cao như tôm he, cua biển, ghẹ xanh Ngoài

Trang 26

ra biển Quảng Ninh còn có nhiều hải sản quý hiếm có giá trị trị dinh dưỡngcao đã được nhân dân khai thác từ lâu như: cá ghim, sá sùng, hải sâm…

Để có thể nắm bắt một cách rõ hơn nguồn lợi thuỷ sản hiện có tại tỉnhQuảng Ninh Sau đây em xin liệt kê một số nguồn lợi thuỷ sản điển hình tạibiển Quảng Ninh thông qua bảng biểu dưới đây:

Bảng 1: Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh.

có khả năng nuôi thuỷ sản biển trên 20.000 ha, gồm các eo vịnh kín gió xen

kẽ các đảo nhỏ Quảng Ninh có cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia, có cảng biển

Trang 27

và nhiều đầu mối giao thông thuỷ bộ, nằm cạnh thị trường tiêu thụ thuỷ sảnlớn là Trung Quốc, Hồng Kông ngư dân đã bước đầu tích luỹ được nhiều kinhnghiệm nuôi trồng thuỷ sản… tạo cho Quảng Ninh trở thành tỉnh có tiềmnăng rất lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản trên biển.

Nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô tận, trong điều kiện nguồn nguyênliệu thuỷ sản tự nhiên bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc phát triển nuôitrồng thuỷ sản ở Quảng Ninh đang trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn cóhướng lâu dài về chiến lược giúp ngành thuỷ sản Quảng Ninh phát triển ổnđịnh

2.4 Tài nguyên khoáng sản.

Quảng Ninh là một vùng tài nguyên lớn của tổ quốc Tuyến mỏ thanQuảng Ninh dài 150 km từ đảo Kế Bào (Vân Đồn) đến Mạo Khê (ĐôngTriều) Chiều uốn đó giống như một cánh cung đồ sộ hướng bề lõm ra biển -cánh cung " vàng đen" Mạch than chạy từ đông sang tây có cả than lộ thiên

và than ngầm sâu độ dày của lớp trầm tích từ 300 m đến 1800 m Tổng trữlượng than của Quảng Ninh là 3,5 tỷ tấn trong đó có gần 200 triệu tấn là than

lộ thiên Tỷ lệ than đá ở Quảng Ninh ổn định ở mức 80 - 90%, chất lượngthan ở Quảng Ninh từ lâu đã có tiếng vang trên thị trường quốc tế

Cát trắng là loại nguyên liệu quý đối với công nghiệp thuỷ tinh ở nước

ta và các nước khác Quảng Ninh là miền "vàng đen'' và cũng là miền cáttrắng Cả vùng quần đảo Vân Hải rộng lớn và khu đảo Vĩnh Thực là khu vựccát trắng của tỉnh Quảng Ninh Nơi đây cát trắng dải thành bãi, cồn sáng lấplánh, có chỗ cát trắng

Gạch ngói Giếng Đáy đã góp phần đáng kể trong việc tạo lập bao miềnđất, thành phố, thị xã trong và ngoài nước với những công trình đẹp, có chấtlượng Đến nay vùng đồi Giếng Đáy vẫn là trung tâm sản xuất gạch ngói củaQuảng Ninh bởi trữ lượng của nó còn hàng trăm triệu tấn Gạch ngói Giếng

Trang 28

Đáy đã xuất khẩu sang Pháp, Hồng Kông và các nước khác.

Đá cổ Tấn Mài ( huyện Quảng Hà) là loại đá quý Đây là loại đá kếttinh từng khối lớn, màu trắng nhờ, rất nhiều vân đẹp Quy mô và trữ lượng đá

cổ Tấn Mài hết sức lớn, chưa đánh giá hết Đá Tấn Mài do có tính chất ký,hoá tốt nên được dùng để làm vật liệu cách điện, trang trí các công trình xâydựng, dùng trong mỹ thuật điêu khắc… Đá Tấn Mài là nguyên liệu sản xuấthàng trong nước và cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Nhật Bản,cộng hoà Séc, xlo-va-ki-a

2.5 Tài nguyên du lịch.

Với thế mạnh của vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới, năm 2001được đón nhận bằng di sản thế giới lần thứ hai về giá trị địa mạo - địa chấtcủa vịnh Hạ Long Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là nơi hội tụ nhiều di tíchlịch sử văn hóa nổi tiếng như khu di tích Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích chiếnthắng Bạch Đằng, thương cảng Vân Đồn và nhiều lễ hội truyền thống, giàubản sắc văn hoá dân tộc

3 Điều kiện về kinh tế - xã hội

3.1 Về cơ cấu kinh tế.

Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), được xem như một phầnquan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc Hướng phát triển của QuảngNinh được chính phủ xác định: “ Hình thành các trung tâm lớn có ý nghĩa tạovùng và giao lưu quốc tế hỗ trợ cho các tỉnh Nam vùng ĐBSH, hình thành cáctrung tâm công nghiệp lớn, phát triển các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnhvực điện tử, tin học, sản xuất vật liệu mới, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biếnthực phẩm, phát triển kinh tế cảng biển và đi đầu trong hợp tác quốc tế, thuhút đầu tư nước ngoài

Để phát triển kinh tế, xã hội, Quảng Ninh đã tích cực chuyển dịch cơ

Trang 29

cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịchtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giảm dần tỷ trọng các ngànhnông - lâm - ngư nghiệp Nhờ đó mà tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đã ngàycàng tăng lên.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 là 12,5%, năm 2006 là 13% và năm

2007 tăng 13,17%, trong đó nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệpxây dựng tăng 18%, dịch vụ tăng 11% GDP bình quân đầu người đạt 1.040USD Tỉnh đã tăng cường các hoạt động đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư,thương mại và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo điều kiệnthuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ góp phần tăng kimngạch xuất khẩu

Bảng 2: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh (%).

Trên thực tế thì Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với những ngànhkinh tế mũi nhọn như: công nghiệp khai thác than, công nghiệp vật liệu xâydựng, và cũng là một tỉnh có ngành du lịch phát triển Ngành nông nghiệpchiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của Tỉnh, tuy nhiên cũng khôngkém phần quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầutiêu thụ của dân cư Và đặc biệt ngành thuỷ sản chiếm một tỷ trọng khá lớn

Trang 30

trong cơ cấu của ngành nông nghiệp Ngay trong bản thân ngành nông nghiệpcũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ đó là tỷ trọng của ngành ngư nghiệp ngàycàng tăng lên Điều đó có thể thấy rằng Quảng Ninh đã biết tận dụng lợi thế

về biển của mình để phát triển ngành thuỷ sản từ khai thác đến nuôi trồng, chếbiến, xuất khẩu thuỷ sản

3.2 Cơ sở hạ tầng.

Hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt

và cảng biển đã tạo cho Quảng Ninh trở thành cửa mở quan trọng có điều kiện

để chuyên tải hàng hoá cho miền Bắc Việt Nam, Tây Nam - Trung Quốc vàBắc Lào Quảng Ninh được nhà nước định hướng tập trung phát triển trongtam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ

3.2.1 Giao thông vận tải.

Quảng Ninh có tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ ở QuảngNinh hiện nay là 3.688 km, trong đó:

- Quốc lộ: Gồm bốn tuyến với chiều dài 338 km

- Tỉnh lộ: Gồm tám tuyến với tổng chiều dài là 507 km

- Đường huyện quản lý với tổng chiều dài là: 356 km

- Đường xã quản lý với tổng chiều dài là: 2.809 km

- Đường sắt kép - Bãi Cháy, trong tương lai không xa sẽ nối liền vớicảng Cái Lân, hoà mình cùng mạng lưới đường sắt quốc gia tạo điều kiện tăngkhối lượng hàng hoá vận chuyển, hạ giá thành vận tải, và góp phần giải toảnhanh hàng hoá thông qua cảng

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có nhiều sông suối, có ưu thế về

đường thuỷ Trong 13 huyện, thị xã trong tỉnh chỉ có huyện Bình Liêu làkhông có đường thuỷ Trong số các nhánh sông đã có 17 nhánh được khaithác cho vận tải với tổng chiều dài 218 km cùng với 250 km bờ biển tạo thànhmạng giao thông với hệ thống cảng chuyên dùng

Trang 31

3.2.2 Hệ thống cấp thoát nước.

Là một tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên Quảng Ninh cónguồn nước mặt rất hạn chế Toàn tỉnh không có hệ thống sông lớn nào chảyqua, chỉ có một số sông nhỏ phát sinh trong tỉnh, lưu lượng từ vài chục đếntrên dưới 100 m3 /s không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộinhất là về mùa khô Hệ thống thoát nước nói chung ở mức độ kém, không đápứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị Hiện nay, một số khu vực quantrọng như Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễmnặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải cả tự nhiên và nước thải côngnghiệp

3.2.3 Hệ thống điện.

Quảng Ninh được cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện miền Bắc, từPhả Lại thông qua các nhà máy điên Uông Bí và bảy trạm áp 110 KV Nhàmáy điên Uông Bí đang được đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn II để nângcông suất lên 300 MV Hiện nay, đã có tuyến 220 KV từ Phả Lại về trạm220/110/35 KV tại Hoành Bồ Trong số 14 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh

có 13 đơn vị dùng điện lưới và huyện Cô Tô dùng điện diezel 100% xã, hơn80% hộ dân đã được sử dụng điện

Mạng truyền tải có 515 km tuyến đường dây 110 KV, hai trạm thuỷđiện công suất khoảng 200 KW và một số trạm thuỷ điện nhỏ rải rác tại cáchuyện miền núi của Tỉnh Tuy nhiên lưới điện hạ thế ở một số nơi trong Tỉnhcòn tồn tại nhiều khó khăn như ở nhiều khu vực đường điện đã cũ, chắp vágây tổn thất điện lưới và chi phí, giá thành điện cao

3.2.4 Thông tin.

Hệ thống thông tin liện lạc và viễn thông của Tỉnh tương đối hoànchỉnh, được hiện đại hoá với tốc độ cao, công nghệ tiên tiến nối kết được mọinơi trong Tỉnh Số lượng thuê bao điện thoại tính đến hết năm 2003 là

Trang 32

120.871 ( Bao gồm cả điện thoại cố định và di động, không tính đến các sốmáy điện thoại di động không thuê bao dùng card trả trước) Các dịch vụthông tin liên lạc như thư điện tử, internet cũng phát triển rất nhanh

3.3 Dân số và lao động.

Quảng Ninh là một tỉnh có mức tăng dân số thấp hơn mức tăng dân sốtoàn quốc Năm 2005 dân số toàn tỉnh là 1.078.000 người; năm 2006 là1.091.000 người, đến năm 2007 dân số tỉnh Quảng Ninh có trên 1.112.450người trong đó tổng số lao động làm nghề thuỷ sản là 31.500 người, trong đó

có 8000 người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản Dân số Quảng Ninh có mật độbình quân là 160 người/km2 nhưng phân bố không đều Có một đặc điểm củadân số Quảng Ninh đó là kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao độngchiếm một tỷ lệ lớn hơn 76%

Với kết cấu dân số trẻ như vậy, thì hàng năm tỉnh có thêm một đội ngũlao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất vàdịch vụ trong tỉnh Đây là một nguồn lao động dồi dào, luôn luôn được bổsung vào các ngành kinh tế trong Tỉnh trong đó có ngành thuỷ sản nói chung

và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng

Trang 33

4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.

4.1 Những điều kiện thuận thuận lợi nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Quảng Ninh là một tỉnh biên giới - hải đảo phía Đông bắc Tổ quốc, cóđường bờ biển dài 250 km là nơi tập trung nhiều cửa sông ven biển Có thểnói Quảng Ninh là nơi hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế thuỷ sản Quảng Ninh có hơn 6000km2 biển, có vịnh Hạ Long và vịnh Bái

Tử Long được tạo thành bởi gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ cùng với nhiều vụng,vịnh nhỏ kín sóng gió, là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản

có giá trị kinh tế cao như ngọc trai, cá song, cá mú, cá tráp, cá hồng…

Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều bến cảng, có đầumối giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện, có những khu đô thị công nghiệpthương mại lớn, những vùng du lịch và dịch vụ là thị trường có nhu cầu tiêuthụ thuỷ sản không ngừng tăng Biển Quảng Ninh là nơi hội tụ của nghề cávịnh Bắc Bộ, lại có các chợ cá trên biển, liền kề thị trường Trung Quốc, HồngKông nên sản phẩm thuỷ sản có thể xuất ngay tại ngư trường với số lượnglớn, đồng thời là nơi tập kết và tiêu thụ sản phẩm hải sản từ các tỉnh phíaNam

Tổng diện tích đất đai của Quảng Ninh là 611.091 ha, diện tích có khảnăng nuôi thuỷ sản nước ngọt là 12.990 ha, diện tích rừng ngập mặn ven biển

là 43.093 ha trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trên 20.000

ha, có 21.000 ha chương bãi để phát triển nuôi các loài nhuyễn thể và trên20.000 ha có vịnh kín gió xen kẽ các đảo nhỏ có điều kện thuận lợi, môitrường sạch có thể nuôi trồng được quanh năm với nhiều loại hải sản quýhiếm

Với diện tích 43.093 ha rừng ngập mặn phân bố ở tuyến trung triều và

Trang 34

khoảng 5.300 ha nằm ở tuyến cao triều phân bố dọc theo bờ biển từ huyệnYên Hưng đến thị xã Móng Cái có hệ sinh thái phong phú và đa dạng sinhhọc, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản đã tạo cho QuảngNinh tiềm năng nuôi đê cống rất lớn, tại đây đã hình thành nên 9 vùng nuôithuỷ sản trong đê cống tập trung với diện tích tiềm năng là 22.300 ha.

Với diện tích nước biển trên 6.000 km2 là thế mạnh để Quảng Ninhphát triển nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè trên biển

4.2 Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Hiện nay, chất lượng môi trường các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở QuảngNinh đang chịu những áp lực, tác động lớn từ điều kiện tự nhiên, hoạt độngphát triển kinh tế - xã hội ven bờ và các tác động do hoạt động nuôi trồngthuỷ sản nội tại gây nên

Do đặc điểm địa hình trên 79% là đồi núi, các triền núi có độ cao trên

100 đến 500m chạy sát biển có độ dốc lớn, trung bình 300 và đặc điểm khí hậuphân thành mùa mưa kèm theo bão vào mùa khô nên ảnh hưởng rất lớn đếnđiều kiện nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là biến động môi trường do tác độngcủa thời tiết như khả năng chuyển tải các nguồn gây ô nhiễm, sự ngọt hoá saumưa vùng ven

Việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội đồng thời như khai thácthan, sản xuất vật liệu xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, phát triển

hệ thống giao thông thuỷ, bộ và cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷsản, du lịch, dịch vụ… trên địa bàn hẹp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môitrưòng từ các hoạt động kinh tế, làm gia tăng sức ép lên môi trường sinh thái

và các hệ tài nguyên sinh vật và làm suy giảm chất lượng nước vùng ven biển,gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển

Trang 35

II Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

1 Lao động nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh.

Lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh bao gồm lao động khaithác, nuôi trồng và lao động chế biến thuỷ sản Trong đó lao động khai thácchiếm một số lượng lớn trong tổng số lao động

Bảng 3: Lao động phục vụ cho ngành thủy sản Quảng Ninh.

Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.

Từ bảng số liệu trên ta thấy được lao động phục vụ ngành thuỷ sảnQuảng Ninh liên tục tăng lên qua các năm Điều này chứng tỏ rằng ngànhthuỷ sản luôn có nhu cầu về lao động không ngừng tăng qua các năm Trong

đó lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản là lớn nhất, là lao độngkhông cần qua đào tạo Lao động này bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh củacuộc sống, phần lớn là các hộ ngư dân sinh sống luôn trên biển và có trình độvăn hoá thấp Cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc hầu hết vào những mẻ cá

đi biển để nuôi sống gia đình và còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thờitiết Nhìn chung là nghề khai thác thuỷ sản trên biển rất bấp bênh và không ổnđịnh Năm 2003 lao động khai thác thủy sản chiếm 56,8% trong tổng số laođộng; lao động nuôi trồng chiếm 26,5%; lao động dịch vụ chiếm 16,7% Đếnnăm 2007 lao động khai thác chiếm 48,5%; lao động nuôi trồng chiếm 40,3%;lao động dịch vụ chiếm 11,2% Như vậy, lao động khai thác và lao động chếbiến, dịch vụ giảm, còn lao động nuôi trồng vẫn tiếp tục tăng

Lao động nuôi trồng tăng qua các năm, năm 2004 chiếm 35,6%; năm

2005 là 34%; năm 2006 là 38,4%; năm 2007 là 40,3% Như vậy có thể thấyđược lao động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên, đây là một xu thế

Trang 36

phát triển tất yếu khi mà tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh rấtlớn

Tuy nhiên có một thực tế là trình độ học vấn của lao động thuỷ sảnQuảng Ninh còn ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước Theo báocáo điều tra năm 2001, 2002 trong số lao động làm nghề thuỷ sản ở QuảngNinh có: Trên 10% lao động chưa biết chữ, 69,8% người có trình độ cấp I,14,8% có trình độ hết cấp II, 5,3% có trình độ cấp III Đây là một khó khăntrong việc đào tạo nâng cao trình độ để tiếp nhận khoa hoc, kỹ thuật trong quátrình phát triển kinh tế thuỷ sản Do vậy ngành thuỷ sản đang quan tâm đàotạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động Trong năm

2002 Sở thuỷ sản đã triển khai xây dựng đề án điều tra khảo sát nguồn nhânlực và phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phương hướng đàotạo phát triển nguồn nhân lực ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2010 đểđào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyênngành về quản lý nhà nước, tin hoc, chính trị

2 Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh.

2.1 Khả năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.Diện tích đất, mặt nước phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như hệsinh thái nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triều, rừng ngập mặn ven biển…

có các yếu tố môi trường thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Cụ thể là:

- Diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 12.990 ha

- Diện tích rừng ngập mặn ven biển là: 43.093 ha; trong đó diện tích cókhả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 20.000 ha

- Diện tích eo biển kín gió xen kẽ các đảo nhỏ của vịnh có trên 20.000

ha, môi trường sạch có thể phát triển nuôi cá lồng bè trên biển quanh năm với

Trang 37

nhiều loài hải sản quý hiếm.

- Các vùng cao triều có diện tích khoảng 5.000 ha các điều kiện pháttriển nuoi tôm công nghiệp; diện tích mặt nước ở các sông, suối, và nhiều địahình thung lũng do đồi núi tạo ra đã xây dựng thành các hồ chứa nước lớnphục vụ cho dân sinh, trồng cây công, nông nghiệp mà còn có điều kiện pháttriển nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn cung cấp nước ngọt cho nuôi tôm thâmcanh, bán thâm canh ở các vùng cao triều rất thuận lợi

- Với một tiềm năng lợi thế như trên thì nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh

có điều kiện để phát triển rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh Đối tượngnuôi trồng thuỷ sản cũng rất phong phú và đa dạng như cá, tôm, nhuyễn thểvới các môi trường nuôi từ nước ngọt, đến nước mặn, nước lợ

Bảng 4: Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh.

Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.

2.2 Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.

Mác đã từng nói: “lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật chất”

Trang 38

Nếu như trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thaythế được thì thuỷ vực cũng đóng một vai trò quan trọng như thế trong nuôitrồng thuỷ sản Việc phát triển diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản cũng đónggóp một phần không nhỏ trong việc là gia tăng sản lượng và năng suất nuôitrồng Trong những năm qua Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷsản trên cả ba loại hình mặt nước ( nước ngọt, nước lợ và nuôi biển) Diệntích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng

Bảng 5 : Biến động diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.

Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh.

Qua bảng số liêu trên, ta có thể thấy được từ năm 2004 đến năm 2007diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thực hiện đều vượt kế hoạch đặt ra Từnăm 2004 đến năm 2007 diện tích này đã tăng thêm là 2.955 ha Năm 2004diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tăng lên 1,65% so với kế hoạch Và đặc biệtnăm 2005 diện tích này tăng thêm 2,06% so với kế hoạch.Việc vượt chỉ tiêu

kế hoạch về diện tích mặt nước đặt ra là một thành công trong hoạt động nuôitrồng thuỷ sản của Tỉnh

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh đều tăng lên qua cácnăm Điều này có thể thấy được hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh diễn

ra rất sôi động Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên có thể do nhiều nguyênnhân như: việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôitrồng thuỷ sản nước ngọt, việc khai phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ nuôithuỷ sản nước lợ, việc phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển dưới hìnhthức nuôi bằng các ô lồng Ta có thể xem xét cụ thể diện tích nuôi thuỷ sản

Trang 39

nước ngọt và nước mặn, lợ qua bảng số liêu sau đây:

Trang 40

Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh

Ngày đăng: 10/12/2012, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB đại học kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình kinh tế thuỷ sản - NXB lao động xã hội Khác
3. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam - NXB chính trị quốc gia Khác
4. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn só tháng 7/2007 Khác
5. Trang web : + www. Cema.gov.vn.+ vietnamfood.com.vn.+ www.mpi.gov.vn.+ vst.vista.gov.vn.+ www.monrenet.gov.vn.+ www. Fistnet.gov.vn+ www. Baoquangninh.com.vn Khác
6. Tạp chí kinh tế phát triển tháng 2/2005 Khác
7. Báo cáo tổng hợp công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2004, phương hướng và nhiệm vụ năm 2005.8 Báo các tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2005, phương hướng và nhiệm vụ năm 2006 Khác
9. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng và sản xuất cung ứng giốg thuỷ sản năm 2006, phương hướng và nhiệm vụ năm 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1 Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 26)
Bảng 4: Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4 Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh (Trang 37)
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 6 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh (Trang 40)
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 6 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh (Trang 40)
Bảng 12: Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003- 2007. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 12 Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003- 2007 (Trang 47)
Bảng 12: Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003 - 2007. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 12 Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 47)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được đơn vị có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất trong tỉnh là huyện Hải Hà với sản lượng nuôi trồng là  4880 tấn, chiếm 22,5% sản lượng của toàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
ua bảng số liệu trên ta có thể thấy được đơn vị có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất trong tỉnh là huyện Hải Hà với sản lượng nuôi trồng là 4880 tấn, chiếm 22,5% sản lượng của toàn tỉnh (Trang 48)
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng cá rô phi nuôi đạt năng suất cao nhất, năm 2004 năng suất nuôi cá rô phi đạt 10 - 12 tấn/ ha thì đến năm 2007  la 18 tấn/ ha/ vụ - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
ua bảng số liệu trên ta thấy được rằng cá rô phi nuôi đạt năng suất cao nhất, năm 2004 năng suất nuôi cá rô phi đạt 10 - 12 tấn/ ha thì đến năm 2007 la 18 tấn/ ha/ vụ (Trang 49)
Bảng 18: Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được (Trang 55)
Bảng 18: Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được (Trang 55)
Với cách tính toán như trên ta có được bảng số liệu như trên. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản  lượng nuôi trồng, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đều liên tục tăng qua các  năm - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh
i cách tính toán như trên ta có được bảng số liệu như trên. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đều liên tục tăng qua các năm (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w